Trang BVB1

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

BÔ XIT TÂY NGUYÊN 'BỎ THÌ THƯƠNG VƯƠNG THÌ TỘI' !

* Ts. TÔ VĂN TRƯỜNG
Dự án bô xit Tây Nguyên là sai lầm cơ bản về  chủ trương, quy mô, công nghệ kỹ thuật, chọn nhà thầu Trung Quốc và đối tượng triển khai thử nghiệm. Nhà nước đã đầu tư vào 2 dự án bô xit Tân Rai và Nhân Cơ khoảng 1,5 tỷ đô la  đúng là trong tình cảnh  “bỏ thì thương, mà vương thì tội” chỉ còn cách tháo gỡ dần. Sự cố vỡ đê hồ thải quặng của nhà máy bô xít Tân Rai ở Tây Nguyên vừa qua chỉ là một phần minh chứng đã được nhiều nhà khoa học cảnh báo từ lâu về nguy cơ hồ bùn đỏ.
Thời bao cấp, tai nạn lớn nhất trong ngành khai khoáng đã xẩy ra tại bãi thải quặng đuôi của mỏ măng gan Tĩnh Túc từ những năm 1960 của thế kỷ trước và làm thiệt mạng gần 100 người. Vì khi đó đang còn chiến tranh, nên tai nạn thuộc loại "nhậy cảm", bí mật chỉ có các cán bộ kỹ thuật, tâm huyết với ngành mỏ và những người có trách nhiệm mới được biết.
Tài nguyên thiên nhiên có 3 loại là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật và tài nguyên cảnh quan. Trong đó, tài nguyên khoáng sản không tái tạo là tài sản quý giá của thiên nhiên trao tặng cho con người. (Thời gian hình thành than ở Quảng Ninh cũng phải mất hơn 300 triệu năm).
Cách tiếp cận về kinh tế
Các nhà khoa học thường tranh luận về các ngành kinh tế nói chung, thường trọng cung hơn trọng cầu, riêng về ngành khai thác khoáng sản phải trọng cầu
hơn trọng cung vì cung dễ phát triển còn cầu thì khó kích. Đào bới đem bán thì dễ nhưng đào và sử dụng như thế nào cho có hiệu quả mới là điều cần bàn.

