Trang BVB1

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

‘Ụ nổi vụ Dương Chí Dũng’: Đừng nên xẻ thịt


Nhiều ý kiến cho rằng cần có các nhà khoa học vào cuộc xác định hiện trạng của ụ nổi 83M từ đó đề xuất phương án sử dụng hiệu quả nhất.
Ủng hộ ý tưởng mời Liên hiệp hội khảo sát hiện trạng ụ nổi 83M
Ụ nổi 83M đã thoát nạn vật chứng vụ đại án tham nhũng ở Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), theo thông tin trên báo Đầu tư ngày 7/10. Vấn đề được đặt ra là nên "xẻ thịt" ụ nổi 83M bán sắt vụn hay tận dụng để làm việc khác có lợi cho đất nước?
Từng trao đổi với Đất Việt, GS.TS Ngô Cân, nguyên Viện trưởng Viện KHCN tàu thủy gợi ý, Vinalines nên mời Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tập hợp các nhà khoa học làm nhiệm vụ khảo sát, đánh giá hiện trạng ụ nổi 83M, từ đó tìm giải pháp tư vấn khai thác tiếp để tránh tình trạng lãng phí.
Ý tưởng của GS.TS Ngô Cân nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo liên hiệp hội nhiều tỉnh, thành.
Ông Hoàng Văn Kể, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Hải Phòng đánh giá, ý tưởng mời Liên hiệp hội tham gia khảo sát hiện trạng ụ nổi 83M là đúng hướng. Cần huy động các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực tàu thuyền, đang sinh hoạt tại các hội chuyên ngành trong Liên hiệp hội để họ tham gia tư vấn, phản biện, đề xuất
"Trong Liên hiệp hội có Hội KHKT Công nghiệp tàu thủy với nhiều chuyên gia thuộc ngành công nghiệp đóng tàu có thể tư vấn về ụ nổi 83M", ông Kể nói.
Tương tự, ông Nguyễn Minh Song, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Phú Yên gợi ý: "Không nên xẻ thịt ụ nổi 83M để bán sắt vụn, mà nên sử dụng vào việc khác (như kho nổi, phục vụ du lịch, du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học biển ...) sẽ có lợi hơn. Tuy nhiên, trước khi quyết định dùng làm việc gì phải khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng. Phải có Hội đồng đánh giá khách quan hẳn hoi.
Thành viên hội đồng gồm những người am hiểu về tàu biển, về du lịch, về một số nội dung khác liên quan nghiên cứu khoa học biển. Đặc biệt lưu ý người đứng đầu Hội đồng phải là người của một ngành Trung ương có chuyên môn, phải còn từ 5-7 năm nữa mới nghỉ hưu, chịu trách nhiệm ý kiến quyết định cuối cùng sau khi có ý kiến của Hội đồng. Phó Chủ tịch Hội đồng là người của Liên hiệp hội Việt Nam, các thành viên lấy từ các Liên hiệp hội".
KS Hoàng Hùng, Tổng thư ký Hội KHKT Công nghiệp tàu thủy Việt Nam bày tỏ: "Nếu thành lập được một hội đồng đánh giá chuẩn xác về ụ nổi 83M gồm các nhà khoa học trong Liên hiệp hội thì rất tốt. Một đoàn trong đó có cả Hiệp hội đóng tàu, Đăng kiểm Việt Nam, các chuyên gia đầu ngành về tàu thủy. Hội chúng tôi cũng sẽ cử người tham gia ngay và đánh giá một cách công tâm. Ngoài ra, Liên hiệp hội cũng có thể đứng ra tổ chức một hội thảo về vấn đề hậu ụ nổi 83M, mời các nhà khoa học, đại diện Bộ GTVT và các đơn vị liên quan đến dự".
Nhà máy sửa chữa tàu trên biển?
Theo KS Hoàng Hùng, ở các nước châu Âu, một tài sản lớn như ụ nổi được sử dụng cả trăm năm, huống chi ụ nổi 83M hiện nay vẫn còn nổi, tức vẫn còn khả năng chịu đựng được, đây lại là tài sản của Nhà nước. "Vấn đề là người ta có chịu làm hay không", ông Hùng nhấn mạnh.
KS Hoàng Hùng tỏ ra tâm đắc với gợi ý của KS Đỗ Thái Bình, GS.TS Ngô Cân về việc sau khi đánh giá hiện trạng ụ nổi, nếu còn sử dụng được thì có thể hoán cải làm kho nổi, kho chứa dầu ở gần các khu cảng để bán dầu cho các tàu cá hay một điểm giữa biển để giúp ngư dân tránh trú... Dù vậy, theo ông, có thể chưa cần đổi công dụng của ụ nổi 83M.
"Philippines từng đánh chìm tàu cũ để giữ bãi cạn, nhưng ụ nổi 83M chưa đến nỗi phải vứt đi hay đổi công dụng. Ụ nổi giống một mảnh đất liền, một nhà máy ở ngoài khơi nên nó sinh ra là để ở ngoài khơi. Cứ tưởng tượng ụ nổi chạy ra biển, người ta bơm nước cho nó chìm xuống rồi đưa tàu vào trong đó, rồi lại bơm nước ra, ụ nổi sẽ cõng con tàu nổi lên để sửa chữa.
Ví dụ, đúng tính năng ụ nổi đó có thể chịu đựng được 3 vạn tấn, sau khi khảo sát thấy ụ nổi có vấn đề gì đó thì có thể hạ tính năng của nó xuống, chỉ cho phép chở tàu 1-2 vạn tấn, như vậy không phải đổi công dụng ụ nổi. Nếu cơ sở sửa chữa tàu tư nhân mua được ụ nổi này họ vẫn có thể kiếm được rất nhiều tiền", KS Hoàng Hùng chia sẻ.
Thành Luân/ĐVO
 
