* NGUYỄN ÁI VIỆT
Mấy hôm nay thấy cộng đồng bàn về việc có băm tư nghìn
tỷ hay trăm tỷ làm sách giáo khoa. Rồi lại bài về việc mời Ngô Bảo Châu hay anh
A, anh B nào đó soạn sách giáo khoa. Tất nhiên, các loại ý kiến đều hay và nên
nghe, chủ yếu là để biết người dân thường nghĩ gì về đại sự này của đất nước.
Có điều, thấy nhiều người cũng có thể được gọi là có ăn học, nhưng lại có 'những suy
nghĩ rất bầy đàn', không dựa theo bất cứ hệ thống nào, lại suy nghĩ dựa dẫm vào
truyền thông và giới quản lý. Vì thế có lẽ cũng nên Phiếm luận về đề tài này
một chút.
Thứ nhất, việc giao cho một nhà khoa học rất giỏi làm SGK, cũng
ngang như giao cho làm số định danh, thiết kế database, quản lý nhân sự cho
VINASHIN, làm chủ tịch liên đoàn bóng đá Việt Nam đều có xác suất thành công
xấp xỉ như nhau. Giả thiết xác suất đó đủ lớn. Nhưng tiếc thay, cũng theo như
báo chí chúng ta chỉ có một hai người làm được việc đó, mà thời gian rất có
hạn, cần phân phối cho chuyên môn, yêu đương, triết học và giải trí phần còn
lại mới có thể cho các thứ khác. Có lẽ cần lập một bản danh sách các công việc
theo thứ tự quan trọng để các siêu nhân bố trí thời gian tối ưu. Bên cạnh đó,
có lẽ phải lập một bộ máy để thực thi và một bộ máy để PR cho được sự đồng
thuận của xã hội. Nếu tính cả xác suất có điều kiện thành công của các bộ máy
này, chưa có gì đảm bảo thành công hơn các phương án khác. Có lẽ chính vì thế,
nước Pháp, nước Mỹ thiếu gì các siêu nhân mà không phải tất cả đều đi soạn sách
giáo khoa.
Chúng ta là những người đọc sách đều biết rằng đa số
các nhà khoa học giỏi (không phải là tất cả) đều có thể viết sách chuyên khảo,
bài review hay, nhưng viết sách giáo khoa (ngay cả cho sinh viên đại học và cao
học) cho hay, nhiều khi lại là những cái tên hoàn toàn khác. Tôi biết rất nhiều
đại ca, chuyên môn cũng không đến nỗi tồi, đã lăn lộn rất nhiều năm, quen cũng
không thiếu ông to, rất mong được lĩnh xướng trong vấn đề sách. Họ cũng rủ tôi
tham gia vào việc này với những lý luận "vì dân vì nước" rất hấp dẫn
và khó từ chối. Họ đã hình thành những nhóm khác nhau, cạnh tranh với nhau để
giành việc này. Ai cũng có rất nhiều quan điểm hay, nhiều khi cũng chẳng khác
nhau bao nhiêu, và có thể nói rất nhiều về nhược điểm của đối thủ. Có
điều, cho dù là ai làm, có khác nhau thế nào thì cũng giống nhau là cách làm
cũ, không thoát được những hạn chế tầm nhìn cá nhân.
Trong khoa học, có nhiều trường phái, quan điểm có lẽ
cũng là một điều đáng mừng. Tôi tin rằng các "cây đa cây đề"
này đều là những người giỏi, có thừa nhiệt tình và thực tế mọi việc chuyên môn
cho đến công luận cũng đều trong tay họ. Nếu giao cho những siêu nhân ít thời
gian chủ trì, rồi công việc cũng lại do những "cây đa cây đề" này làm
hết mà thôi. Như thế còn tệ hơn vì chẳng có ai chịu trách nhiệm trực tiếp. Kiểu
làm như thế thì rồi cũng lại có kết quả như từ trước đến nay, không có vấn đề
này cũng có vấn đề khác. Cách làm mới là vấn đề, chứ không phải ở chỗ ai làm
tốt hơn ai.
Chúng ta không thể thử nghiệm nhiều lần với những cá
nhân khác nhau để hết thế hệ này sang thế hệ khác phải chịu đựng. Mỗi lần thử
nghiệm là một thế hệ sẽ qua đi. Cho dù là ai làm đi nữa, trước hết chúng ta vẫn
cần có một thiết kế tổng thể theo một số tiêu chí nào đó có thể dễ dàng thống
nhất với nhau. Có thể nêu ra vài ví dụ về những tiêu chí như thế, không phải
khẳng định áp đặt, mà chỉ để minh họa về việc trước hết phải có vài nguyên tắc
chung.
Chúng ta đang sống trong một thế giới đang ngày càng
xích lại gần nhau. Không có lý nào chương trình giáo dục Việt Nam lại là một
ốc đảo. Có những nguyên tắc, nhân loại đã trăn trở, trả giá bằng nhiều thế hệ.
