Trang BVB1

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Kẻ thù của Nhà nước Cộng sản Việt Nam

* LÊ DIỄN ĐỨC
Một nhà nước dân chủ không bao giờ xem sự phản kháng của dân chúng là thù địch với chế độ, bởi vì người dân bằng lá phiếu của mình, đã bầu ra nhà nước ấy.
Quản lý điều hành đất nước, các chủ trương, chính sách của một chính phủ đưa ra không phải lúc nào cũng đúng và hợp với ý nguyện của dân chúng. Khi thấy những người đại diện cho họ làm tổn hại đến lợi ích chung hoặc riêng, họ có quyền biểu tình, yêu sách đòi thay đổi hoặc phản đối.
Hơn nữa, quyền biểu tình là quyền bày tỏ chính kiến hiến định trong các xã hội dân chủ. Sự hiện diện của nó trong sinh hoạt đời sống giúp cho bộ máy công quyền loại bỏ thói quan liêu trong việc ban hành những quy định hay luật lệ.
Người biểu tình không có nhu cầu lật đổ chế độ, mặc dù đôi khi vì áp lực của quần chúng quá mạnh, chính phủ có thể phải tự bãi nhiệm, nhưng một chính phủ khác thông qua bầu cử tự do được lập nên, chứ không có chuyện đám đông cướp chính quyền bằng bạo lực.
Ở Ba Lan, trong thời kỳ Cộng Sản, những cuộc đình công, bãi công, biểu tình của công nhân nổ ra liên tiếp, làm tê liệt kinh tế đất nước, buộc nhà cầm quyền Cộng Sản phải ngồi vào bàn thương lượng. Nhưng không phải lực lượng đối lập đòi cầm quyền mà họ đòi những người Cộng Sản phải chấp thuận một cuộc bầu cử tự do để lựa chọn người xứng đáng cai quản đất nước.
Từ khi chế độ Cộng Sản sụp đổ (năm 1989) nhà nước Ba Lan dân chủ ra đời, xã hội dân sự phát triển hoạt động song song, độc lập. Các cuộc biểu tình vẫn xảy ra thường xuyên như cơm bữa. Những người biểu tình bao vây dinh thủ tướng, Quốc Hội hay tràn vào chiếm cứ cơ quan Bộ. Họ đòi chính phủ cải thiện tiền lương, điều kiện làm việc, có khi chỉ là đòi quyền bình đẳng giới tính, hay hợp thức hóa sử dụng marijuana...
Các cuộc biểu tình hầu hết diễn ra ôn hòa và cảnh sát chỉ ra tay ngăn chặn khi có hiện tượng vượt quá giới hạn, phá phách làm tổn hại đến tài sản công cộng.
Năm 2004, những nhà báo nổi tiếng của giới truyền thông Ba Lan đã đặt một cái cũi bằng sắt trước Quốc hội rồi thay nhau ngồi vào đó và khóa trái lại. Bằng hình thức này, họ phản đối bản án của một tòa án địa phương đối với một nhà báo về tội bị cho là xúc phạm một vị lãnh đạo khi đăng bài viết nghi vấn ông ta tham nhũng. Sự phản đối đã có tác dụng, tổng thống Ba Lan phải lên tiếng can thiệp và cuối cùng nhà báo vô tội khi xét xử lại.
Đơn giản thế thôi, biểu tình là một sinh hoạt dân sự rất bình thường nhưng là một thứ vũ khí, là tiếng nói của quần chúng nhằm cải thiện, lành mạnh hóa xã hội.
          Lợi dụng lòng yêu nước và sự cả tin của quần chúng như một phương tiện, sau khi cướp được chính quyền, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xây dựng nhà nước bằng bộ máy công an trị, tước đoạt luôn quyền bầu cử tự do của nhân dân và gạt nhân dân vào giới bị trị.
Nhà cầm quyền Cộng Sản rất sợ dân chúng biểu tình với bất kỳ lý do nào. Luật biểu tình được xác định ngay từ bản Hiến Pháp đầu tiên năm 1946 của Nhà Nước Cộng Sản nhưng đến nay vẫn chỉ mang hình thức trưng diễn. Họ khất lần lữa và cuối cùng quốc hội khóa 13 này lại đẩy trách nhiệm qua cho quốc hội tới, khóa 14. Như vậy là 70 năm qua luật biểu tình vẫn không được thể chế hóa. Nhưng có luật nào có thể cao hơn hiến pháp, là bộ luật khung cao nhất của một hệ thống?
Không luật hóa quyền biểu tình nhưng họ nhanh chóng sản xuất ra nghị định cấm tập trung đông người mà trong đó có những điểm phi lý, bất khả thực thi thực tế, chủ yếu để phục vụ mục đích đàn áp. Ra quy định về trật tự xã hội, chính phủ, một cơ quan hành pháp, đã chà đạp lên cả hiến pháp như một điều hiển nhiên.
