Trang BVB1

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Vụ xâm lấn của Nga là Trọng tâm trong chuyến thăm châu Âu của ông Obama

Tổng thống Barack Obama lắng nghe 
Tổng thống Nga Vladimir Putin sau cuộc gặp song phương
 tại Los Cabos, Mexico vào 18 tháng Sáu 2012, 
bên lề của Hội nghị thượng đỉnh G20. 
                                                                 (Ảnh Getty/AFP/Jewel Samad)
WST - Vào thứ 6 vừa qua, quan chức chính quyền Obama khước từ yêu cầu gửi quân đội đến Ukraine và cho rằng trừng phạt kinh tế sẽ vẫn là vũ khí tấn công chủ yếu, trong khi Mỹ và các đồng minh Châu Âu đang tìm kiếm giải pháp ngoại giao trong vấn đề xâm chiếm của Nga.
Cố vấn An ninh Quốc gia của ông Obama, bà Susan Rice nói: “Chúng tôi muốn tình hình không leo thang thêm và không biến thành xung đột gay gắt. Chúng tôi quan tâm đến giải pháp ngoại giao, xoa dịu căng thẳng, và hiển nhiên  là những hỗ trợ kinh tế cho Ukraine. Còn xa hơn nữa, nếu cần thiết, những trừng phạt kinh tế bổ sung sẽ được áp đặt lên Nga vì những hành động của họ.”
Tổng thống Barack Obama, sẽ bay qua Đại Tây Dương vào tuần tới và tìm kiếm lập trường thống nhất từ các lãnh đạo Châu Âu, nhưng lại  thận trọng về trừng phạt kinh tế. Phía Mỹ nói họ sẵn sàng tiến hành thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế nếu Moscow có động thái bành chướng hơn nữa.
Chuyến đi này đã nằm trong lịch trình từ lâu trước khi Nga thực hiện sát nhập bán đảo Crimea, tách khỏi Ukraine. Ban đầu chuyến đi nhằm củng cố quan hệ quốc tế cũng như tiếp kiến Giáo hoàng Francis. Nhưng những hành động của Nga gần đây sẽ là trọng tâm trong chuyến đi của ông Obama, khi Tổng thống và đồng minh của Mỹ tìm kiếm giải pháp cho một trong những khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất của Châu Âu kể từ Chiến Tranh Lạnh.
Nhấn mạnh tính nghiêm túc về quan điểm của Mỹ và Phương Tây đối với việc Nga xâm phạm lãnh thổ Ukraine, ông Obama sẽ gặp các lãnh đạo của nhóm G7, các nền kinh tế hàng đầu, vào thứ 2 để thể hiện lập trường thống nhất với Moscow.
Bà Rice nói: “Điều mà toàn thế giới sẽ thấy rõ là nước Nga ngày càng bị cô lập, và Mỹ sẽ đi đầu trong cộng đồng quốc tế để hỗ trợ chính quyền và người dân Ukraine, và Nga phải gánh vác các tổn thất vì hành động của mình.”
Ngoại trưởng John Kerry sẽ tháp tùng ông Obama trong chuyến đi, bao gồm các điểm dừng chân ở The Hague, Hà Lan, Rome, Thành Vatican, và Riyadh, Ả rập Saudi. Tại The Hague, ông Kerry sẽ gặp Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.
Tuần vừa rồi, ông Obama đã ký sắc lệnh trừng phạt hàng chục thành viên của nhóm liên quan đến ông Putin, và một ngân hàng Nga. Ông cũng ký một sắc lệnh cho phép Mỹ có thể trừng phạt các ngành công nghiệp then chốt của Nga. Quan chức Mỹ nói ngành năng lượng, tài chính, kim loại và khoáng sản của Nga nằm trong danh sách các ngành công nghiệp có thể bị nhắm đến.
