Trang BVB1

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

"Chìa khóa" của lòng dân là Dân chủ


Có nhiều định nghĩa mang tính hàn lâm về “dân chủ”, nhưng Bác Hồ nói rằng “dân chủ là để làm sao cho dân được mở miệng ra”.
Theo GS.Trần Đình Huỳnh, nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại những chỉ dẫn như là dự báo chính trị về nguy cơ đối với một Đảng cầm quyền, mà ngày nay chúng ta cần nghiêm túc suy ngẫm.
Trong điều kiện cầm quyền, Đảng có nguy cơ không còn là người đầy tớ thật trung thành phục vụ nhân dân, mà biến thành “quan nhân dân”, thậm chí còn biến thành cực đối lập với nhân dân.
Chữ “trọng” và “dụng” chưa đi liền với nhau
GS. Trần Đình Huỳnh phân tích: Nguy cơ của Đảng cầm quyền có thể nói ở rất nhiều khía cạnh, nhưng nguy cơ quan trọng nhất là quyết định sai lầm một quyết sách chính trị. Trong quyết sách chính trị, nói như Bác Hồ đó là “trí khôn của Đảng”. Có “trí khôn” thì mới hoạch định chính sách đúng được. “Trí khôn”, như Bác nói, liên quan đến công tác tổ chức. Dù Đảng có đông bao nhiêu, dù toàn những người tài giỏi, ưu tú, tuy vậy trong dân chúng có rất nhiều người tài, họ rất khôn ngoan. Việc nước thì không phải việc riêng của Đảng, mà là việc của toàn dân, cho nên phải khơi dậy “trí khôn” của cả dân tộc.
 