Trong năm 2011, những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng, xâm lấn Biển Đông diễn ra sôi động. Tháng 8, 2011, Nguyễn Đức Nhanh, giám đốc Công An Hà Nội bấy giờ, đã tuyên bố với báo giới rằng, biểu tình là yêu nước. Thế nhưng, chỉ một cuộc xuống đường tiếp theo là bình an, sau đó nhà cầm quyền đã cho lực lượng an ninh, công an, côn đồ quậy phá, đàn áp thô bạo. Những người tham gia biểu tình bị bắt giữ, câu lưu, bị theo dõi, khống chế.
Tương tự gần đây, cuộc xuống đường tuần hành phản đối nhà chức trách Hà Nội chặt đốn cây xanh ồ ạt là thể hiện tâm tư bức xúc của quần chúng thủ đô. Áp lực của công luận khiến Hà Nội đã phải cho dừng dự án. Thế nhưng Bí Thư Thành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng, “các trang mạng lợi dụng nói vống lên, kích động nhân dân xuống đường biểu tình. Nhân danh bảo vệ cây xanh nhưng thực ra là chống chế độ, chống lại chính quyền các cấp...” Trong khi đó báo Quân Đội Nhân Dân thì có bài “Đừng té nước theo mưa” ý nói đừng lợi dụng việc bảo vệ cây xanh để đòi hỏi dân chủ, nhân quyền! Và cuối cùng, cuộc tuần hành bằng xe đạp hôm Chủ Nhật ngày 5 tháng 4 vì cây xanh bị ngăn cản bởi một lực lượng an ninh, công an dày đặc.
Cuộc đình công rồi chuyển sang biểu tình của 90 ngàn công nhân của công ty giày Pou Yuen, trong khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân, kéo dài suốt một tuần lễ kể từ ngày 26 tháng 3, cũng là một ví dụ.
Đây là nguyện vọng chính đáng của công nhân trong bối cảnh thực tế Việt Nam. Công nhân đòi được lãnh tiền trợ cấp bảo hiểm một lần khi thôi việc chứ không đợi đến tuổi già. Đa số công nhân việt Nam xuất phát từ nông thôn, chẳng ai muốn cả đời cắm mặt bên chiếc máy khâu, họ sẵn sàng trở về quê khi có điều kiện. Hệ thống an sinh xã hội của nhà nước Cộng Sản Việt Nam không có các chương trình bảo trợ, chăm sóc y tế cho những người công nhân không hội đủ thời gian làm việc để hưởng lương hưu hoặc thuộc diện nghèo, có thu nhập thấp. Ngoài ra nguy cơ vỡ nợ của quỹ bảo hiểm cũng tác động mạnh lên tâm lý.
Cuộc biểu tình đã diễn ra hoàn toàn tự phát, không có ai là người đại diện hợp pháp của họ để đối thoại với nhà cầm quyền. Vậy mà ông Đặng Ngọc Tùng, chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, trong lời kêu gọi đã khuyên họ không để “kẻ xấu lợi dụng, kích động, xúi giục”.
Một nhà nước không do dân bầu ra là một nhà nuớc bất minh, bất chính nên luôn luôn nghi kị, lo sợ bị mất quyền lực, nhìn đâu cũng thấy “thế lực thù địch”!
Nhà nước sợ cả những bài viết trên mạng phản biện một cách ôn hòa, kêu gọi thực thi dân chủ. Các tác giả bị cáo buộc vi phạm Điều 88 của Bộ Luật Hình Sự “âm mưu lật đổ chính quyền” và lãnh những bản án nặng nề.
Bộ máy tuyên truyền của chế độ và nền giáo dục của nó đã dìm xã hội vào sự sợ hãi thường trực, mọi người đều cảnh giác lẫn nhau.
Sự đàn áp chỉ càng vạch trần bộ mặt giải trá, lừa bịp. Những khẩu hiệu “nhà nước của dân do dân vì dân,” “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra,” chỉ là những thứ trang sức lòe loẹt, rẻ tiền cho một bộ máy độc tài, độc ác.
Ông Hồ Ngọc Nhuận, ủy viên Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, cũng phải thốt lên, “Cái vấn đề chính là họ không tin dân, họ sợ dân thế thôi. Họ biết rằng chỉ cần một nhúm lửa nhỏ nó có thể bùng thành một đám cháy to và đám cháy to thì họ không còn quyền hành nữa, họ sẽ bị lật đổ.”
George Orwell, tác giả của cuốn “Trại súc vật” (Aminal Farm) nhận định về chế độ độc tài: “Quyền lực không phải là phương tiện của mục đích. Quyền lực là mục đích. Người ta không duy trì chế độ độc tài để bảo vệ cuộc cách mạng; Cuộc cách mạng được củng cố bằng áp đặt chế độ độc tài. Mục đích của đàn áp là đàn áp. Mục đích của tra tấn là tra tấn. Mục đích của quyền lực là quyền lực” (!?).
Vì thế, hoặc là dân chúng chấp nhận làm đàn cừu ngoan ngoãn và ca bài muôn thuở “chấp hành tốt chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước,” hoặc là bất tuân dân sự.
Nhưng đối với Đảng Cộng Sản Việt Nam mọi sự bất tuân dân sự của nhân dân đều là kẻ thù!
              L.D.Đ/(FB Lê Diễn Đức)/TTHN
----------------

