Trang BVB1

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Đại hội đảng - Cần tránh lặp lại nếp cũ

Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10 vừa kết thúc ở Hà Nội đã thu hút sự chú ý cao của dư luận.
Một phần vì kết quả bỏ phiếu ‘tín nhiệm’ lần này lại không được hoặc chưa được công bố ngay đã khiến cả nước cứ phải đi hỏi nhau.
Từ một dấu hiệu của dân chủ trong Đảng, việc giữ kín kết quả bỏ phiếu lại biến thành lằn ranh phân biệt rõ 200 trung ương ủy viên với hơn ba triệu đồng chí của họ và với hàng triệu người dân quan tâm.
Nhìn từ bên ngoài, việc chậm trễ trong công tác thông tin này cũng không hẳn đã là hay, vì các đối tác quốc tế, các nhà đầu tư đều có quyền được biết ‘bảng xếp hạng’ uy tín nội bộ của các gương mặt lãnh đạo Việt Nam ra sao.
Giới trẻ Việt Nam quen xem kết quả bóng đá ‘live’ trên màn hình từng giây mà có quan tâm đến Hội nghị Trung ương 10 sẽ có cảm giác mất vui vì ở diễn đàn đóng kín này kết quả được ‘phát chậm’ bằng ngày.
Sự hào hứng chờ đón Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2016 chắc hẳn cũng vì chuyện này mà bị ảnh hưởng.
Phù hợp kỳ vọng
Tuy thế, còn hơn một năm nữa mới đến kỳ Đại hội Đảng khóa sau nên đây cũng là dịp cần bàn về cách họp xem sao cho hiệu quả và hiện đại, ngày càng phù hợp với sự vận hành nhanh gọn của nền kinh tế toàn cầu, của nhịp sống ngày một mới, một trẻ của xã hội Việt Nam.
Như Giáo sư Carl Thayer, một người bạn thân thiết của Việt Nam nhận xét vừa qua khi nói về các kỳ họp của Đảng Cộng sản: “Cứ năm năm một lần Việt Nam lại lặp lại vấn đề là Đảng không có đủ nhân sự tài năng, cả nam lẫn nữ, để điền vào cho các ghế mới.”
Điều này sinh ra các đồn đoán không cần thiết vì họp trung ương này chưa phải đã là cuối cùng để ngã ngũ về nhân sự và chính sách cho kỳ Đại hội tới tận 2016 mới họp.
Mà ‘đơn đặt hàng’ của toàn Đảng và của nhân dân cũng như dư luận quốc tế cho các kỳ họp này thì đã quá rõ:
Việt Nam cần những lãnh đạo có sức khoẻ, có tài, có tâm và có tầm để gánh vác việc nước trong một bối cảnh trong ngoài chuyển biến nhanh, nhiều thách thức.
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vừa nói rằng cần “đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược” cho bộ máy.
Để tạo ra một chuyển biến cho chính Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi nghĩ cần coi là kỳ Đại hội Đảng năm 2016 là cuối cùng theo mô hình cứ 5 năm một lần và từ 2016 bắt đầu họp theo phong cách mới là hội nghị toàn quốc hàng năm của Đảng.
Có mấy lý do ủng hộ cho phương án thay đổi này.
Thứ nhất, trong lịch sử đã có những lúc Đảng Cộng sản Việt Nam này không họp đại hội định kỳ.
Đại hội toàn quốc đầu tiên họp ở Macao năm 1935 nhưng đến tận năm 1960 mới có Đại hội lần thứ 3, sau một thời kỳ dài ở giữa gồm cả lúc đảng này tự giải tán hay đổi tên thành Đảng Lao động (Đại hội 2 năm 1951 ở Tuyên Quang).
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 diễn ra ở Hà Nội và Sài Gòn là nhờ khả năng giành thời cơ của các nhà cách mạng cộng sản tiền bối khi đó, không phụ thuộc vào bất cứ kỳ đại hội nào.
