Giáo sư Hồng Lê Thọ, chủ
nhân trang blog Người Lót Gạch, một trí thức kiều bào về nước, vừa bị bắt giam
vào khuya ngày 29 tháng 11 theo điều 258 Bộ Luật hình sự Việt Nam. Đây là
trường hợp mới nhất tại Việt Nam
bị bắt theo điều luật mà lâu nay bị lên án là mơ hồ nhằm trấn áp các tiếng nói
phản biện trong nước.
Người ‘thoát Trung’ mạnh mẽ
Tin tức về việc ‘bắt quả
tang’, rồi ‘khám xét nhà khẩn cấp’ và ‘bắt giam’ giáo sư Hồng Lê Thọ, chủ nhân
trang blog Người Lót Gạch được blog nguyentandung loan đi sớm nhất.
Cổng thông tin của Bộ
Công An có thông tin tương tự như trên trang blog nguyentandung. Theo đó cơ
quan an ninh điều tra Thành phố Hồ Chí Minh theo tin tố cáo của quần chúng đã
tiến hành biện pháp nghiệp vụ của họ đối với ông Hồng Lê Thọ, sinh năm 1949,
hiện ngụ tại số 32 Cửu Long, phường 15, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ quan điều tra cho
rằng ông Hồng Lê Thọ cho đăng trên mạng các bài viết với nội dung mà cơ quan
này cho là ‘có nội dung xấu, thông tin sai lệch, làm giảm uy tín, mất lòng tin
trong nhân dân với cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân theo điều 258 Bộ
luật hình sự’.
Nhà báo độc lập Phạm Chí
Dũng, một người biết rõ về giáo sư Hồng Lê Thọ, cho biết những nhận xét của bản
thân đối với người vừa bị bắt như sau:
Tôi đã quen biết anh Thọ
nhiều năm nay và tôi rất có tình cảm với anh Thọ. Tôi cho đó là một người trí
thức có tinh thần dân tộc cao, một trong những người đưa ra đường lối ‘thoát
Trung’ mạnh mẽ nhất, tách bạch và có chiều sâu nhất. Anh Thọ là một Việt Kiều
Nhật, anh rành cả tiếng Pháp và tiếng Anh, trang Người Lót Gạch của anh có thể
nói gần như là trang duy nhất ở Việt Nam điểm tin bằng tiếng Pháp và tiếng Anh,
cung cấp lượng thông tin bổ ích cho độc giả. Anh cũng là người có kiến thức sâu
trong khá nhiều lĩnh vực và có quan hệ với nhóm Việt Studies ở Hoa Kỳ và một số
nước Phương Tây.
Theo tôi tựu trung lại
anh là người có quan điểm rất ôn hòa về chính trị. Không bao giờ có chuyện nói
anh vi phạm điều 258, chuyện lợi dụng cái này, lợi dụng cái kia hay vấn đề dân
chủ để lật đổ chế độ hay tuyên truyền chống phá chế độ. Thậm chí khi nói chuyện
với tôi anh phê phán thẳng một số quan điểm cực đoan; nhưng tôi không biết Nhà
nước này bắt anh để làm gì?Nếu không vì một lý do gì đặc biệt và ẩn giấu, người
ta phải công khai tất cả mọi chuyện, minh bạch hóa, không thể bắt giữ công dân
một cách tùy tiện, mà đặc biệt vẫn sử dụng điều luật 258 mà quốc tế lên án.
