Trang BVB1

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Hậu giàn khoan

               * ĐẶNG XƯƠNG HÙNG
“…Chưa bao giờ lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam đứng trước áp lực cần phải thay đổi lớn như hiện nay. Mọi thay đổi phải bắt nguồn từ thay đổi tư tưởng, thay đổi cách suy nghĩ và đánh giá sự việc. Liệu các nhà lãnh đạo hiện nay có đủ nghị lực để chiến thắng được chính mình, chiến thắng được ràng buộc về lợi ích cá nhân, phe nhóm…
Trung Quốc tuyên bố đã rút giàn khoan. Tình thế thúc ép lãnh đạo Việt Nam phải đưa ra một quyết định dứt khoát, tạm thời lắng xuống. Nhưng với những ai đang quan tâm đến vận mệnh của đất nước, đặt ra một câu hỏi: triển vọng tình hình Việt Nam hậu giàn khoan sẽ ra sao? Hầu hết đều mong mỏi, khi đã được bình tâm, giới lãnh đạo sẽ đánh giá lại toàn bộ sự kiện, điều chỉnh chính sách để có được những quyết sách phù hợp, đưa Việt Nam ra khỏi vòng luẩn quẩn 25 năm thời kỳ đô hộ kiểu mởi của Trung quốc. Đây là một cơ hội.
Hai mươi lăm (25) năm sau lựa chọn “giải pháp đỏ” Thành Đô, giàn khoan đã cho một cơ hội, cơ hội cho những ai dù kém cỏi nhất cũng nhìn ra bộ mặt thật của mưu đồ Đại Hán. Nói đúng ra, Trung quốc đã không còn giấu giếm tham vọng bành trướng của mình. Quan sát cách mà lãnh đạo cấp cao Việt Nam đánh giá lại tác động của Thành Đô, xem xét lại cách đối xử với Trung Quốc, chúng ta có thể phán đoán ttương lai của đất nước sẽ đi về đâu.
Thành Đô và hậu quả của nó.
Sự kiện giàn khoan nằm trong tiến trình tất yếu sẽ xảy ra trong chuỗi chính sách Trung quốc áp đặt lên Việt Nam sau Hội nghị Thành Đô tháng 9/1990. Đó là, không ngừng lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải; không ngừng tác động vào giới lãnh đạo cao nhất của Việt Nam; không ngừng dùng mọi biện pháp về ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế và văn hóa, đưa Việt Nam vào sự lệ thuộc hoàn toàn và cuối cùng là âm mưu sát nhập Việt Nam vào với Trung Quốc.
Cần nhắc lại rằng “giải pháp đỏ” Thành Đô là kết quả của ảo tưởng trong giới lãnh đạo thời bấy giờ khi bị sa lầy ở Cămpuchia và của nỗi sợ hãi khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đang dần sụp đổ hoàn toàn. Ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ XHCN (thay thế cho Liên Xô đã sụp đổ) để làm chỗ dựa cho CNXH ở Việt Nam, chống lại “diễn biến hòa bình” của Mỹ. Trong khi lãnh đạo Việt Nam nuôi kỳ vọng Trung Quốc “bảo vệ XHCN chống đế quốc” thì ngay từ đầu, giới lãnh đạo Trung Quốc đã xác định rõ “thân nhi bất cận, sơ nhi bất viễn, tranh nhi bất đấu” (thân nhưng không gần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau). Nhưng trong bước đường cùng, giới lãnh đạo Việt Nam lúc đó đã hàng phục Trung Quốc không điều kiện, chuyển từ thế coi Trung Quốc là kẻ thù số 1 sang thế làm chư hầu ngoan ngoãn, đưa đất nước vào “thời kỳ độ hộ mới của Trung Quốc”.
Kết quả sau 25 năm đó là: một Việt Nam “muốn” làm bạn với tất cả các nước, nhưng chẳng còn ai là bạn; một chế độ “hèn với giặc, ác với dân” bị trói chặt vào sự lệ thuộc hoàn toàn vào phương Bắc bởi vòng kim cô “4 tốt, 16 chữ vàng”; một Việt Nam đón Tập Cận Bình bằng cờ đỏ một sao lớn, 5 sao nhỏ; một Bộ Ngoại giao phải triển khai thực hiện chỉ thị từ một tỉnh của Trung Quốc ( tỉnh Quảng Đông), một Việt Nam lấy biển đảo, lãnh thổ để gán nợ, trả phí bảo đảm an toàn cho cuộc thí nghiệm điên rồ “100 năm nữa chưa chắc đã có xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, một Việt Nam giam hãm 90 triệu con tim khát khao tự do, giam hãm tầng lớp trí thức, những cá nhân vẫn còn tầm, còn tâm, không để họ có thể vươn ra được với văn minh, dân chủ bên ngoài.
Giàn khoan và tác động của nó