Vào thứ 6, Liên Minh Châu Âu thông báo biện pháp trừng phạt mới của họ, nhắm vào Phó Thủ tướng, 2 cố vấn tổng thống và người phát ngôn của cả 2 nghị viện nước Nga. Họ cũng nhấn mạnh nếu Nga tiếp tục gây mất ổn định Ukraine thêm nữa, thì Nga sẽ phải gánh chịu những hậu quả kinh tế khó xác định và họ cũng đang yêu cầu các thành viên chuẩn bị thêm các mục tiêu trừng phạt kế tiếp.
Theo chiều hướng này, hành động và trừng phạt của Châu Âu đối với Nga còn yếu hơn phía Mỹ, rõ ràng các nước Châu Âu vẫn thận trọng để song hành cùng các biện pháp của Mỹ nhằm chống lại một đất nước mà quá gắn kết với lợi ích kinh tế của họ cả về thương mại và nguồn cung năng lượng.
Ông John McCain, người mới trở về từ Ukraine, nói Mỹ cần có hỗ trợ tài chính cho Ukraine, gửi ngay vũ phí phòng vệ cho nước ngày, khôi phục lại hệ thống phòng vệ tên lửa ở Ba Lan, phát triển kế hoạch dài hạn nhằm cung cấp năng lượng cho Châu Âu và Ukraine, và nói rõ cho người dân về những biện pháp của mình.
Nhiều nhà bình luận nói ông Obama đã không áp đặt các trừng phạt một cách nhanh chóng.
Giám đốc chương trình Nga tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, ông Andrew Kuchins, nói: “Cách tiếp cận chậm và chắc đang thất bại và sẽ tiếp tục thất bại. Ông Obama phải bước ra khỏi vùng an toàn và nắm thế chủ động, đi trước, đẩy Putin vào thế bị động”.
Ngoài việc thể hiện một mặt trận thống nhất chống Nga, trong khi ở Châu Âu ông Obama sẽ chắc chắn kêu gọi hỗ trợ kinh tế và chính trị của Châu Âu dành cho Ukraine, vốn là nguyên nhân chính dẫn đến phản đối trên đường phố vào tháng 2,  lật đổ chính phủ và mở cơ hội cho Tổng thống Nga Vladimir Putin vào nắm giữ Crimea.
Dù vậy ông Obama sẽ phải yêu cầu Châu Âu bằng hai bàn tay trắng. Quốc hội Mỹ vẫn chưa phê chuẩn khoản vay đảm bảo 1 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine bởi vì phe Cộng hòa phản đối khoản vay này và họ cho rằng trách nhiệm cho vay thuộc về Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Vào thứ 3, ông Obama sẽ gặp Tổng Thư ký Nato, Tướng Anders Fogh Rasmussen, đây là cơ hội để tái khẳng định với các thành viên Đông Âu về liên minh, bao gồm cả các nước Baltic. Hành động này là cảnh báo đặc biệt với các động thái của ông Putin.
Bà Rice nói các biện pháp kinh tế đang gây tổn thất cho Nga.
Bà nói: “Bạn có thể thấy các biện pháp này ít nhất đã có tác động ban đầu khi nhìn vào thị trường, khi nhìn vào đồng tiền, khi nhìn vào thứ bậc được các tổ chức đánh giá lớn xếp hạng, Nga đã bị hạ bậc từ ổn định xuống tiêu cực chỉ trong vòng 24h qua. Đây là hậu quả”
Nhưng bà Rice không nói trong trường hợp nào thì ông Obama sẽ có các biện pháp mạnh tay hơn, áp đặt trừng phạt lớn hơn vào các ngành kinh tế của Nga.
Bà nói: “Chúng tôi chưa quyết định, như Tổng thống nói ngày hôm qua, đó không phải là ưu tiên của chúng tôi. Nhưng nếu tình hình leo thang, vẫn còn có biện pháp đang chờ được áp dụng.”
(Theo Đại kỷ nguyên)
-----------------