Nhà báo Phạm Chí Dũng
cũng có ý kiến về việc bắt giữ giáo sư Hồng Lê Thọ mà được nói là do những bài
viết đăng trên Internet có nội dung xấu, thông tin sai lệch như cơ quan an ninh
điều tra nêu ra:
Theo tôi khó có thể đánh
giá qua những bài viết, những bài đăng lại trên trang Người Lót Gạch để qui ra
tội chống phá chính quyền. Thực sự tôi không đọc khá thường xuyên trang Người
Lót Gạch vì bận quá nhiều việc; nhưng chúng tôi gặp nhau thường xuyên nói
chuyện. Trước khi anh Thọ bị bắt khoảng hai tuần, chúng tôi có gặp nhau uống cà
phê, và tôi thấy anh Thọ vẫn ổn, ôn hòa và anh nói về những bài viết, bài đăng
lại trên trang Người Lót Gạch thì không có vấn đề gì cả. Đó là theo anh ta nhận
định, và tôi cũng nghĩ rằng nếu Nhà nước muốn bắt những người bị coi là bất
đồng chính kiến vào thời điểm này thì Nhà nước Việt Nam phải rất cân nhắc về
chuyện làm sao họ có đủ lý do, đủ cơ sở, không thể đưa ra những lý do tùy tiện
như trước đây, đặc biệt đối với những người như anh Hồng Lê Thọ. Tôi biết trong
nhóm trí thức Việt Kiều, nhất là nhóm luôn có mong ngóng, mong đợi đóng góp
những ý kiến phản biện để xây dựng kinh tế, xã hội, kể cả góp ý về một số vấn
đề chính trị đối với Nhà nước Việt Nam, anh Thọ là người có uy tín và anh luôn
đưa ra những gợi ý, những đóng góp mà tôi cho có giá trị. Anh cũng là người mà
ở trong nước không phải ít người biết đâu, khá nhiều người biết anh, đặc biệt
trong giới dân chủ- nhân quyền. Thành thử uy tín xã hội và năng lực cá nhân của
anh Hồng Lê Thọ là vấn đề mà tôi cho rằng khi muốn bắt giữ anh, Nhà nước phải
cân nhắc, phải thận trọng nếu không sẽ gặp phản ứng rắc rối và lớn chuyện từ
phía Hoa Kỳ và Phương Tây.
Bắt theo tố giác
Việc tiến hành khám xét
và bắt giữ giáo sư Hồng Lê Thọ, chủ nhân trang blog Người Lót Gạch, còn được
nói là theo tin tố giác của quần chúng. Nhà báo Phạm Chí Dũng có ý kiến về điều
này:
Tuy nhiên so với những
nhân vật bất đồng chính kiến khác trước đây, lần này cơ quan an ninh điều tra
lại dựa vào tố giác của quần chúng, đó là một hiện tượng khá bất thường, một
cụm từ khá lạ được ứng vào trường hợp này
Về mặt tố giác của quần
chúng, đó là một cụm từ chung trong pháp luật và điều tra xét hỏi bên ngành
công an, điều đó không có gì sai vì tố giác của quần chúng là một cơ sở để có
thể dẫn đến bắt giữ, bắt giam một nhân vật, một đối tượng hình sự nào đó. Tuy
nhiên so với những nhân vật bất đồng chính kiến khác trước đây, lần này cơ quan
an ninh điều tra lại dựa vào tố giác của quần chúng, đó là một hiện tượng khá
bất thường, một cụm từ khá lạ được ứng vào trường hợp này. Tôi biết trong thực
tế điều tra, xét hỏi ở Việt Nam, thường người ta áp dụng cơ sở tố giác của quần
chúng đối với tội phạm là những trường hợp đối tượng hình sự; chứ không phải
những đối tượng hoạt động chính trị, những nhân vật bất đồng chính kiến, hoặc
dân chủ, đấu tranh cho nhân quyền. Trường hợp này áp dụng với anh Hồng Lê Thọ,
tôi cho là khá lạ. Điều đó cho tôi một chút hy vọng là anh Thọ có thể sẽ không
bị bắt lâu. Có thể qua một quá trình điều tra nào đó ngắn hạn, cơ quan Nhà
nước: các cơ quan công an, chính quyền cũng sẽ phải thả anh ra.
Vào chiều ngày 27 tháng
11 vừa qua, một nhóm sinh viên tại Hà Nội cũng bị lực lượng chức năng ập vào
nhà khám xét, bắt đưa về đồn Công an cũng như tịch thu một số tài liệu về dân
chủ, nhân quyền của những sinh viên này. Việc làm đó cũng được nói là do có tố
cáo của người dân những sinh viên này tàng trữ chất cháy, chất nổ. Facebooker
Lý Quang Sơn phản bác về cơ sở có tố cáo để đột nhập vào phòng trọ của các bạn
như sau:
Họ viện cớ dùng đơn tố
cáo để xâm nhập vào nhà chúng tôi. Tôi nói tôi hoàn toàn có thể dùng đơn tố cáo
bất kỳ một quan tham nhũng nào, và ngay ngày mai tôi yêu cầu họ phải xông vào
nhà quan tham nhũng đó để điều tra. Tôi thách đố họ làm điều đó, nhưng họ không
thể làm được, họ không nói gì.
