Trang BVB1

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Phán xét của “Cái Đinh Rỉ”

Vụ gạch tên chín nhà văn và vụ việc hai mươi nhà văn rời bỏ Hội Nhà Văn Việt Nam (HNVVN) đã và sẽ còn được bàn đến. Cũng như vụ Nhã Thuyên, nó đã bước chân vào lịch sử văn học, cái nền văn học buồn thảm của Việt Nam thời kỳ này.
Dĩ nhiên, như mọi người, tôi cũng quan sát và cũng quan tâm tới câu chuyện này. Ở bài này tôi chỉ đề cập đến một khía cạnh của vụ việc. Tôi đặt câu hỏi về những người đã cầm bút để gạch tên chín nhà văn, không cho họ đi dự đại hội nhà văn toàn quốc.
TS. Nguyễn Thị Từ Huy
Tôi băn khoăn không biết những ai đã ngoan ngoãn vâng lời Hữu Thỉnh, cầm bút lên mà gạch tên các đồng nghiệp đáng kính của họ. Trong đầu tôi hiện lên vài gương mặt nhà văn của Tp HCM mà tôi từng gặp. Những gương mặt còn trẻ, những gương mặt đứng tuổi và những gương mặt không còn trẻ…
Chả nhẽ lại là những người đó ư?
Ở cái giây phút gạch bút lên tên chín đồng nghiệp, trong đầu họ diễn ra những gì? Trong lòng họ diễn ra những gì?
Họ còn có thể tự nhận mình là nhà văn sau khi đã thực hiện cái màn trung cổ ấy ngay giữa thế kỷ XXI này ư?
Nhà văn Việt Nam là như vậy ư?
Nỗi nhục nhã mang tên nhà văn thì đúng hơn.
Đối với tôi, những ai đã cầm bút để gạch tên đồng nghiệp của mình vào ngày hôm đó không bao giờ đáng được gọi là nhà văn. Họ có thể có sách được giải thưởng, được dịch ra tiếng nước ngoài, được tung hô trên các diễn đàn. Riêng đối với tôi, họ không phải là nhà văn. Dĩ nhiên, tôi cũng chỉ là cái đinh rỉ đối với họ. Nhưng trong quan niệm của cái đinh rỉ này, họ là những kẻ đã bán đứng văn chương cho quyền lực và lợi lộc. Họ là những tội đồ của văn chương.
Tôi cũng đồng ý với nhà thơ Dư Thị Hoàn khi bà gọi HNVVN là cái “SỌT RÁC”, dù rằng gọi nó là cái sọt rác thì theo tôi vẫn còn là quá nhẹ.
HNVVN là cái sọt rác thì những kẻ ngồi trong sọt rác sẽ là cái gì ? Là những bịch rác.
Tất cả những người cầm bút, sau sự kiện này còn ngồi lại trong HNVVN, đối với tôi, sẽ là những bịch rác. Dĩ nhiên, tôi biết, trong mắt họ, tôi cũng chỉ là cái đinh rỉ.
Nhưng trong đầu cái đinh rỉ này, tất cả những ai còn khom lưng dưới trướng Hữu Thỉnh và kẻ kế nhiệm Hữu Thỉnh, sẽ là những bịch rác.
Cho dù đó là những nhà văn đã có những thành tựu đáng kể. Bảo Ninh chẳng hạn, Nguyễn Huy Thiệp chẳng hạn. Nếu họ còn ở lại được trong HNVVN sau một vụ việc như vậy, đối với tôi, họ không còn là nhà văn.
Tôi đã từng rất yêu tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”, đã từng viết bài phân tích về tác phẩm này, và sẽ còn yêu mến nó, sẽ không bao giờ thôi yêu mến nó. Nhưng tôi sẽ rất rõ ràng: Bảo Ninh của “Nỗi buồn chiến tranh” là Bảo Ninh nhà văn. Còn nếu Bảo Ninh, sau vụ này vẫn bám vào HNVVN, thì Bảo Ninh của ngày hôm nay sẽ là một bịch rác, được đựng trong cái sọt rác do nhà thơ Dư Thị Hoàn định nghĩa. Tôi chỉ thừa nhận Bảo Ninh là nhà văn, khi ông làm được cái việc tối thiểu là từ bỏ cái Hội đốn mạt đó. Đối với những người khác cũng vậy.
Tôi biết, tôi chỉ là cái đinh rỉ trong mắt giới văn nghệ nước nhà. Nhưng một cái đinh rỉ cũng có quyền phán xét của nó.
Paris, ngày 14/5/2015
                Nguyễn Thị Từ Huy/(Blog RFA)/TTHN
 
