Trang BVB1

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Không thể cấm thông tin

* NGỌC QUANG
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "Chúng ta phải thông tin còn công chúng người ta đánh giá cái nào đúng chính xác chứ không thể cấm".
Sáng nay, 6/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến và dự án Luật an toàn thông tin. Có rất nhiều câu hỏi đặt ra, đề nghị ban soạn thảo cần phải chỉnh sửa cho rõ ràng hơn.
Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - ông Nguyễn Bắc Son cho biết, bên cạnh những lợi ích thì internet cũng đang là thách thức đối với việc thực thi luật pháp để điều chỉnh những hành vi lợi dụng mạng Internet nhằm truyền đưa, lưu trữ, phát tán thông tin sai trái, độc hại, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Các cá nhân, tổ chức luôn phải đối mặt với nhiều loại hình tấn công trên mạng với mức độ ngày càng thường xuyên hơn.
Bộ trưởng Son chỉ rõ: “Việc xây dựng Luật An toàn thông tin nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý ổn định về an toàn thông tin theo hướng áp dụng các quy định pháp luật một cách đồng bộ, khả thi trong thực tiễn thi hành; phát huy các nguồn lực của đất nước để bảo đảm an toàn thông tin, phát triển lĩnh vực an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh”.
Cho ý kiến vào dự án luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ rõ: "Luật phải hoàn thiện thêm. Luật an toàn thông tin, vậy an toàn là thế nào? Muốn điều chỉnh gì? Các khái niệm của luật chưa rõ ràng. Thông tin có nhiều loại, truyền miệng cũng là thông tin, báo chí nữa. Vậy định nói loại thông tin gì thì phải rõ. Thông tin an toàn hay thông tin đưa ra rồi bảo vệ thông tin đó.
Đưa thông tin đúng nhưng bị mạng đột nhập lấy cắp rồi chỉnh sửa đưa thông tin không chính xác; hay ăn cắp mạng của người đó rồi đưa lên làm người khác hiểu nhầm. Chúng ta phải thông tin còn công chúng người ta đánh giá cái nào đúng chính xác chứ không thể cấm".
Đồng quan điểm với Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội K’sor Phước cho rằng, vấn đề thông tin cần có luật nhưng ta đã “thả lỏng” hơn 20 năm.
“Tôi băn khoăn là an toàn thông tin và an ninh thông tin được hiểu như thế nào? Phải chăng an toàn là bao gồm cả an ninh?", ông Phước đặt vấn đề.
Cũng theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, cần có giải thích rõ thế nào là tài nguyên viễn thông, vì đây là luật của toàn dân nên dân cần hiểu rõ về khái niệm này. Đối với quy định về các hành vi bị cấm, cần làm rõ thêm quy định ngăn chặn trái pháp luật và ngăn chặn đúng pháp luật là hành vi như thế nào?
“Về hợp tác quốc tế, ta nêu một số vấn đề về an toàn thông tin và lợi dụng các hoạt động thông tin mạng để thực hiện khủng bố quốc tế, như vậy là chưa đủ. Ví dụ, người Trung Quốc sử dụng mạng để ăn cắp tài sản của người Trung Quốc, hành vi được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam thì ta sẽ xử lý như thế nào?” – Ông Ksor Phước nói.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cũng cho rằng, phạm vi điều chỉnh rộng nhưng chủ yếu đề cập đến thông tin mạng. quan trọng nhất là vấn đề an ninh mạng nhưng đi vào cụ thể Luật bảo đảm thông tin bằng cái gì, hình thức gì phương pháp gì có chế tài hay không? Hình thức của ta là phòng ngừa hay vừa phòng ngừa vừa đấu tranh. Vừa qua Đại hội đồng IPU đã thông qua nghị quyết về chiến tranh mạng, ban soạn thảo cần nghiên cứu kỹ hơn cho phù hợp.

