Trang BVB1

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Tổng Bí thư Trọng thăm Trung Quốc

Ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam 
khi còn là Phó chủ tịch nước

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dẫn đầu phái đoàn Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu chuyến thăm kéo dài bốn ngày đến Trung Quốc vào sáng nay ngày 7/4, trong đó có bốn Ủy viên Bộ Chính trị.
Mục đích của chuyến thăm này được cho là kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong lúc ông Trọng theo dự kiến cũng sắp trở thành tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đi thăm Hoa Kỳ.
Trước thềm chuyến thăm, Tân Hoa Xã đã có bài xã luận có tiêu đề ‘Không có chỗ để chen vào giữa mối quan hệ Trung-Việt’ với ngụ ý nhằm vào Washington.
Kỷ niệm quan hệ ngoại giao?
Chuyến thăm này của ông Trọng được cho là ‘tiếp tục củng cố, duy trì cục diện hữu nghị, ổn định, tạo thêm đà phát triển lành mạnh cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục giải quyết các vấn đề còn tồn tại giữa hai nước’, theo bài xã luận đăng trên báo Nhân dân.
Tháp tùng trong phái đoàn của ông Trọng là các ủy viên Bộ Chính trị: Phùng Quang Thanh, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Thị Kim Ngân và Trần Đại Quang.
Trong số đó, các ông, bà Huynh, Ngân và Quang là những người vẫn còn đủ tuổi để tiếp tục trụ lại trong Bộ Chính trị. Họ được xem sẽ là thành phần chủ chốt trong ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sau kỳ Đại hội 12 sắp tới.
Ngoài các ủy viên Bộ Chính trị, phái đoàn của ông Trọng còn có sự tham gia của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Đối ngoại trung ương Hoàng Bình Quân, Chánh văn phòng Trung ương Trần Quốc Vượng, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh và Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.
Ông Trọng dự kiến sẽ gặp người tương nhiệm phía Trung Quốc là ông Tập Cận Bình cũng như Thủ tướng Lý Khắc Cường và một số nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc, theo tờ Người Lao Động.
Ngoài ra, lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam cũng sẽ có cuộc ‘gặp gỡ thân mật với đại diện và thân nhân những người Trung Quốc có công với Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến, các bạn bè Trung Quốc của Việt Nam’, cũng theo tờ báo này.
Hoạt động này được cho là để kỷ niệm 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Vào cuối chuyến thăm, ông Trọng sẽ đến tỉnh Vân Nam, tỉnh giáp giới với Việt Nam.
Đây là chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai của ông Trọng trên cương vị Tổng bí thư và là chuyến thăm đầu tiên sau sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng biển có tranh chấp với Việt Nam gần một năm trước đây khiến quan hệ giữa hai nước bị rạn nứt nghiêm trọng.

