Vấn đề hiệu quả phòng chống tham nhũng được thảo luận
tại diễn đàn Quốc hội. Đó là, thanh tra thì nhiều nhưng phát hiện thì ít.
Có một chuyên gia Liên Hiệp Quốc nhận xét rằng, hiện
nay, pháp luật phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam có thể ví như “một con hổ không
răng”. Thật vậy, “con hổ không răng”, về hình thức thì rất mạnh mẽ, nhưng thực
chất là chỉ bắt được con mồi nhỏ. Quốc hội đã bàn thảo về phòng, chống tham
nhũng và nhận định thanh tra thì nhiều nhưng phát hiện thì ít.
Có địa phương trong hai năm tổ chức trên 800 cuộc
thanh tra nhưng chỉ phát hiện được 2 vụ nho nhỏ. Tiền thu được từ tham nhũng
chắc không đủ để trả tiền xăng đi thanh tra. Phát hiện tham nhũng ít, thu tiền
tham nhũng về còn ít hơn. Năm 2014, kết quả thu hồi tài sản về ngân sách nhà nước
khoảng 1.500 tỉ đồng/6.740 tỉ đồng thiệt hại trong các vụ án tham nhũng (đạt tỉ
lệ 22,3%). Tổng giá trị tài sản tham nhũng và thiệt hại do tham nhũng gây ra là
17.000 tỉ đồng, nhưng chỉ thu hồi được khoảng gần 5.000 tỉ đồng.
Cán bộ đảng viên đánh giá việc kê khai tài sản vẫn còn
rất hình thức nên không phục vụ phòng chống tham nhũng khi 1 triệu người thực
hiện kê khai tài sản, chỉ phát hiện một trường hợp không trung thực và 5 người
phải khai bổ sung. Đúng như nhận định của của ĐBQH: “Chúng ta cứ loay hoay
kiểm soát tài sản của cán bộ công chức, người có chức vụ quyền hạn thì sẽ xảy
ra trường hợp bố là bộ trưởng, thứ trưởng, chủ tịch tỉnh… không có tài sản
nhưng con là giám đốc một ngân hàng có hàng ngàn tỉ”. Vận vào việc con ông Trần
Văn Truyền kê khai là chính chủ căn biệt thự khủng ở Bến Tre có giá trị bằng
100 năm tiền lương của anh này càng thấy ý kiến trên là có lý. Sự chuyển hóa và
ngụy tạo tinh vi đã khiến việc phòng chống tham nhũng bó tay.
Trong các văn kiện, các ý kiến của lãnh đạo Đảng và
Nhà nước, tình hình tham nhũng ở Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp, kết quả phòng
chống tham nhũng chưa tương xứng với cố gắng của cả hệ thống chính trị và trong
công tác phòng chống tham nhũng, việc thu hồi tài sản đạt hiệu quả rất thấp.
Như vậy nói tham nhũng ổn định là vừa sai hiện tượng, vừa sai bản chất.
Các chuyên gia khẳng định, tham nhũng, về mặt bản
chất là một loại tội phạm về tài chính. Việc làm rõ nguồn gốc, cơ
chế phát sinh các dòng tiền, công khai, minh bạch tài sản đóng vai
trò thiết yếu trong kiểm soát, đẩy lùi tham nhũng. Nhiều cuộc thảo luận
chuyên đề: "Kê khai tài sản" và "Truy tìm dòng tiền bất hợp
pháp, thu hồi tài sản tham nhũng”, đều làm rõ hai khía cạnh tài chính quan
trọng này.
Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra con số mỗi năm có 1.000
tỷ USD chảy vào túi quan tham. Kinh nghiệm của thế giới cũng cho thấy, thường
phải mất 10-15 năm sau khi quan tham nghỉ hưu hay mất chức, thôi chức mới phát
hiện họ tham nhũng và cũng chỉ có khoảng 10-15% số tài sản này được thu hồi về
công quỹ. Việt Nam
không phải là ngoại lệ khi gần đây một số cựu quan chức “vướng” chuyện tài sản
không minh bạch.
Trong bối cảnh này, người dân không thể đồng thuận với
đánh giá của quan chức phòng chống tham nhũng rằng ở nước ta, trong mấy năm qua
tham nhũng không tăng, không giảm nghĩa là ổn định. Ổn định làm sao được khi số
vụ việc, số tài sản bị thất thoát vẫn cao và tỷ lệ thu hồi vẫn thấp.
Vì vậy, các chuyên gia đề nghị cần sớm sửa đổi, bổ
sung Bộ luật Hình sự để hình sự hóa các hành vi tham nhũng cho phù hợp với Luật
Phòng, chống tham nhũng đồng thời cần có hướng dẫn cụ thể việc xử lý tài sản,
thu nhập không giải trình được nguồn gốc; tăng cường các biện pháp quản lý tài
sản, thu nhập của công chức, nhất là người giữ vị trí then chốt trong bộ máy
Nhà nước. Như vậy, “hổ mới có răng sắc, vuốt nhọn và cơ thể mạnh khỏe để chống
lại con sư tử tham nhũng”!