Giàn khoan có tác dụng thăm dò dầu khí. Nhưng lần này người Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam có thêm tác dụng để thăm dò lòng người. Đặc biệt là thăm dò thái độ của lãnh đạo cao cấp Việt Nam, đã xuất hiện những dấu hiệu “chập chững” muốn “xoay trục”. Nhưng tác dụng lớn nhất của nó mà chúng ta phải cảm ơn, đó là nó đã tạo cơ hội để nhiều sự thật trong quan hệ Việt-Trung bị phơi bày, để tham vọng lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc không còn muốn giấu diếm thêm nữa.
Đầu tiên, giàn khoan đã chứng tỏ khả năng chịu nhịn nhục của lãnh đạo Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc vẫn còn.   
Ngày 2/52014, Trung Quốc ngang nhiên hạ giàn khoan. Khắp nơi sôi sục, mong đợi giới lãnh đạo cấp cao tỏ thái độ rõ ràng. Không một ai lên tiếng. Thậm chí, ngày 8/5/2014, Hội nghị Trung ương lần thứ 9 khai mạc, không một lời bàn về Biển Đông, lại bàn chủ đề lãng nhách “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Ngoài biển, các chiếc tàu Việt Nam bị tàu Trung Quốc uy hiếp, hình ảnh kiềm chế đến nhẫn nhục của thủy thủ Việt Nam. Trong đất liền, các cuộc họp báo với những phản ứng yếu ớt, được lập đi lập lại, có cao hơn bình thường nhưng được giữ nguyên ở một mức độ. Không hề có một tuyên bố của Bộ Ngoại giao chứ chưa nói đến một Tuyên bố của Chính phủ. Trong khi trong nước phản ứng nhạt nhòa, thì người phát ngôn BNG lại kêu gọi Mỹ và EU cần lên tiếng mạnh mẽ.
Ngày 31/5/2014, tại Hội nghị Shangri La, Đại tướng Phùng Quang Thanh, người đứng đầu Quân lực Việt Nam XHCN, nhũn nhặn tuyên bố "Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp” và so sánh xung đột hiện nay trên Biển Đông với “mâu thuẫn gia đình”. Thế đấy, kẻ đang xâm phạm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam vẫn là bạn?
Trong khi đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trấn an, cam kết tự khóa mình bằng tuyên bố: "Việt Nam không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào để chống lại một quốc gia khác” và “Việt Nam không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi bị bắt buộc phải tự vệ”.
            Tất cả những diễn biến trên, dường như muốn gửi đi một thông điệp: “Trung Quốc nên hoàn toàn  \yên tâm, Việt Nam chưa thay đổi, cứ bình tĩnh mà đặt giàn khoan, miễn là không có chiến tranh”.
Cuối cùng, nó đã rút, rút trước thời hạn. Vì nó đã hoàn thành nhiệm vụ, vì nó đã nhận được đúng thông điệp. Vì Mỹ đã lên tiếng. Và vì tính toán đừng quá già néo, đẩy Việt Nam vào đường cùng, sẽ sụp đổ, Trung Quốc sẽ sụp đổ theo.
Kế đến, giàn khoan đã phát hiện “hội chứng Nguyễn Cơ Thạch” vẫn có tác dụng.
“Hội chứng Nguyễn Cơ Thạch” có thể diễn giải là chính sách của Trung Quốc khống chế lãnh đạo cao cấp Việt Nam, áp đặt bố trí nhân sự trong lãnh đạo đảng và nhà nước, dùng các biện pháp trấn áp, bắt bớ, đe dọa, gạt bỏ những người có tư tưởng chống đối lại Trung Quốc.
Sau Hội nghị Thành Đô, Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, đã trở thành “vật tế thần”, để đổi lấy bình thường hóa quan hệ hai nước. Tạp chí Times thời bấy giờ đã có bức biếm họa ngoài bìa vẽ ông Thạch làm thành một cái cầu để hai nhân vật lãnh đạo hàng đầu hai nước đứng trên đó bắt tay nhau bình thường hóa quan hệ.
Trước khi có giàn khoan, một loạt các nhân vật như Cù Huy Hà Vũ, Đinh Đăng Định, các thanh niên như Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên bị kết án rất nặng vì chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông. Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, kỷ niệm ngày mất Hoàng Sa, ngày chiến tranh biên giới phía Bắc đều bị phá đám và dẹp bỏ nhanh chóng.
Ngay sau khi giàn khoan hạ đặt, ngày 5/5/2014, Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh bị bắt khẩn cấp. Vì “từ khi khởi đầu đến nay đều ưu tiên cho những thông tin về Trung - Việt, cảnh báo và phản đối những hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc”.