Trước khi đi Bắc Kinh, ông Trọng đã tiếp
lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi
Hai phe trong Đảng?
Chuyến thăm trước của ông Trọng là hồi năm 2011 – không lâu sau khi ông Trọng lên nắm chức tổng bí thư của Đảng tại Đại hội lần thứ 11 diễn ra hồi đầu năm. Khi đó, ông Tập Cận Bình vẫn chưa là lãnh đạo tối cao của Trung Quốc.
Trong bản tin về chuyến thăm này, hãng tin AP của Mỹ bình luận rằng lâu nay vẫn có dư luận cho rằng ‘Đảng Cộng sản Việt Nam bị chia rẽ giữa một phe muốn có lập trường cứng rắn với Bắc Kinh và do đó cần xây dựng quan hệ mạnh mẽ hơn với Hoa Kỳ và một phe tin rằng có thể âm thầm đạt được sự nhượng bộ từ phía người đồng minh về ý thức hệ’.
“Ông Trọng được mong đợi sẽ đến thăm Mỹ trong khi Việt Nam đang muốn tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ với các nước khác trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng mạnh bạo trong yêu sách lãnh thổ,” hãng AP bình luận và cho biết hiện ngày giờ chuyến đi Mỹ của ông Trọng vẫn chưa được thông báo.
“Việc họ gặp nhau dù kết quả có thế nào đi chăng nữa vẫn là một dấu hiệu tốt và đáng hoan nghênh,” AP dẫn lời ông Trần Công Trục, cựu chủ tịch Ủy ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nói.
‘Đừng hòng chen vào giữa’
Trong bài xã luận hôm 7/4 trước thềm chuyến thăm của ông Trọng với ngụ ý nhằm vào Washington, Tân Hoa Xã viết: “Bắc Kinh và Hà Nội đủ chín chắn để xử lý mối quan hệ của họ bên ngoài khuôn khổ song phương. Họ sẽ không theo đuổi các lợi ích khác mà gây tổn hại đến mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và họ cũng không cho phép ai che vào giữa mối quan hệ này.”
“Việc diễn giải chuyến thăm Mỹ sắp tới của ông Trọng là một động thái kiềm chế Trung Quốc nghe như thuyết âm mưu và đối đầu của thời Chiến tranh Lạnh vốn đã bị ném vào thùng rác lịch sử từ lâu.”
“Một số kẻ bên ngoài, vì những lý do ích kỷ, đang lợi dụng mọi cái cớ có thể để gieo rắc bất đồng giữa Bắc Kinh và Hà Nội trong khi một số ít người trong hệ thống chính trị Việt Nam bị các thế lực bên ngoài lừa dối và trở thành những kẻ đồng lõa,” bài xã luận viết nhưng không nói cụ thể là ai.
Bài xã luận viết tiếp: “Con đường khả dĩ nhất phía trước của Bắc Kinh và Hà Nội là xây dựng lòng tin lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi và hãy để cho thực tế và những con số giúp cho những ai bị đánh lừa tìm lại lý trí của mình vào biến những kẻ ác độc thành trò cười.
Thật ngây thơ khi nghĩ rằng những người bạn thân thiết như Trung Quốc và Việt Nam sẽ không bao giờ tranh cãi. Ngay cả anh em ruột thịt còn cãi nhau nữa là. Nhưng sẽ càng ngây thơ hơn nữa khi cho rằng mối quan hệ sâu rễ bền gốc giữa hai nước sẽ sụp đổ vì bất đồng trên Biển Đông. Hai nước đã trải qua những lúc còn khó khăn hơn thế”. (BBC)
-----------------

15 nhận xét:

  1. Ông cứ đi khắp thế giới cho nó lừng lẫy 5 châu 4 bể.
    Ông thử xin vào Brasil lại, xem được không? Nếu được là "Thành công tốt đẹp!"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc thơ dưới đây là đủ hiểu dzồi, lệ thuộc PHƯƠNG BẮC từ thời tám hoàng, thời 54 có PÁC dzồi.

      NAY đi nhận trách nhiệm làm quản giáo chăn 90 triệu con VỊT Và chuẩn bị cọng cho TÀU thêm một SAO Q(h)ành tráng trên CỜ.

      "Bác Mao chẳng ở đâu xa.
      Bác Hồ ta đó, chính là bác Mao.

      Bên đây biên giới là nhà,
      Bên kia biên giới cũng là quê hương"
      (Tố HỦI)

      Híc

      Xóa
  2. Nhìn lại 4000 nghìn năm lịch sử đấu tranh,xây dựng và bảo vệ tổ quốc ( Âu Lạc xưa, Việt Nam ngày nay ) . Mọi người hẳn không quên trong sử sách còn ghi, sự đô hộ nghìn năm bắc thuộc của bọn giặc phương bắc . Việt Nam không thể đặt niềm tin vào TQ được , các nhà lãnh đạo VN đừng bị du ngủ về 16 chữ vàng, và 4 tốt . Lịch sử còn đó , lời hịch của Lý Thường Kiệt , đại cáo bình ngô của Nguyễn Trãi còn vang mãi non sông Việt Nam .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bên ni biên giới là TÀU,
      Bên kia biên giới cũng là TÀU luôn

      Xóa
  3. Đọc bản tin ngắn này mà thấy tương lai VN tối thui, " đen như mõm chó " .
    5 người chủ chốt quan trọng nhất qua Tàu , dĩ nhiên được chỉ đạo để quán triệt sự thực hiện liên tục Thành Đô
    . Thăm những gia đình có công với VN , từ do đó đãng mới có và tồn tại đến ngày nay : gia đình Trần Canh , Lã Quí Ba , Vy Quốc Thanh ...Rồi lại thăm tỉnh chỉ đạo VN trong tương lai .
    Đã bán linh hồn cho quỉ lâu rồi , dân VN đừng mong chờ , không có 1 chút , 1 tia sáng le lói nào từ sự dẩn dắt này cã , có chăng là đang đi ngược về thời đại 1000 năm về trước .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là những viên tướng đã có "công" chỉ đạo cuộc cải cách ruộng đất ở VN đúng với "chỉ tiêu" 5% mà bọn Tàu đã ấn định trước
      Hết lời để nói lão lú rồi

