Trang BVB1

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Chúng ta làm ngược với thế giới

                                                                       * GS NGÔ BẢO CHÂU  
“Đánh giá một cách khách quan thì học sinh tốt nghiệp THPT của ta không đến nỗi quá tệ so với trình độ học sinh các nước khác, nhưng người tốt nghiệp ĐH của ta tương đối đuối so với người tốt nghiệp ĐH nước ngoài. Đuối cả về kiến thức lẫn tác phong làm việc”.
GS Ngô Bảo Châu nhận định như vậy trước thềm hội thảo “Cải cách giáo dục đại học” do nhóm Đối thoại giáo dục mà ông là người chủ trì phối hợp với một số đơn vị trong và ngoài nước tổ chức tại TP.HCM hôm nay (31-7) và ngày 1-8. Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS Ngô Bảo Châu khẳng định: “Vấn đề của giáo dục VN là giáo dục ĐH chứ không phải ở giáo dục phổ thông. Tất nhiên phổ thông cũng có vô vàn vấn đề và những ai liên quan đều có cảm giác bất an. Nhưng đứng trên tầm quốc gia mà nhìn nhận thì giáo dục ĐH mới là mảng cần nhiều sự thay đổi hơn”.
Là người được hội thảo chỉ định nghiên cứu về mảng nhân sự ĐH, GS Ngô Bảo Châu đã trăn trở nhiều về công tác tuyển dụng nhân sự trẻ trong các trường ĐH hiện nay. GS Châu nói: “Hiển nhiên ai cũng thấy nan giải nhất là lương của giảng viên, cán bộ ĐH (trong hệ thống lương công chức nói chung). Mức độ lương không tương ứng với mức độ cống hiến và vị trí xã hội của họ. Tất nhiên hiện tại có nhiều biện pháp khác nhau để khắc phục, chẳng hạn như có thêm thu nhập từ việc làm các đề tài nghiên cứu được bổ sung vào lương, nhưng đó chỉ là những giải pháp tình thế”.
 Những cuộc hôn nhân cận huyết thống
* Giáo sư có thể nói cụ thể hơn được không, về quy trình tuyển dụng nhân sự?
- Trong quá trình nghiên cứu vấn đề nhân sự của ĐH, chẳng cần phải quá giỏi giang gì tôi cũng nhận ra ngay một điều là cách mà chúng ta làm trái ngược với quy trình tuyển chọn giảng viên của bất kỳ trường ĐH nào trên thế giới. Ví dụ, phương thức mà các trường ĐH VN thực hiện để xây dựng nhân sự cho mình là tạo nguồn tại chỗ. Thật ra một số trường của ta có vẻ cũng đang làm khá hiệu quả việc này, nhưng trên bình diện quốc gia thì đó là một cách rất dở. Các trường ĐH của ta thường chọn những sinh viên giỏi nhất để bồi dưỡng, đào tạo họ trở thành cán bộ cho chính trường mình. Trong khi đó trên thế giới hầu hết các ĐH đều có chính sách không tuyển sinh viên do mình đào tạo.
* Phải chăng họ khuyến khích một người làm khoa học phải được trải nghiệm trong các môi trường khoa học khác nhau?
- Họ khuyến khích như vậy và họ có hệ thống để việc luân chuyển cán bộ từ trường nọ sang trường kia rất đơn giản. Khi một cán bộ trẻ có sự bất hòa với thầy giáo - tức thủ trưởng của mình, hoặc một người trẻ có hoài bão, muốn xây dựng môi trường làm việc mới cho mình hoặc đơn giản chỉ để thoát ra khỏi cái bóng của thầy, họ có nhiều lựa chọn nhờ hệ thống thông tin công khai sẵn có trên các trang mạng. Còn ở nước ta, để chuyển nơi công tác mỗi cán bộ khoa học trẻ phải dựa vào mối quan hệ của các cá nhân, vì thông tin bị bưng bít. Nhờ quen biết ông này ông kia ở trường này trường kia, rốt cuộc họ cũng chuyển được đến nơi mới nhưng đó không phải là sự lựa chọn tối ưu.
* Có thể so sánh việc các trường ĐH tự tạo nguồn từ chính sinh viên của mình giống như những cuộc hôn nhân cận huyết thống?
- Chính xác. Vì thế mà hầu hết các ngành khoa học của chúng ta đang đi xuống. Tức là học trò không có điều kiện để giỏi hơn thầy. Học trò của học trò còn tệ hơn nữa.
ĐH phải tự chủ
* Chính phủ mới thông qua việc thành lập ĐH Việt - Nhật, trước đó là các ĐH Fulbright (thông qua chủ trương), ĐH Việt - Đức, ĐH Việt - Pháp... Vậy các trường VN sẽ phải thay đổi thế nào trong cuộc cạnh tranh này với các trường quốc tế đang dần thâm nhập vào VN?