Thứ hai, tôi thấy đại đa số các đảng chính trị từ Âu sang Á đều họp hội nghị toàn thể hay đại hội hàng năm để ra các quyết định nhân sự và chính sách mới mẻ, nhanh chóng ứng phó với tình hình.
Thứ ba, cách họp hiện nay thiếu nhất quán vì tuy Đại hội Đảng họp 5 năm một lần nhưng lại có các hội nghị trung ương trong năm.
Về hội nghị trung ương thì cũng có năm có ba bốn kỳ, có năm chỉ có một, thiếu đồng bộ và tạo cảm giác là bị tình thế thúc đẩy.
Các nước và Việt Nam
Để giải quyết các vấn đề này, ta hãy xem các nước làm ra sao.
Đảng Nhân dân Hành động hiện cầm quyền ở Singapore họp đại hội hàng năm cho khoảng 5000 đại biểu để bầu hoặc bầu bổ sung 100 ủy viên Ban Điều hành Trung ương.
Ban này bầu ra Tổng bí thư, người theo thông lệ cũng nắm chức thủ tướng Singapore với điều kiện đảng Nhân dân Hành động là đảng cầm quyền.
Riêng Mỹ hai đảng chính họp bốn năm một lần chỉ để chọn ứng viên ra tranh cử tổng thống.
Các đảng Bảo thủ, Lao Động ở Anh đều họp thường niên, còn đảng Bảo thủ tại Canada thì bầu Hội đồng toàn quốc hai năm một lần.
Lãnh đạo đảng cầm quyền ở Singapore cũng làm luôn thủ tướng
Tại Anh, chỉ các đảng viên đã là dân biểu quốc hội thì mới được bầu vào ban lãnh đạo toàn quốc của Đảng Bảo thủ.
Điều này cũng cho thấy đã từ lâu các nước đều đồng ý là đảng cầm quyền thì phải cầm quyền, không thể có các chức vụ chỉ lo việc cho Đảng mà thôi.
Tại Ấn Độ, Đảng Quốc Đại cũng họp hội nghị thường niên (annual conference) để bầu Chủ tịch và Ủy ban toàn quốc.
Malaysia, đảng UMNO cầm quyền cũng họp đại hội thường niên nhưng bầu lãnh đạo ba năm một lần. Tuy thế, cả trăm nghìn đảng viên chứ không chỉ 2500 đại biểu có quyền bầu trực tiếp lãnh đạo Đảng.
Điều khiến Việt Nam riêng biệt ra chính là vì Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn theo mô hình Trung Quốc, họp đại hội 5 năm một lần.
Tuy thế, điều lệ của đảng cầm quyền ở Trung Quốc cũng nói rõ cứ 1/3 số tỉnh ủy yêu cầu là họ có thể mở đại hội toàn quốc, không cứ 5 năm một lần.
Từ năm 1993, Trung Quốc nhất thể hóa hai chức vụ chủ tịch nước và tổng bí thư, tạo tính liền lạc cho việc điều hành việc Đảng và việc nước.
Với Việt Nam, việc có hợp nhất hai chức lãnh đạo Đảng và Nhà nước giống như Trung Quốc hoặc Singapore còn là câu hỏi mở.
Nhưng nếu sau năm 2016 mà sẽ lại vẫn là cách chia quyền lực ra ba vị trí (ba ngôi) hay bốn (tứ trụ) kéo thêm hai nhiệm kỳ nữa tới tận 2026 thì thông điệp Đổi mới Đảng sẽ rất yếu, thậm chí bị coi là ‘dậm chân tại chỗ’.
Giáo sư Nguyễn Phú Trọng vừa nói về nhu cầu “cải cách hành chính trong Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng” trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10.
Chuyển đại hội 5 năm một lần thành đại hội thường niên hay hội nghị toàn quốc hàng năm và bỏ luôn các kỳ hội nghị trung ương tốn kém trong năm vừa tăng dân chủ trong đảng, vừa gửi ra một tín hiệu Đảng Cộng sản Việt Nam có khả năng tự hiện đại hóa.(BBC)
---------------

15 nhận xét:

  1. Nguyen tac hoat dong cua cac to chuc toi pham la phai giu bi mat cong viec cua bon chung. Don gian chi co vay ma cac bac cu doi hoi la khong ' Duy vat bien chung ' roi

    Trả lờiXóa
  2. Có lẽ duy nhất cái đảng CSVN , lãnh đạo đất nước này có những cái trò mà dân gian gọi là : TRÒ KHỈ ( không giống ai ) ! Một trong những " trò khỉ " lạ lẫm nhất đó là việc bày ra việc " bỏ phiếu tín nhiệm các đ/c lãnh đạo cao cấp của đảng " , nhưng không công bố kết quả cuộc bỏ phiếu đó ( kể cả trong nộ bộ đảng gần 3 triệu đảng viên ) ! Vậy thì việc gì phải rêu rao trên các phương tiện truyền thông cả nước một cách ầm ĩ như vậy để làm gì , hay để tự " đánh bóng thương hiệu " ??? Các ông mang danh lãnh đạo đất nước một cách " dân chủ , quang minh , chính đại " thì các ông cũng phải " quang minh chính đại " trong một việc làm hết sức bình thường như " bỏ phiếu tín nhiệm " của chính các ông cho bàn dân thiên hạ biết " các ông tự tín nhiệm nhau " đến cỡ nào chứ . Không lẽ đến cái việc bình thường như thế mà các ông cũng " bí mật bí đường " như vậy thì người dân sẽ nhìn nhận các ông đang hoạt động trong " tổ chức hội kín " nào đây ? Và như vậy cái đảng CSVN của các ông còn " bảo hoàng hơn gấp vạn lần chế độ bảo hoàng thời phong kiến " ! Việc gì mà các ông phải " kín kín hở hở " như vậy ? không lẽ thiên hạ biết được kết quả của cuộc " bỏ phiếu tín nhiệm " thì các ông mất uy tín lãnh đạo hay sao ? Xin thưa : uy tín của các ông trong dân chúng đã giảm và mất từ lâu rồi !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nội bộ thì cứ làm (với nhau) trong Hội nghị, rêu rao lên mà không minh bạch hóa thì chỉ thêm phức tạp!

      Xóa
    2. thì đã minh bạch là tất cả đều được "tín nhiệm 100%" còn gì ?

      giả dụ có công bố cao-vừa-thấp thì có ai tin CS không chạy theo thành tích hoặc sợ vỡ bình mà làm lệch kết quả không ?

      CS muôn đời vẫn là CS..dân chủ minh bạch công khai thì không còn là CS

      Xóa
  3. "Chẳng bao giờ thay đổi" , lại thêm "mị dân" nữa thì "tránh nếp cũ" thế nào được mà góp ý.

    Trả lờiXóa
  4. Có lẽ kết quả " bỏ phiếu tín nhiệm " hơi bất thường và không theo đúng " kịch bản đã viết " nên không dám công bố trước bàn dân thiên hạ . Nếu như kết quả như thường " tự sướng " là : thành công tốt đẹp ! thì việc gì mà phải dấu " như Mèo dấu ..." như vậy phải không bà con làng xóm ? Nếu kết quả " tốt đẹp " thì cứ gọi là cả 1000 " con Mõ , thằng Mõ " cũng chẳng đủ để đi rao khắp " làng trên xóm dưới " ! Thôi , đã không được " thơm tho " cho lắm thì tốt nhất cứ " đậy lại " cho khỏi ảnh hưởng môi trường !

    Trả lờiXóa
  5. Những quy định dẫn đến bao nhiêu việc làm vô nghĩa, những việc làm vô nghĩa có hậu quả lãng phí ghê gớm!
    Ở các Bệnh viện VN, trong mỗi cái bệnh án dễ dàng tìm ra những mục .... chả để làm gì ngoài việc "Tỏ ra" kín kẽ.
    Chỉ cần mỗi bệnh án một mục như vậy.., mỗi ngày, cả nước sẽ lãng phí bao nhiêu
    Cái lãng phí lớn hơn là lối làm việc và cách nghĩ.
    Diễn văn bế mạc HNTW ông Trong đọc tôi vừa nghe vừa đoán trước câu tiếp theo... kỳ lạ đúng 100%
    TƯ đã thảo luận sôi nổi, thẳng thắn trên tinh thần đoàn kết...
    Trước mắt cần đẩy mạnh..., coi trong công tác...
    ... hội nghị đã thành công tốt đẹp..
    Nhân dịp năm mới tôi xin chúc...
    Vỗ tay
    Ô hay..! Cứ như thể chính mình soạn cái văn bản ấy vậy!