17 nhận xét:

  1. Biểu tình (biểu lộ tình cảm) luôn là xu hướng tự nhiên!
    Chẳng phụ thuộc chuyện cấm hay không!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. kẻ thù của đảng là dân tộc VN-bởi vì độc lập dân tộc thì đảng không còn là một bộ phận của cs quốc tế (Nga, Tàu)n nữa; bởi vì giữ độc lập dân tộc thì đảng mất tinh thần cuốc tế vô sản làm tay sai cho tàu, giữ độc lập dân tộc thì không sát nhập vào tàu được như mật ước Thành Đô đã ký để đồng hóa dân tộc theo chủ trương của đảng đại hán cs,

      Xóa
    2. Một là giữ độc lập dân tộc thì phải bỏ đảng cs
      Hai là giữ đảng cs thì phải nghe tàu, tàu bảo biển đông là của nó thì phải vâng, bảo ải Nam Quan, thác Bản Giốc, Bãi Tục Lãm, Điểm cao 1509, Đảo Trường SA, Hoàng SA, Gạc Ma...của nó là phải câm, bảo 16 vàng và 4 tốt là phải đúng, bảo xã hội chủ nghĩa thì phải dạ, bảo đàm phán song phuong thì cũng phải song phương, bảo chống Mỹ cũng phải chống, bảo cúi đầu quỳ xuống cũng phải quỳ,... -cốt sao để được ngồi lên đầu người dân VN, còn tàu nó bắt liếm đít cũng phải nghe- Có bọn bán nước nào nhục hơn bọn bán nước trong đảng csVN không?

      Xóa
  2. Nói chính xác , kẻ thù của CỘng Sản chính là tự do và dân chủ . Trong xã hội cộng sản chuyên chính vô sản , hay định hướng xã hội chủ nghĩa , tất cả đều chứng tỏ chỉ có tự do và dân chủ bằng khẩu hiệu , bằng mồm mà thực chất chính quyền XHCN rất sợ tự do và dân chủ .

    Tóm lại dân ngu dể trị . Không lừa dối ru ngủ được , thì đàn áp khống chế , chính là sách lược cộng sản nhằm phục vụ cho một chiến lược cai trị độc tôn mờ ảo lâu dài .

    Trả lờiXóa
  3. Kẻ thù của CS nằm ngay chính trong lòng CS, trong nội bộ, "tự diễn biến": Bọn khoác áo CS ngồi các thứ bậc ghế lãnh đạo nhưng suy thoái, biến chất, tham nhũng, coi thường điều lệ đảng, bất tuân kỷ cương pháp luật nhà nước, coi thường nhân dân, chỉ vì lợi ích cá nhân!