Vấn đề hiệu quả phòng chống tham nhũng (phòng chống
tham nhũng) được thảo luận tại diễn đàn Quốc hội. Đó là, thanh tra thì nhiều
nhưng phát hiện thì ít.
Có
một chuyên gia Liên Hiệp Quốc nhận xét rằng, hiện nay, pháp luật phòng, chống
tham nhũng (phòng chống tham nhũng) ở Việt Nam có thể ví như “một con hổ không
răng”. Thật vậy, “con hổ không răng”, về hình thức thì rất mạnh mẽ, nhưng thực
chất là chỉ bắt được con mồi nhỏ. Quốc hội đã bàn thảo về phòng, chống tham
nhũng và nhận định thanh tra thì nhiều nhưng phát hiện thì ít.
Có địa phương trong hai năm tổ chức trên 800 cuộc
thanh tra nhưng chỉ phát hiện được 2 vụ nho nhỏ. Tiền thu được từ tham nhũng
chắc không đủ để trả tiền xăng đi thanh tra. Phát hiện tham nhũng ít, thu tiền
tham nhũng về còn ít hơn. Năm 2014, kết quả thu hồi tài sản về ngân sách nhà
nước khoảng 1.500 tỉ đồng/6.740 tỉ đồng thiệt hại trong các vụ án tham nhũng
(đạt tỉ lệ 22,3%). Tổng giá trị tài sản tham nhũng và thiệt hại do tham nhũng
gây ra là 17.000 tỉ đồng, nhưng chỉ thu hồi được khoảng gần 5.000 tỉ đồng.
Cán bộ đảng viên đánh giá việc kê khai tài sản vẫn còn
rất hình thức nên không phục vụ phòng chống tham nhũng khi 1 triệu người thực
hiện kê khai tài sản, chỉ phát hiện một trường hợp không trung thực và 5 người
phải khai bổ sung. Đúng như nhận định của của ĐBQH: “Chúng ta cứ loay hoay
kiểm soát tài sản của cán bộ công chức, người có chức vụ quyền hạn thì sẽ xảy
ra trường hợp bố là bộ trưởng, thứ trưởng, chủ tịch tỉnh… không có tài sản
nhưng con là giám đốc một ngân hàng có hàng ngàn tỉ”. Vận vào việc con ông Trần
Văn Truyền kê khai là chính chủ căn biệt thự khủng ở Bến Tre có giá trị bằng
100 năm tiền lương của anh này càng thấy ý kiến trên là có lý. Sự chuyển hóa và
ngụy tạo tinh vi đã khiến việc phòng chống tham nhũng bó tay.
Trong các văn kiện, các ý kiến của lãnh đạo Đảng và
Nhà nước, tình hình tham nhũng ở Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp, kết quả phòng
chống tham nhũng chưa tương xứng với cố gắng của cả hệ thống chính trị và trong
công tác phòng chống tham nhũng, việc thu hồi tài sản đạt hiệu quả rất thấp.
Như vậy nói tham nhũng ổn định là vừa sai hiện tượng, vừa sai bản chất.
Các chuyên gia khẳng định, tham nhũng, về mặt bản
chất là một loại tội phạm về tài chính. Việc làm rõ nguồn gốc, cơ
chế phát sinh các dòng tiền, công khai, minh bạch tài sản đóng vai
trò thiết yếu trong kiểm soát, đẩy lùi tham nhũng. Nhiều cuộc thảo luận
chuyên đề: "Kê khai tài sản" và "Truy tìm dòng tiền bất hợp
pháp, thu hồi tài sản tham nhũng”, đều làm rõ hai khía cạnh tài chính quan
trọng này.
Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra con số mỗi năm có 1.000
tỷ USD chảy vào túi quan tham. Kinh nghiệm của thế giới cũng cho thấy, thường
phải mất 10-15 năm sau khi quan tham nghỉ hưu hay mất chức, thôi chức mới phát
hiện họ tham nhũng và cũng chỉ có khoảng 10-15% số tài sản này được thu hồi về
công quỹ. Việt Nam
không phải là ngoại lệ khi gần đây một số cựu quan chức “vướng” chuyện tài sản
không minh bạch.
Trong bối cảnh này, người dân không thể đồng thuận với
đánh giá của quan chức phòng chống tham nhũng rằng ở nước ta, trong mấy năm qua
tham nhũng không tăng, không giảm nghĩa là ổn định. Ổn định làm sao được khi số
vụ việc, số tài sản bị thất thoát vẫn cao và tỷ lệ thu hồi vẫn thấp.