- Đây là một cơ hội để giáo dục ĐH trong nước phát triển. Con đường tiến bộ cho ĐH VN chính là có sự tự chủ, những trường nào có khả năng, có tham vọng phát triển tốt hơn thì họ có cơ hội để làm chuyện lớn mạnh. Tôi không nghĩ những trường quốc tế mà bạn nêu ra đều sẽ là những trường tốt. Cũng có trường tốt, có trường không tốt. Nhưng sự xuất hiện của những yếu tố mới sẽ khích lệ, thôi thúc các trường còn lại nỗ lực để tồn tại và đi theo xu hướng mới.
Để làm chủ được cơ hội này, không còn cách nào khác là các trường phải thể hiện mạnh mẽ sự tự chủ. Đây không phải khái niệm suông. Trong tự chủ có tự chủ về tuyển sinh, tự chủ về đội ngũ, về giảng dạy và nghiên cứu, về tài chính, về chương trình học... Vấn đề nữa trong tự chủ là xác định ai là người làm chủ? Đương nhiên là ông hiệu trưởng. Vấn đề khá quan trọng là ông ấy được đánh giá như thế nào? Đây là điều cần được xem xét trong quản trị ĐH. Hội thảo của chúng tôi sẽ có một báo cáo khá kỹ về vấn đề này. Ở đây tôi chỉ muốn nói muốn cho một trường ĐH có những hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học tốt hơn thì ông hiệu trưởng phải được đánh giá trên thành tích tuyển chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ của ông ấy. Nếu đánh giá trên những tiêu chuẩn khác, kiểu như ông ấy kéo về được bao nhiêu đề tài hay bao nhiêu tiền đầu tư... thì chắc chắn không đưa đến kết quả như mong muốn.
* Từ trước đến nay có nhiều hội thảo được tổ chức ở VN nhưng cuối cùng cũng chưa giải quyết được vấn đề gì. Chủ trì hội thảo này, GS có đặt nhiều kỳ vọng?
- Để đầu tư vào việc này, ít nhất về thời gian, chắc chắn phải có một sự kỳ vọng nhất định. Nó là công sức, thời gian không chỉ của tôi mà của nhiều người khác nhau. Mặt khác, tôi cũng không phải là người quá viển vông, cho rằng chỉ sau một hội thảo thì thay đổi cục diện bộ mặt ĐH VN. Nhưng có những căn cứ để khiến tôi nghĩ hội thảo này có tác dụng gì đó, ít nhất là trong nhận thức cả về phía những người làm chính sách lẫn những người trong giới ĐH, và cả trong dư luận.
Thứ nhất, đây là thời điểm tốt khi mà Đảng và Nhà nước đưa ra chính sách chung về cải cách cơ bản toàn diện giáo dục. Vấn đề cải cách ĐH đã bắt đầu nhưng chưa được đào sâu, thế thì đây là thời điểm hợp lý cho những ai không tham gia việc hoạch định chính sách có thể có ý kiến, có thể đào xới vấn đề mà không lo ngại là động chạm tới những cái đã được quyết định.
Thứ hai, điều khiến chúng tôi tin tưởng hơn về cái mình làm sẽ không hoàn toàn mất thời gian là chúng tôi đề cập từng vấn đề nhỏ, cụ thể tưởng như khá hiển nhiên vậy mà lâu nay hầu như không mấy ai nhắc đến. Chẳng hạn vấn đề nhân sự ĐH như tôi nói ở trên. Tôi không phải là chuyên gia nghiên cứu lâu năm về tổ chức ĐH nhưng chỉ chịu khó nghĩ một lúc thì chúng ta thấy nhiều cái bất hợp lý. Những cái bất hợp lý đó không phải là những cái không thể giải quyết được. Đúng là có những cái không thể giải quyết được ngay nên chúng tôi ưu tiên hướng sự bàn thảo về những vấn đề có thể giải quyết được.
Thiếu tinh thần hợp tác
Tôi muốn lấy một ví dụ để cho thấy có những vấn đề thật sự khó khăn trong việc này. Đó là trường hợp của một GS người Pháp. Ông là người nổi tiếng, chính ông đã đào tạo những người sau này tìm ra hạt Higgs. Khi về hưu ông ấy quyết định về VN làm việc, có lẽ vì bạn đời của ông ấy là người VN. Ông ấy không cần bất kỳ sự đài thọ nào, bởi chỉ cần sống bằng lương hưu của chính mình ông ấy đã thấy đủ.
Ông về làm việc cho một trường ĐH nhưng rồi nảy sinh nhiều mâu thuẫn khiến ông không thể làm việc tiếp. Cái họ cần nhất là sự tôn trọng thì họ không cảm nhận được. Những người không đòi hỏi gì về vật chất mà mình lại không hợp tác được thì rõ ràng có vấn đề, mà chuyện đó lại xảy ra ở một trường ĐH không phải tệ nhất của VN.
----------------