-------------

15 nhận xét:

  1. Bà Nguyễn Thị Từ Huy phán xét quá nặng nề chăng? Không cần xỉ vả quá như vậy, bởi người dân nay cũng hiểu bản chất nô lệ của các hội đoàn quốc doanh.
    Một nhà văn quốc doanh không có gan chạy xe ôm, họ biết làm gì sống qua ngày? Họ đành phải sống mòn... Mòn vẹt...

    Trả lờiXóa
  2. Mình có đọc trường ca ...của Hữu Thỉnh và yêu lão quá trời. Nhưng khi Hữu Thỉnh lòi mặt trắng lốm đốm là một anh chém mướn thì hình ảnh Hữu Thỉnh trong mình đã chết thê thảm. Anh Thỉnh ơi, già rồi sắp đi gặp Mao rồi, sao lại đội mấn đi làm cái chuyện ô nhục như thế. Chị Huy ơi! đừng ép có BN quá, lão ấy bứt bóng bây giờ! Tôi phản đối chị Hoàn vì chị ví HNV là cái sọt rác! ai cho phép chị xúc phạm cái sọt rác, vì rác sau khi chế biến còn làm phân được mà!?

    Trả lờiXóa
  3. Sách của Bọ Lập ra đến đâu hết veo ngay đến đó , Đinh Hoàng Vũ Nguyên không phải là nhà văn , anh là họa sĩ , nhưng sách của anh ra cái thành hiện tượng của bạn đọc.
    Kết luận : vậy có cần Hội nữa hay không ? Trở thành Hội viên cái hội này trước kia là cho cái "sĩ diện" với bạn bè và XH , nhưng nay đâu có lừa được ai mà phải có tác phẩm , tác phẩm càng phản ánh trung thực cuộc sống càng bán chạy . Nhưng đã có TP bán chạy thì cần gì bất kỳ cái hội nào??? Chẳng qua "éo" có TP nào làm bạn đọc quan tâm mới mong muốn nấp cửa HỘi.

    Trả lờiXóa
  4. hãy học tập đạo đức nghề nghiệp và khí phách con người của nhà văn NGUYÊN HỒNG ở đầu thế kỷ 20 , bỏ lại tất cả sự tráo trở khốn nạn ở kinh thành về núi rừng yên thế sống đạm bạc ngèo khó nhưng được hậu thế kính nể , loài người tôn thờ .còn hơn có cái gặm nhưng phải tru lên theo tiếng sủa của con đầu đàn

    Trả lờiXóa
  5. Một lần nữa tôi khẳng định như thế này về " hội nhà văn Việt nam " với kẻ được gọi là CT HNVVN : Hữu Thỉnh là : hội của những kẻ bồi bút - phường chèo ! Nó tệ đến mức nhìn thấy " bản mặt " Hữu Thỉnh là đã thấy ngán đến tận cổ . Nếu có người gọi cái HNV VN là " cái sọt rác " và những ông , bà " nhà văn - nhà thơ " còn ngồi trong đó là những " bịch rác " thì cũng không phải là quá đáng !