      Xóa
  4. Di nhien cac ông trong hai đảng cùng là CS thi thấm thiết, tin lẫn nhau rồi, anh còn thì tôi còn. Chỉ khổ cho dân va đất nước VN này không biết sẽ hoàn toàn tuỳ thuộc vào TQ lúc nào. Sẽ trở thành một phần của cả cái khối CSTQ do Bắc Kinh cai trị.

    Trả lờiXóa
  5. Xuất phát từ vô minh
    Tham, sân, si chồng chất
    Phải giữ đảng cộng sản
    Độc quyền và cai trị
    Nên ông Nguyễn Phú Trọng
    Phải "đi thăm" Trung Quốc
    Suy cũng là nghiệp quả
    Của nhân dân An Nam.

    Trả lờiXóa
  6. Chuyến đi TQ lần này của ông TBT hoàn toàn . . . đột xuất , không có chuẩn bị , không nhân dịp với bất cứ lý do gì . Thông thường một lãnh đạo cao cấp đi thăm chính thức quốc gia khác là phải có lời mời cả năm trước đó để 2 bên có thời gian chuẩn bị văn kiện cũng như thời gian để không bị chồng chéo kế hoạch , và như vậy là truyền thông cả nước sẽ biết trước chuyến đi của lãnh đạo , nhưng lần này thì có thể thấy là các vị đã bị triệu tập bất thường , một cú đi làm khách bất đắc dĩ nhưng không bất ngờ vì đơn giản là các vị phải báo cáo kế hoạch của mình với thượng cấp ! Rất hiếm khi một vị lãnh đạo cao cấp đi thăm chính thức 1 quốc gia 2 lần liền trong thời gian ngắn ? không còn nghi ngờ gì nữa , ĐCSVN không phải là " lực lượng lãnh đạo toàn diện " như họ tuyên bố . Chúng ta thử xét bài xã luận của Tân hoa Xã : " không có chỗ để chen vào giữa mối quan hệ Trung - Việt " ? THX thể hiện thói ích kỷ hay VN đã là của riêng TQ ? câu trả lời là cả hai ! Dân tộc VN được gì qua mối quan hệ của 2 đảng CS ? câu trả lời là chỉ có mất ! Đã mất , đang mất và sẽ mất . Không cần quan tâm đến những lời đường mật của TC , xin tất cả mọi người luôn nhớ một điều : TQ mãi mãi là kẻ thù không đội trời chung của dân tộc VN , ông Trọng và các vị lãnh đạo khác họ cũng biết điều này .

    Trả lờiXóa
  7. "thật ngây thơ khi nghĩ rằng những người bạn thân thiết như TQ với VN sẽ ko bao giờ tranh cãi.ngay cả anh em ruột thịt còn cãi nhau nữa là". Vâng thưa THX anh em ruột thit,thậm chí đến cả bố con chúng nó còn giết nhau vì đất đai,biển đảo nữa chứ...cãi nhau. Tân Hoa Xã cố tình quên 64 liệt sĩ QĐNDVN ở GACMA 1988 à? THX và cả BBC nữa ko hiểu hết lòng căm hờn của người Việt dành cho tụi giặc tàu đâu