Điều 258 vô lý
Việc khám nhà và bắt giữ
giáo sư Hồng Lê Thọ, chủ nhân trang blog Người Lót gạch, là trường hợp mới nhất
bị bắt giữ theo điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Điều luật này lâu nay bị
nhiều người quan tâm cho rằng mơ hồ và Nhà nước lập ra để dễ bề trấn áp những
tiếng nói đối lập, phản biện.
Hiện nay có hai trường
hợp cũng đang bị truy tố và giam giữ với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân
chủ, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân’ theo
điều 258 là blogger Anh Basam Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự Nguyễn thị Minh Thúy/RFA
Thêm một chủ blog bị bắt theo điều 258
Ông Hồng Lê Thọ, chủ
blog ‘Người lót gạch’, vừa bị công an bắt giam vào tối thứ Bảy ngày 29/11 tại
Thành phố Hồ Chí Minh để điều tra về tội ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm
phạm lợi ích của Nhà nước’ theo điều 258 Bộ luật Hình sự.
Thông tin bắt người này
được thông báo trên trang chủ của Bộ Công an Việt Nam và đã được gia đình ông
Hồng Lê Thọ xác nhận.
Một cộng sự gần gũi
với ông Thọ nói với BBC rằng ông Thọ ‘có cống hiến rất nhiều cho đất nước.
‘Bắt quả tang’
Thông báo của Bộ Công
an cho biết họ đã ‘bắt quả tang’, sau đó ‘ra lệnh khám xét khẩn cấp’ và ‘tạm
giữ hình sự’ đối tượng Hồng Lê Thọ theo ‘tin tố giác của quần chúng’.
Hiện không rõ công an
bắt quả tang ông Thọ phạm tội danh bị cáo buộc như thế nào và ai là ‘quần
chúng tố giác’ ông Thọ.
Cũng theo thông báo này
thì công an cáo buộc ông Thọ ‘có hành vi đăng tải các bài viết trên mạng
Internet có nội dung xấu, thông tin sai lệch là giảm uy tín, mất lòng tin của
nhân dân đối với Nhà nước’.
Ông Thọ là người điều
hành trang blog ‘Người lót gạch’, một trang tổng hợp tin tức, bài viết của
nhiều tác giả tương tự như trang ‘Anh ba sàm’ mà chủ trang là ông Nguyễn Hữu Vinh
cũng đã bị bắt.
Quan điểm chính trị của
ông Thọ rất rõ ràng. Cái gì Nhà nước sai thì phê phán, cái gì đúng thì bảo vệ.
- Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc.
Trao đổi với BBC, ông
Đinh Kim Phúc, nhà nghiên cứu Biển Đông và là một cộng sự gần gũi với ông Thọ,
nói ông ‘ngạc nhiên’ trước tin ông Thọ bị bắt giam.
“Anh Thọ có nhiều cái
phục vụ cho đất nước. Tôi đánh giá anh ấy là người rất tốt, chẳng phải đối
tượng nguy hiểm gì,” ông Phúc nói.
Theo lời ông Phúc thì
trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, ông Thọ là ‘Việt kiều yêu nước ở Nhật
Bản’, từng ‘nằm cản đường xe tăng Mỹ’.
Sau năm 1975, ông Thọ
‘từng công tác tại Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật Bản’ và ‘là bạn rất thân với
ông Lê Minh Hương, người từng là Bộ trưởng Công an’.
‘Bảo vệ chủ quyền Việt Nam ’
“Từ khi anh Thọ từ Nhật
Bản về nước sống đến nay, chúng tôi đã cộng tác với nhau nghiên cứu nhiều vấn
đề về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông,” ông Phúc nói. Ông cũng nhận xét
ông Thọ là người ‘có kiến thức rất uyên bác và có nhiều tài liệu quý bằng
tiếng Nhật về chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông’.
Ông Phúc cho biết hai
ông đã hợp tác viết chung quyển sách ‘Chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa’ do Hội người Việt Nam ở Nhật Bản xuất bản năm 2010.
Ông Phúc không đồng tình
với lý do mà Bộ công an đưa ra trong thông báo về việc bắt ông Thọ. Ông nói:
“Hiện nay các blog đăng bài lẫn nhau là việc làm phổ biến ở Việt Nam chứ
không riêng gì anh Thọ.”
“Trong trang blog của
mình anh Thọ không viết bài nào, chỉ đăng bài viết của người khác từ những
trang khác,” ông Phúc nói thêm. “Anh ấy không biểu tình chống Trung Quốc, không
ký tên kêu gọi điều này điều kia.”