Có xử lý được hacker?
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh - ông Nguyễn Kim Khoa cho rằng, luật này ra đời phải bảo đảm cả việc an toàn thông tin và an  ninh thông tin. Tại Đại hội đồng IPU 132 vừa qua, chúng ta đã thảo luận và IPU 132 đã thông qua nghị quyết về Chiến tranh mạng. Chiến tranh mạng thì quốc tế chưa đưa ra khái niệm chung, nhưng nội hàm nghị quyết thì hoàn toàn là an ninh thông tin, vậy luật này có điều chỉnh cả những nội dung ấy không?
Còn Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai đề nghị làm rõ việc bảo vệ hệ thống thông tin trên mạng. Việc mạng internet bị hacker tấn công có xử lý được không? Luật ban hành có đủ cơ sở pháp lý chặn tấn công từ bên ngoài không?
Trưởng ban dân nguyện Nguyễn Đức Hiền cũng nêu câu hỏi, sắp tới sẽ có Luật tiếp cận thông tin vậy, luật an toàn thông tin và luật tiếp cận thông tin có mối liên hệ như thế nào?
“Cần làm rõ thông tin loại hình thông tin thì loại nào được đảm bảo, tất cả loại thông tin được đảm bảo an toàn. Thông tin gì pháp luật cấm thông tin gì được đảm bảo. Phải xác định rõ. Thông tin cá nhân được bảo hộ theo Hiến pháp nhưng không phải thông tin nào cũng mật hết”, ông Hiền nói.
Bên cạnh đó, ông Hiền cũng đề cập đến cơ chế cung cấp thông tin, phối hợp giữa các cơ quan thế nào? thông tin nào cung cấp? thông tin nào là mật. Theo ông Hiền, cơ chế trách nhiệm lâu nay nói nhiều nhưng chưa làm được khi thông tin sai trái được đưa lên, vậy thông tin chính thống phải xử lý thế nào để đưa ra các luận điểm phản bác lại thông tin sai trái? trách nhiệm các cơ quan phản bác lại như thế nào để dư luận thấy được tính xác thực về thông tin trái chiều. Lâu nay có nhưng chưa làm được, vậy trách nhiệm thế nào?
N.Q/GDVN
----------------

15 nhận xét:

  1. hoài nam(cán bộ hưu trí)lúc 18:13 6 tháng 4, 2015

    à vậy là Hùng chủ tịt đã ngộ ra rồi nhỉ.!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Về luật, anh Hùng nóihay và hợp lòng dân lắm, nhưng éo thằng nào nó thực hiện theo. Buồn.

      Xóa
    2. Anh Hói chả là cái gì! Đâu có "cơ bản" như anh Éc-Sờ: "Mất lòng tin là mất tất cả!"
      Vậy mà lòng tin ngày càng mất! Nhưng khi họ "Mất" thì phong trào dân chủ đang dần "Được"!

      Xóa
    3. Ôí dào ! Bác lại cả tin nữa rồi,thảo nào
      dân VN.ta cứ bị lường gạt mãi vì những
      lời hoa mỹ đầu môi chót lưỡi của bọn họ
      nhằm mỵ dân lâu nay !

      Xóa
  2. Nhanh nhất , chính xác nhất là an toàn thông tin ! các vị cứ nói là xấu , độc , hại nhưng lại không chứng minh được nó xấu , độc ở chỗ nào . Lâu nay thông tin chính thống chỉ dùng phương pháp " cả vú lấp miệng em " để phản bác thông tin . Những phản ứng với tốc độ rùa bò và những câu trả lời không thỏa mãn người nghe thì làm sao họ THÔNG và TIN ??? minh bạch thông tin là thứ rất đau đầu cho bọn tham nhũng , lừa đảo , nhu nhược vì những loại này rất sợ sự thật !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Như T. S. Nghị nói "tụ tập phản đối chặt cây xanh là chống đối chế độ"? Đủ biết tư duy của loài Khỉ Đít Đỏ...