21 nhận xét:

  1. "Chúng ta làm ngược với thế giới". Về toán học thì như vậy. Về sinh học cũng thế.
    Tôi có đọc một truyện ca ngợi thanh niên miền Bắc xung phong "vào Nam giết giặc" (?) trong đó tác giả viết "Thanh niên làng tôi, ăn uống thiếu thốn nhưng lạ một cái là vẫn lớn lên phổng phao, cao lớn và cường tráng" (?!)
    Ông bà xưa cũng phải cho Thánh Gióng ăn một lượng gao khổng lồ ngài mới lớn nổi. Đám hậu sinh chỉ được cái nói phét một tấc đến giời!

    Trả lờiXóa
  2. GS Ngô bảo Châu còn rất trẻ (ông thuộc lớp U.40 - tôi thuộc lớp U.80),nhưng ông có tầm nhìn thật sâu rộng và chính xác của một người thuộc lớp U.80 (làm việc liên tục suốt cả đời ! ) / chúc mừng riêng ông và chúc mừng cho cả dân tộc Việt Nam có đứa con yêu đáng giá !- không quên cám ơn chủ nhân blog đại tá Bùi văn Bồng kính mến - đã cho đăng những bài có giá trị ! Xin trân trọng đảnh lễ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không cảm ơn đảng kính yêu à?

      Xóa
    2. Không! Không lẽ phải cảm ơn một thứ đang bốc mùi nặng nề?!

      Xóa
  3. Thưa GS cái chuyện một Hội đồng khoa học ở một trường ĐH có danh ở VN (cụ thể là Trường ĐH Sư phạm Hà nội) toàn bộ thành viên HĐ chấm thi đều cho điểm tuyệt đối với một luận văn, và đương nhiên ông Hiệu trưởng của Trường đã ký vào văn bằng Thạc sỹ cấp cho người nghiên cứu, nhưng sau đó dưới một áp lực về chính trị lại yêu cầu chấm lại luận văn và một hội đồng không phải của trường đã chấm không đạt yêu cầu và không công nhận học vị đó. GS giải thích thế nào về chuyện này? và trên thế giới có xảy ra chuyện tương tự này không?
    Tôi nghĩ rằng để nâng cao trình độ ĐH ở nước ta ngoài những gì GS đã đề cập còn cần phải:
    - Khoa học là trên hết,không đặt mục tiêu chính trị hơn KH
    - Các CBGD phải công tâm và kiên định với kiến thức của mình, không thể vì lí do nào đó mà thay đổi ý kiến trước đó của mình.

    Trả lờiXóa
  4. CẢM TÁC - Kính tặng GS.Ngô Bảo Châu

    Tiên - Rồng dòng máu tạc nên Anh
    Toán học vinh danh, sang tạo - Thành
    Bốn biển năm châu ngời kiệt xuất
    Huy chương Fields, nức tiếng non xanh.

    Trả lờiXóa
  5. Chần chừ gì nữa, cách tân thôi
    Giáo dục Việt Nam chớ đứng - ngồi
    Tự chủ, khơi trong cùng tiếp biến
    Tinh thần dân tộc - Chớ riêu ôi!