Về quan điểm chính trị
của ông Thọ, ông Phúc cho là rất rõ ràng: “Cái gì Nhà nước sai thì phê phán,
cái gì đúng thì bảo vệ.”
“Anh Thọ không có gió
chiều nào thì xuôi chiều đó."
(BBC)
-----------/
Anh Hồng Lê Thọ bị bắt vì lý cớ gì?
* PHẠM CHÍ DŨNG
Sáng sớm ngày
30/11/2014, tôi đến nhà anh Hồng Lê Thọ ở 32 Cửu Long, Phường 15, quận 10,
TP.HCM. Sau khi anh Thọ bị bắt vào hôm trước, ở nhà chỉ còn chị Nga (vợ anh
Thọ). Tôi muốn gặp chị để bàn việc sẽ đi thăm nuôi anh Thọ và thu xếp luật sư
bảo vệ anh như thế nào.
Quen biết đã nhiều năm,
cho đến giờ tôi vẫn không thể hình dung khác hơn rằng Hồng Lê Thọ là một trí
thức ôn hòa chính trị, không phe phái và rất chừng mực về cách cư xử. Là một
Việt kiều Nhật hồi hương, anh lặng lẽ sống và làm việc ở Sài Gòn, mở trang blog
Người Lót Gạch như một kênh tổng hợp thông tin phản biện xã hội. Rất nhiều lần
ngồi cà phê với anh, tôi luôn được thuyết phục bởi tình cảm quá nặng lòng với
dân tộc của anh, về tất cả những gì mà tâm trí anh thường trực nỗi bức xúc
trước hiện tình rối ren đổ nát của xã hội và nền chính trị. Với tôi, anh cũng
là một trong những trí thức có cái nhìn sắc sảo và tách bạch nhất về quan hệ
quốc tế và quan điểm “thoát Trung”.
Tuy lặng lẽ, Hồng Lê Thọ
không hề là một nhân vật “nhỏ”. Anh có chỗ đứng được tôn trọng trong giới kiều
bào Việt Nam
ở hải ngoại. Anh cũng được nhiều người trong giới tranh đấu dân chủ và nhân quyền
ở Việt Nam
biết đến.
Nhưng cũng bởi thế, điều
có vẻ khó hiểu là Cơ quan an ninh điều tra lại “chọn” bắt anh, thay vì hành xử
tương tự đối với một nhân vật nào đó ít tên tuổi và uy tín xã hội.
Chưa biết họ sẽ “điều
tra” ra những gì, chỉ có thể hiểu rằng việc Hồng Lê Thọ bị bắt sẽ lập tức gây
phát sinh phản ứng ở mức độ căng thẳng của số đông kiều bào người Việt đối với
Nhà nước Việt Nam. Rồi tất yếu cũng dẫn đến phản ứng có thể không hề trầm lắng
của Hoa Kỳ, một số nước phương Tây và các tổ chức quốc tế về nhân quyền dành
cho ngành công an và chính quyền Việt Nam, vô hình trung sẽ càng làm khó hơn
lối thoát lận đận của nhà nước này nhờ vào TPP và các lợi ích khác về
ngoại giao và chính trị.
Một lần nữa, điều luật
258 về “lợi dụng các quyền tự do dân chủ…” được Cơ quan an ninh điều tra ngành
công an áp chế. Từ giữa năm 2013, thay cho các điều luật 88 về “tuyên truyền
chống nhà nước” và điều 79 “âm mưu lật đổ chính quyền”, người ta đã “vận dụng”
điều luật 258 để bắt hàng loạt người bất đồng chính kiến như blogger Phạm Viết
Đào, Đinh Nhật Uy, nhà báo Trương Duy Nhất, và gần đây nhất là bắt blogger Ba
Sàm Nguyễn Hữu Vinh vào tháng 5/2014.
Tuy nhiên cũng có vài
khác biệt đáng để ý trong động thái bắt blogger Hồng Lê Thọ. Khác với những
trường hợp trước đây, cơ sở để tuyên truyền cho việc bắt giữ anh Thọ là “theo
tin tố giác của quần chúng”. Trong thực tế điều tra xét hỏi tội phạm, cơ sở này
thường áp dụng với đối tượng hình sự chứ không phải đối tượng chính trị.
Mặt khác, Cơ quan an
ninh điều tra cũng sử dụng hình thức “Lệnh khám xét và tạm giữ hình sự” mà
không phải là “bắt khẩn cấp, tạm giam” hay “bắt giam”, và chưa kèm theo lệnh
khởi tố bị can.
