Trang BVB1

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Đã đến lúc cần hạn chế vay vốn ODA


“Những quốc gia vay vốn ODA có thể sẽ sập bẫy và phụ thuộc hoàn toàn vào kinh tế nước ngoài. Theo tôi, đã tới lúc Việt Nam phải tính toán đến chuyện hạn chế vay vốn ODA....", GS Nguyễn Minh Thuyết, nói. 
GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trao đổi với Tiền Phong xoay quanh việc sử dụng và quản lý vốn ODA hiện nay.
“Những quốc gia vay vốn ODA có thể sẽ sập bẫy và phụ thuộc hoàn toàn vào kinh tế nước ngoài. Theo tôi, đã tới lúc Việt Nam phải tính toán đến chuyện hạn chế vay vốn ODA.... Chúng ta chỉ vay để thực hiện những dự án tối cần thiết và có lợi ích lớn, đồng thời phải có cơ chế kiểm soát việc sử dụng vốn vay cho thực sự hiệu quả”, GS Nguyễn Minh Thuyết, nói.
Chưa bịt được lỗ hổng
Khi câu chuyện nghi án đưa và nhận hối lộ tại dự án đường sắt trên cao chưa kết thúc, mới đây truyền thông Hàn Quốc lại khơi ra vụ Tập đoàn POSCO lập “quỹ đen” lại quả cho nhà thầu Việt Nam tại dự án đường cao tốc vừa mới hoàn thành. Những vụ việc này nói lên điều gì trong việc sử dụng vốn ODA hiện nay, thưa ông?
Trước đây đã xảy ra một vụ tham nhũng, hối lộ tại dự án Đại lộ Đông - Tây tại TPHCM. Lần đó cũng do phía Nhật Bản phát hiện, sau đó phía Việt Nam mới biết được sự việc. Tôi đã 2 lần chất vấn Thủ tướng trong 2 năm liền về vụ việc này và sau đó đã được đưa ra xét xử. Vừa qua lại xảy ra một số vụ việc nữa và lại cũng ở trong ngành giao thông. Điều đó chứng tỏ chúng ta chưa rút được bài học kinh nghiệm để bịt những lỗ hổng trong sử dụng vốn ODA. Với cách quản lý nguồn vốn ODA như hiện nay, kiểu gì cũng xảy ra tiêu cực, vì tiền nhiều nhưng quản lý lại không chặt.
Vậy theo ông, chúng ta cần phải làm gì để khắc phục tình trạng này?
Theo tôi, các cơ quan chức năng phải cùng với Bộ GTVT và những bộ có sử dụng vốn ODA làm việc để tìm biện pháp, không lặp lại những chuyện như thế này. Tại sao tất cả những vụ việc như thế lại toàn do bên đối tác nước ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc) phát hiện ra? Điều ấy chứng tỏ người ta có biện pháp quản lý dòng tiền, có biện pháp quản lý thu nhập rất hiệu quả.
Để sử dụng nguồn vốn hiệu quả, trước hết, chúng ta phải có quy định rất chặt trong việc vay vốn ODA: Vay trong lĩnh vực nào? Với điều kiện như thế nào thì nên và không nên vay? Phải có cơ chế kiểm soát để quản lý đồng vốn ODA.
Cần có Luật về vay ODA
Có những chuyên gia kinh tế đã ví ODA là “Sát thủ kinh tế”, hay là “Bẫy ODA”. Vì thế chúng ta cần phải có sự chọn lọc, có lộ trình tiến tới hạn chế, thậm chí chấm dứt vay vốn ODA. Ông nghĩ sao về điều này?
Thực tế, những nước cho vay ODA thường đưa ra những điều kiện dẫn đến việc chỉ định công ty của nước đó trúng thầu dự án, công trình. Tiền người ta bỏ ra tiếng là cho nước ngoài vay, nhưng thực chất là tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập cho các công ty và người dân nước họ. Tất nhiên khi làm dự án, công trình, nước đi vay ODA cũng có nhiều cái lợi, như phát triển hạ tầng cơ sở và một số lĩnh vực kinh tế, nhưng nếu không quản lý được thì những cái lợi của việc dùng vốn ODA sẽ rơi rụng hết và nước đi vay ODA tự biến mình thành công trường để người ta thu lợi.
Nhân nói về vấn đề dừng vay vốn ODA, vừa qua lãnh đạo cảng Đà Nẵng đã từ chối vay vốn ODA để nâng cấp cảng biển. Ông có cho rằng đây là một chủ trương đúng đắn và đáng để các đơn vị khác lưu tâm?
Tôi cho đó là một quyết định dũng cảm. Nhân dịp này, các bộ ngành và địa phương trong cả nước cũng nên suy nghĩ xem vốn ODA có phải một món hời cần vay bằng được không và những trường hợp nào thì phải từ chối ODA. Thực tế có nhiều nước người ta chỉ vay vốn ODA đến một mức độ phát triển nào đó thôi. Khi phát triển đến trên mức trung bình rồi, người ta sẽ hạn chế sử dụng nguồn vốn này. 
Với thực tế đang diễn ra, ông có cho rằng Quốc hội cần thực hiện giám sát tối cao và ban hành những Luật riêng về ODA?
Bây giờ xảy ra nhiều việc như thế, Quốc hội cần phải tăng cường giám sát việc vay và sử dụng vốn ODA. Quốc hội đã từng đi giám sát về ODA, cũng có phát hiện ra một số vấn đề. Tuy nhiên, dù có phát hiện ra vài vấn đề cũng không khắc phục được, vì quyền của đoàn giám sát có hạn, nhiều khi có chỉ ra trách nhiệm thuộc về ai cũng không xử lý được. Vì thế để tránh lãng phí thất thoát, trước hết bản thân Chính phủ phải xây dựng được cung cách quản lý thật tốt, thật hiệu quả nguồn vốn ODA.
Cảm ơn ông!