Diễn biến rõ nhất về “hội chứng Nguyễn Cơ Thạch” là chuyến đi của Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì được báo chí Trung Quốc mô tả như một người thầy kiên nhẫn đến để xử sự với một học trò cứng đầu cứng cổ, như một món quà của Trung Quốc, nhằm tặng cho Việt Nam một cơ hội nữa để "tự kiềm chế trước khi quá muộn". Tờ báo Hoàn Cầu còn viết: Nói chuyện với Việt Nam, Trung Quốc "thúc giục đứa con hoang đàng hãy trở về nhà". Có vẻ như họ Dương đến Hà Nội không phải để đối thoại thực sự, mà chỉ để giảng bài. Y như Từ Đôn Tín đến Hà nội thời Thành Đô, tuyên bố “Lần này tôi sang Hà nội để xem xét nguyện vọng của các đồng chí..” Từ cho phép mình mắng ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, khi ngoại trưởng ta đáp trả vỗ mặt thì Từ nổi giận bỏ về.
Thế rồi sau đó, người đối thoại chính với Dương Khiết Trì là Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, không đi Mỹ như lời mời và kế hoạch đã định từ phía Mỹ, mà thay đó bằng Bí thư Hà nội Phạm Quang Nghị. Nó hao hao giống và làm người ta nhớ lại câu chuyện tại Hội nghị Paris, ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch xin gặp ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Thâm và được trả lời rằng không có thì giờ tiếp Nguyễn Cơ Thạch, nhưng thứ trưởng Trần Quang Cơ muốn gặp thì đồng ý.
Sau rốt, giàn khoan cho thấy chiều hướng kiện Trung Quốc ra trọng tài quốc tế là rất thấp trong khi đó khả năng tiếp tục “gác tranh chấp cùng khai thác” có vẻ lớn hơn nhiều.
Ở một thời điểm nào đó, trong giới lãnh đạo Việt Nam đã nảy sinh tư tưởng, Hoàng Sa và một phần Trường Sa mất thì đã mất rồi, không có thể đòi lại được nữa, thà rằng chiều theo lời gạ gẫm của Trung Quốc “gác tranh chấp, cùng khai thác” thì còn thu về lợi ích gì đó, chứ cứ tiếp tục khẳng định chủ quyền có khi không có lợi mà còn gây lo ngại cho các nước khác đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Tư tưởng này ảnh hưởng không nhỏ đến các thỏa thuận hai bên, trong các chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tháng 10-2011 và của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tháng 6-2013, thống nhất chủ trương các tranh chấp về chủ quyền được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán song phương giữa các bên liên quan trực tiếp. Ký “Thỏa thuận về nguyên tắc cơ bản chỉ đạo về giải quyết các vấn đề trên biển”; “Thiết lập đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng chương trình hành động”; “Xử lý thỏa đáng bất đồng nhất là trên biển”, không để bất đồng ảnh hưởng các mặt hợp tác giữa hai nước, cũng như tình hữu nghị giữa hai nước, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông phù hợp với lợi ích cơ bản của hai nước. Tăng cường đàm phán, nhóm công tác về vùng biển cửa Vịnh Bắc Bộ và nhóm chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt Trung. Thiết lập đường dây nóng Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng hai bên.
Những thỏa thuận này vẫn còn nóng hổi khi giàn khoan được đưa vào. Nó gây khó chịu đôi chút cho lãnh đạo Việt Nam bởi sự lọc lừa, ngang ngược của Trung quốc, chứ các thỏa thuận nóng hổi này đủ sức khóa chặt miệng các vị vì lợi ích “đại cục” và vì quyền lợi sát sườn của bản thân.
Khi tình hình căng thẳng như dây đàn, Việt Nam không nhanh chân kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế như Philippines đã làm, thì sau khi giàn khoan đã rút, khí thế đã nguội lạnh, một đề án kiện Trung Quốc để được thông qua Bộ Chính trị lúc này càng khó khăn hơn. Các dấu hiệu phân rẽ các phe sau giàn khoan rõ nét hơn nhiều. 