Thiết bị đang thi công ngăn việc tràn bùn thải quặng ở khu vực Tân Rai
Phương pháp khai thác tài nguyên
Xưa nay,  chúng ta khai thác, chế biến, sử dụng đều theo quy trình vật lý (khoan, nổ, bốc xúc, vận chuyển) đều theo quy trình vật lý, hiệu quả thấp, tổn thất trong lòng đất cao. Trong khi thế giới coi trọng việc sử dụng quy trình hóa học thay cho quy trình vật lý. Mỹ đang đi tiên phong về khai thác dàu, than bằng quy trình sinh học đưa vi sinh biến than thành khí. Than, dàu khí đều có nguồn gốc các bon nếu cộng với hydro tỷ lệ thấp tạo ra thể rắn, nếu hydro tỷ lệ cao tạo ra thể khí.
Bãi thải quặng đuôi
Theo đánh giá của Ts Nguyễn Thành Sơn trong ngành khai khoáng, bãi thải quặng đuôi là một hạng mục rất quan trọng cần được thiết kế đúng. Ở Việt Nam cách đây hơn 40 năm, chúng ta đã có các bãi thải quặng đuôi được các chuyên gia Trung Quốc giúp thiết kế ở mỏ Cromite Cổ Định (Thanh Hóa) và mỏ sắt Trại Cau (Thái Nguyên), các chuyên gia Liên Xô giúp thiết kế bãi thải quặng đuôi ở apatite Lào Cai.  Nói chung, đây là những công trình thực sự phải có đầy đủ các bước, từ luận chứng chọn địa điểm đến các giải pháp thiết kế cơ bản, đặc biệt là vấn đề cống thấm và chống các chất kim loại nặng lọt ra ngoài môi trường nước.
Tấc đất, tấc vàng, quê tôi ở Thái Bình nhiều chỗ 1 người nông dân chỉ có 1 sào đất canh tác tức là 1 ngày 1 người chỉ có 1 m2 bới đất, nhặt cỏ mà sống.  Cho dù đất xung quanh Tân Rai, Nhân Cơ có hoang sơ, "đất xấu", nhưng về lâu dài vẫn là dự trữ quốc gia quí giá. Từ quan điểm độ phì nhiêu thì "Không có đất xấu, chỉ có con người sử dụng không tốt".  Vậy khối lượng chất thải cả đời sống của 2 nhà máy bô xit Tân Rai và Nhân Cơ là bao nhiêu? Diện tích cho bãi thải đuôi bô xít là bao nhiêu? Nếu chất thải chứa vào kho sâu, xây cao cố định thì tạm được nhưng năm này, qua năm khác cứ thải ra thì bao nhiêu diện tích đất sẽ bị phủ? Có thể nói hầu hết các mỏ của ta xử lý chất thải rắn không có bài bản, tạo thành một cảnh quan/môi trường nham nhở, bê bối, ô nhiễm đủ thứ. Đã ở thế kỷ 21, đất nước ta không thể để như thế được.
Bài học đắt giá
Theo tôi hiểu, bãi thải có nhiều loại, tùy mục đích có sử dụng tiếp hay không, phải được quan tâm ngay từ khâu thiết kế. Ví dụ bãi thải apatit Lào Cai, có loại  bỏ đi vĩnh viễn, nhưng cũng có loại sau này điều kiện kĩ thuật và kinh tế cho phép thì tận dụng, thu hồi phần quặng có ích còn lẫn trong bãi thải bằng cách đã xây dựng nhà máy tuyển quặng.
Bài học xương máu ở bãi thải quặng đuôi của mỏ Mangan Cao Bằng thập niên 60 là do thiết kế không đúng, cao quá, nước mưa ngấm, xử lý thấm không tốt nên hậu quả khủng khiếp chất thải đã trôi và vùi lấp làm thiệt mạng khoảng 100 người ở bên dưới.
Các bãi thải vùng Cẩm Phả Quảng Ninh, cao hàng trăm mét, nước mưa thoát hết nên không xảy ra sự cố đáng tiếc, nhưng vẫn bị một số hạt nhỏ vùi lấp ở chân bãi thải, và một số gia  đình phải chuyển đi nơi khác.  Xin lưu ý là vẫn có than còn lẫn trong nước thải, có hàm lượng lưu huỳnh làm cho nước có độ acid, được chảy ra biển vẫn gây nên ô nhiễm môi trường.
Nước bãi thải mỏ Na Dương, do lượng lưu huỳnh trong đất đá thải cao đến 7% cho nên  nước từ bãi thải gây ô nhiễm cao, chảy ra đến đâu thì cây cỏ ở đấy đều bị chết hết. Tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người thì khỏi phải bàn vv...
Sự cố vỡ đê hồ thải quặng của bô xit Tân Rai
Những người có kiến thức chuyên môn đều hiểu thưc tế thì đúng là bùn thải quặng đuôi không độc hại so với bùn đỏ thải từ quá trình sản xuất alumina. Tuy nhiên, đã là chất thải thì ít nhiều có hại và đều phải có quy trình quản lý riêng. Bùn thải quặng đuôi có thành phần chủ yếu là sét, thải ra khi sàng tuyển và rửa quặng thô bằng nước để làm giàu quặng trước khi đưa vào quá trình sản xuất alumina.
Có thể, không có sử dụng hóa chất trong giai đoạn làm giàu quặng, trừ khi do tính chất đất bazan Tây Nguyên sét bám dính bết vào quặng thì có thể cần phải dùng thêm chất hoạt động bề mặt trong quá trình này, để vừa nâng cao hiệu quả tách bùn sét, vừa đỡ tốn nước rửa, và vừa làm bùn dễ lắng khi thải vào hồ chứa.
Bãi thải quặng đuôi từ nhà máy tuyển rửa quặng của dự án Tân Rai được lựa chọn địa điểm và các giải pháp thiết kế ấu trĩ. Công nghệ tuyển quặng được "copy" của Trung Quốc nhưng lại không có thử nghiệm tuyển công nghệ, tiêu hao nhiều nước, phải nhờ các chuyên gia Ấn Độ hiệu chỉnh bằng sử dụng chất trợ lắng. Quy mô sản xuất của nhà máy Tân Rai mới chỉ có 600.000 tấn/năm và chưa chạy hết công suất mà đã xảy ra sự cố vượt tầm kiểm soát như vậy.