Hai tuần trước khi anh
Hồng Lê Thọ bị bắt, chúng tôi đã gặp nhau nói chuyện phiếm. Cũng như những lần
gặp nhau trước đó, tôi không nghe anh Thọ nói về một dấu hiệu cảnh báo “sẽ bị
bắt” nào từ phía cơ quan an ninh.
Vụ việc bắt giữ anh Hồng
Lê Thọ khiến tôi có cảm giác không khí bắt bớ bất đồng chính kiến có những dấu
hiệu đang quay trở lại gần giống với trường hợp bắt luật sư công giáo Lê Quốc
Quân vào cuối tháng 12/2012, sau khi Quân nhiều lần xuống đường phản đối Trung
Quốc can thiệp Biển Đông.
Còn lần này, Nhà nước và
ngành công an Việt Nam liệu có trưng ra được nguyên cớ nào đủ “thuyết phục” đối
với hành động bắt giữ blogger Hồng Lê Thọ, hay là không?
P.C.D (VietNamthoibao)
(Cả 3 bài post từ VNTB)
----------------
----------------
Anh Dũng dùng từ "chọn" thật đắt giá
Trả lờiXóaCông an đã ưu tiên CHỌN anh để bắt,sắp sửa sẽ đến lượt chúng ta đều được nhập kho tuốt.Cảm ơn Đảng quang vinh.
XóaCầu mong cho bác Bồng không bị đảng "chọn"
Trả lờiXóaNhững người như ông ấy là do Trời Đất chọn. Những người dấn thân. Trong khi có những người vào đọc còn run rẩy, còm lại càng không dám. Họ cam chịu thân phận nô lệ - cam chịu "đu dây" giữa cuộc sống đời thường, đến khi đứt dây rơi xuống sông chết đuối, mà không biết đứng lên đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp!
XóaThế này thì tốt nhất là cấm tiệt Internet, điện thoại di động. Chỉ có báo giấy của nhà nước thôi.
Trả lờiXóa"quần chúng tố giác" mà sao "bắt quả tang"?
Mình chưa vào trang "người lót gạch" để đọc vì còn lo cơm áo gạo tiền. Hôm nay đọc tin mới biết chủ trang này. Thật là vô tâm. Bây giờ tò mò muốn vào đọc thì không được.
Chẳng cần báo giấy! Đã có giấy vệ sinh chất lượng cao. Nhưng nghiên cứu cho thấy, rửa bằng nước sau khi đại tiện giúp chúng ta không bị bệnh trĩ.
XóaChắc theo lệnh thằng Tập
Trả lờiXóatồng tí tập hứa cho vay mà
XóaÔng giáo sư này là công dân Nhật,chắc muốn đòi tiền chuộc ấy mà !
Trả lờiXóaSao không dám bắt bọn "guếc luệc" tham nhũng và bao che tham nhũng?! Rõ ràng trước mắt là thằng thanh tra (tiền) Truyền đó?!
Trả lờiXóaKhốn nạn!
"Quần chúng tố giác" là ai? Họ, tên, địa chỉ? Sao không rõ ràng?
Trả lờiXóaMột số blogger trước bị bắt, lý do: Tố cáo, đề nghị của ngành Thông tin-Truyền thông, của bộ này, ngành kia...nay lại "quần chúng".
Cái lý do bắt như thế này thật 'mênh mông bể sở', muốn bắt ai cứ nêu "quần chúng tố giác" coi như ..."hợp pháp".
Mà phạm pháp "quả tang" cái gì? Sao mà trường hợp ông HLT lại cho là 'phạm pháp QUẢ TANG", có nghĩa là đơn giản bắt khi ông ta đang ngồi mở mạng internet chứ gì? Thế thì đâu phải hình sự mà "phạm pháp quả tang"?
Ôi,cái điều 258 thật là một thứ quỷ dạ xoa, quỷ xa tăng...Muốn "ăn thịt" ai cứ "tự do bắt' bất cứ lúc nào!
Vụ này, và những vụ tương tự mà đảng không biết à? Nếu biết sao cứ để phe nhóm nào đó, hoặc là mượn tay công an, pháp luật; hoặc là "lấy thành tích" phá án, hoặc tư thù cá nhân, cứ nói bắt là bắt, thì quả là không có vai trò lãnh đạo của đảng. Nếu như cấp ủy hay cá nhân bí thư , thường vụ nào đó chỉ đạo, thì quả nhiên (cũng quả tang) là coi thường pháp luật, bất chấp pháp luật, coi thường chân lý, công lý.