Thậm chí, ngay sau khi giàn khoan được rút đi, Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Lê Hoài Trung tuyên bố : Việt Nam sẵn sàng xem xét những khả năng hợp tác với Trung Quốc trong hoạt động thăm dò dầu mỏ trên Biển Đông.
Triển vọng tình hình Việt Nam hậu giàn khoan sẽ ra sao?
Áp lực và mong mỏi của dư luận
Trong nước, ngày 28/7/2014 vừa qua, 61 đảng viên được nhiều người biết đến, đã ký tên vào bức thư ngỏ gửi cho Ban chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên đảng cộng sản Việt Nam.
Thư ngỏ yêu cầu đảng cộng sản Việt Nam phải “tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ”. “Tổ quốc đang lâm nguy đồng thời đứng trước cơ hội lớn để thay đổi!”, “Bỏ lỡ cơ hội này là có tội với dân tộc!”. Thư ngỏ còn yêu cầu “minh bạch hóa thỏa thuận Thành Đô”.
Từ khi có giàn khoan, dư luận đã rộ lên bàn về cách “thoát Trung”, về tìm kiếm đồng minh, xây dựng một mối quan hệ tin cậy với nước Mỹ và phương Tây, đủ sức chống chọi lại với Trung Quốc. Bên cạnh đó, những đòi hỏi về cải thiện dân chủ và nhân quyền trong nước ngày một lên cao. Phong trào đòi thả tự do cho các tù nhân lương tâm, tố cáo tra tấn tù nhân, tố cáo lực lượng an ninh trấn áp và đánh đập dân thường, phong trào dân oan đòi đất liên tục không mệt mỏi. Chứng tỏ người dân đang quyết tử khi lợi ích sống còn cuối cùng của họ bị xâm phạm.
Khi xã hội hiện tại đang đầy rẫy những bất công, tệ nạn xã hội ngày càng phát triển, văn hóa và quan hệ con người xuống cấp trầm trọng thì nhiều người đang nuối tiếc chế độ Việt Nam Cộng hòa. Lúc này đây, người ta đang làm những con phép so sánh và cái tên Việt Nam Cộng hòa ngày càng được nghe thấy công khai hơn. Chương trình “Nhịp cầu Hoàng Sa” được sự hưởng ứng rộng rãi và cao thượng cả trong và ngoài nước.
Ở ngoài nước, dư luận có phần khắt khe hơn. Thoát Trung trước tiên phải thoát cộng. Người ta thường hỏi nhau: bao giờ thì cộng sản sụp đổ. Một điều rõ nét là đồng bào hải ngoại đã ngày càng đồng cảm và trợ giúp rất hào phóng, đắc lực cho các phong trào trong nước. Sự liên thông giữa bên trong và bên ngoài đã khác xa những năm trước đây.
Sự khắt khe của dư luận bên ngoài nước còn biểu hiện ở chỗ. Họ coi chính quyền trong nước không đủ năng lực để điều hành đất nước, ngày càng quay lưng lại với nhân dân, hơn nữa không phải do dân bầu ra, dẫn tới việc người ta đang mập mờ nói tới việc thành lập chính phủ lưu vong đối lập với chính quyền trong nước.
Khả năng đáp ứng của lãnh đạo đảng và nhà nước.
Chưa bao giờ lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam đứng trước áp lực cần phải thay đổi lớn như hiện nay. Mọi thay đổi phải bắt nguồn từ thay đổi tư tưởng, thay đổi cách suy nghĩ và đánh giá sự việc. Liệu các nhà lãnh đạo hiện nay có đủ nghị lực để chiến thắng được chính mình, chiến thắng được ràng buộc về lợi ích cá nhân, phe nhóm. Có đủ can đảm để đưa ra công khai những thỏa thuận sai lầm trong quá khứ. Một khi đã nhận sai lầm, minh bạch hóa nó, không phải bỏ công để che giấu và bao bọc nó. Canh bạc đã thua, càng ham gỡ, càng thua. Hãy từ bỏ nó, chơi một cuộc chơi mới. Một bài toán phải giải theo cách khác mới có một kết quả mới khác trước.
Hãy từ bỏ trò chơi cân bằng trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Ta chỉ đủ khôn lỏi, chứ không đủ khôn ngoan và không đủ lực để tiếp tục đánh đu trong quan hệ với hai nước lớn này. Không dễ gì đạt được TPP và không có cải thiện dân chủ và nhân quyền trong nước. Không dễ gì lúc nào cũng muốn hưởng sự bao che của Trung Quốc mà không phải trả giá của sự lệ thuộc nhẫn nhịn. Hãy chìa tay ra để dựa vào sự hỗ trợ rất nhân bản của nước Mỹ đưa đất nước dần một đi lên và lúc đó câu chuyện quan hệ với ông láng giềng bất hảo phương Bắc sẽ dễ đi rất nhiều.
Bài học Miến Điện là bài học dễ học nhất.
Đ.X.H/ Thông luận
------------------

