Trang BVB1

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Mấy điều vân vi khi nhớ lại một lời ai điếu vay mượn

* VƯƠNG TRÍ NHÀN
Hồi tướng Giáp qua đời, giáo sư Vũ Khiêu có mấy câu khóc thảm thiết bằng văn chương, khiến nhiều người cảm động, trong đó có đoạn: “Sinh ra tôi là cha mẹ, hiểu biết tôi lại là anh. Tấm lòng tri ngộ ấy tôi biết lấy gì báo đáp? Mấy hôm nay tôi ngồi khóc viết mấy lời trên, từ đỉnh trời cao anh có thấu hiểu lòng tôi?”
Không hiểu sao lúc ấy tôi đọc đã ngờ ngợ, hình như cách nói này mình đã được nghe ở đâu đó.
 Cho tới mấy hôm đi lục sách báo cũ ở Sài Gòn, thấy có cuốn Thành ngữ điển tích của Diên Hương, NXB Tổng Hợp Đồng Tháp 1992, trong đó ở mục TRI KỶ có ghi lại mối tình bạn giữa hai nhân vật thời Đông Chu bên Tầu là Bão Thúc Nha và Quản Trọng.
Bão Thúc Nha là người từ nhỏ đã buôn chung với Quản Trọng sau lại là người giúp Quản Trọng rất nhiều trên đường công danh.
Tổng kết lại, Quản Trọng bảo: “Cho nên ta biết rằng sinh ra ta là cha mẹ ta, còn biết ta là Bão Tử mà thôi”.
Lúc lên mạng, ở mục Quản Trọng và Bão Thúc Nha, thấy các bài đều có ghi lại mẩu chuyện trên và cái câu nói có cánh dẫn trên. Đây là một địa chỉ:
Nhìn sự việc dưới góc độ lịch sử văn hóa
- Xin phép được bình luận thêm:
1/ Đầu tiên  tôi chỉ nghĩ cụ giáo sư khinh bọn hậu sinh quá. Sau nghĩ thế là cụ khinh thường cả cái dư luận ở xứ mình, nên cũng không lấy gì làm buồn nữa. Rồi nghĩ tiếp “Tài liệu trên mạng còn ghi Vũ Khiêu sinh 1916. Ở tuổi ấy, người ta đã già, dễ quên, dễ lẫn”.  Có thể nêu một giả thiết như thế về lời ai điếu ở trên chăng?
Cũng đã tuổi ngoại bẩy mươi, tôi muốn chúng ta cùng có một cái nhìn  thông cảm như vậy.
Còn như, nếu xét về lý, trong trường hợp này, phải quy trách nhiệm của  cả giới làm văn làm báo nước ta. Lẽ nào trong việc công bố một ý tưởng như trên vừa dẫn các nhà biên tập ở đài ở báo đều vô can?
Rộng hơn trường hợp Vũ Khiêu, cần phải nghĩ chung về các bậc thầy văn hóa VN hôm nay. Cả họ nữa, họ cũng phải chịu trách nhiệm về những dốt nát và vay mượn của các thế hệ tiếp theo.
Từ xưa đã thế, nhiều người Trung Quốc, ở cả đại lục lẫn hải ngoại, rất giỏi tiếng Việt và thường xuyên theo dõi sinh hoạt tinh thần ở VN. Anh Tạ Ngọc Liễn ở Viện Sử có lần nói với tôi là riêng ở Đại học Trịnh Châu tỉnh Hà Nam (một tỉnh có các thành phố kinh đô cổ Lạc Dương và Khai Phong), đã có khoảng 500 nhà nghiên cứu Trung Quốc chuyên về Việt Nam học.
Đọc những lời ai điếu loại như của Vũ Khiêu, họ sẽ nghĩ về giới trí thức VN, và cả văn hóa VN xưa và nay ra sao? Liệu chúng ta có đủ sức bác bỏ những kết luận của họ không?
2/ Cũng theo hướng suy diễn rộng ra một chút, tôi nhớ tới hai trường hợp. 
Một là câu thơ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa của Cao Bá Quát.
Và hai là  bài ca dao:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày 
 Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Khi có người tố lên rằng thật ra đó là những câu thơ Trung Hoa cổ được vay mượn nguyên văn hoặc được dịch lại, thì nhiều người lý sự thế này:
-- Cỡ như Cao Bá Quát không thể có chuyện vay mượn được.
-- Nông thôn Việt Nam là thành lũy của tinh thần ‘phi Hán hóa’ ở người Việt, không thể có chuyện ca dao về làm ruộng lại dịch từ Trung Quốc được.
May quá có thêm trường hợp Vũ Khiêu. Đến trong thời đại kỹ thuật tra cứu phát triển như hiện nay mà còn có chuyện nhầm lẫn, thì nhìn vào người xưa, có thấy điều tương tự, cũng không phải lạ.
Anh Dương Trung Quốc có lần bảo tôi, thời phong kiến, có hai thứ hàng các vị quan chức( = các trí thức lớn của đất nước) đi sứ được mang về là sách và thuốc.
Nhưng nhớ có lần đọc Đại Việt sử ký toàn thư, thấy có chuyện có mấy cuốn sách sứ Tầu mang biếu, vua cho các quan mượn xem, có nhiều ông giữ lại luôn làm của riêng. Chắc về làm tài liệu để chọe nhau. (Lúc này tôi không tra cứu kịp để ghi lại số trang Đại Việt sử ký toàn thưcó chép chi tiết trên, xin hẹn dịp khác).
Trong văn học hiện đại, nhà văn Nguyễn Đình Thi của chúng tôi nổi tiếng là người thông thạo văn hóa thế giới, mỗi lần nghĩ tới ông tôi cứ thấy xấu hổ cho các thế hệ về sau.
Nhưng trong một lần hơi say say, nhà văn Kim Lân nói với tôi về ông Thi:
- Ừ thì người anh em ăn nói viết lách Tây cũng phải chịu thật. Nhưng tôi ngờ là có khối thứ bố ấy đọc, bố ấy khoắng luôn, rồi đưa vào thơ vào truyện. Bố ai biết được ma ăn cỗ.
Tôi không rõ đầu đuôi thế nào, chỉ nhân câu chuyện về Vũ Khiêu nên chép lại ở đây. 