-------------

36 nhận xét:

  1. Dân lương thiệnlúc 05:29 13 tháng 10, 2015

    Một sản phẩm của lối làm ăn tắc trách cần được giải quyết bằng kết quả nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng của những nhà khoa học không chỉ có trách nhiệm mà phải rất giỏi chuyên môn, thì đưa ra cho công luận góp ý có lẽ hơi thừa.
    Có điều, nhân bàn đến cái Ụ NỔI là đống sắt thép này, tôi muốn nhắc đến nhiều cái "Ụ chìm" khác to đùng như Dự án Bo xit Tây Nguyên không chỉ thua lỗ tốn kém mà nguy hại đến an ninh, như Trụ sở Bộ Công an ở quận Bắc Từ Liêm, xây rồi mà không dám dùng, như đường sắt trên cao Hà Nội Hà Đông... và sắp tới còn có thể có Tàu cao tốc do TQ đầu tư....sẽ còn mang lại sự tốn kém và tai hại rất nhiều.
    Vâng.
    Một cái Ụ nổi chưa là cái gì.
    Lỗi ấy do đâu mà có: Thứ nhất là vì dốt nát thứ nhì là do vô trách nhiệm và thứ 3 là do quá tham lam.
    Vậy để tránh tận gốc, phải làm gì ai cũng biết.
    Có chịu làm hay không ?

    Trả lờiXóa
  2. Hay sửa ụ nổi thành Hàng không mẫu hạm đầu tiên của VN? Đỡ phải mua ba cái thứ xí muội của bọn nước ngoài.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nên kéo cái ụ nổi này lên cạn để trưng bầy như một di tích của cơ xin cho định hướng XHCN tham nhũng !

      Xóa
  3. Một ví dụ nho nhỏ nêu ra để mọi người tham khảo: Ai đã từng mặc áo cũ bị rách vá lại thì sẽ hiểu rõ thế nào là xài đồ cũ, (vá chỗ nọ rách chỗ kia)....
    Đối với thiết bị máy móc, xe cộ tàu thuỷ .... người ta đã không sử dụng được, đã thanh lý bán đi rồi, chỉ có cách duy nhất là cắt phá lấy sắt phế liệu...Cứ tiếc của đem sửa chữa tân trang và cố tình đưa vào sử dụng, ngoài việc mất thì giờ tốn tiền của có thể ví như nuôi một ông già bệnh tật ốm yếu trong nhà...Không khéo còn bị tai nạn lao động chết người hại của do phương tiện cũ nát gây ra.
    Thiết bị này có tuổi thọ hơn 60 năm rồi, ai giám bảo đảm vỏ của nó còn tốt hay đã rỉ sét thủng bất kỳ lúc nào, tai nạn đắm chìm ụ nổi là điều tất yếu...
    Các nhà khoa học đang muốn được mời tham gia ý kiến để được nhận phong bì thù lao nên tán vào,
    Theo tôi người ta đã bỏ đi thì mình không nên dùng lại.
    Trươc kia xe mô tô rất hiếm. tôi có mua 1 chiếc Honda C50 cũ. tôi biết rõ thế nào là xài đồ cũ.
    Rất tốn tiền và nhiều lần dở khóc dở mếu với xe.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chết,chết các ông ơi cái đó là đồ đểu rồi ta vất quýt nó đi là xong
      Đừng dùng nữa nó lại gây tai họa và nguy hiểm cho người khác đó

      Xóa
    2. VN đang chả xài mãi cái triết lý Mác lê không tưởng mà thế giới đã vứt vô sọt rác từ lâu rồi đấy sao ?