 Đúng là đã có cả một cuốn sách – cuốn “Những sát thủ kinh tế”, trong đó họ đã chứng minh ODA chính là một con dao hai lưỡi. Nhiều khi, những quốc gia vay vốn ODA có thể sẽ sập bẫy và phụ thuộc hoàn toàn vào kinh tế nước ngoài. Theo tôi, đã tới lúc Việt Nam phải tính toán đến chuyện hạn chế vay vốn ODA. Đừng thấy người ta sẵn sàng cho vay rồi cứ vay mà thiếu kiểm soát và cũng không thấy được nguy cơ thì rất nguy hiểm.

Dũng Nguyễn/Tiền Phong
---------------

13 nhận xét:

  1. "Hạn là hạn làm sao? Thế thì chết đầy tớ bụng to trán hói ăn nói lung tung chúng tớ ả?"

    Trả lờiXóa
  2. Nếu bài viết thay các cụm từ "chúng ta","Việt Nam" bằng cụm từ "mấy ông nội chóp bu đảng" thì chính xác hơn
    Không có vốn ODA thì làm sao lão Mạnh đức nông có thể xây được cái cung điện nguy nga đến thế

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi viết tên quốc gia hay thủ đô, thông lệ của thế giới là nói đến chế độ hiện hành.
      Riêng chúng ta muốn vạch mặt chỉ tên, nên cần phải viết rõ.
      Đáng tiếc là nhiều người vẫn máy móc "đảng ta", mặc dù họ không muốc "ta" với đảng đó.

      Xóa
  3. “Những quốc gia vay vốn ODA có thể sẽ sập bẫy và phụ thuộc hoàn toàn vào kinh tế nước ngoài", GS Nguyễn Minh Thuyết nói.
    Nhưng sập bẫy có "tự thưởng", họ luôn muốn sập bẫy! Bất kẻ "biết tương lai ngày sau?"!

    Trả lờiXóa
  4. Han che hay khong la o nguoi cho vay. Con bon di vay nay thi bao nhieu cung con it, chung chi an chu co phai tra dau ma so

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói rát đúng. Kẻ vay không bao h chịu dừng vì bản chất tham lam vô độ.

