Trang BVB1

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

TPP gặp cản trở tại thượng viện Mỹ

Thượng viện Mỹ hôm 12/5 vừa qua đã bác bỏ việc cho phép Tổng thống Mỹ Barack Obama thực hiện Quyền Xúc tiến Thương mại (TPA) đối với Hiệp định Thương mại Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ông Obama hiện đang phải đối phó với Đảng Cộng hòa, hiện chiếm đa số trong Thượng viện, trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt trên lĩnh vực thương mại, việc thuyết phục đảng này thông qua TPA (Quyền đàm phán một thỏa thuận mà không cần Nghị viện thay đổi nó) cho tổng thống Mỹ là rất khó. Nguyên nhân là Đảng Cộng hòa có thành phần lao động Mỹ và những người ủng hộ tổ chức công đoàn nước này vốn không đồng tình với TPP.
Kết quả 52 phiếu thuận/45 phiếu chống tại Thượng viện đã phủ quyết việc thông qua TPA. Để được thông qua, quyết định này của Tổng thống Obama cần tối thiểu 60 phiếu thuận.
Thượng nghị sĩ John Cornyn của bang Texas, thuộc Đảng Cộng hòa, nghi ngờ khả năng thuyết phục Nghị viện thông qua TPA của ông Obama khi một số nghị sĩ của Đảng Dân chủ cũng còn nghi vấn về TPP.
Tuy nhiên, việc bỏ phiếu không thông qua này chưa phải là quyết định cuối cùng của Thượng viện Mỹ. Theo các trợ lý lãnh đạo thuộc đảng Dân chủ, một số Thượng nghị sĩ đã đề xuất thỏa hiệp. Trong đó, tổ chức một cuộc bỏ phiếu riêng liên quan đến vấn đề kiểm soát tỷ giá tại một nước thành viên TPP. Sau đó, mở rộng dự luật liên quan đến TPP, bao gồm việc hỗ trợ cho người lao động bị thôi việc, các thỏa thuận thương mại với Châu Phi và một số thỏa thuận thương mại khác để đưa ra bỏ phiếu tại Nghị viện.
Theo một số chuyên gia, biện pháp nhượng bộ này là một bước tiến cho việc thông qua tại Thượng viện. Những vấn đề liên quan đến tỷ giá vốn bị phản đối mạnh mẽ từ phía Nhật Bản và Malaysia, 2 trong số 12 nước đang cố gắng để hoàn thành TPP. Điều này có thể gây cản trở lớn cho tiến trình hoàn thiện TPP.
Ngoài ra, còn có một số vấn đề nảy sinh khi Thượng Mỹ xem xét hiệp định TPP. Những chuyên gia phản đối hiệp định này cho rằng TPP sẽ không giúp ích nhiều cho công nhân Mỹ. Thay vào đó, thỏa thuận này khiến những tập đoàn đa quốc gia được hưởng lợi nhiều hơn.
Theo Thượng Nghị sĩ Orrin Hatch, thảo thuận này đang gây ra những xung đột và chỉ trích không cần thiết.
Bên cạnh đó, những quy định phụ kèm theo như loại bỏ ưu đãi thương mại cho các nước tham gia vào hoạt động buôn bán người cũng đang là một trong những vấn đề gây tranh cãi. Những điều khoản liên quan đến lao động trẻ em và nhập khẩu kẹo làm từ cocoa (loài cây có khả năng gây nghiện) từ Châu Phi cũng là một cản trở.
Ông Obama hiện không chỉ gặp rắc rối với Đảng Cộng hòa, một số Nghị sĩ từ Đảng Dân chủ cũng chống lại quyết định cho phép tổng thống Mỹ được thực hiện TPA.
Hiện TPP đang gặp rắc rối với những quy định phụ về kiểm soát tỷ giá, trợ cấp cho công nhân bị thôi việc, thắt chặt các quy định về lao động trẻ em cũng như các vấn đề liên quan đến mất cân bằng thương mại. Theo Nhà Trắng, hiệp định TPP sẽ gặp khó khăn nếu TPA không được thông qua.
Ngay sau kết quả bỏ phiếu được công bố, Tổng thống Obama đã triệu tập 10 Thượng Nghị sĩ để gặp mặt nhằm thuyết phục về TPA.
Phía Đảng Cộng hòa cũng không nhượng bộ khi cho rằng Mỹ không thể đáp ứng được quá nhiều điều khoản trong TPP như vậy. Thượng Nghị sĩ Mitch McConnell của bang Kentucky thuộc Đảng Cộng hòa, nhận định rằng đây không phải là một “trò chơi” mà là quyết định vô cùng quan trọng đối với cả quốc gia.
Hiện các Nghị sĩ đang tranh cãi liên quan đến khả năng những quốc gia trong TPP sẽ tác động làm giảm giá đồng tiền nội tệ, khiến hàng xuất khẩu của các nước này rẻ hơn từ đó gây thiệt hại cho nhà sản xuất tại Mỹ.
Tuy nhiên, theo một số quan chức chính quyền, nếu vấn đề trên được đưa vào trong thỏa thuận TPP thì có thể các cuộc đàm phán quốc tế có thể sẽ không thành công.
Cụ thể, một số Nghị sĩ của Đảng Dân chủ cho rằng Nhật bản đang cố gắng làm giảm giá trị đồng Yên để hưởng lợi xuất khẩu. Tuy nhiên, phía Nhật Bản lập luận rằng họ đang làm gần như chính xác những gì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã từng làm để thúc đẩy kinh tế Mỹ. Trong khi đó, chính phủ Malaysia nhiều năm nay đã cố gắng bảo vệ nền kinh tế khỏi các nhà đầu cơ (thay vì mở rộng khả năng xuất khẩu của mình) bằng những chính sách tác động đến hệ thống tiền tệ.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Penny Pritzker cho biết “Tôi không đồng ý với những quyết định trên của Thượng viện.”
Còn những nhà lãnh đạo thuộc Đảng Cộng hòa khá hài lòng với kết quả trên. Chủ tịch Thượng viện, Thượng nghị sĩ John Thune của bang South Dakota thuộc đảng Cộng hòa, cho rằng đảng Dân chủ đang “đẩy Tổng thống của họ vào thế khó”.
Hoàng Nam (Theo New York Times/SGTT)
----------------