Từ sự cố vỡ đê hồ thải quặng của bô xit Tân Rai càng âu lo đến nguy cơ về sự an toàn của hồ chứa bùn đỏ các chất độc hại còn nằm ở độ cao hơn hồ tích nước để rửa quặng
Biến bùn đỏ thành sắt xốp có phải là giải pháp cứu cánh?
Thời gian qua, công luận lại rộ lên thông tin tuyên truyền ca ngợi ở Việt Nam đã nghiên cứu thành công việc chế ra sắt xốp từ bùn đỏ. Từ thập niên 70, các nước như  Mỹ, Nhật Bản, Nga vv…đã phát minh quy trình sử dụng này, bằng cách sử dụng than gày, và khí để hoàn nguyên. Đây cũng là quy trình thông dụng trong ngành luyện kim (công nghệ phi coke) nhưng phải dùng nhiều than. Sắt xốp đã từng được làm ở Thạch Khê, và Trại Cau (Thái Nguyên). Ở Thái Nguyên dùng than cốc luyện qua gang thành thép  (nói chính xác cốc cũng là dạng than). Ở đây hàm lượng quặng  sắt  khoảng 55%, mà hiệu quả còn thấp,  trong khi bùn đỏ ở  nhà máy bauxite Tây Nguyên hàm lượng quặng sắt chỉ có khoảng 30%, đấy là chưa kể  chi phí phải vận chuyển hàng triệu tấn than từ nơi xa Quảng Ninh lên Tây Nguyên hoặc phải chở toàn bộ bùn đỏ từ Tây Nguyên xuống Bình Thuận để phát triển các dự án sắt xốp. Kiểu gì cũng không khả thi về kinh tế.
Chuyện hoàn nguyên sắt trong bùn đỏ chỉ là "nói lấy được", về kĩ thuật thì thế giới đã làm, nhưng về kinh tế ở đây chỉ là chuyện hão huyền. "Sắt xốp" là công nghệ "phi coke" đã được thế giới sử dụng hàng chục năm nay, không phải là cứu cánh của bùn đỏ, mà chỉ là cứu cánh của những kẻ cơ hội về kỹ thuật và ấu trĩ về kinh tế.
Giải pháp
Nhà nước đã đầu tư vào 2 dự án bô xit Tân Rai và Nhân Cơ khoảng 1,5 tỷ đô la , đúng là trong tình cảnh  “bỏ thì thương, mà vương thì tội” chỉ còn cách tháo gỡ dần.  Những người có trách nhiệm phải công bố các tài liệu phân tích chất lượng nước và thành phần hạt quặng nhỏ ở hồ thải quặng Tân Rai (vì có lắng lọc gì cũng không hết).
Cần có cơ quan chuyên môn độc lập, hội đủ chứng chỉ chất lượng, làm QA/QC cho tốt để lấy mẫu đúng phương pháp và phân tích đúng tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm được trang bị chuẩn mực. Sau đó, chỉ cần nhìn vào kết quả phân tích và kiểm tra lại quy trình xử lý quặng thô của Tân Rai, nhất là khi xử lý trong mùa mưa, sét bị bết lại và dính chặt vào quặng để đánh giá sâu hơn.
Trước mắt, phải công khai tất cả các thông tin, số liệu cơ bản để phân tích, kiểm toán dự án. VUSTA cần vào cuộc và thuê chuyên gia quốc tế độc lập để đánh giá đối chứng, không thể để Tập đoàn Than khoáng sản (TKV) hay Bộ công thương tự đánh giá và xử lý vì  “vừa đá bóng vừa thổi còi”!
Không để TKV tiếp tục độc quyền, độc diễn. Đối với dự án Nhân Cơ cần tiến hành cổ phần hóa, giao cho Tổng công ty Đông Bắc (Bộ Quốc phòng) thực thi làm đối trọng với TKV.
Thay cho lời kết
Hệ thống chính trị thiếu sự kiểm soát hữu hiệu, xã hội dân sự yếu kém, tiếng nói của người dân và phản biện của các nhà khoa học không được coi trọng thì trong quá trình phát triển của đất nước, cái giá phải trả quá đắt không có gì là ngạc nhiên. Dự án bô xít Tây Nguyên đúng là bỏ thì thương, vương thì tội. Việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên chỉ là một minh chứng sai lầm cơ bản về  chủ trương, quy mô, công nghệ kỹ thuật, chọn nhà thầu Trung Quốc và đối tượng triển khai thử nghiệm.
       T.V.T (Tác giả gửi BVB) 
----------------

23 nhận xét:

  1. Không còn gì để nói với những cái đầu lú lẫn của chính quyền cộng sản!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Yêu cầu vợ, chồng và con của đám tham nhũng cảnh tỉnh chúng, đừng hùa theo người thân tàn hại đất nước Việt Nam, vì lòng tham lam ích kỷ của mình!