GS.Trần Đình Huỳnh, nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng
GS.Trần Đình Huỳnh cho rằng: “Mỗi thời có một trí khôn để giải quyết nhiệm vụ của thời đó. Tôi cho rằng thế hệ cách mạng cũ đã có đủ trí khôn và họ đã giải quyết được nhiệm cụ của thời đại họ. Trí khôn của thời đại ngày nay chính là phụ thuộc vào thế hệ hiện tại. Tôi lưu ý hai điều Bác nói: Một là chính sách nhân tài. Đảng ta có nhiều nghị quyết về nhân tài, nhưng tôi cho rằng nhân tài ở đất nước ta không được khơi dậy, chưa được trọng dụng. Chữ “trọng” và chữ “dụng” đã bị tách ra làm hai. Một số không nhỏ được “dụng” nhưng không được “trọng”; còn một số đáng “trọng” thì có khi lại không dùng được. Tôi nghĩ rằng tổ chức phải lưu ý chính sách nhân tài. Thứ hai, Bác chú ý đến nhân tài ở cả trong và ngoài nước, ngoài đảng và thế hệ trẻ. Bác nói: “Chính vì thiếu chính sách nhân tài nên Đảng cầm quyền mới rơi vào tình trạng thiếu tri thức, thiếu lý luận, không am hiểu bản chất và xu thế phát triển của tình hình trong nước, ngoài nước, không nắm được quy luật hành động, như đi ban đêm không có đèn, không có gậy dễ vấp té”.
Nguy cơ “giặc nội xâm”
Nguy cơ thứ hai, theo GS.Trần Đình Huỳnh, đó chính là “giặc nội xâm lũng đoạn”. GS.Trần Đình Huỳnh khẳng định, giặc nội xâm chính là chủ nghĩa cá nhân, gây tác hại rất to lớn, như Bác nói “chủ nghĩa cá nhân đẻ ra nhiều cái xấu, thiên hình vạn trạng”, “làm mất lòng tin cậy của dân, sẽ hại đến uy tín của Chính phủ”.
GS.Trần Đình Huỳnh chỉ rõ: Chủ nghĩa cá nhân biểu hiện ở những đặc điểm, đó là tính công thần và kiêu ngạo; địa phương cục bộ; bè phái, lợi ích nhóm; quan liêu và lối sống kim tiền; óc hẹp hòi; tính vô kỷ luật, kỷ luật không nghiêm, làm trái phép nước, coi thường pháp luật; tham nhũng. GS.Trần Đình Huỳnh phân tích: Giặc nội xâm chính là kẻ thù bên trong của chúng ta. Nó như những “tế bào ác tính” xâm nhập vào cơ thể Đảng; phá hoại tư tưởng và tổ chức của Đảng, phá hoại cả tình đồng chí thiêng liêng. Danh dự, uy tín của Đảng bị chủ nghĩa cá nhân làm cho xói mòn, nó là nguy cơ trực tiếp làm cho Đảng mất dần quần chúng. Khi Đảng mất tín nhiệm đối với nhân dân, cán bộ, đảng viên có chức quyền không còn là đầy tớ trung thành của nhân dân thì Đảng không còn là một đảng cách mạng chân chính.
Do đó, Nhà nước do Đảng lãnh đạo cũng không còn là Nhà nước của nhân dân, do dân và vì dân nữa. Nguy cơ làm thoái hóa biến chất Đảng khi đã trở thành đảng cầm quyền và bí quyết để chống lại nguy cơ đó là ở chính ngay trong mỗi một đảng viên. Chính vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi Đảng phải kiên quyết “quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”.
              Chìa khóa của “lòng dân” là dân chủ
GS.Trần Đình Huỳnh chỉ ra một nguy cơ mà Bác dự báo đó là xa dân và mất dần quần chúng. Theo Giáo sư, bất cứ thời nào, giai cấp cầm quyền cũng tuyên bố là vì dân, nhưng vấn đề là có làm hay không, có nói đi đôi với làm không? Bác Hồ nói khi ta chưa giành được chính quyền, với tư cách đảng viên Đảng cộng sản Pháp, nếu chúng ta cứ nói mãi mà không làm, hoặc làm không có kết quả gì thì quần chúng sẽ coi chúng ta là những người đúng đắn hay là những kẻ lừa phỉnh?
“Tôi e ngại rằng chúng ta (Đảng – PV) đứng trước cảnh một bộ phận không nhỏ nhân dân coi chúng ta là nói mà không làm. Chúng ta rất tự hào rằng dân nói là “Đảng ta”, “Đảng của chúng ta”, “Đảng tôi”… Nhưng bây giờ đã ai kiểm định trong nhân dân có bao nhiêu phần trăm tin rằng đây là Đảng của tôi, của chúng tôi, của chúng ta?” – ông nói.
GS.Trần Đình Huỳnh chỉ rõ: Chìa khóa giải quyết vấn đề này là dân chủ, trước hết là dân chủ trong Đảng. Có nhiều định nghĩa mang tính hàn lâm về “dân chủ”, nhưng Bác Hồ nói rằng “dân chủ là để làm sao cho dân được mở miệng ra”. Tôi nghĩ câu này có thể vận dụng ngay trong Đảng, làm sao để đảng viên dám mở miệng ra. Chúng ta vẫn thường nói đến từ “né tránh” – tức là không dám mở miệng ra, thế thì làm sao nhân dân dám mở miệng ra. Cho nên theo Bác, dân chủ là chìa khóa vạn năng là như thế!.
Nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng nhấn mạnh: Đảng ta đã và đang cầm quyền, vẫn đang có một bộ phận nhân dân, dân tộc tin cậy. Nhưng kẻ thù bên trong đang tiến công Đảng, làm tha hóa con người đảng viên, đục ruỗng cơ thể Đảng. Kẻ thù đó là chủ nghĩa cá nhân, nó đang đẻ ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm, quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ nghĩa, tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa… Những căn bệnh ấy đã làm cho biết bao sự nghiệp từng được coi là biểu tượng của kỳ tích anh hùng bỗng tan thành tro bụi.
Nhiều thập kỷ đã và sẽ trôi qua, nhưng lời nhắc nhở của Chủ tịch Hồ Chí Minh như một lời tiên tri, vừa là một hồi chuông cảnh tỉnh. Đây chính là bức thông điệp gửi tất cả những người cộng sản, rằng một dân tộc, một đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến, ca ngợi nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân.
Lại Thìn/VOV
-----------------

12 nhận xét:

  1. Biet la vay roi, nhung khi mo khoa ra thi Dang ta hien nguyen hinh la thang an cap

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bình còn chẳng dám đập nữa là phá khóa .Tay run lắm rồi

      Xóa
  2. Đã đọc qua Đèn Cù của Trần Đĩnh chưa ? Các ông cứ phong thánh cho Bác qua những điều Bác nói . Nhưng cái nói chính là tri từ sách vở , từ người xưa , thế còn hành như thế nào ? Đảng csvn có hành được gì sau khi cướp được chính quyền năm 1945 theo lời Bác nói ?

    Khi Bác còn sống , Đảng đã làm hoàn toàn ngược lại những lời tuyên bố của Bác . Như thế là như thế nào ? Dân có ấm no , có hạnh phúc hay không ?