    Trả lờiXóa
  6. Các chính trị gia phương Tây đã đưa ra nhận định về các tính chất của Đảng Cộng sản, trong đó đặc tính phổ biến nhất là kiêu ngạo . Đó là " thói kiêu ngạo cộng sản" nhất là sau khi họ giành, cướp được chính quyền và cai trị nhà nước và XH. Từ đặc tính này, tự cho mình là ưu việt nhất, đúng đắn nhất , vô địch nhất .. nên coi thường nhân dân, công lý và độc quyền chân lý. Cái gì của ĐCS là tuyệt đỉnh ,là quan trọng nhất, bí mật nhất kể cả sự ấu trĩ, ngu muội. Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm 16 ủy viên bộ chính trị và ủy viên ban bí thư được cho là bí mật nên chắc chắn sẽ không công bố rộng rãi toàn XH. Đây là sự thủ đoạn hư thực dễ đánh lừa dư luận , lừa bịp nhân dân và các đảng viên. Một đảng cầm quyền như thế thì còn chính danh, đàng hoàng, văn minh hay không? Không! Với cung cách bầu như quy định bầu cử trong đảng số 224/Q.Đ 2013 , thì ĐH 12 này khó chọn và bầu được người thực tài, có tâm và trong sạch.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế giới họ còn cho biết đảng CSVN ăn bám của người dân nhiều nhất:bằng chứng nhưng hội nghị hội hội hợp,tiền lương chi phí quản lý...đều là nguồn tiền ngân sách của dân ...hay nói đúng hơn là tiền thuế cua dân...Họ ăn tiền của dân nhưng lại làm cha cua dân bằng chứng họ không cho dân biết kết qua thông tin tín nhiệm là gì ?

      Xóa
  7. Kinh Bac Bong,
    Tren trang BAUXITE co' dang La' Thu Ngo~ cua Ong Nguyen-Khac-Mai, noi-dung CHI'-LY' qua' , dang-vien cong-san it' nhat phai doc vai` lan`, do' la` noi dangvien thuong`; con` may' ong^ dang ngoi` ngat' ngheu~ tren cao, nhu NguyenphuTrong chac' phai doc vai` ba tram lan`de biet "minh` la` ai" ! Neu Bac Bong dua ve day, se co' nhieu tieng noi' gop' y' !

    Trả lờiXóa
  8. Đảng lãnh đạo là chân lý. Văn bản của đảng cũng là chân lý. Đúng mọi lúc mọi nơi. Hichichic.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói xách mé gì tôi đấy hả?
      (Lý què)

      Xóa
  9. Diễn văn khai mạc bế mạc thì cứ cắt dán từ bài các kỳ trước, đổi vài tình tiết cho hợp thời điểm thôi mà.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đọc cho trôi chảy đã là khá lắm rồi ..đừng đòi hỏI các trí tuệ ưu việt nhiều quá