      Xóa
  4. Xẻ thịt ụ nổi ra bán lại "ăn vét" được lần nữa. Sao lại ngăn cản ông?

    Trả lờiXóa
  5. Hay thật, khi nó là vật chứng (cho một cuộc ...nội chiến) thì nó là đồ vứt đi. Nay "thái bình" trở lại, nó lại trở thành hữu dụng.
    Ụ nổi mà biết nói năng,
    Thì "ta" với "địch" hết đàng vu oan;

    Trả lờiXóa
  6. Đúng là cha chung không ai khóc nhưng lắm kẻ bình loạn. Bán! Bán! Tư nhân hóa!. Không được thì bán sắt vụn. Miễn là đừng để làm cha chung; khóc thật thì ít, nhìn vào đó kiếm lợi thì nhiều!

    Trả lờiXóa
  7. Đúng là " bỏ thì thương vương thì tội " , cái " ụ nổi 83M " đúng là CỦA NỢ ĐỜI ! Cái ụ nổi này là " nhân chứng sống " cho sự tham nhũng - ăn cắp của một lũ một lĩ quan chức từ cao xuống thấp . Bán rẻ quách đi cho rảnh nợ , thu được đồng nào tốt đồng ấy ( phải chi còn cái đám quan chức tham nhũng - ăn cắp do Dương chí Dũng cầm đầu mà chưa " bóc lịch " thì chúng nó đã " thanh lý " từ tám đời rồi ) . Thế mà bây giờ còn bày ra " hội thảo " của các nhà khoa học chuyên ngành với chả đầu ngành để đánh giá " chất lượng " cái của nợ đó . Rồi lại còn mời cái Hội liên hiệp các hội KHKT gì gì đó tới để " định lượng , định tính " cái đống sắt gỉ đó nữa chứ , sao cái bọn người này khéo vẽ chuyện thế nhỉ ?. Ối mẹ ơi , lại còn bày ra " hội thảo với chả hội nghị " , toàn trò khỉ của lũ người mang danh " nhà khoa học " đầu ngành với đ... ngành , không sợ thiên hạ họ cười cho . Cứ giao cho mấy ông kỹ sư chuyên ngành đánh giá chất lượng là xong , còn dùng được thì làm " ụ nổi " còn không thì bán " sắt vụn " thế thôi . Khả thi nhất là đem bán đấu giá cho mấy ông " nhà hàng đặc sản " để mấy ông đó sử dụng làm " nhà hàng nổi " , vậy thôi . Đúng là các cụ nhà ta nói cấm có sai : nhiều thày thối ma , nhiều cha con khó lấy chồng ! Thôi , các ông " quan chức " lẫn mấy ông " nhà khoa học " ơi , để cái đảng - nhà nước này tống khứ cái của nợ " ụ nổi 83M " đi cho khuất mắt , để lù lù đó mỗi khi nhìn lại thấy : NHỤC KHÔNG CHỊU NỔI !!!

    Trả lờiXóa
  8. Thủ tướng Việt Nam vừa bổ nhiệm thêm 4 thứ trưởng Bộ quốc phòng VN, đưa tổng số thứ trưởng Bộ quốc phòng VN từ 6 lên 10! Lê Chiêm, Võ Trọng Việt, Bế Xuân Trường và Trần Đơn.

    Trả lờiXóa
  9. Nên đưa vào Bảo tàng Cách mạng VIỆT NAM hoặc Bảo tàng lịch sử VIỆT NAM .Đây là 1 chiến công,1chiến tích vĩ đại nhất trên mặt trận kinh tế của ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM///// MỘT DẤU SON CHÓI LỌI CỦA NGUYỄN TẤN DŨNG trong sự nghiệp xây dựng CNXH Ở NƯỚC TA

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng chỉ là để thực hiện nguyên tắc kinh tế quốc doanh là trụ cột trong cương lĩnh của Đảng CSVN đó .