      Xóa
    2. Vinacomin nên nhờ ông Nông Đức Mạnh,tác giả dự án hợp tác Việt-Trung boxit Tây nguyên vào giải quyết vụ này. ;

      Xóa
  2. Bô xit Tây Nguyên là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Vậy ai là người chịu trách nhiệm về tình hình hôm nay như cưỡi trên lưng hổ , không hiệu quả về kinh tế, ô nhiêm môi trường.

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết phân tích dễ hiểu. Sợ nhất là thông tin từ thập niên 60 đã có thảm họa ở mỏ Tĩnh Túc Cao Bằng tràn sự cố quặng thải làm chết cả trăm người mà chẳng báo chí nào dám đăng tải. Thời nay nhờ mạng internet mọi việc phải công khai minh bạch.

    Trả lờiXóa
  4. Bô xit Tây Nguyên , những người chủ trương và thực hiện "Cố đấm ăn xôi" hay còn gọi là "Bóc ngắn cắn dài" huhu. Tôi rất ấn tượng với đoạn mở đầu bài viết này. Không biết Quốc hội có đủ thẩm quyền để rà soát lại dự án hay lại coi như chuyện đã rồi vì nợ công, nợ xấu cũng từ chủ trương sai mà ra.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hùng hói đã nói rồi :" Đây là chủ chương lớn của đảng và nhà nước " Cai cuốc hội này toàn thừa sai của ĐCS thì lấy đâu ra phản biện .

      Xóa
  5. Đoc xong càng nghĩ càng đau đớn lòng

    Trả lờiXóa
  6. Kết quả Bô xít Tây Nguyên là thành quả Đỉnh cao trí tuệ ĐCSVN cũng là kết quả hửu hảo bốn tốt mười sáu vàng - Ta cùng Đại Hán tình thâm núi liền núi sông liền sông cùng chung ý thức hệ CS - Đất nước VN có tang hoang thì Ta cũng giàu có rồi - cùng lắm ta qua Đại Hán nghỉ hưu cũng sướng thân - Các Đồng Chí cố gắng tiến vửng chắc lên nhé .

    Trả lờiXóa
  7. Hệ quả từ những cái đầu chứa toàn bùn Đỏ

    Trả lờiXóa
  8. “Đúng là nước tràn có màu đỏ nhưng không phải là nước hồ bùn đỏ “ .

    Đó là lời nói của ông Nguyễn Văn Biên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than và khoáng sản Việt Nam (Vinacomin ) – Chủ đầu tư dự án Tân rai đã nói trong cuộc họp báo về sự cố tràn bùn .

    Tôi và nhiều bạn đọc ở xa , không rõ thực hư ra sao , nhưng để người dân tin được , cách tốt nhất để chứng minh lời mình nói , và dập tắt mọi lời đồn đại , có lẽ ông Biên nên nhảy xuống hồ bùn này và bơi vài vòng xem sao .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. “Đúng là nước tràn có màu đỏ nhưng không phải là nước hồ bùn đỏ “ .Nghe câu này thấy...quen quen :" chúng ta nói về biển Đông mà không nói về biển Đông"! Cùng duộc nên nói gì cũng giống nhau! He, he,,,

      Xóa
  9. Bauxite: Xin ưu đãi để bớt lỗ?
    (Thời sự pháp luật 22/3/2014)
    Bộ Công Thương vừa có báo cáo giải trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) về hai dự án bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông). Trong đó, ngoài các số liệu cập nhật tình hình lỗ lãi, điều chỉnh tổng mức đầu tư, Bộ Công Thương tiếp tục đề xuất áp dụng một số chính sách ưu đãi cho hai dự án này.

    Chấp nhận lỗ hàng ngàn tỉ đồng

    Theo đó, Bộ đề xuất giảm phí môi trường 10 lần so với hiện hành, giảm thuế tài nguyên và điều chỉnh mức đền bù giải phóng mặt bằng.