      Xóa
  3. Mọi chính sách khi nhà nước đã ban hành , yêu cầu phải minh bạch , công khai . Các công bộc của nhân dân phải thực hiện lời dạy của các bậc tiền nhân là ( đói cho sạch , rách cho thơm ) . Chứ mọi việc làm , mọi thu nhập kinh tế của các quan lớn , hay nhỏ người dân đều biết cả , đâu là thu nhập chính đáng , đâu là tham ô , nhận hối lộ mới có . Vì mọi việc các quan có cho dân biết , dân bàn đâu ( như vụ chặt 6700 cây xanh ở HN , hay vụ lấp sông ĐN , và gần 100.0000 công nhân đình công yêu cầu sửa điều 60 luật BHXH ). Người dân chỉ biết lao động làm ra của cải , vật chất để nhóm lợi ích , quan tham lợi dụng lòng tin của nhân dân để chúng chiếm đoạt làm của riêng cho gia đình họ . Vì những gì nhân dân chông và nhìn thấy những cảnh chạy chức , chạy quyền , mua bán công chức , bằng thật , bằng giả, nhũng nhiễu của các cơ quan công quyền . Nên mọi thông tin dù báo viết , hay báo nói , hoặc các buổi tổ chức tuyên truyền dù có nói , lý giải thế nào đi nữa nhưng người dân so với những gì họ nhìn và chông thấy là hoàn toàn trái ngược nhau . Nên đừng bắt mọi người phải tin những lời nói giả dối nữa , mà các quan nếu là công bộc của dân ,thì phải thực hiên nói đi đôi với làm , chứ đừng nói một đằng , làm một nẻo , thì dù có thông tin như thế nào thì lòng dân cũng bất tin.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Từ "phải" mà bác dùng nghe thì nhẹ nhàng và hợp lí nhưng mấy cha nội chóp bu của đảng mà thực hiện được thì họ chẳng còn gì để "ăn" cả.
      Chỉ có chế độ dân chủ,đa đảng thì các từ "phải" đó mới có thể trở thành hiện thực

      Xóa
  4. 1 đảng nó có cái khổ là quản tất cả nhưng khi người ta đã không tin thì anh nói thế nào cũng không tin vì anh quản tất cả.

    Trả lờiXóa
  5. Có lẽ nên ghi vào tự điển VN thành ngữ này : " nói láo như Nguyễn sinh Hùng"- để chỉ cái gì láo nhất,không thật nhất,gian dối nhất ...!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có từ lâu rồi bạn ơi
      "BỤNG TO, TRÁN HÓI, ĂN NÓI LUNG TUNG!" đố là con gì?

      Xóa
  6. Đáp lời ông bạn Năc danh 06:58 / 07.04.2015 =>"BỤNG TO,TRÁN HÓI,ĂN NÓI LUNG TUNG",đố là con gì ? - Tó xin trả lời : Đó là con sói rừng nhiễm ebola,hung hãn tàn độc,ăn ăn và ăn,ăn sạch không còn gì ! hết cái để ăn,giờ nó ăn cây xanh và ăn sông ! Gớm chưa ?

    Trả lờiXóa
  7. nghe báo chí lề phải tuyên truyền tôi thấy cứ bị ngược lại gần đây là vụ cây xanh ở HN

    Trả lờiXóa
  8. SOI RUNG NHIÊM EBOOLA CON LÂU MOI ĐÔC HAI BANG NHIÊM VI RUT CÔNG SAN.....//

    Trả lờiXóa
  9. An toàn thông tin nghĩa là phải đảm bảo chỉ đưa thông tin tốt đẹp về Đảng và Nhà Nước, về các nhà lãnh đạo, về hệ thống cầm quyền. Còn an ninh thông tin có nghĩa là phải ngăn chặn không cho những thông tin bất lợi về Đảng và Nhà Nước lọt ra ngoài, bưng bít một cách tuyệt đối. Còn nếu lỡ lọt ra ngoài thì phải ngụy biện lấp liếm chẳng hạn như là : lỗi của cậu đánh máy, lỗi tại nạn nhân hoặc do các thế lực thù địch xuyên tạc...

    Trả lờiXóa