24 nhận xét:

  1. * Các tiền nhân nước Việt:
    - Bọn nhà Sản, chúng đang làm gì vậy? Chúng bị quỷ dữ Cô Hồn Xã Nghĩa râu ria bờm xờm đến từ Tây Độc dẫn xuống vực thẳm rồi!

    Trả lờiXóa
  2. Chào ông Đặng xương Hùng,ông không biết tôi- nhưng tôi biết ông,ông thật là một người anh hùng trong mắt tôi - chúc ông luôn luôn trong sự toại ý !

    Trả lờiXóa
  3. Rất rõ ràng, rất mạch lạc, nếu k có quyết định đúng đắn vào thời điểm hiện nay, đảng sẽ thất bại hoàn toàn.

    Trả lờiXóa
  4. Trước đây hay nói "Giải phóng tư tưởng", sao dạo này ai có ý tưởng gì mới đều bị quy vào "Suy thoái, diễn biến"? Hay là cứ dựa vào Mác-Lê là khỏi cần suy nghĩ gì nữa? Bảo thủ là tự sát.

    Trả lờiXóa
  5. " Ngựa quen đường cũ" - Tự bao đời
    Bản sắc, chủ quyền - Chớ buông lơi
    Dạ thú, mặt người - phường Đại Hán
    Nhân dân là Gốc, thuận thiên thời!

    Trả lờiXóa
  6. Nanh dao DCSVN phai co su tu bo QUYEN TIEN GAI DIA VI BONG LOC LOI ICH... nhu cuu DVDCS DANG XUONG HUNG Thi moi k ban nuoc k phan boi lai loi ich dan toc ?Nhung dieu do la k the co voi DCSVN hien nay???
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  7. 7 dòng cuối cùng thật chính xác
    thần dân Việt cũng quá hiểu + quá chán + mất hết niềm tin
    nhưng cũng không làm gì được
    chỉ chờ ngày nó tự sập và chắc chắn sập

    Trả lờiXóa
  8. Giải pháp khả thi đúng đắn cho VN là trở thành một khu tự trị của Trung Quốc. Đại Sứ đặc mệnh toàn quyền sẽ là quan thái thú, BCT sẽ bao gồm những vị sứ quân cai quản từng vùng và được cha truyền con nối.

    Giữ nguyên trạng như hiện nay cũng không khả thi vì chỉ hèn với giặc ác với dân, các quan tham cùng nhóm lợi ích hà hiếp và cướp đoạt của dân.

    Là dân oan khiếu kiện nhiều năm, không được giải quyết mà cũng không trả lời, nhà cửa ruộng vườn mất hết rồi, tôi hy vọng trở thành công dân của TQ ít nhiều cũng khá hơn bây giờ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh13:11 ơi,
      Phương án này của đồng chí cũng không được đâu, chí nguy, chí nguy. Lấy gì để đảm bảo rằng "tồng chí Tập" không triển khai việc "diệt ruồi đả hổ" ở VN để lấy lòng dân chúng khu tự trị Việt Nam? Đồng chí không nhớ là trong khi triển khai TƯ 4 chúng ta đã kiểm điểm rất sâu sắc, chúng ta đã "khóc với nhau" (@ Tòng thị), chúng ta đã đối xử trên tình đồng chí máu mủ với nhau rồi ư. Không nhớ là đ/c Trọng Ngẹn Ngào của chúng ta đã tổng kết rằng "chỉ nói thế thôi đã khối anh sợ" rồi, không cần làm hơn vì "kẻ địch sẽ lợi dụng" ư?. Tồng chí Tập không chỉ nói mà đang "đả hổ" rất mạnh ở TQ đó sao? Nói nghiêm túc ra là đồng chí đã từ bỏ "độc lập và tự chủ" hoặc ít ra đồng chí không hiểu lập trường "độc lập và tự chủ" của đảng ta là gì cả. Hình như có cuốn "Làm gì" của Lý Ninh. Hãy yêu cầu bên Ban Lý luận nghiên cứu xem hoàn cảnh của ta bây giờ thì phải làm gì.