    Trả lờiXóa
  6. Mùa lũ năm 2.000, lũ lớn ở ĐBSCL, một nhà thơ, hội viên hội nhà văn VN, kết nạp trong thời kỳ còn "chóng Mỹ" lên UBND tỉnh Đồng Tháp, đầu nguồn lũ, nói là nhà thơ lên viết, đi thực tế sáng tác về lũ. Ông Chủ tịch huyện nói, nhà báo thì chúng tôi tiếp, vì phản ánh nhanh nhạy về lũ. Còn nhà thơ, dù là anh cũng đã có tuổi, lại trong Ban chấp hành Hội nhà văn Vn, xin mời anh sang Hội Văn nghệ tỉnh! Thế là nhà thơ đành xách gói sang Hội Văn nghệ tỉnh. Hội nghèo, không nơi ăn ngủ. Cực lắm!

    Trả lờiXóa
  7. Đồng ý với bà Từ Huy. Cái xọt rác trong một văn phòng, có vẻ khô ráo và không bốc mùi. Còn cái thùng rác và cái hố rác nữa. Trong đó, chẳng những có những bịch rác mà còn có nhiều bịch khác, không nói được, nữa kìa.

    Trả lờiXóa
  8. Các anh nhà văn đều là đảng viên nên phải chấp hành chỉ đạo của đảng, mà đại diện là anh cán bộ của đảng Hữu Thỉnh (mà anh HT phải nghe lệnh của Huynh), đó là phải gạch tên theo danh sách đưa ra, đồng thời phải dồn phiếu cho anh biến hình trùng. nếu không làm vậy, chi bộ nó kiểm điểm cho bỏ mẹ, hehe..

    Trả lờiXóa
  9. Hầu hết những nhà văn,thơ chân chính đều biết,HNV hiện nay như cái thùng rác.Nhưng áp lực của cơm áo gạo tiền khiến họ phải chấp nhận ở trong đó
    Thử hình dung,một nhà văn,thơ ra khỏi hội,do tác động của ban tuyên giáo,tác phẩm của họ không ai dám in hoặc phát hành,mà đó là nguồn thu nhập duy nhất,thì sẽ vô cùng khó khăn,chưa kể những trò bẩn khác
    Nếu có tổ chức nào đứng ra bảo đảm tự do sáng tác,phát hành,trả nhuận bút xứng đáng thì ai mà thèm chạy theo lão Thỉnh nữa
    Khốn thay,những điều kiện đó chỉ có thể có ở chế độ dân chủ.Còn dưới chế độ "đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối" này thì không ít người phải chịu kiếp văn nô,dù không muốn

    Trả lờiXóa
  10. Hiện tượng những nhà văn bị gạch tên làm dấy lên cái nhục nhả của hội nhà văn lẫn hội viên, nên một số người từ bỏ hội. Phải chăng dấu hiệu bùng nổ từ những nhà văn chân chính, nhà văn của nhân dân đã đứng lên trở về đúng vai trò của một nhà văn đã ló dạng. Văn là người, tác phẩm văn học hướng con người đến cuộc sống tốt đẹp, nên nhân dân cần những nhà văn đúng nghĩa, nhà văn độc lập, nhà văn không bị định hướng viết theo ý đồ chính trị. Những nhà văn từ bỏ hội là bước khởi đầu tốt đẹp của một xã hội có quá nhiều "sọt rác" và "bịch rác" và một "thùng rác" cần phải dẹp để nhường chỗ cho cái mới, giúp nhân dân có cuộc sống đúng nghĩa của một con người trong thế giới văn minh.
    Khi đọc bài Phán xét của “Cái Đinh Rỉ” của TS Nguyễn Thị Từ Huy, theo tôi đúng là có nặng nề đấy. Nhưng nghĩ kỹ, thì cần phải như thế mới là thức tĩnh những con người còn liêm sĩ mà trở về với nhân dân, chứ không vì danh vì tiền mà vẫn vị kỹ, không hỗ thẹn lương tâm. Chính bản thân tôi cũng cảm thấy hỗ thẹn, sao mình cũng chưa dám rời khỏi "thùng rác lớn" (xin nhấn mạnh là thùng rác chứ không phải sọt rác), chưa dám biến mình không là rác.
    Xã hội hiện nay, rất nhiều người biết mình là rác nhưng không dám thay đổi mình, nên hiện tượng những nhà văn rời "sọt rác" rất đáng trân trọng. Từ những ngọn gió nhỏ và nhiều ngọn gió nhỏ góp thành một cơn bão lớn. Và với thời đại internet rất cần những bài viết như thế mới dễ làm lay động lòng người, chứ tôi không nghĩ là chỉ trích cá nhân, giúp những "bịch rác" còn "tâm tư" (như tôi) phải suy nghĩ nhiều.