Đề nghị CA tp HCM công khai hóa "Thư tố giác", có nội dung, ảnh, điện thoại, địa chỉ của kẻ viết đơn "tố giác", không thể nêu chung chung lý do mù mờ, gây xáo trộn dư luận, phân hóa cộng đồng trong nhân dân!
Đề nghị thả ông Thọ để ông ta khỏi bị oan khuất và tiếp tục được hưởng quyền tự do, dân chủ của công dân, để Gs HLT "hầu" bạn đọc, nói thay tâm tư, suy nghĩ, ước muốn của bạn đọc!
Bác có lẽ không nên lấy tên Vũ Hạnh vì
Xóatrùng tên người khác,nhất là tên đó là kẻ
VÔ HẠNH trước 1975.
Ông nằm chặn xe tăng Mỹ ở Nhật khi ông
Xóađang cầm đầu đám sinh viên thiên tả thân
cộng : có lẽ Mỹ đem xe tăng qua Nhật ?
Càng bắt bớ càng thể hiện sự ngu xuẩn, hèn hạ, tàn độc, cùng quẫn... và đó là dấu hiệu của sự diệt vong chế độ!
Trả lờiXóaChúng tôi, cư dân mạng, những người dân 'yêu nước thương nòi', trọng công lý, cực lực lên án hành động mượn danh pháp luật hại người, dùng quyền lực công khai vi phạm dân chủ nghiêm trọng, cứ bắt hết blogger này đến blogger kia, mở chiến dịch ngăn chặn Internet, đánh vào các blogger như vậy!
Trả lờiXóa"Đền ơn đáp nghĩa" của "cách mạng" đấy! Ông Thọ ngày xưa ở Nhật Bản có "công" nằm chặn xe tăng của Mỹ, không cho nó lên tàu qua VN.
Trả lờiXóaTôi có biết 1 ông Pháp, ngày xưa chuyên môn đi biểu tình chống Mỹ, ủng hộ CSVN những năm 1960. Giờ ông ta hay lèm bèm "C'est la vie... Faux..." (Đời mà... Thật sai lầm...")
Mệnh danh, cũng kêu gọi, kêu gào "Nhà nước pháp quyền XHCN", nhưng thực thi lại bất tuân pháp luật, tùy tiện như thời Trung cổ!
Trả lờiXóaphát xít
Trả lờiXóaCực ực phản đối bè lũ ngu xuẩn, hèn hạ đàn áp các nhân sỹ yêu nước, các nhà dân chủ,
Trả lờiXóaLãnh đạo ĐCS VN độc tài tham nhũng,vô dụng tay sai của TQ là mảng đen lớn nhất trong lịch sử dân tộc
Yêu cầu phải trả tự do vô điều kiện cho ông Thọ
Trả lờiXóaPhản đối đàn áp các nhà yêu nước
Chắc bọn này không phải là người việt nam
XóaÔi, thật khổ ai trầm luân cho Khoa học tiên tiến khi 'tòan cầu hóa' lan đến VN.
Trả lờiXóaTừ trước tới nay, mạng Internet liên tục bị "nhà nước" đánh te tua lên bờ xuống ruộng.
Nay Bộ Công an lại thành lập Cục an ninh mạng. Đã có bộ máy thì phải hoạt động mới có thành tích, hơi hở ra là Cục mới này lại nhảy vào đánh sập mạng hoặc bắt chủ trang để còn có thành tích chứ! Chẳng lẽ ăn lương mà không tìm việc làm? Đã bắt thì phải tìm lý do buộc tội, phải xoi mói từng câu chữ để 'quy tội' cho có căn cứ, nếu không thì bị bẻ mặt và mất thành tích à? Cục trưởng phải moi ra chuyện, tìm ra vụ việc, nếu không làm sao lên sao?
Phản đối quan điểm, quan niệm và cách hành xử bất công, gây oan khốc cho các blogger. Phản đối những ý định và hành động cố tình ngăn chặn những nhà đấu tranh cho xã hội tốt đẹp, vì dân chủ, vì lòng yêu nước nhiệt thành và chân chính!
Trả lờiXóaQuần chúng tố giác tham nhũng thì các bố lờ đi, có khi còn bắt ngược người tố giác. Cái đất nước này mạt rồi.