      Xóa
  9. Bất cứ thể chế nào dù danh xưng là gì đi nữa mà đưa dân tộc Việt nam đến bến bờ tự do ,ấm no,dân chủ và hạnh phúc thì đều đc nhân dân ủng hộ và lịch sử ghi nhận mãi mãi còn chỉ nói ko mà ko làm hay nói một đàng làm một nẻo để nhân dân nghèo khổ,mất hết tự do thì đó là phạm tội ác quy luật đào thải sẽ loại nó nay mai .Ngoại trưởng NGUYỄN CƠ THẠCH dù đã đi xa nhưng ông mãi mãi ở lại trong lòng người dân Việt nam Hội nghị thành đô là vết nhơ của lịch sử dân tộc việt nam dù biện minh thế nào đi nữa thì đến nay hậu quả của nó cũng đang tàn phá đất nước này hơn cả thời chiến tranh, cả về chính trị ,kinh tế,văn hóa và nền độc lập của đất nước ko biết những người chủ trương tham gia hội nghị này họ có ý thức được hậu quả của nó cho hậu thế mai sau ko?nay thì 2 người đã về cát bụi để lại tai tiếng là kẻ bán nước ngàn đời ko rửa đc còn 1 người thì lúc tỉnh lúc mê sống đời thực vật cuối cùng chẳng ai phải chịu trách nhiệm Nhân dân là người lãnh trọn hết .Nếu những người lãnh đạo hiện nay dũng cảm công khai tất cả nội dung của hội nghị thành đô và xé bỏ nó đi chắc chắn nhân dân sẽ lại tin tưởng và ủng hộ họ và trung quốc sẽ ko giám ngang tàng coi thường Việt nam như thời gian qua nữa .

    Trả lờiXóa
  10. Chấp nhận đa đảng để Cạnh tranh đi DcsVietnam ơi, nhanh chóng lên muộn còn hơn không!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. mài điên ah
      bọn tao đang ăn không hết, xiền đè chết người
      ngu sao bọn tao muốn thay đổi, cần kiên định, ổn định nhá......

      Xóa
    2. Đa đảng thì chết à?
      (Nguyễn Hung Sình)

      Xóa
    3. Một hay nhiều đảng mới phải tìm cách để hiện diện trong xã hội VN hiện nay. Đây là chuyện Trời định.

      Xóa
  11. Thời nhà Mạc, có thể coi là thời loạn, sử xưa coi là nguyh triều. Nguyễn Bỉnh Khiêm trí sĩ tài năng, làm quan triều đình dâng sớ đòi chém 18 lộng thần, không được như ý, cáo quan về quê vẫn được Vua Mạc Phúc Hải Trọng thị, cho người về quê phong tước, việc trọng trong triều cử sứ về hỏi.
    Khi sắp mất, ông làm việc tầy đình, dám dự báo khi số nhà Mạc, răn vua tu nhân tích đức, sửa sang nền cai trị: "Tính vận nước đã suy, vận nhà Lê đến hồi tái tạo, ý trời đã định, sức người khó theo. Song nhân giả có thể hồi thiên ý, xin vua hết lòng tu nhân, chính phát, lấy dân làm gốc, lấy nước làm trọng, trong sửa sang văn trị, ngoài chuyên cần võ công, may ra giữu được cơ nghiệp tổ tiên"
    Vua Mạc Mậu Hợp không những không hạch tội, mà khi mất còn cử người về điếu.
    Thời nay, thử hỏi các bậc chí sĩ, nếu làm những việc Mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã làm thân phận sẽ ra sao.
    Trần Độ, Thuộc hạng công thần, từng chinh chiến qua hai cuộc chiến tranh giữ nước thế mà khi góp ý với Đảng về những sai lầm, đề nghị thay đổi đường lối cai trị bị tước phép thông công, bôi nhọ danh dự, đến chết vẫn chưa tha vẫn cho người đến bêu riếu;
    Trần Xuân Bách, Ủy viên bộ chính trị, đại công thần, đại trí thức khi góp ý đổi mới đường lối lãnh đạo của đảng bị truy cứu, bức bách đến cả gia đình;
    Các nhân sĩ trí thức, góp ý sửa đổi hiến pháp nhưng không theo ý Đảng bị ông Tổng bí thư biêu riếu, bỏ chung một rọ những kẻ "thoái hóa biến chất"
    Rồi biết bao người khác như Trần Đức Thảo, Hoàng Minh Chính, Ung Văn Khiêm ... đều là nhân sĩ trí thức, một lòng yêu nước, theo Đảng nhưng suốt dời bị tù đày, quản chế.
    Gần đây có luật sư Trần Bạch Đằng, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Đăng Trừng, Trương Duy Nhất ...đều chung một tội dám nói những điều xấu hiển nhiên của Đảng và người Đảng.
    Thời ta không bằng thời loạn.