22 nhận xét:

  1. " đương đại cuốc xư" 當代國師" Dzũ Khiêu vẫn là bậc thầy đạo văn nổi tiếng ở xứ ta lâu nay mà...

    Trả lờiXóa
  2. Tôi tuổi 65 kỷ sửu - Nói nôm na làm gì ăn nấy - làm CSGT cướp tiền của dân giữa thanh thiên bạch nhật - Còn bác Vũ Khiêu ăn cắp văn là chuyện đương nhiên vô tội vạ - Chỉ buồn cho hậu sinh nghỉ Đương Đại Quốc Sư mà ốt dột .

    Trả lờiXóa
  3. Cha già này ăn mặc giống hệt Chú Thoòng trong truyện tranh hài Đài Loan!

    Trả lờiXóa
  4. Ông Kim Lân có học đâu mà nói câu vớ vẩn,ông VTN lại cũng ghi. Thật chẳng ra làm sao cho giới nhà văn VN

    Trả lờiXóa
  5. Ngoài cái sự “ Đạo văn “ này , ông còn khéo “ Cài “ nhân đám tang để PR cho mình một cách ngạo mạn . “ Hiểu biết tôi lại là anh “ , vừa muốn sánh bước với tướng Giáp , vừa coi thiên hạ chả ra gì .

    Ông có gì , người đời đều biết cả , cần gì phải tự PR cho mình như thế .

    Không hiểu ma sui quỷ khiến thế nào mà Tháng 9 vừa rồi nhân dự lễ mừng thọ tưng bừng 100 tuổi sớm những 2 năm ( Ông Vũ Khiêu sinh 19-9-1916 ) ông đãí quá mức khi đánh bộ tàu đỏ choét , trong khi lại mặc cái quần tây , trước cả dàn quan khách .
    Trước sau ông Vũ Khiêu chỉ tiến thân bằng con đường tuyên huấn , một người từng :
    - Sửa gia phả để thừa nhận mình có gốc Tàu ,
    - “ Luận “ và ví hoa mào gà với gà trống , để nhân chuyện bàn lấy hoa này làm quốc hoa .
    - Không biết gì về chữ Hán – Nôm , mà dám dịch ba lăng nhăng ở đền Trần .
    - Cổ vũ cho tay Kỹ sư Đỗ Minh xuân ( Không biết là kỹ sư gì ) đem Truyện Kiều ra sửa lung tung , bung bét .
    - Bạ đâu “ giáng bút “ ở đó , thường ví mình với bậc hiền nhân , thần tiên .