    Trả lờiXóa
  6. GS Châu dạo này bản lĩnh quá, chắc do ăn nhiều bơ sữa
    sự thật là điều xa xỉ ở chùm khế của GS

    Trả lờiXóa
  7. tôi rất cảm phục anh ĐXHùng,một người có khí phách và tầm nhìn khi anh ly khai với đảng và gia nập lực lượng tiến bộ đấu tranh cho tiến bộ xã hội

    Trả lờiXóa
  8. Khi ma van cu 'thien tai ' Dang ta -nanh dao doc tai toan tri... thi van cu la phi phan nhan tai, lac hau, ngheo doi, bat cong, toi ac XH k ngung phat trien...NUOC DO DAU VIT???
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  9. tiến sĩ thì phổ câp dến lãnh đạo huyện, nhưng mấy cái phát minh có tính khả thi lại do mấy ông nông dân làm ra.ta chỉ có tiên sĩ giấy, tiến sĩ rởm cả thôi

    Trả lờiXóa
  10. Không chỉ GD , tất cả các lĩnh vực khác VN đều làm ngược với TG và làm ngược với những lời nói , tuyên bố của chính ĐCS. Người ta nói "miệng nam mô bụng bồ dao găm" là vậy.

    Trả lờiXóa
  11. Con đường chúng ta đang đi trên hầu hết các lĩnh vực đều ngược với thế giới văn minh ,bởi vậy không có gì là khó hiểu mọi việc chúng ta đang làm là ngược lại với thế giới VĂN MINH .Chúng ta phải chấp nhận về sự LẠC HẬU so với thế giới văn minh là lẽ đương nhiên .Sự lạc hậu này chúng ta phải trả giá cho con đường đã chọn đó là tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên CNXH.

    Trả lờiXóa
  12. Mịa....ổng GS toán nè lại đi tắt đón đầu
    thiên đường nó sai từ cấp mẫu giáo

    Trả lờiXóa
  13. Cán bộ của ta không phải 100% là ngu đâu,nhiều cái họ thừa biết ra nhưng vì muốn tham nhũng,muốn lấy phong bì...nên họ giả vờ ngu,họ lại làm động tác giả là mời giáo sư Bảo Châu về hội thảo cho có vẻ muốn thay đổi,nhưng giáo sư đừng nhầm.Những lời giáo sư nói mà không có lợi cho cái túi của họ là họ không bao giờ sữa.Một điều rất đơn giản mà đứa con nít cũng biết đó là chọn bạn vừa giỏi vừa ngoan để chơi,thế mà đảng ta cũng không chiệu học,cơ cấu cán bộ thì chọn toàn những thằng bất tài,hay nịnh hót cho dễ điều khiển,cán bộ nữ thì chọn cô nào xinh,ngu để lên dường cho dễ.Đấy cán bộ ta khôn thế thì việc gì giáo sư phải góp ý.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giả vờ ngu lại càng nham hiểm, thủ đoạn. Đó là những kẻ phá hoại cuộc sống cộng đồng!

      Xóa
  14. Cùng với thành tích nổi trộ về tội ác và tham nhũng. Phổ câp tiến sĩ đang được Đảng CS VN đẩy lên thành những cao trào rất rầm rộ nhưng cũng rất rởm.
    Cảm ơn GS TS Ngô Bảo Châu đã lên tiếng vì VN dân chủ và tiến bộ!

    Trả lờiXóa
  15. Xã hội và ngành GD VN loạn lâu rồi.
    Tôi Yêu mến Thầy Khoa !
    Tôi mong VN có nhiều người như Tầy Đỗ Việt Khoa

    Trả lờiXóa
  16. VN.toàn làm ngược với thế giới thì gs.Hoàng Tụy đã
    nói từ "khuya" rồi và gs.NBChâu nay mới nói cũng là
    khá lắm và gs.Châu nên nói mạnh hơn nữa !
    Theo y học,hôn nhân cận huyết toàn sinh ra những
    đứa con tật nguyền,nên người ta phải hết sức tránh.
    Còn chính trị mà "tật nguyền" thì phá hại cả dân tộc
    và đất nước,thậm chí mất nước !

    Trả lờiXóa
  17. Ổng GS người Pháp thiếu tinh thần hợp tác
    muốn nghiên cứu hay làm gì đều phải tuân thủ tổ chức
    xin phép chi bộ, có anh có em, có trên có dưới....
    phải biết "căm pu chia" ....xẻ nhá

    Trả lờiXóa
  18. Về tư tưởng chính trị chúng ta cũng đi ngược thế giới!

    Trả lờiXóa