12 nhận xét:

  1. Các ông bà nghị Mỹ nói với nhau:
    - VNcs khởi tố ông Kim Quốc Hoa, nhà báo chống tham nhũng đấy?!
    Và họ đồng thanh:
    - Làm sao cho ngữ ấy vào TPP? Có mà loạn! TPP không phải là chỗ của bọn tham nhũng!

    Trả lờiXóa
  2. Tai My co 2 quan diem
    - Dung TPP de thay doi VN
    - VN phai thay doi de vao TPP
    Nhung ca 2 deu muon tot cho dat nuoc nay, nhung bon lanh dao VN lai chi muon tot rieng cho bon chung thoi

    Trả lờiXóa
  3. Mình chỉ mong chung tranh giành đấu đá ám sát lẫn nhau để cho ĐCS VN sụp đổ
    Khi đó các nước dân chủ sẽ Giúp VN Đổi mới

    Trả lờiXóa
  4. Tôi mới nghe lưỡi gỗ Hoài Anh nói trên VTV1 thì cứ như VN sắp đc vào TPP tới nơi rồi ấy , sao kỳ vậy ta ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Biết đâu Obama dùng đặc quyền,qua mặt QH.
      mà chiếu cố cho CsVN.vào TPP.cũng nên ?

      Xóa
    2. Hai vấn đề Nhân quyền và Tham nhũng là hai con sông lớn để cản đường VNcs vào TPP! Mười Obama cũng bó tay!

      Xóa
  5. Tay viết bài này căn cứ vào đâu mà bảo các Nghị sĩ Đảng Cộng Hòa ngăn cản TT Obama trong việc đàm phán các hiệp định về tự do mậu dịch?
    Căn cứ vào The New York Times ư? Không sợ tờ báo này kiện cho là xuyên tạc ư? Một tờ baó uy tín cuả Mỹ mà không biết là khuynh hướng cuả Đảng CH là ủng hộ tự do mậu dịch ư, và chính đảng Dân Chủ mới là Đảng binh vực các tổ chức Công Đoàn, hay quyền lợi của người công nhân Mỹ?
    Ông Bùi Văn Bồng sao lại cho đăng một bài kém hiểu biết như thế này? thằng cha này và cả cái tờ Sài Gòn Tiếp thị mà hắn dẫn ra (dịch từ The NYT sao lại dốt đến thế? Vào các thông tấn ngoại quốc, các cơ quan truyền thông nước ngoài mà học chứ!)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ố , ồ ! Cái DLV Frank Phan14:05 cũng sợ sự thật à? Diễn biến rất "khách quan", "Biện chứng" như thế ở Mỹ là chuyện thường, đâu giống ta, cái gì cũng phải theo "Dưới sự lãnh đạo của đảng"?! Thượng viện ở Mỹ vẫn là quyền lực cao nhất, đúng nghĩa, hơn quyền Tổng thống. Thượng viện mà không rót - chi tiền hoạt động thì chính phủ Mỹ đóng cửa. Còn ở VN, đảng chỉ thị, và chính phủ mà ngưng rót tiền thì Quốc hội đành ngưng hoạt động. Chính DLV này mới dốt, kém hiểu biết, đừng trêu chọc ai. SGTT là tờ báo đăng bài rất thận trọng đấy nhé!

      Xóa
    2. Sự thật là đa số các nghị sĩ và dân biểu
      đảng Dân Chủ chống lại việc này mạnh
      và nhiều nhất,chứ không phải đảng viên
      Cộng Hoà,dù họ thuộc phe đối lập.

      Xóa
    3. Tóm lại là Quốc Hội Mỹ coi như bác, không cho VNcs vào TPP! Cãi nhau vặt làm chi.
      Nếu cho Gấu Hói qua nãnh đạo QH Mỹ, "việc này mới xong" (lẩy Kiều).

      Xóa
    4. Theo tin giờ chót,Thượng viện Mỹ cho phép
      Obama quyền đặc phán về TPP.

      Xóa
  6. Thôi rồi Nượm ơi!
    Cuộc biểu quyết hôm 12/5/2015 ở Thượng viện Hoa Kỳ chỉ làm chậm trễ, chứ không chôn vùi hẳn dự luật TPA. Lãnh đạo khối thượng nghị sĩ Cộng hòa McConnell hôm qua cho biết ông sẽ đưa dự luật này ra biểu quyết trở lại, có thể là vào tháng 6, sau khi các nghị sĩ đạt thỏa thuận về thủ tục biểu quyết bốn dự luật thương mại.
    Thế nhưng, trong các cuộc mặc cả sắp tới giữa hành pháp với lập pháp, rất có thể là tổng thống Obama sẽ phải chấp nhận những điều khoản bổ sung mà sẽ khiến các đối tác TPP khó mà ký vào hiệp định này!
    À mà hổng sao. Cở nào "ta" củng tham nhủng guếc luệc!

    Trả lờiXóa