      Khi tiền không liền khúc ruột thì kỷ luật nào mà quản được nó?

      Xóa
  10. Trung Quốc còn cải tạo con tàu mua của Ucraina thành tàu sân bay sau khi một tư nhân mua về với ý định làm Khách sạn nổi ! Tại sao chúng ta lại nghĩ việc sẻ thịt ụ nổi 83M ? Một quốc gia không cần vào số tiền bán sắt vụn, mà xem đây là cơ hội hiếm có để các nhà khoa học phát huy trí tuệ?
    Hy vọng liên hiệp các Hội KHKT VN sẽ tập hợp những đóng góp hữu ích và hiện thực !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hê hê,bác có vẻ lạc quan!
      Bác tin tưởng vào "các nhà khoa học" do đảng phong và đảng chọn để nghiên cứu ư?
      Dưới con mắt của các chuyên gia quân sự Mỹ,Nhật,tàu Liêu Ninh của Trung cộng chẳng khác gì đồ đồng nát.Nếu tham chiến,nó sẽ bị tiêu diệt rất nhanh.Còn nếu dùng để tấn công,các máy bay hiện đại thì không cất,hạ cánh được,còn các máy bay cất hạ cánh được thì lại hạng xoàng,chỉ bay được quãng ngắn thì phải lo quay về để tiếp nhiên liệu.Tóm lại,Trung cộng dùng Liêu Ninh chỉ để mị dân,loè thiên hạ chứ nó chỉ là đồ đồng nát đúng nghĩa

      Xóa
    2. Ồ ra thế ! Tầu Liêu ninh Đồng Nat mà nhiều kẻ nghe thấy đã "thọt' lên cổ, còn bảo Ai có tài ra mà thử...
      Hiện ta số lượng GS-TS nhiều, không đến nỗi xe chở đấu đong, nhưng nhìn đâu cũng có, chẳng lẽ không sửa được cái ụ nổi vào việc có ích ? Bằng không giao cho mấy nhà "khoa học hai lúa" có khi lại hiệu quả ?

      Xóa
  11. Thanh tra CP hay thanh tra những gì tập đoàn FLC và UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ thấy Ụ nổi chỉ là muổi hãy xem bài viết sau:
    ĐẠI ĐOÀN KẾT › TIẾNG DÂN › LẮNG NGHE NGƯỜI DÂN NÓI | TỪ ĐƯỜNG DÂY NÓNG | CHÍNH SÁCH VỚI NGƯỜI DÂN

    Thiết kế, kiến trúc không gian ven biển Sầm Sơn-Thanh Hóa: Hơn 10 nghìn người dân mất sinh kế?
    Thứ Ba, 13/10/2015 11:19:00
    Thời gian gần đây, hàng nghìn người dân đang sinh sống tại khu vực thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) đang rất lo lắng, hoang mang trước việc Tỉnh ủy Thanh Hoá vừa chỉ đạo thị xã Sầm Sơn nhanh chóng giải phóng mặt bằng toàn bộ khu vực bãi biển từ phường Quảng Cư đến chân đền Độc Cước (phường Trường Sơn) để bàn giao cho Cty CP Tập đoàn FLC (FLC) quy hoạch, đầu tư nâng cấp bãi biển toàn diện. Đại đa số người dân đều cho rằng, việc nâng cấp bãi biển Sầm Sơn theo hướng hiện đại là cần thiết. Tuy nhiên khi phương án này đi vào hoạt động, hàng trăm hộ dân làm kinh doanh ven biển, hàng nghìn lao động tại các bến thuyền trong khu vực sẽ có nguy cơ mất nguồn sinh kế nếu tỉnh Thanh Hóa không có giải pháp hợp lý.



    Hàng nghìn lao động sẽ mất nguồn sinh kế khi dự án cải tạo bãi biển Sầm sơn đi vào hoạt động

    Tối hậu thư!

    Được biết, vào đầu tháng 9.2015, Tập đoàn FLC có văn bản gửi UBND tỉnh Thanh Hoá xin chủ trương lập quy hoạch không gian ven biển đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn. Theo tờ trình này, FLC sẽ quy hoạch lại toàn bộ bãi biển Sầm Sơn từ khu vực xã Quảng Cư đến chân đền Độc Cước, thuộc phường Trường Sơn, theo hướng bãi tắm hiện đại, thân thiện. Vốn đầu tư hoàn chỉnh là trên 221 tỉ đồng.