      Xóa
  5. Giảm dần việc vay vốn ODA , tiến tới ngừng vay ! Vì những lý do như Gs Ng.minh Thuyết cùng rất nhiều chuyên gia kinh tế của VN cũng như nước ngoài chỉ ra . Tôi là một công dân bình thường thì chỉ suy nghĩ và viết đơn giản như thế này : những kẻ ăn bám vào những đồng tiền vay mượn thì không bao giờ ngóc đầu lên nổi và thế nào cũng có ngày " ra đê mà ở " ! Nhưng khốn nỗi các " quan nhớn , quan bé " lại không nghĩ vậy , họ cứ muốn vay , vay được càng nhiều thì " càng ít " . Chẳng thế mà hàng năm , các phương tiện thông tin " lề phải " với các giọng điệu rất " hoan hỷ " khi nước A , nước B ... hứa sẽ cung cấp vốn ODA hoặc tăng vốn ODA ... Và cũng rất " tâm tư " khi loan tin nước A , B cắt giảm vốn ODA hoặc ngưng cấp vốn ODA ! Tại sao các quan lại " khoái " vay vốn ODA làm vậy ? Chỉ có thể là :
    - Thứ nhất là lãi xuất thấp , lâu phải trả ( khi đó thì các đời nhà quan đã " hạ cánh an toàn " rồi , túi thì cũng đã rủng rỉnh rồi , còn sau đó thằng nào con nào trả thì " No biết " ) .
    - Thứ hai là , các quan vẫn ca bài ca " ODA là chùm khế ngọt , cho quan trèo hái cả ngày " , chạy chọt , xin xỏ , lót tay ... thì kiểu gì các quan cũng đươc " cấp trên " phân bổ cho một khoản không nhiều thì ít ( thế rồi từ quan địa phương đến quan trung ương thi nhau vẽ vời ra các " đại dự án , tiểu dự án " để " tiêu hóa " cái nguồn vốn " không của riêng ai " đó ! )
    - Thứ ba là , ông " ăn " , tôi " ăn " ... chúng ta cùng " ăn " nên chẳng chết riêng thằng nào , nếu có khui ra thì cũng vì " thiếu tinh thần trách nhiệm " hoặc " trình độ quản lý yếu kém " ... và sẽ " chịu trách nhiệm chính trị " V V và V V ...
    - Thứ tư là ( cái này quan trọng hơn cả ) : một lũ lãnh đạo bất tài , sống nhờ " quyền cao chức trọng " và ĂN BÁM !
    Đơn giản thế thôi , thưa các vị chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là tiền mà Chính phủ phải đứng ra ký kết, vay. Nhưng nếu cho các cha ấy, cá nhân ký tên vay, đố thằng nào dám. Vì ODA của nhà nước vay là tiền chùa, càng chiếm dụng được nhiều càng ngon! Nợ nần nhà nước gánh, dân chịu!

      Xóa
  6. Nhờ có vốn ODA mà đám quan tham xài tiền như đốt, dân đen và mấy em chân dài hưởng xái nên cũng đỡ vả. Nếu không vay nữa, bọn chúng quay sang cắn vào khố rách của dân thì ông Nguyễn Minh Thuyết tính sao?
    Cứ vay, đến lúc vỡ nợ tính sau!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đến thứ năm ngày 9 . 4 . 2015 , nếu Hy Lạp không có 450 triệu E để trả thì sẽ tuyên bố vỡ nợ !

      Xóa
    2. Sẽ giải tán chính phủ Hy Lạp hiện nay, lập chính phủ mới để giải quyết nợ.

      Xóa
  7. Nếu không có ODA thì " lực lượng lãnh đạo toàn diện " lấy gì để khoe " thành tựu " với nhân dân ? " có sách mới áo hoa đây là nhờ đảng ta . . . đi vay . . . " . Thành tích trong diễn văn của các hội nghị thật hoành tráng nhưng người dân đất Việt không biết rằng mình đang có cuộc sống THỊNH VƯỢNG . . . . . ảo !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác như Nặc danh18:25 Ngày 06 tháng 04 năm 2015 noi
      Người dân Việt bị bưng bít thông tin và bị nhồi sọ ngu lâu vì cảm đang, nên cứ cho đây là "thành tựu" của đảng "ta. họ không hề biết rằng, đảng đã biến họ thành những con nợ cho nước ngoài, họ cũng không biết rằng đảng đã ăn cướp tương lai của thế hệ sau của dân tộc

      Xóa