    Trả lờiXóa
  8. " Đừng hòng chen vào giữa "
    Gần đây thiên hạ cứ dèm pha "lưởi bò" thô thiển của TQ ở biển Đông , nhưng đối với "Giấc mơ Trung Hoa " , trở thành 1 đất nước giàu mạnh nhất thế giới thì không dễ gì có , tuy nhiên cái mà TQ có trong tầm tay , gần hiện thực thì cũng quá đẹp rồi : Đất nước có hình ảnh của 1 con công , với 4 chư hầu chung quanh , TQ có cái mình to lớn , cái chân VN với vị thế rất đẹp và quan trọng , còn biển Đông là cái đuôi con công dài tuyệt đẹp .
    Có ai lật ngược được thế cờ mà TQ đã dày công âm mưu thực hiện gần cã thế kỹ rồi .
    Tuy nhiên " mưu sự tại nhân , thành sự tại thiên " , có ai đoán được tương lai , thì vận mệnh của 1 quốc gia lại càng khó đoán .
    Hiện nay VN coi như đã là của TQ lâu rồi , còn Mỹ thì vẫn theo chính sách ngăn chận be bờ . Mỹ đang ve vãn VN giống như đã lôi kéo TQ tách xa Liên Xô khi trước , hòng ngăn chận TQ chiếm hết Đông Nam Á .
    Sau đệ nhị thế chiến , thế giới không còn có nước này chiếm nước khác theo kiểu đô hộ như xưa , cho nên tất cã các nước thuộc địa đều được độc lập , không cần phải đổ bao xương máu như VN .
    Ngày nay khuynh hướng dân chủ cũng lan rộng khắp thế giới , dân chúng mọi nước trên thế giới không chấp nhận sống trong 1 đất nước độc tài toàn trị nữa .
    VN không những vướng trong khuôn khổ xã hội lạc hậu như thời Tần Thũy Hoàng mà lại có nguy cơ dân tộc bị xóa sổ ,mất nước . Thật là mĩa mai cay đắng , đầy uất hận đau lòng cho 1 dân tộc đã từng lừng danh chống ngoại xâm kéo dài hàng ngàn năm lịch sữ .
    " Who Know ", ai biết ̣được ngày mai , biết đâu hồn thiêng sông núi , linh hồn của tổ tiên đất Việt hãy còn linh thiêng phù hộ cho dòng giống .

    Trả lờiXóa
  9. Thân mật quá nhỉ? Thế mà khi nó mang dàn khoan sang cắm vào lãnh thổ Việt Nam , xin gặp nó nó đéo thèm gặp? Sao không biết nhục? Chưa bao giờ một lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam hèn như thế này. Khốn nạn nhất là Lú cứ nhân danh nhân dân Việt Nam mới tức chứ!

    Trả lờiXóa
  10. Chính trị rất thâm độc khó đoán
    Tôi không tin Hà Nội tin Bắc Kinh
    Nếu tin nó không gì ngu bằng
    Cũng là chuyện có trước rồi có sau

    Trước khi gập đã hiểu nhau rồi
    Gập chỉ lấy hình thức cho vui thôi
    Tầu đang xuống dốc không phanh rồi
    Mình sao đi nổi vết xe đổ đó

    Đảng tin không gì bằng dân tộc
    Không tin Tầu cái hữa hẹn xuông kia
    Đi cho có đủ bộ hai hàng
    Thế giới rộng mênh mông đâu chỉ Tầu

    Dân đen cũng cần tinh lãnh đạo
    Đất nước ta vẫn luôn sinh nhân tài
    Giờ sao người chưa xuất hiện sao
    Đang thời điểm đất nươc chuyển giao mùa

    Trả lờiXóa
  11. Xem hình thấy tổng bí Trọng "hồ hỡi phấn khởi"
    như được mẹ đi chợ về cho qùa !
    Trong khi TCBình thì ra vẻ nghiêm nghị với nụ
    cười kềm chế,có ý nói đàn em nhường thế là
    chưa đủ đâu nhé,đừng tưởng bỡ mà phải cố
    gắng hơn nữa như đã cam kết tới năm 2020 !
    Nói thẳng ra là lãnh tụ như vậy thì nước ta và
    dân ta đang... hết thuốc chữa !

    Trả lờiXóa
  12. Trước khi ông Trọng đi Mỹ TQ mời sang là đúng logic. Lâu nay do ông Trọng thân TQ nên tạo điều kiện cho TQ lấn dần biển đảo, đất biên giới.. Lịch sử Việt Nam luôn luôn có kẻ bán nước. Thử hỏi khi giàn khoan TQ hoạt động trên vùng biển VN ông Trọng điện đàm sao TQ không nghe TQ xây đảo ngoài Trường sa của Việt nam sao các vị lãnh đạo không phản ứng gì...? Một bài báo TQ lại đưa ra vài câu ve vuốt để mỵ được người lú lẫn chứ không mỵ được nhân dân và các đảng viên yêu nước.

    Trả lờiXóa