    Đến đầu tháng 10.2015, Thường trực Tỉnh uỷ đã chấp thuận chủ trương giao cho FLC lập quy hoạch không gian ven biển đường Hồ Xuân Hương, Thị xã Sầm Sơn. Thường trực Tỉnh uỷ tỉnh Thanh Hóa cũng ra một “tối hậu thư” cho lãnh đạo thị xã Sầm Sơn phải khẩn trương giải phóng mặt bằng toàn bộ khu vực bãi biển phía đông đường Hồ Xuân Hương (dài khoảng 3,5km) xong trước ngày 30/10. “Đến thời hạn này, nếu chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng thì các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Thị uỷ và cá nhân đồng chí Bí thư Thị uỷ Sầm Sơn phải chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh uỷ”. Đồng thời, Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa cũng lưu ý thị xã Sầm Sơn và tập đoàn FLC cần có phương án giải quyết việc làm, ưu tiên cho lực lượng lao động đang làm việc tại 51 ki ốt dọc bãi biển Sầm Sơn. Ngoài ra, Tập đoàn FLC khi thực hiện quy hoạch phải đảm bảo không ảnh hưởng đến việc tắm biển của du khách và phải quy hoạch được bến đậu thuyền bè cho ngư dân

    Trả lờiXóa
  12. Nỗi lo mất nguồn sinh kế

    Ngay sau khi thông về dự án quy hoạch và cải tạo toàn diện bãi biển Sầm Sơn được công bố rộng rãi, nhiều người dân đã không dấu được sự lo lắng, hoang mang của mình, đặc biệt là đối với khoảng hơn 3 nghìn nhân khẩu sống dựa vào nghề đi lộng và khoảng 7 nghìn người sống nhờ vào việc kinh doanh tại 51 ki ốt ven biển lâu nay. Bởi lẽ, nếu cứ theo đúng thuyết trình quy hoạch của phía nhà đầu tư FLC thì toàn bộ 4 bến thuyền, với khoảng 700 thuyền, mảng sẽ phải di dời ra khỏi vùng quy hoạch và bãi biển không còn chỗ cho các hộ làm kinh doanh ăn uống như trước đây.

    Gặp chúng tôi khi đang phụ chồng vá lại mấy tay lưới, chị Cao Thị Dung – sinh sống tại phường Trường Sơn không dấu được sự lo lắng xen lẫn bức xúc của mình, cho cho biết: Gia đình chị có 8 nhân khẩu, không nghề phụ, kinh tế hết sức khó khăn. Mọi chi phí sinh hoạt hàng ngày đều chỉ nhìn vào những chuyến đi đánh bắt ven bờ của chồng. Nếu bến thuyền buộc phải di dời về phía cửa sông Mã hay về phía cống sông Đơ thì không chỉ riêng gia đình chị mà nhiều bạn nghề khác sẽ phải bỏ nghề biển. “Tôi có nghe phong thanh là sẽ chuyển bến thuyền này về phía cửa sông Mã nhưng nếu làm như vậy là là bất hợp lý và họ không hiểu về đặc thù vùng biển nơi đây! Từ đây đến đó phải đi xa hơn 7km, trong khi đó, vùng cửa sông lại có doi cát nhô ra, gây khó khăn cho việc vào ra bến, phía cống sông Đơ thì quá nhỏ để có thể chứa được hơn 700 phương tiện của bà con…. Tôi mong nhà nước sẽ giữ lại các bến thuyền, vì chúng tôi đều nghĩ, đây cũng là một sản phẩm của du lịch biển!” – Chị Dung bày tỏ mong muốn.

    Cùng chung tâm trạng lo lắng mất đi nguồn sinh kế khi dự án khả thi, chủ ki ốt số 7, đường Hồ Xuân Hương cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương cải tạo, nâng cấp lại bãi biển theo hướng hiện đại hơn, để xứng tầm với vị thế của Sầm Sơn. Tuy nhiên, cũng cần phải tính phương án hỗ trợ địa điểm kinh doanh, việc làm mới cho những hộ kinh doanh như chúng tôi. Không ruộng, không nghề phụ… nếu sắp tới không thể kinh doanh thì chúng tôi cũng chưa biết làm gì để mưu sinh.”