    Đây không phải là lần đầu các ưu đãi này được đưa ra. Trước đó, vào tháng 10-2013, Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) - chủ đầu tư dự án đã đề xuất với Bộ Tài chính và đã bị bộ này bác; thậm chí vào cuối năm 2013, chủ đầu tư còn có công văn gửi Thủ tướng xin giảm thuế, phí.

    Điều đáng nói là theo tính toán, trong hai năm tới, dự án Tân Rai sẽ lỗ từ 176 đến 252 tỉ đồng . Còn dự án Nhân Cơ sẽ lỗ từ năm 2015 đến 2020 ở mức từ 237 tỉ đến 671 tỉ đồng.

    Ngoài những đề xuất ưu đãi lần này, trước đó chủ đầu tư đã được ưu đãi ít nhất năm loại thuế: Miễn, giảm tiền thuế đất, miễn thuế nhập khẩu thiết bị, tạo tài sản cố định, miễn thuế nhập khẩu chất trợ lắng cho sản xuất trong năm năm, giảm thuế nhập khẩu xút lỏng từ 20% xuống chỉ còn 3%, miễn thuế xuất khẩu alumin, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (DN). Mới đây nhất, Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Hải quan miễn thuế nhập khẩu cho linh kiện, vật tư nhập khẩu lắp đặt đồng bộ với thiết bị tại dự án alumin Tân Rai. Theo tính toán, chủ đầu tư sẽ không phải đóng khoảng 100 tỉ đồng tiền thuế.

    Trả lờiXóa
  10. Rất nhiều cựu trào CM, CCB, và cả đại tướng V.N.Giáp có thư gửi TTg Nguyễn Tấn Dũng khuyên dừng BX Tây Nguyên, nhưng cả BCT, Chính phủ đều không nghe, hị quyết làm bằng được, nay lôi ông Mạnh, ông Phú Trọng dạo đó CT QHội ra mà kiểm điểm. Có liên quan gì mà cho thằng cha Tàu nó phá, nó làm lụn bại vậy?!

    Trả lờiXóa
  11. Bravo các comments rất thẳng thắn chí lý.

    Trả lờiXóa
  12. Rất tán thành bài viết của anh TVT
    "Hệ thống chính trị thiếu sự kiểm soát hữu hiệu, xã hội dân sự yếu kém, tiếng nói của người dân và phản biện của các nhà khoa học không được coi trọng thì trong quá trình phát triển của đất nước, cái giá phải trả quá đắt không có gì là ngạc nhiên. Việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên chỉ là một minh chứng sai lầm cơ bản về chủ trương, hiệu quả kinh tế, quy mô, công nghệ kỹ thuật, chọn nhà thầu Trung Quốc và đối tượng triển khai thử nghiệm.
    Muốn có được các quyết sách đúng đắn cho việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên về lâu dài, trước mắt, phải công khai tất cả các thông tin, số liệu cơ bản để phân tích, kiểm toán dự án. VUSTA cần vào cuộc và thuê chuyên gia quốc tế độc lập để đánh giá đối chứng, không thể để Tập đoàn Than khoáng sản (TKV) hay Bộ công thương tự đánh giá và xử lý vì “vừa đá bóng vừa thổi còi”!...

    Trả lờiXóa
  13. Rồi sẽ có ngày không xa đám lãnh đạo TKV sẽ bị lôi ra bỏ tù (chốt thí). Đã ngu thì nhận là ngu, cứ làm đại lấy được mà không nghĩ đến cái hậu quả thảm khốc về sau.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thằng con nào cũng đen thui, làm sao có thể trị nhau?!
      Chúng đang tự phá cho tan nát!
      Nhưng khi chế độ đã thay đổi, chúng khó quay trở lại cướp chính quyền - nhân dân đã có quá nhiều kinh nghiệm với bọn Chuột Đỏ!

      Xóa
  14. Lãnh đạo ơi lãnh đạo - độc tài ơi độc tài - tàn hại ơi tàn hại !!!

    Trả lờiXóa
  15. Từ lớn đến nhỏ, trơ mắt ếch đợi ngày... toi!

    Trả lờiXóa
  16. Mấy cái hồ này khác chi mấy quả bom trên đầu, không biết nó nổ lúc nào huhuhu

    Trả lờiXóa
  17. thằng đảng con cái nhà ai mà dám nghĩ dám làm, để đứa khác chịu thế nhỉ?

    Trả lờiXóa
  18. Bô Xít? Ngon lắm! Bọn chúng khoái ăn những cái gì trong bô!

    Trả lờiXóa