Dẫu rằng chúng ta chưa có nhiều thời gian để hiểu thật sâu sắc. Nhưng có thể
tiết kiệm được hàng chục hàng trăm năm nghiên cứu, tại sao không thừa hưởng
ngay điều đó. Tại sao cứ phải tìm cách phát hiện lại cái bánh xe, để rồi sau
bao nhiêu vật vã mới hiểu ra cái điều ai cũng biết. Chỉ riêng nhận thức được
như vậy, đã tiết kiệm được bao nhiêu thời gian và công sức.
Thứ hai, một hệ thống sách giáo khoa bao giờ cũng hướng tới
một hệ thống giá trị nào đó. Nếu nhìn thấy được điều đó sau khi tham chiếu một
số hệ thống tiêu biểu, chúng ta sẽ dễ dàng thêm được các giá trị mà chúng ta
còn thiếu, cần bổ sung để có một khung yêu cầu hoàn chỉnh cho chương trình, làm
chuẩn cho các nội dung cụ thể. Nếu chúng ta có những người có thể làm được điều
đó, có nghĩa là chúng ta có thể sửa đổi một số chỗ sao cho chương trình của
chúng ta hợp lý hơn, tạo được sự đồng bộ giữa các môn học. Chẳng hạn, sao cho
đừng biến các môn học vật lý, hóa học và sinh vật thành các bộ môn toán học
ngây ngô như hiện nay hay đừng làm các môn xã hội xa rời lẫn nhau và xa rời
khoa học tự nhiên, khoa học tự nhiên xa rời thực tế và công nghệ. Nếu chúng ta
chưa có những người như vậy, có lẽ nên thuê các chuyên gia nước ngoài, trong
nửa năm sẽ có được một cái khung tốt và đào tạo được những người nắm được
phương pháp và tinh thần của cái khung đó. Cách đó rẻ hơn nhiều so với việc lập
các hội đồng nghiệm thu các đề tài cấp nọ cấp kia mà thực tế chỉ là công nghiệp
sản xuất
Thứ ba, có lẽ là vấn đề cần đột phá nhất, là tạo ra một cơ
chế cạnh tranh trong việc viết sách giáo khoa. Ai cũng có thể viết sách giáo
khoa, sách giáo khoa của ai cũng có thể được sử dụng, miễn là tuân thủ chuẩn do
nhà nước ban hành, thực hiện các nội dung của khung giáo dục. Muốn như vậy cần
có hai điều kiện. Thứ nhất, khung phải được công bố công khai, phổ biến rộng
rãi. Thứ hai, phải xóa bỏ ngay việc độc quyền về sách giáo khoa. Các sách giáo
khoa do các nhà giáo, nhà khoa học hoặc bất cứ một ai khác viết ra đều có thể
được công nhận hợp chuẩn, trong một quá trình đơn giản, dễ dàng, minh bạch và
công khai. Các thầy đều có thể chọn các sách nào thấy phù hợp nhất trong danh
sách các sách đã được công nhận hợp chuẩn. Như thế, bao giờ cũng có sách tốt
nhất sẽ được lựa chọn trên cơ sở thực tiễn, không phải là ý chí của riêng ai.
Vả lại, có thể huy động mọi trí tuệ tốt nhất vào công việc này. Các sách khác
sẽ là tham khảo và trong tương lai có thể sẽ là lựa chọn tốt hơn. Nhà nước chỉ
đầu tư là những bộ sách ít người muốn làm. Những bộ sách do nhà nước dùng thuế
của dân để làm sẽ phải là tài sản chung của xã hội, và như thế phải có bản
quyền mở (Common Creative). Điều đó có nghĩa bất cứ ai cũng có thể sử dụng,
thêm bớt để soạn sách khác, với yêu cầu duy nhất là phải trích dẫn nguồn.
Thứ tư, có thể khuyến khích ứng dụng CNTT làm sách giáo khoa
điện tử. Như vậy học sinh sẽ không phải gù lưng, vẹo xương sống thồ sách đến
trường. Một tablet PC nhỏ có thể chứa hàng nghìn cuốn sách, nếu cần có thể in
những trang cần thiết. Đây thực sự sẽ là một cuộc cách mạng cho công nghiệp,
CNTT và giáo dục nước nhà. Với một thị trường như thế các tablet PC này sẽ chỉ
có giá $30-50.
Có lẽ chỉ cần bỏ một ít thời gian sẽ nghĩ ra nhiều thứ
rất hay. Câu hỏi cuối cùng có lẽ sẽ trở về xuất phát điểm: Nếu dễ như vậy tại
sao lại đến phần mình phải nghĩ. Có lẽ câu trả lời thế này: đó là chỗ đứng,
người mắt tinh đến mấy cũng không thể tự nhìn gáy của mình. Một số người đã
chọn chỗ đứng bị che lấp bởi quyền lợi, một số người khác thì chọn suy nghĩ
theo lối mòn của đám đông và một số người khác nữa thì chọn cách ... không suy
nghĩ. Đó mới là cái nguy nhất. Nếu chúng ta cùng suy nghĩ, đừng lẫn lộn vấn đề
này với vấn đề khác như lợi ích, quyền lực,... lo gì không cùng tiến lên. Và
nói cho cùng mọi người cùng sẽ thấy quyền lợi lâu dài ở đó. Mà chẳng phải băn
khoăn vấn đề anh làm hay tôi làm, ai giỏi ai dốt hơn ai hay nghe theo ai bây
giờ.