      Xóa
  10. Lắng nghe !
    Bác Bồng ơi ? Đúng là một đề xuất hay: "Đại hội đảng-Cần tránh lập lại nếp cũ". “Việt Nam cần những lãnh đạo có sức khoẻ, có tài, có tâm và có tầm để gánh vác việc nước trong một bối cảnh trong ngoài chuyển biến nhanh, nhiều thách thức”.
    Nhưng làm thế nào để có được những lãnh đạo như thế ? Đó là những suy nghĩ và tâm tư của những đảng viên cao tuổi và sức khỏe giảm sút, nhưng vẫn rất tâm huyết và có trách nhiệm với dân tộc, đất nước.
    Đọc bài “Đại hội đảng-Cần tránh lặp lại nếp cũ” (không ghi tên tác giả) ngẫm thấy có cái mới và hay. Người viết bài, có sự hiểu biết, thật tâm với sự tồn tại và hoạt động của tổ chức đảng ở Việt Nam. Nội dung bài viết có những “đề xuất mới” so với Việt Nam hiện nay, nhưng cũng là chuyện “cũ so với lịch sử” tồn tại và hoạt của đảng cộng sản Việt Nam thời gian 1930-1975 và các đảng phái chính trị “cầm quyền” ở các nước trên thế giới.
    Nếu thực hiện “Hội nghị toàn quốc hàng năm của Đảng” sẽ là một cuộc cách mạng rất triệt để về tổ chức và hoạt động, phù hợp với một đảng cầm quyền dân chủ và tiến bộ trên thế giới. Vì đã là thành viên của một đảng phái chính trị thì phải chuyên nghiệp, bình đẳng và phụng sự suốt đời cho mục tiêu và lý tưởng mà mình đã tự nguyện là một thành viên.
    Cách tổ chức đại hội của đảng theo “nhiệm kỳ 5 năm” có cái thuận và nhưng không có động lực phát triển. Thuận là chủ động trong việc chọn con người bố trí cơ cấu, sắp xếp cho từng chức vụ đảng và nhà nước. Nhưng không tạo ra động lực phát triển.
    Vì cán bộ đảng viên biết chắc việc “cấp trên” lựa chọn, cơ cấu và sắp đặt mình giữ các chức vụ đảng và nhà nước. Từ đó, luôn co mình lại, làm theo chỉ đạo, vô cảm, “im lặng và co tròn” cho vừa “qui hoạch” để được ngồi vào ghế.
    Mặt khác, đại hội “nhiệm kỳ 5 năm” không tạo ra đội ngũ cán bộ, đảng viên chuyên nghiệp làm việc và gắn bó với người dân. Đồng thời, đại hội “nhiệm kỳ 5 năm” cũng là điều kiện và môi trường phát sinh tâm lý và tư tưởng làm việc và học tập “gian dối và cơ hội” trong cán bộ đảng viên.
    Một việc nữa là đề xuất “nhất thể hóa hai chức vụ chủ tịch nước và tổng bí thư”. Về điểm này, Việt Nam khi chuẩn bị Đại hội VII (1991), Tiểu ban văn kiện đã chuẩn bị thành văn bản trình ra đại hội. Nhưng khi thông qua văn kiên trong nội bộ đã bị bác bỏ. Sau đó, đại hội Tàu Cộng sản áp dung, nay tác giả viết nên như Trung Quốc là không đúng. Vì Trung Quốc ranh ma, quỉ kế, thâm hiểm đã ngáng cản bước tiến của ta, để họ bước trước…!
    Thực ra dùng cụm từ “hợp nhất hóa hai chức vụ chủ tịch nước và tổng bí thư” là không chuẩn xác. Vì chủ tịch nước là của toàn dân, chủ tịch đảng là của những đảng viên. Cho nên, tổng bí thư đảng muốn là chủ tịch nước thì phải thông qua ứng cử, bầu cử dân chủ, công khai và minh bạch (như Đảng hành động Nhân dân Singapore). Nếu chính đảng chính trị và người đứng đầu đảng phái chính trị đó giành được đa số ghế đại biểu Quốc hội thì sẽ được lập Chính phủ và người đứng đầu đảng phái chính trị sẽ được Quốc hội bổ nhiệm làm Thủ tướng hoặc Chủ tịch nước; khi đó lãnh tụ của chính đảng sẽ chính danh và hợp pháp lãnh đạo đất nước theo qui định của Hiến pháp và luật pháp.
    Qui trình là như vậy, không phải đương nhiên tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước, như quan niệm của chúng ta.
    Đó, vấn đề là như dzây. Các bác cao niên, các bậc sy phu ngâm xem !

    Trả lờiXóa