Trả lờiXóaYes, đúng thế! Sao cái xã hội bất công vậy mà ai phê phán lại quy chụp vào Điều 258?
XóaCả triệu vụ việc quần chúng tố giác quan tham nhũng, quan hách dịch mất dân chủ, quan sa đọa lối sống...thì mặc kệ, bơ đi, ỉm đi, không bắt quan, nhưng nay muốn bắt HLT không biết lấy cớ gì lại bịa ra cái cớ "quần chúng tố giác". Chế độ xã hội thế là xấu, cần gì ai phải "nói xấu"!
Yêu cầu nhà cầm quyền VN hãy thả ngay và thả vô điều kiện ông Hồng Lê Thọ cũng như những nhà bất đồng chính kiến khác.
Trả lờiXóa"một trí thức kiều bào về nước, vừa bị bắt giam vào khuya"
Trả lờiXóa> Ông Thọ làm báo mạng, công khai, khuya đến bắt người ta, thế thì "quả tang" cái gì? Quả tang đang nằm ôm vợ..à? Sao mà công an bây giờ làm ăn tùy tiện vậy? Dân chủ, pháp luật ở đâu?
Đó là... bọn "Công ăn" thôi mà. Chúng nó học thuộc bài "còn đảng là còn miếng ăn bố thí cho mình"... Nhục hơn loài khuyển!
XóaBắt ông Hồng Lê Thọ vì tội nằm với vợ mà không mặc quần. Quá hay! hoan hô công an Việt Nam!
XóaBắt "quả tang" kia đấy! Bắt một ngươi làm báo mạng mà phải rất bí mật kế hoạch, xông vào nhà lúc nửa đêm. Kinh chưa?!
XóaÔ sao công an được dân nuôi ăn , mặc mà không lo bắt sâu hại dân lại cứ rình rập người nói lên nguyện vọng của dân để bảo vệ dân nhỉ. Có lẽ cần lên án công an.
Trả lờiXóaRõ là một chính quyền lưu manh, côn đồ. Ở đất nước này CHÂN LÝ đang nằm trong tay kẻ nắm .... lựu đạn !!!
Trả lờiXóaThêm một món hàng béo bở được nhập kho .
Trả lờiXóaBức tranh chính trị và XH Việt nam hiện đại là phiên bản thời nhân dân sống dưới chế độ thực dân nửa phong kiên thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Đó là chính quyền cấm đoán , đàn áp , giam cầm các nhân sỹ và nhân dân yêu nước, đứng lên phản đối chế độ thối nát áp bức bóc lột đang đè đầu cưỡi cổ nhân dân.
Trả lờiXóaCác bác ơi BBC việt ngữ giờ k vào được, có ai biết vì sao k? Các trang Blog thì lần lượt bị đánh sập. Các đạo luật và chính sách với Tàu ngày càng nới lỏng. MH cứ ngờ ngợ ra điều gì đó rất ghê gớm sắp diễn ra trong thời gian tới. Chắc là cấm nhân dân K dc nói, k dc viết và k đc biết đây mà.
Trả lờiXóaDùng các công cụ "vượt". Vào bình thường.
XóaXin đừng lún sâu vào lũng bùn ! Đồng bào VN cực lực phản đối điều 258 bộ luật hình sự (tùy tiện muốn bắt ai thì bắt) - hãy thả ngay vô điều ông giáo sư người Nhật gốc Việt này !
Trả lờiXóaDùng xảo thuật "quần chúng tố giác" vì ông Thọ không chịu ra ks ngủ, mà chỉ ngủ ở nhà, lâu lâu ông mới đi ngủ ks ở các nước giãy chết. Mà các nước giãy chết quân ta không dùng chiến thuật 2 bao cao su đã qua sử dụng được.
Trả lờiXóaBao cao su đã qua sử dụng mà nó còn bịa ra được huống hồ là " quả tang ", " quần chúng tố giác ". Toàn là rẻ tiền, vô lý nhưng vẫn nói lấy được bất chấp lý lẽ
Trả lờiXóaĐây là phép thử của chế độ đối với nhân dân VN - Đáp số quá rỏ ràng : Chế độ quá mạnh - Dân quá lép vế -
Trả lờiXóaMột người làm báo mạng - đem thông tin để hiểu biết tình hình thời sự trong nước và thế giới để người đọc hiểu biết tiến bộ - Nhà Nước dùng quyền đọc tài để bắc bớ giam cầm là quá độc đoán - Nói quần chúng báo thì thật là lố bịch - Biết bao nhiêu điêu người dân góp ý Đảng NN đều bỏ qua không thèm giải đáp thoả đáng (TN 61 chẳn hạn) - Tôi thấy bắc nhà báo HLT là quá độc tài đảng trị - Có lẽ toàn dân lép vế thật rồi .-
Nếu ông Hồng Lê Thọ với quan điểm rõ ràng : Cái gì Nhà nước CHXHCN VN đúng thì bảo vệ,cái gì Nhà nước CHXHCN sai thì phản đối như nhà báo tự do Phạm chí Dũng xác nhận thì quá đúng với quan điểm của Đảng CSVN rồi còn gì,sao phải bắt bớ gán tội với người dấn thân vì dân vì nước ở đây?