    Bác nói một đàng , Đảng làm một nẻo . Hôm nay nhân kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng , Bác bảo chôn cho đỡ tốn kém , Đảng lại xây lăng tẩm Ba Đình ? Nhằm mục đích gì ? Bác bị chính ĐẢNG đánh bóng và lợi dụng , từ khi còn sống lẫn lúc vĩnh biệt cõi đời . Hậu nhân làm truyền thông vẫn nhắm mắt mà ca tụng theo Đảng thật đáng trách .

    Bác bị chính Lê Duẩn theo Nga quản thúc cuối đời tại K9 . Chết chẳng được yên thân , di chúc để lại giờ đây chưa biết thật hay giả , ngày kỵ chẳng biết đúng sai . Thế mà chính Đảng muốn xúi giục kẻ cầm bút như Lại Thìn muốn phong thánh cho Bác . Chẳng biết do Lại Thìn ngu muội hay Đảng bịp lừa muốn nhờ Danh phận Bác để qua cơn nguy biến hôm nay ?

    Trả lờiXóa
  3. Nếu chỉ có nói "dân chủ" từ miệng thì chẳng có ích gì , mà phải được thể hiện bằng các điều luật , hiến pháp , các chế tài....và phải có các cơ quan độc lập (do dân bầu trực tiếp) giám sát , sử lý các vụ việc vi phạm, lạm dụng quyền lực... Đỉnh cao nhất của thiết chế dân chủ chính là đa nguyên đa đảng . Ngoài ra , chỉ là cái bánh vẽ.

    Trả lờiXóa
  4. nói lý luận thì hay đấy ,nhưng không thấy thực hiện ,đúng là tuồng trẻ con,đưng giêu giao lời Bác Hồ nữa ,không có Bác về vật chết lũ chúng mày

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Noi gi thi Noi moi nguoi Deu dong y Cac Lanh Tu DCS.dieu noi rat hay .nhung thuc chat la cho CB va ND cap duoi An ,BANH VE het .chung ta hay nghi lai xem se ro..Neu that long ho da thuc hien tu lau .

      Xóa
  5. Bác Hồ nói rằng “dân chủ là để làm sao cho dân được mở miệng ra!” Bác không biết giờ người ta hay phán: "Đừng nói! Có gì vế làm đơn đi!" à?
    Bó tay rồi Bác ơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác còn bó tay , chắc dân bó chiếu quá.

      Xóa
  6. Đại chiến hôm qua các loài sói chết hết,trở lại thỏ.Thế giới lại xuất hiện sói mới,nay lại them sói nữa và chú chim ưng.
    Các chú sói đăt ra lắm thứ tiêu chí,thỏ nào không theo thì chú điểm tâm.
    Mỗi đàn thỏ cũng học đòi phịa ra lắm tiêu chí.
    Cuối cùng dân chủ chỉ theo tiêu chí lai tạp.
    Sói nào cũng là sói thôi chớ ca ngợi quá.
    Giận cá quá,nên sói đóng cửa khẩu rồi đấy.
    Hai chú sói đều chơi trò giận cá chém thớt,chưa đáng mặt sói.

    Trả lờiXóa
  7. So sánh những lời tố cáo hùng hồn bọn thực dân
    Pháp (trong thập niên 40 thế kỷ 20) mà HCM.góp
    phần trong đó với chế độ CS.do ông xây dựng nên
    thì cũng gần như vậy,tức là không có dân quyền
    và nhân quyền cho đồng bào VN.như đại đa số
    các nước trên thế giới ở thế kỷ 21 này.
    Phải chăng dân tộc VN.đã bị lừa bịp bởi những
    kẻ 2 mặt : nói thì thuận mà làm thì ngược ?

    Trả lờiXóa
  8. Trí khôn thời đại là cái quái gì nhỉ ? . Tôi không muốn đôi co nhiều lời nữa đâu , ông Huỳnh ơi . Ông ra mà xem người ta ăn chặn cả mỳ tôm của người tàn tật kia kìa . Ngồi đấy mà khôn với ngoan . Rõ chán .Hết giờ rồi .

    http://dantri.com.vn/su-kien/quan-xa-an-chan-ca-goi-mi-tom-cua-nguoi-tan-tat-1028243.htm

    Trả lờiXóa
  9. Hệ lụy tai hại của mất dân chủ ,lợi dụng danh nghĩa lực lượng chính trị văn minh nhất ...để đàn áp bỏ tù đồng chí mình vô pháp luật cũng đủ làm cho người dân khiếp muôn đời ...đó là hiểm kế " đánh ngưới nhà đe thiên hạ " mà bên Tầu đả đang truyền dậy giới cầm quyền Việt nam .thế nên không ai mỡ miệng mà phải NẶC DANH

    Trả lờiXóa