N.A.V (Nguồn: nguyenaiviet.blogspot.com)
----------------
Bạn tôi VK Mỹ nhưng đi nhiều nước để làm việc. Ông ta nói: Du học Anh là hay nhất. Tụi SV Mỹ nó ba trợn lắm. Ngô Bảo Châu đang giảng mà chúng nó ôm nhau ở dưới xà nẹo. Lão Châu bức xúc nhưng phải chấp nhận. Còn mấy đứa con VC cấp cao qua đây thì học cái quái gì. Vì "đặc thù" (phải đi sâu mới hiểu) bọn ĐH Mỹ nó cho đậu hết, dù dốt bỏ mẹ, nói ba cái tiếng Mỹ bồi là hết. Bởi vậy về nước cũng vẫn là bọn ngu!
Trả lờiXóaCứ quan trọng hoá sgk chứ viết sgk đâu có gì ghê gớm đâu,hãy xem sgk của vnch,vndcch trước năm 75 rất hay nhờ đó mới có những thế hệ trí thức nổi tiếng đã đóng góp nhiều cho xh,và ngày đó sgk đâu có ồn ào đâu có dự án tiền tỷ như bây giờ,các cụ viết sgk thời đó nếu đang còn sống thì nên đến xin kinh nghiệm mà làm chứ đừng lấy tiền của dân ra đốt!
Trả lờiXóaXin thưa , vấn đề GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO liên quan đến việc viết sách giáo khoa xưa nay của các ông các bà được gọi là Gs , Ts " cây đa cây đề ' của Viêt nam chỉ có thể viết ra một câu như thế này :
Trả lờiXóa" Làm cho khốn nạn chẳng qua vì tiền ! "
Không có năm nào được yên , hết kiểu thi cử này lại đẻ ra kiểu thi cử khác , hết thay bộ sách giáo khoa này lại đến bộ sách giáo khoa khác mà khốn nỗi cái ra sau còn tệ mạt hơn cái ra trước , rồi thì còn bao nhiêu những " cải tiến cải lùi " khác còn tệ lậu hơn . Chỉ chết " những con chuột bạch " là các cháu học sinh , sinh viên và cả cha mẹ các cháu . Một nền giáo dục VÔ CẢM , VÔ TRÁCH NHIỆM ! Giáo sư , tiến sỹ thì rặt một loại " giấy và giả " ! Loại GÀ như vây thì sẽ đẻ ra loại TRỨNG gì ??? Cư hễ mở mồm ra thì toàn là Gs , Ts , học giả ... toàn là loại " nói như rồng leo , làm như mèo mửa " !
Những người làm giáo dục đang tận hưởng và tận dụng tối đa "Giáo dục là quốc sách hàng đầu'. Đây là cơ sở để các nhà quản lý giáo dục xin tiền và làm tiền.
Trả lờiXóaCơ chế xin cho được bảo kê bởi chủ tương của Đảng. Tất nhiên phe đảng trao chiếc bánh mỡ màng cho các nhà quản lý và đôi bên cùng gặm.
Cái cụ Thạc sĩ Hoàng Xuân Hãn sao mà giỏi thế!
Trả lờiXóaLàm BTGD trong CP Trần Trọng Kim được có mấy tháng mà đã làm được bộ sách GK tuy chưa đầy đủ nhưng cả 2 chế độ dùng mãi đến năm 1975, nội dung cơ bản là ổn định - những nội dung các chính thể sau chêm vào thì cứ rối cả lên.
Có lẽ thời này loạn sách là do loạn GSTS (lẫn quá nhiều Gà Sống Thiến Sót - với "sức mạnh" vượt trội - vào hàng ngũ Giáo Sư Tiến Sĩ) nên cứ đá loạn xà ngậu cả lên.
Tôi xin kiến nghị:
Đảng và NN đề nghị mấy "đối tác chiến lược", "đối tác toàn diện" có nền giáo dục hàng đầu TG cho (hoặc bán rẻ) quyền sử dụng SGK/chương trình GDĐT của họ đem về mà dùng, đỡ phải cãi lộn rách việc, mà chắc là tiết kiệm được khối (gần bằng giá trị XK lúa của cả nước một năm kia mà, nếu tính giá trị về thời gian thì càng "kinh khủng").
Cái Bộ này - chẳng ra Giáo dục, cũng chẳng ra Dâm dục. Cứ mờ mờ, ảo ảo... Có lẽ nên đổi tên Bộ Bầu dục?
Trả lờiXóaVăn hóa, Đạo đức suy đồi nên đất nước suy tàn đó là quy luật. VN đang như vậy.
Trả lờiXóaCon các cán bộ cấp cao của ĐCS VN cho du học Anh, Mỹ nhưng chẳng khá hơn, bởi bọn chúng vẫn dùng quà hối lộ thầy
Và chính chúng đang tàn phá sự tôn nghiêm của nền GD Anh, Mỹ.