Vì vậy, các chuyên gia đề nghị cần sớm sửa đổi, bổ
sung Bộ luật Hình sự để hình sự hóa các hành vi tham nhũng cho phù hợp với Luật
Phòng, chống tham nhũng đồng thời cần có hướng dẫn cụ thể việc xử lý tài sản,
thu nhập không giải trình được nguồn gốc; tăng cường các biện pháp quản lý tài
sản, thu nhập của công chức, nhất là người giữ vị trí then chốt trong bộ máy
Nhà nước. Như vậy, “hổ mới có răng sắc, vuốt nhọn và cơ thể mạnh khỏe để chống
lại con sư tử tham nhũng”!
(Theo Petro Times)
-------------
Đùa cho vui thôi mà ! chống gì chứ,anh càng to càng tham nhũng lớn,chức vụ đầy người ai dám đụng tới !
Trả lờiXóaKhông đúng lắm.
Xóa"Đùa cho dân càng thêm buồn thôi!..."
ÔNG TẬP ĐÃ CHỐNG THAM NHŨNG Ở TRUNG QUỐC CÓ THỂ NÓI LÀ RẤT THÀNH CÔNG, CHUỘT CHẾT NHIỀU MÀ BÌNH KHÔNG HỀ RẠN. Ở VIẸT NAM TA THÌ CHỐNG THAM NHŨNG VẪN CÒN LÀ MỘT SỰ LẠ, NÊN CÒN NGẮM NGÍA XEM XÉT. VÍ NHƯ ÔNG TRẦN VĂN TRUYỀN LỢI DỤNG CHỨC QUYỀN THAM NHŨNG...MÀ CHỈ KHIỂN TRÁCH CẢNH CÁO ! PHẢI CHĂNG LUẬT PHÁP KHÔNG GIÀNH CHO ÔNG TRUYỀN ?
Xóa"Chống": làm cho "vững", không bị "đổ".
Trả lờiXóa"Một mình một chợ", "Múa gậy vườn hoang"... ám chỉ kẻ độc tài lũng đoạn xã hội.
Trả lờiXóaLiệu có việc kẻ đó chống chính nó?
Dở hơi cám lợn!
Ủa, thiệt thế à !
Trả lờiXóaĐầu năm mới 2015 lại phải nói ròi ta ? Vì một số người ở ngoài Việt Nam họ nói. Thế nên tôi cũng phải nói lại đôi câu về "ăn cắp" và "ăn cướp" thời nay-Con Hổ không răng!
Dân tôi thì nhận biết việc luật phòng, chống tham nhũng là "con Hổ không rắng" từ lâu rồi; chứ không phải đến giờ các chuyên gia của Liên hiệp quốc, Ngân hàng Thế giới nói mới nhận ra. Nguyên ro là các quan chức luôn tự hào có nền "Văn hiến", tức là viết văn, nói trạng dài dài, khua môi, múa mép trong các cuộc họp, hội nghị hay trước bàn dân thiên hạ cho nó mạnh và có khí thế, bà con Nam Bộ kêu là hù. "Con Hổ không răng" đem ra "hù thiên hạ", người yếu bóng vía, đánh lừa dư luận dân tôi, qua đó các "quan tham" thoát được và vượt khỏi 'thòng lọng" là "con Hổ cong đuôi" lủi mất.
Dân tôi cũng tinh thật, biết quan "ăn cướp có giấy phép" (tham nhũng) không ai trị được; thế cũng hay, dân tôi cũng đi "ăn trộm" (không ăn cướp như quan) nếu thoát được, không bị bắt thì em cũng góp phần làm cho "dân giầu"; còn nếu bị bắt do ăn trộm (vì các quan không quản lý tài nguyên, thủ tục dự án đơn giản...) thì đành chịu phạt tiền, tịch thu hoạc ngồi từ, thậm chí phải chết. Vì dân tôi "ăn trộm" không có "giấy phép" như "quan ăn cướp có giấy phép". Quan ăn cướp có giấy phép sẽ có cơ quan và người có chức vụ cao bênh che, tỷ như vụ Trần Văn Truyền ăn tham, ăn tạp, ăn bẩn, "ăn cướp có giấy phép" đất đai, nhà cửa và cãi cù nhầy thì đã có UBKT Trung ương, BCT "kiên quyết xử lý " kỷ luật "cảnh cáo". Còn mấy cán bộ thẩm phán ở cấp huyện ăn cắp (ăn lận) chút ít thì cũng trong phiên họp xét kỷ luật ông Truyền, UBKT Trung ương "ban cho đặc ân" "Khai trừ" ra khỏi đảng. Đó sự khác nhau "ăn cắp" và "ăn cướp có giấy phép" là như dzậy!
Đấy, sở dĩ, luật phòng chống tham nhũng như "con hổ không răng" là như rứa.