    Mới hay được kính trọng không phải ở tuổi cao hay thấp . mà ở đức độ và tài năng .
    Bậc kỳ tài như Nguyễn Hiên , mới 13 tuổi đã vinh quy trạng nguyên , được người đời nghiêng mình kính nể .
    Cậy mình đầu bạc có tý chữ mà lăng xăng , hợm mình , làm trò trẻ ranh , chẳng đáng thẹn với các bậc cao minh sau , trước trong đời hay sao ?


    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  6. Chắc cũng vì sự "lẩn thẩn" ấy mà TT Dũng nghĩ THẬT RA cụ đã chết từ lâu,nên mới có chuyện tặng cụ đôi câu đối mà như đi VIẾNG người chết vậy.
    Với lại cũng tùy PHẨM CÁCH của từng con người nữa-cái TẬT lớn hơn cái TUỔI!.Thì cứ suy ra từ cô người đẹp Kiều Trinh của VTV đấy thôi:cha thì làm tới chức tổng GĐ của đài,kinh tế tiền nong thì thích gì có nấy,túng thiếu gì cho cam,vậy mà ĂN CẮP thì có TRUYỀN THỐNG,ăn cắp XUYÊN QUỐC GIA.Các cụ xưa đúng là phán như thần(...),chỉ có điều ở VN đương đại ,hầu hết các KHÁI NIỆM đều phải HIỂU NGƯỢC so với TRUYỀN THỐNG ,chứ không riêng gì "mực" với "đèn";"đen" với "sáng"( Các cụ dạy rằng:gần mực thì đen/gần đèn thì sáng).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bệnh còn chữa được, tật khó chữa!

      Xóa
  7. Ngoài sự THỌ TRĂM TUỔI làm nên điều "xưa nay hiếm"ra ,CŨNG còn thêm một cái RẤT HIẾM khác ở cụ KHIÊU ,đó là luôn thường trực một nỗi THÈM KHÁT ánh HÀO QUANG CỦA NGƯỜI KHÁC !.Liệu cả 2 ngôi hiếm ấy có đủ làm nên TƯỢNG ĐÀI người TRÍ THỨC nước CHXHCNVN ?."Vì sự nghiệp trăm năm..." CÂY ĐẠI THỤ này(...) sẽ "gieo" gì cho DTVN ? ,hẵn là câu trả lời chỉ có một:HỌA!.

    Trả lờiXóa
  8. Không biết nhiều về ông Vũ Khiêu , nhưng biết ông là anh hùng lao động nhưng không rõ bởi thành tích công trạng phi thường gì? . Riêng câu ai điếu của ông với cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp , là sự ngạo mạn , coi mình ngang hàng cố Đại tướng. Hành vi đó cũng đủ để thế gian nhìn nhận và đánh giá lại về ông Vũ Khiêu về đức độ và trí tuệ thực sự với danh tiếng hư ảo hay thực của ông ta.

    Trả lờiXóa
  9. Giáo sư họ Đặng tên Khiêu
    Danh nhiều, nói dối, nói điêu đứng đầu
    Ngài hay xúc động nhỏ châu
    Âu sầu nhỏ lệ sấu còn phải ghen!
    Sấu rằng nước mắt kẻ hèn
    Ta quen là chúa sao mi dám giành
    Khiêu rằng tao đánh tanh bành
    Danh mi không xứng thì đừng chọc tao

    Trả lờiXóa
  10. Cụ Khiêu được coi là bậc thầy của các bậc thấy, nhất là cổ văn, Nhưng điều kì lạ vô cùng là cụ làm bài thơ đường thường sai niêm và viết câu đối thường sai luật. Không thể hiểu nổi vì đó là diều A B C thôi mà
    Ai có điều kiện thì lên Định Hóa Thái Nguyên thăm đền thờ Bác Hồ có đôi câu đối của cụ Khiêu khắc vào cột ở cửa - sai be bét. - tội nghiệp cho ngôi đền lớn thờ Bác quá. Vì sự liêm sỉ quốc gia và quốc tế, Ban quản lí đến Định Hóa nên xem lại và tháo ra thì hay hơn, Cho đỡ xấu hổ mà . Các người cũng đừng lợi dụng cụ Khiêu. Cụ lẩn thẩn từ lâu rồi. Làm thế là hại danh tiếng của cụ. Con cháu cụ có ai còn lương tri thì bảo cụ đi. Đừng nhao vào cái chốn danh lợi cỏn con ấy khi mình đã lú lẫn quá ồi. Chả nhẽ một tên tuổi lớn lại làm trò cười cho thiên hạ mái đến sau này sao?