    Trước những lo âu của bà con tại thị xã Sầm Sơn chúng tôi đã có buổi trao đổi với ông Võ Mạnh Sơn – Phó Bí thư Thị ủy thị xã Sầm Sơn. Ông Sơn cho biết: Hiện tại phía tỉnh cũng chưa chính thức phê duyệt quy hoạch cụ thể đề án của FLC và phía FLC cũng chưa công bố quy hoạch chính thức. Tuy nhiên đây sẽ là dự án lớn, mang tính “cách mạng” đối với Sầm Sơn.

    Để giải quyết vấn đề việc làm cho hơn 10 lao động trong khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án, tỉnh đã giao cho phía FLC tính toán phương án giải quyết việc làm cho người dân. Tái bố trí lại các ki ốt dọc theo bờ sông Đơ và vùng cửa sông Mã. Tuy nhiên, đến thời điểm này, phía FLC cũng chưa cam kết sẽ giải quyết được bao nhiêu việc làm cho người dân. “Theo tôi thấy, nếu có cố gắng lắm thì cũng chỉ giải quyết được một phần nhu cầu việc làm, phần còn lại là phải chuyển đổi nghề nghiệp. Thế nhưng, với người dân biển thì việc thay đổi nghề nghiệp là rất khó!”- ông Sơn trăn trở.

    Có thể thấy, mặc dù đến thời điểm này, tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa đặt bút ký kết quyết định phê duyệt đề án quy hoạch chi tiết dự án đầu tư, cải tạo bãi biển cho phía FLC. Nhưng với thông báo thông báo kết luận của Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa ngày 2.10.2015, có thể thấy gần như chắc chắn Thanh Hóa đã đồng ý để đề án đi vào thực tế. Ngoài nỗi lo cơn áo của hàng nghìn con người nằm trong vùng bị ảnh hưởng bởi dự án phải đối mặt, dư luận xứ Thanh còn một nỗi lo khác lớn hơn, đó là: Với đặc thù khí hậu, địa chất của bãi biển Sầm Sơn, liệu nhà đầu tư có giữ có làm cho Sầm Sơn đẹp hơn trong tương lai hay sẽ phá hỏng đi những vẻ đẹp vốn có thị xã biển này?!

    Nguyễn Chung

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế lực nhóm giết chết nhãn dân!

      Xóa
  13. FLC Sầm sơn là sân sau của Phạm Quang Nghĩ . Đc TT tấn Dũng cho thanh tra là biết mức độ liên quan và sự trong sạch, liêm khiết của Đc PQN

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Quang Nghĩ mà về hưu sẽ được FLC Sầm sơn đúc tượng ...

      Xóa
  14. Xem tin mới: Người giữ chai Number One có ruồi và yêu cầu Công ty Tân Hiệp Phát đưa 500 triệu đồng bị truy tố tội cưỡng đoạt tài sản, với khung hình phạt từ 12-20 năm tù
    http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/nguoi-giu-chai-number-one-co-ruoi-doi-dien-muc-an-toi-da-20-nam-tu-620164.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Nuật của tớ hiểu thế lào củng được..."
      (Cựu chánh án Duong)

      Xóa
  15. dzụ ụ nổi để thủ tướng quyết định

    Trả lờiXóa
  16. Trương Minh Tịnhlúc 21:04 13 tháng 10, 2015

    Dân Chủ Đa Đảng là phương cách duy nhất để xây dựng xã hội lành mạnh. Ngoài ra,vá víu kiễu gì cũng chết. Dân khổ hết biết.Trời cao không thấu.

    Trả lờiXóa
  17. Hiện tại chúng ta đang thiếu ụ nổi để phục vụ cho việc sửa chữa các loại tàu biển phục vụ kinh tế , quốc phòng.
    Đề nghị nhà nước cần có kế hoạch sớm đưa ụ nổi M 83 đi vào sản xuất, để đáp ứng các nhu cầu phát triển ngành hàng hải và bảo vệ biển, hải đảo của tổ quốc Việt Nam

    Trả lờiXóa
  18. Nguyễn Trường Sơnlúc 21:15 13 tháng 10, 2015

    Phản đối việc "xẻ thịt" ụ nổi M 83
    Ủng hộ việc đưa ụ nổi M 83 , đi vào sản xuất : sửa chữa các loại tàu biển trọng tải lớn, phục vụ kinh tế và quốc phòng