    Trả lờiXóa
  4. CS họ rất sợ tự do dân chủ và minh bạch vì nó làm mất quyền và tiền bất lương

    Trả lờiXóa
  5. chỉ khi nào toàn dân toàn quân một lòng đứng lên phản kháng tiêu diệt hết những tên mang danh đảng nhưng ác ôn luôn đối kháng với nhân dân yêu Độc Lập , Tự Do , Dân Chủ

    Trả lờiXóa
  6. 1. Kẻ thù của cộng sản đương nhiên là những người không cộng sản
    2. Cộng sản VN luôn muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới!
    3. Kẻ thù của cộng sản VN là tất cả!
    TAM ĐOẠN LUẬN (điên loạn)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Bạn" của csVN cũng chính là kẻ thù... Kể cà TC!

      Xóa
  7. cái lừa của cộng sản là cái lừa ngoạn mục nhất mà người bị lừa chỉ nhận biết được bị lừa khi đã nằm trọng rọ vì làm gì có cnxh, làm gì có cncs và xh đó làm gì có chính quyền dân sự của dân, vì dân, do dân. mỗi tổ chức trong xh đó là một gông cùm...

    Trả lờiXóa
  8. Quan chức cộng sản dạo này mở miệng ra là "thế lực thù địch","kẻ xấu lợi dụng,kích động"...
    Sao bọn "thế lực thù địch" ngày càng đông,càng đa dạng thế nhỉ,bọn họ không hiểu tính "ưu việt xhcn" của chế độ này sao
    Tổng lú : "Mình phải như thế nào bọn họ mới ngày càng đông thế chứ"

    Trả lờiXóa
  9. Tối qua,do tham ăn (ăn gần hết 1 con vịt bự ,không cho vợ con miếng nào, và tu hết 4 chai bia Saigon trắng ),đến gần 12 giờ đêm,tôi đau bụng quá,không sao chịu nổi - tức,tại sao cái bụng cứ đau mãi,tôi văng tục chửi thề inh ỏi,cả xóm đều nghe thấy, ĐM mấy thằng phản động - ĐM thế lực thù địch hại ông mày,cái bụng đau như thế này!...ĐM chúng mầy,bọn phản dân hại nước !!! Thế là cái bụng của tôi nó êm- không đau nữa bà con ạ ! chuyên thật đấy,bà con làm thử đi ! (câu chuyện thời nhiễu nhương !)

    Trả lờiXóa
  10. ĐCM TLTĐ (thế lực thù địch). ĐM cái thời ra ngõ gặp TLTĐ. Theo "họ" đéo đâu cũng thù địch hết, kể cả nghìn gốc cây xanh. đ muốn chửi, chưa bao giờ chửi nhg giờ đ chịu nổi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tổng Trọng:

      "Bọn phản động chửi vừa thôi, thù trong giặc ngoài rối hết cả lên biết làm việc gì trước đây, Ngộ lại phải ủ mưu dẹp trong cho ổn định chính trị thì nhỡ ngoài kia có mất biển mất đảo thì đừng có trách nha, nói túm lại mất chủ quyền là tại các Nị đó nha!"

      Xóa
  11. nac danh13 34 la ten luu manh vo hoc, ten du luan vien,con cho sua ra toan phan ma cac quan thay i ra cho no an

    Trả lờiXóa
  12. Tổng bí thun Trọng Lú:

    “ Bọn thế lực thù địch nay loạn hết rồi, lên phây vào mạng văng tục chửi thề hăng quá, mẹ bố chúng nó, mình lại tổ chức hội nghị Trung ương bàn về văn hoá sâu sắc hơn cụ thể hơn mới được, cũng là tranh thủ dịp anh bạn vàng tích cực xây dựng căn cứ quân sự Trường sa."

    Trả lờiXóa
  13. Xin mời ông bạn Nặc danh 13:26 / 09.04.2015 đọc lại lần nữa và suy nghĩ cho kỷ bài com số 13:34 đi,chủ nhân của com này không phải là một dư luận viên như ông bạn nói đâu ! xin mời đọc lại thật kỷ,cảm thấy buồn đấy !!!

    Trả lờiXóa