15 nhận xét:

  1. Obama ơi,cố lên,đập chết thằng Putin chó chết đó đi,để nó khỏi làm khổ loài người nữa !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh : Cuồng ngôn quá đấy

      Xóa
    2. Putin là kẻ công sản đội lốt tư bản. Cực kỳ nguy hiểm! Một kẻ bậc thầy về "định hướng"!

      Xóa
    3. VN đang tuyên truyền việc ủng hộ Putin thâu tóm Crwm mặc dù CCCP đã tặng Ucraina 60 năm trước.

      Nếu bây giờ Trung quốc đòi lại đảo Bạch Long Vỹ đã tặng VN năm 1957 thì sao nhỉ?

      Năm 2010, TQ đã tung tin đòi đảo.

      Ngày 16 tháng 1 năm 1957, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiếp thu đảo từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

      Cũng trong ngày này, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí Nghị định số 49/TTg quy định đảo Bạch Long Vĩ là xã trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng.

      Xóa
    4. Đó là chính sách tuyên truyền a dua và ngu xuẩn , không suy tính trước sau . 00:32 đã điểm đúng huyệt của truyền thông VN .

      Xóa
    5. có ai bị gí súng vào cổ như nước Nga của Putin mà không có động thái tự vệ không???? Sao mà kém hiểu thế chửi cãi nhau loạn ngậu như vô tri .... thức

      Xóa
  2. Chưa cần biết Pu hay Ô, ai giỏi hơn ai? Ai tốt hơn ai....?
    Nhưng rõ ràng ai theo anh Ô đều có thực tại "sáng" hơn.......
    Vĩ mô, vi mô làm gì cho đau đầu, cứ dân thấy sung sướng và hạnh phúc hơn là OK.

    Trả lờiXóa
  3. Kệ mẹ thằng Putin! Hơi đâu để ý tới nó. Hiện nay bọn Nga dù không hại nhưng cũng chẳng giúp VN.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác nhầm to ! Hành động của Putin cực kỳ nguy hiểm , nếu không bị trừng phạt để làm gương thì sẽ là thảm họa cho VN . Nếu có thằng nữa ở Châu Á hành động giống Putin thì sao ?

      Xóa
  4. Obama- và nhiều nước nữa, rất muốn trị Putin, trị bằng cách nào là điều phải cân nhắc kĩ. Dù sao Putin cũng là tổng thống của một nước " lớn ", có chân trong thường trực HĐBA LHQ, có bom A, bom H nhưng đặc biệt ai cũng thấy là Pu vẫn còn máu CS và cái đuôi Xô viết đã lộ rõ. Trị loại người này không đơn giản, không dễ dàng vì nó không coi trọng luật lệ, nói đến luật, nó thường hiểu và giải thích, áp dụng theo kiểu riêng, có lợi cho mình. Muốn nuốt Crime, Pu nói người Crime có quyền tự quyết, bất cần ý kiến của người dân nước chủ quản là Ucaren. Kosovo đòi độc lập thì chính Pu lại phản đối.
    Trừng phạt KT, G8 nghỉ chơi với Pu là việc cần làm, tiếp theo là gì thì phải cân nhắc theo phản ứng của Pu. Dồn Pu vào chân tường, không phải cách hay. Sẽ rất nguy hiểm nếu để xảy ra cảnh chó cùng cắn dậu.
    Chiếm được Crime, Putin đang bị cô lập, cô đơn, lo lắng dù ngoài mồm vẫn nói cứng.

    Trả lờiXóa
  5. Chưa có nước nào bị hủy diệt vì trừng phạt kinh tế cả , phải trừng phạt cả văn hóa , thể thao , nghĩa là Nga hoàn toàn bị cô lập trên mọi lĩnh vực , không giao lưu với thế giới bên ngoài , nước Nga như sống trên sao Hỏa , lúc đó chế độ của TT Putin sẽ kết thúc !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dân Nga đang phởn phơ sau vụ sát nhập Crime của Putin . Nhưng cần nhớ rằng trong quá khứ họ từng có cả Liên bang xô viết , nhưng cuối cùng vẫn vỡ tan vì sự cô lập của thế giới .Giờ đây số quốc gia căm ghét họ còn tăng hơn trước , vì vậy kết cục tan vỡ của nước Nga nhiều khả năng sẽ đến sớm hơn .

      Xóa
  6. Máu của tên giặc cướp này vẫn còn đầy chất CS !

    Trả lờiXóa
  7. Mấy thằng cho nặc danh - đầu chungv mày chỉ quanh quẩn quán che chát mà thôi.

    Trả lờiXóa
  8. Nhìn mặt khinh khỉnh của thằng Putin này muốn tạt cho nó 1 xô phân

    Trả lờiXóa