    Trả lờiXóa
  19. VN hiện có 9000 giáo sư , 24 ngàn Tiến sĩ , với lực lượng kiến thức hùng hậu này thì còn dư sức đưa dân cã nước VN lên sao Hoả sống nữa kìa , chứ giãi quyết cái ụ nổi nho nhỏ do tiền dân bỏ ra , đâu nhằm nhò gì .
    Cứ để đó , chẳng sao cã , từ từ tính sau . Đảng đang rất bận lo bầu cử , chuyện biển Đông , mới đây TC lại cho đụng chìm tàu ngư dân , Đảng cũng quá bận chưa nói tới được , thì ụ nổi là chuyện quá nhỏ .
    Để coi có nước nào tham nhũng nhiều , dụ họ mua , rồi chia chát với nhau , lợi hơn bán sắt vụn nhiều . Còn không cứ để mặc đó , có chìm mất cũng chẳng có ai bị dính líu tội vạ gì . Nếu ụ chìm cản trở lưu thông thì trục vớt đem bỏ nơi khác lại là một phen kiếm ra tiền , thế là tốt , đừng lo , có dân đóng góp .

    Trả lờiXóa
  20. Bài "Ụ nổi" này DLV im bặt, biết nói kiễu nào đễ ũng hộ? Tội với đất nước lớn quá!

    Trả lờiXóa
  21. Thôi để ụ nổi này lại làm "Chứng tích Tham nhũng". Nhiều năm sau, con cháu chúng ta sẽ đến tham quan, và phải đứng chôn chân tại đó, trầm tư nhỏ lệ nhớ lại "Thời Kỳ Tham Nhũng Kinh Hoàng" trong lịch sử Việt Nam! (Sau Tội ác chiến tranh là Tội ác thời bình!)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đừng bán ụ nổi làm sắt vụn. Nhân dân hay góp tiền mua ụ nổi để làm "bảo tàng tội ác tham nhũng". Hết nhiệm kỳ ĐH XII thì đổi thành "bảo tàng chắng tích tham nhũng". Vì lúc đó tình hình tham nhũng không căng thẳng nhiều nữa. Giống như "bảo tàng tội ác của Mỹ" nhiều năm nay đã đổi thành "bảo tàng chứng tích chiến tranh". Như thế thì chiến tranh đều do lõi của hai hay nhiều phía.

      Xóa
    2. Nặc danh21:12 Ngày 14 tháng 10 năm 2015 nói có thể đúng. Lúc đó, đâu còn gì nhiều để tham nhũng? Thịt ăn ráo trọi rồi, giờ qua giai đoạn "đổi mới" gặm xương...

      Xóa
    3. Nên bảo quản, giữ gìn chu đáo để Ụ Nổi này thành "Hiện vật truyền thống quý báu của CNXH Việt Nam đầu TK 21"

      Xóa
  22. Mỗi triều đại phong kiến xa xưa dù ở nước nào, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, xung quanh TQ khi tàn lụi đều để lại một căn cơ về văn hóa, thành tựu về khoa học mang tính truyền thống. Nhật có chữ viết riêng, rất lâu sau Triều TIên cũng có chữ viết riêng. Triều Tiên có tàu con rùa, Nhật Bản đến nay vẫn còn thanh katana. Học hỏi, đọc sách, suy nghĩ, sáng tạo chưa bao giờ có khả năng đi tắt đón đầu. Tôi không hiểu ai nghĩ ra cụm từ này để thiên hạ dùng nó như mặc định trong phát ngôn của các vị lãnh đạo. Thật đáng sợ khi nghĩ ngày nào đó chế độ này sụp xuống, phải bỏ công tìm hiểu họ để lại giá trị văn hóa, thành tựu khoa học mang giá trị truyền thống nào? Chỉ nghĩ thôi cũng thấy rùng mình.

    Trả lờiXóa
  23. Bộ Giao thông vận tải quy định các phương tiện GTVT đường bộ có tuổi thọ cao nhất là 30 năm đối với xe tải và xe con, 25 năm đối với xe khách.
    Những xe quá niên hạn xử dụng nếu bắt được cá nhân tổ chức nào vẫn cho lưu thông sẽ bị tịch thu xe và phá huỷ;
    Thế nhưng Ụ nổi đã hơn 60 năm vẫn cho mua về để xử dụng. Bộ GT nghĩ gì?

    Trả lờiXóa