Trả lờiXóaNếu ông Thọ đưa tin sai sự thật thì phải chỉ rõ sai trái ,cảnh cáo,phạt ông ấy như bộ 4T từng phạt các tác giả và tờ báo khác theo Luật báo chí .
Bắt người và kết tội không rõ ràng ,chính quyền chỉ thêm mất uy tín.
Với người Việt nam,một khi đã nhận thức vì nghĩa lớn với dân với nước thì đứng trước máy chém họ còn chẳng hề run sợ , việc mượn cớ bắt bớ chỉ dọa được những kẻ tham nhũng ham sống sợ chết mà thôi chứ mang dọa họ là việc làm vô ích.
Nào,ông Sinzo Abe ơi,chuẩn bị xuất tiền đi,chúng đòi tiền đấy !
Trả lờiXóathế nào đ/c ABe lên tiếng đi chứ,liệu vụ này có dính đường sắt cao tốc hay đường gì đó không.
Trả lờiXóahiện nay nó(đcsvn) đang có chiến dịch đàn áp thông tin,bắt bớ,truyền tải virus mã độc vào máy tính của từng người.mọi người trong này nên cảnh giác,có biện pháp bảo vệ máy tính,danh tính của mình.
Trả lờiXóaKệ! Ta làm gì sai mà sợ nào? Tham nhũng, giết người, ăn cắp, ăn trộm, hiếp dâm người yêu của con trai?
XóaTa không làm những việc bây bạ phản động như thế, việc gì phải sợ? Nó ttheo dõi ta, ta theo dõi nó. Luật đời vốn công bằng!
Từ nay đến 2020 thời gian còn rất ít,đảng dự báo ra sẽ có nhiều diễn biến, rủi ro,sợ dân chúng biết được sự thực sẽ nổi dậy đấu tranh mạnh mẽ.chính vì vậy,đảng đã có kế hoạch bắt bớ cho từng đối tượng,từng giai đoạn,điển hình là hôm qua đây tại Vũng Tàu đã có 1 cuộc tập trận để chống lại nhân dân yêu nước nổi dậy.
Trả lờiXóaHu,.hu.tôi khóc cho thân phận người dân vn sống trong đất nước mình mà như kẻ nô lệ,bị bịt miệng,đe dọa,đàn áp...cả 1 dân tộc (90 triệu dân) đã bị mấy trăm tên giam cầm bằng gông ngục.Chết quách đi cho rồi..hu..hu
Các Bác thông cảm cho đảng ta ! Tài nguyên thiên nhiên sắp cạn kiệt , nay chuyển sang khai thác 'tài nguyên nhân quyền' . Vì đây mới là nguồn vô tận ( 89 triệu dân).
Trả lờiXóaThật lạ .Đây là vụ trả đòn của bộ công an về mấy vụ án kinh tế ODA của Nhật đấy mà .Đứng sau thế nào chả có anh Hai N nhỉ !!!
Trả lờiXóaMuốn bảo vệ chế độ,
Trả lờiXóaCần vạch mặt chỉ tên ,
Quan tham nhiều nhung nhúc
Phải bảo đảm các quyền của con người. Trong đó có quyền tự do trình bày chính kiến
Cả thế giới văn minh đều muốn chế độ này biến mất,chẳng ai muốn bảo vệ nó cả.
XóaChế độc độc đảng này khó lắm các bác ơi nhân quyền ở đâu làm gì có nhân quyền / đấu tranh chánh đâu cứ còn mất lòng tin với dân thế này sắp tới phảii ban hành luâti 1059 mất thôi
Trả lờiXóa" Tội ác ghê tởm hơn hành động tàn bạo của kẻ ác là sự im lặng của người tốt"
Trả lờiXóa