    Trả lờiXóa
  11. Bố già này còn làm lễ "Bách tuế (100 tuổi)" khi mới được 98 tuổi đấy! Rõ ràng là không bình thường!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái buổi lễ ấy ở Nam Định, ông ta còn mặc áo đội mũ lòe loẹt trong như vua Càn Long. Một NHÀ VĂN HÓA LỚN mà bí bét vậy à.

      Xóa
  12. Cháu xin có ý kiến. Ở ta có một thói quen là nói dối có sách sử ... học hẳn hoi. viết rất bừa, không phải để kiếm tiền hay để làm cái trò gì, Ngay giữa đồng làng cháu tự nhiên mọc lên một ngôi đền và có sách được in ra là nó có từ thời Trần hay thời Lê cơ, thờ một ông nào đó, cũng hương khói mù mịt. Rồi làm thế nào mà thuê được mấy nhà sử học hót như chim, quay phim hẳn hoi, rằng nó có từ đời nảo đời nào. Chết mất thôi,
    Bác Vương Trí Nhàn nói đúng, tuy cách nói rất tế nhị. Là câu thơ Cao bá Quát là thơ của quan Tàu, và câu ca dao kia cũng là thơ tàu từ đời nhà Đường, Có sách từ thời xa xưa đó dẫn ra hẳn hoi. Cũng như thơ Nam Quốc sơn hà đâu phải của ông Lý thường Kiệt. Vừa qua cháu đọc tuyển thơ Thăng Long 1000 năm, cũng ghi không phải của Lý Thường Kiêt mà. Sao bây giờ có bác lãnh đạo rất cao của nhà nước cũng còn nói của Lý T Kiệt. Ở bảo tàncg văn học ở Quảng bá, câu thơ gán cho Cao bá Quát cháu vào xem còn viết thành thư pháp để thờ, lại bịp đến thế nữa đấy. Rành rành như canh nấu mỡ rồi, các bác ạ.Ta cứ vơ vào của ta rồi dạy cho chúng cháu, cả cấp đại học nữa. Nước ta có bộ giáo dục mà rất vô giáo dục, có bộ văn hóa mà rất vô văn hóa,. Có người nói rằng, thơ bà Hồ Xuân Hương mà ông Xuân Diệu xưng tụng bừa là bà chua thơ Nôm là thơ giả, của dân gian. lối thơ này bây giờ mà ghi là của Hồ Xuân Hương thì còn vô khối, cháu chép cũng được 1 tập, mà toàn những bài trong thơ HXH còn chưa có. còn thơ của bà Xuân Hương thật chỉ là thơ Lưu Hương kí thôi, Thơ này bình thường thôi và cháu có đọc 1 bài của một nhà nghiên cứu nào đó nói bà Hồ Xuân Hương (thật) này cũng thuổng lung tung, nghĩa là cũng đạo văn, Rồi công chúa Ngọc Hân đâu có làm thơ khóc vua Quang Trung, một quan chức văn phòng nào đó làm cho bà giống như diễn văn các thư kí viết cho lãnh đạo bây giờ đến đọc ở các cuốc mít tinh áy thôi, bịa cả mà. Cháu có đọc một bài báo nói ông Tổng bí thơ Hung ra gi - in ra đến 34 cuốn sách rất nổi tiếng mà ông nói ông không viết một chữ nào, quá nửa số sách ấy, đến nay ông cũng chưa đọc 1 chữ nào. Mới hay nói dối, nói bừa là bệnh của nhiều nước chả riêng gì nước ta, kể cả những ông rất to
    Cháu rất thích bài của bác Vương Trí Nhần và rất cảm ơn bác Bồng đã cho đăng để chúng cháu đọc. Ước mơ của bọn trẻ chúng cháu là muốn các bác già, đừng nhân danh bất cứ cái gì mà viết dối nói dối để dạy chúng cháu trung thực. Các bác buồn cười lắm, nên thôi đi cho chúng cháu nhờ, Để chúng cháu được làm người tử tế chứ, phải không các bác lãnh đạo ơi