    Trả lờiXóa
  11. Các người cộng sản thương yêu ơi ! Tục ngữ ta có câu "trăm năm bia đá thì mòn - Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ !" / nhiều ngàn năm sau,việc làm của các người ngày hôm nay vẫn còn lưu lại trên sách vở đấy !

    Trả lờiXóa
  12. Ông bạn Nặc danh 11:05 / 15.05.2015 nói hay,đồng ý 100% ! chúc ban vui và viết tiếp nhá !

    Trả lờiXóa
  13. Công bằng mà nói, nếu không có vụ Nhã Thuyên, thì TÁC GIẢ có "mạnh mồm "đến như vây không? dành rằng HỮU THINH chỉ là tên văn nô bộc già!

    Trả lờiXóa
  14. Xa hoi chu nghia cong san VN la mot quai thai cua the ky nay ma.Cho nen san sinh ra nhung thung rac do ban ,hoi thoi ,la dieu binh thuong thoi ma.Hoi nha van Vn la mot trong nhieu thung rac cua ho day.Chuc cac Bac nha van xin ra khoi Hoi nay nhieu suc kheo.Tran Trong

    Trả lờiXóa
  15. “Cách nay gần 40 năm tôi ngồi trò chuyện với nhà thơ Tế Hanh, ông ấy tưởng tôi vào HNV rồi, nhưng tôi bảo Em chưa. Tôi kể chuyện đó với nhà thơ Võ Văn Trực (lúc đó đang làm biên tập báo Văn Nghệ), anh Trực bảo Tạo viết “mấy chữ”, tức là cái đơn. Tôi viết đưa anh Trực, sau đó anh Trực đưa nhà thơ Phạm Hổ ký chữ ký thứ 2. Tháng sau thấy Hội NV gửi công văn quyết định kết nạp. Một tờ giấy mỏng đánh máy chữ, có chữ ký và dấu đỏ. Hồi đó mình thấy “từ nay mình là nhà thơ”, nhưng cũng chỉ mơ mơ màng màng thế thôi chứ cũng chả có tiêu chuẩn đường sữa nhà văn như thời trước 1975. Từ đó đến giờ được hưởng một số thứ: tờ báo Văn Nghê, tạp chí Văn học nước ngoài (in roneo rồi in đẹp như sau này). Hội nhờ gì mình cũng làm (công việc), rồi bảo mình làm Hội đồng thơ mình cũng làm, làm báo THƠ mình cũng làm. Sau 1 khóa mình rút hết. Mình nghỉ hưu rồi, cần gì mình cũng giúp. Ai nhờ ký đơn vào hội mình cũng ký. Tác phẩm mình viết ra, bảo đưa đến hội lấy tiền tài trợ in mình cũng đưa (ít thôi). Anh Bùi Minh Quốc cũng làm thế. Hồi anh Quốc bảo mình lập Văn đoàn tự quản, mình ko vào, vì nó cũng thế cả, mà chả hiểu tự quản thế nào. Thời ban vận động Văn đoàn độc lập một số người vào, mình cũng ko vào; mình bảo đang chán các hội đây, nhưng ở hay bỏ cũng thế, cũng là mình cả, vào thêm làm gì. Thôi thì hát quốc ca 3 chữ “thế, thôi, thì”: Thì thôi thì thôi thôi, thôi thì thế thế…
    Thực ra thì nhà văn phải viết như mình nghĩ, viết như mình có, viết như mình thích. Chỉ ai ngu/ngơ hay vì tiền thì mới viết theo ý người khác” (Nguyễn Trọng Tạo).

    Trả lờiXóa