    Trả lờiXóa
  12. Việt Nam cứ dập khuôn mô hình của Tàu khựa,nhưng hiện nay tàu khựa đã bắt mấy ủy viên bộ chính trị sao V N Chưa bắt được ai nhỉ,hay ta để dành rồi cho về hưu sớm sau đó ung thư mà chết.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giá mà HNTW6 thực hiện NQ của BCT thì thành raTàu Cộng phải "học tập" VN rùi!
      Thế là ĐCSVN lỡ mất một cơ hội ghi điểm.
      Kể ra mấy anh Tàu cũng đáng phục đấy chứ!

      Xóa
  13. Tôi muốn làm 1 cuộc khởi nghĩa ! Nhưng 1 mình không thể làm nên đại cục, ai có thể cùng tôi góp sức phá tan sự bế tắc của 1 thể chế độc bá, độc quyền này?
    Kỳ Lân Vương

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nên liên lạc với nhóm 61 đảng viên mới ký đơn đề nghị đảng cộng sản phải thay đổi,đo là cách làm khả thi nhất hiện nay.

      Xóa
  14. Trong mong che do cs tu nguyen thay doi la het suc vien vong! phai dap do chung no moi hy vong thay doi.

    Trả lờiXóa
  15. Thời Tam Quốc, Lưu Bị lập nhiều chiến công hiển hách, dựng nên nhà Thục hùng mạnh, vậy mà khi ông mất, con ông lên ngôi trị vị, một kẻ ngu dốt, đần độn,ăn chơi vô độ, hất hủi trung thần, trọng dụng gian thần nên cuối cùng sụp đổ mất nước. VN ta cũng không khác gì, xưa ĐCS giương cao ngọn cờ chính nghĩa nên dân ủng hộ, nay những thế hệ ĐCS sau này chỉ biết vơ vét, ức hiếp dân lành, mở miệng ra là kể lể công lao của cha anh trong quá khứ để bắt dân phải trả ơn, thanh trừng thẳng tay những khai quốc công thần nếu trái ý họ, đời sống ND bây giờ cực kỳ khốn khổ nhưng chúng vẫn ra rả rêu rao các thành tựu, về thay da đổi thịt, về sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà Nước...vận nước đã đến lúc phải thay đổi

    Trả lờiXóa
  16. Che do cs rat giong che do Phong kien, thoi gian dau thi kha duoc long dan, nhung cang ngay cang ngu xuan thoi nat nen bi sup do het. Csvn cung se vay!

    Trả lờiXóa
  17. Sau khi sát nhập thành khu tự trị của Trung Quốc - Tập Cân Bình gọi Nguyễn Phú Trọng - Trương Tấn Sang - Tô Huy Rứa - Phạm Quang Nghi và nói : Các anh có biết tội gì không ? - dạ bẩm ngài chưa a . Tội phản quốc - Đem chém ngay cho ta ...haha...

    Trả lờiXóa
  18. những tuyên bố : không liên minh vói nước nọ để chống nước kia là tự trói mình vào để cho nó làm thịt. Câu đó chỉ đúng khi bộ mặt xâm lược của trung Quốc còn giấu kín. Bây giờ nói vậy nó nắm được yếu huyệt ấy thì càng chết với nó. Hãy xem triều tiên kia, một nước nhỏ bé và kinh tế kiệt quệ mà nó chẳng sợ trung Quốc sao mà mình lại ươn hèn như vậy

    Trả lờiXóa