    Trả lờiXóa
  13. Nhân ý kiến của ông Vương Trí Nhàn thuật lại lời của ông Kim lân nói với nhà văn Nguyễn Đình thi, tôi nói thật là tôi thấy rất trí tuệ. Tôi nhớ một lần uống bia ở phố Cổ Tân, thời bao cấp, tôi có nhe mấy nhà văn lớn nói với nhau rằng, cái Chí Phèo là Nam Cao mót của Lỗ Tấn, cái Số đỏ là Vũ Tronmgj Phụng mót của Ba Lan, tên là Ni cô đem hay đại loại thế, Các bố này ( Nam cao, Vũ Trọng Phung ) đọc qua bản dịch tiếng Pháp rồi thuổng lại, cũng như cụ Nguyễn Du thuổng cô Kiều của Tàu về cho ta thôi
    Tôi ghi lại đây để vị nào biết rõ thì nói lại cho rõ nhé
    Cảm ơn bác Bồng, Khong có bác, chúng tôi buồn lắm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng uể oải vụ tự hào "Truyện Kiều" gốc Tàu lắm! Rồi chuyện "Tấm Cám", tại sao có nhân vật Thạch Sanh (tên Khmer) và Lý Thông (họ Tàu)?
      "Em của ngày hôm qua" cũng là chôm của Hàn Quốc!
      Ôi! "Tự hào VN! Ta đi chôm, à, đi lên!"

      Xóa
  14. Cụ thì lẫm cẩm không nói gì, còn con cháu cụ đâu mà để người khác vẽ "râu hề" cho cụ. Đáng trách.

    Trả lờiXóa
  15. Tôi rất tán thành các ý nêu ở trên của các vị và rất hoan nghênh bài viết của Vương Trí Nhàn, và cảm ơn B V B đăng cho đọc. Tôi còn thấy thêm các câu châm ngôn của các cụ nhà ta , từ Lật thuyền như nước của cụ Nguyễn Trãi... đến Trăm năm trồng người đến... nhiều vô kể... các cụ nhà ta đều "thuổng" của Tàu. Thế mà cứ amaaf ầm về nước ta có " tư tưởng'. Người gìa không biết đâu là thật. là giả thì đừng trách con cháu nói lung tung làm lung tung, vì không còn tin các cụ nữa
    Vì chấn hưng đạo lí VN đã bị đảo lộn từ mấy chục năm nay, bây giờ ta phải làm lại ngay từ đầu đi, thì mới hi vọng quốc gia này ngẩng mặt lên với thiên hạ được
    Cái gì cũng tự hào, còn cái gì cả thế giới chê cười, thậm chí xếp hạng BÉT hoắc ÁP BÉT thì giấu bặt. Thật xấu hổ cho nước Đại Cồ Việt của cha ông

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giờ có chăng chỉ là "Đại Gà Cồ"...

      Xóa
    2. "Đai Đượng Suốc Qư" đây mà...

      Xóa
  16. "Truyện Kiều (gốc Tàu) còn, nuớc Việt còn"? Không lẽ thuyết âm mưu đã nhắm vào VN từ khi ấy?

    Trả lờiXóa
  17. Túi Khôn của Nhân loại được hình thành qua hàng triệu năm tiến hóa? Con người cũng phải học hỏi nhiều từ các loài động thực vật khác!Sự giao lưu văn hóa văn minh vay mượn ngôn từ giữa dòng chảy các nước các dân tộc để làm nên bản sắc VH riêng của của mỗi địa danh khu vực mà người ta gọi là BẢN SẮC DÂN TỘC là chuyên bình thường của mỗi cá nhân mỗi dân tộc!
    Nhưng chuyện k bình thường và đáng lên án là 'ăn căp bản quyền' -đạo Văn mà lại tự nhận là của mình và đánh bóng bản thân-lăng xê? Xưng Anh -Tôi với các bậc Tiền Nhân và tự phong Thánh cho nhau...? TV có trương trình lăng xê gia đình dòng tộc GS VK hoành tráng ...một trong những cách ngu dân của CQ??? Có những ND so sánh tướng NTV chỉ đứng sau TG cũng chỉ là võ đoán khi chưa biết sự- nhẫn nhục sống lâu...? Chẳng có ai là CHA GIÀ DÂN TÔC chẳng có ai là THÁNH khi tự phong cho nhau 1 cách lam phát ?Phải được NHÂN DÂN THẨM ĐỊNH VÀ LỊCH SỬ PHÁN XÉT CHỌN LỌC lúc đó mới đúng ai là... Người ,Thánh...?
    NGLUY

    Trả lờiXóa