Các cụ ngẫm xem !
Ngẫm ra rồi - vậy bọn đó là bọn "văn hiếp"! "Văn hiến" cái nỗi gì!
XóaĐảng viên thời @
Trả lờiXóaMột thằng đầu đảng, trưởng ban chống nhũng mà còn sợ" đánh chuột sợ vỡ bình" để giữ tình hình ổn định thì đó chính là thằng tiếp tay cho tham nhũn không hơn không kém!
chống tham nhũng theo cách làm của chính quyền này là vô vọng như lời bác cả TRọng nói về chế độ XHCN ở VN đến hết thế kỉ này cũng ko có!.....những Trần văn Truyền. Lê thanh Cung,Hoàng văn Nghiên,bí thư T.U Hải dương.khi bị lộ thì "của con...do con trai.. .do em kết nghĩa...do bà mẹ nuôi" và nhận khuyết điểm,sâu sắc rút kinh nghiệm,nuốt ko trôi thì trả lại nhận kỉ luật cảnh cáo nhằm nhò gì.như mèo rửa mặt.người được cử ra chống TN mới hô khẩu hiệu hơi to thôi đã mang bạo bệnh tức thì,tính mạng đếm được từng ngày ko biết có được kịp hưởng xuân Giáp Ngọ?thấy gương đó liệu ai còn dám chống TN?
Trả lờiXóa" một mình một chiếu" thì ai vào đó mà tranh giành tham và nhũng của dân của nước?. Chế độ phong kiến , tập quyền đã đẻ ra hàng loạt đau thương cho dân lành trong lịch sử, cũng chỉ vì quyền lực do ông Vua , quân nắm trọn quyền sinh sát trong tay. Chế độ Hitle, Stalin, Bregienev , Mao trạch Đống, Sadamhussein .. đã gây nên thảm họa tham nhũng tràn lan, suy đồi đạo đức, coi thường luật pháp ..cho nhân dân và tổ quốc họ. Chính quyền VN XHCN hiện tại cũng không hơn gì.Ai chống TN và chống cách nào, khi à 175 UVBCH TW ĐCSVN , các bộ trưởng, thứ trưởng, tỉnh trưởng.. đều những con Hổ, con báo TN? .
Trả lờiXóaChán lắm đả cướp rồi còn kêu hàng xóm vào cướp tiếp - Nhà này không tang thì mới lạ - Vưa cướp vừa la đố cha nào bắt được .
Trả lờiXóaối .xin lỗi cac bác em lộn Xin đính chính "Hưởng xuân Ât Mùi "
Trả lờiXóaCon người khi lót lòng đã có lòng tham . Chính vì vậy không có khẩu hiệu nào , tấm gương đạo đức nào, không có lí tưởng nào có thể khuất phục lòng tham của con người. Người cộng sản cũng là con người như bao người khác. Người cộng sản trước kia còn nhiều điểm ưu tú , còn người cộng sản ngày nay cũng bình thường như mọi người . Thậm chí "bộ phận không nhỏ" còn kém hơn !
Trả lờiXóaMuốn chống lại lòng tham của con người để ngăn chạn nạn tham nhũng thì kinh tế không thể là " của chung không ai khóc" . Chế độ độc đảng , toàn quyền mà nền kinh tế thị trường "định hướng XHCN" như "Con nai đứng trước con hổ đói " Chỉ làm gia tăng , trỗi dậy lòng tham của quan chức , dẫn đến làm hư hỏng quan chức !. Nếu tôi và các bạn làm quan chức ở VN cũng tham nhũng như họ thôi .
Báo chí , truyền thông phải tự do đưa tin , nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin của mình .
Đất nước phải dân chủ tự do . Khi người dân gặp quan chức mà như gặp hổ , thì làm sao mà dám chống tham nhũng . Và điều này càng tạo ra cảm tưởng quan chức là "vua" vì mọi người đều sợ mình . Điều đó càng làm họ tự do tham nhũng.
Một việc nữa là pháp luật phải nghiêm minh . Chứ cứ "giơ cao đánh khẽ" , như chữa ung thư bằng thuốc cảm thì không thể chống tham nhũng được !
Tất cả những ý kiến trên của tôi là muốn làm sao ngay từ đầu xã hội , pháp luật không tao ra "môi trường" để khơi dậy lòng tham của con người , rồi làm hư hỏng quan chức . Với hiểu biết của mình tôi nghĩ vậy . Không biết các viện khoa học xã hội , ủy ban phòng chống tham nhũng ..v.v.v họ nghĩ gì , có như tôi nghĩ không !!!
Nhà mối trong mối ngoài ăn sụm bà chè rồi chống gì nữa - Vất mẹ làm lại tốt hơn
Trả lờiXóapháp luật phòng chống tham nhũng: đây là kiểu vá trinh của ca ve ?
Trả lờiXóa