* GS. JONATHAN LONDON
Không ai có thể phủ nhận tình hình chính trị ở Việt Nam đã thay đổi
nhiều. Song, chỉ 10 tháng trước đây, khi tôi bắt đầu viết blog này, cảm xúc của
tôi về những triển vọng của Việt Nam khác hẳn ngày hôm nay.
Nếu trước đây tôi đã thấy những xử hướng đầy khả năng
thì hôm nay tôi thấy nền chính trị của Việt Nam đã bước vào một giải đoạn khó;
một lúc mà trong đó con đường tới một xã hội văn minh hơn, tôn trọng và bảo vệ
nhân quyền là khó thấy hơn.
Khi bắt đầu viết blog, tôi không ngờ rằng mình sẽ dành
nhiều năng lượng để nói về các vấn đề có liên quan đến quyền con người. Và thế
mà càng nhiều thời gian tôi dành cho blog này, cố gắng hiểu những gì đang xảy
ra ở Việt Nam, thì tôi càng phải đối diện với thực tế khắc nghiệt và đáng buồn
rằng (1) quyền con người ở Việt Nam bị vi phạm một cách hệ thống, và (2) điều
này ảnh hưởng rất xấu tới triển vọng phát triển của đất nước.
Trong hai tuần vừa qua hai blogger người Việt Nam –
Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào – đã phải nhận bản án tù dài đằng đẵng vì “lạm
dụng tự do dân chủ” trong khi Bùi Thị Minh Hằng – một nhà hoạt động đòi cải
cách chính trị nổi tiếng và đặc biệt lớn tiếng đã bị tạm giam, và chẳng ai biết
thông tin về tình trạng sức khỏe của bà. Từ chỗ đứng của tôi, những sự kiện này
đang làm cho Việt Nam
xấu đi trước con mắt quốc tế.
Trong bài phát biểu đầu năm được nhiều người thảo
luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bàn nhiều về điều kiện cần thiết cho một nền
cộng hòa dân chủ hơn. Sự khác biệt giữa những lời lẽ bay bướm về đổi mới và
thực tiễn là rất đáng thất vọng, nếu không nói tới thực tế là những người cổ vũ
cho thay đổi thực sự ở Việt Nam, trong đó có tôi, không được phép thất vọng.
Dù không phải là người Việt Nam . Nhưng tôi quan tâm tới Việt
Nam như bất kỳ người Việt Nam nào, và trong vai trò một nhà khoa học xã hội và
một học giả, công việc của tôi là tìm hiểu và giải thích Việt Nam. Các hoạt
động trên blog của tôi chủ yếu thỏa mãn nhu cầu chia sẻ suy nghĩ của tôi, thỉnh
thoảng chia sẻ nghiên cứu, và vâng, tán dóc về những gì đang xảy ra ở Việt Nam.
Một lần nữa tôi xin chia sẻ hai quan điểm cụ thể của tôi. Việt Nam không nên
tiếp tục là một quốc gia cảnh sát. Đất nước sẽ thu được nhiều lợi ích từ việc
phát triển một xã hội dân sự độc lập và mạnh mẽ.
Chúng ta nên hay không nên lạc quan về triển vọng phát
triển chính trị ở Việt Nam ?
Câu hổi không có ích lắm. Vấn đề là làm thế nào để tạo điều kiện cho một trật
tự xã hội minh bạch, dân chủ, pháp quyền, văn minh. Một trật tự xã hội mà trong
đó chính việc bỏ tù những người bất đồng chính kiến ôn hòa mới là lợi dụng các
quyền tự do dân chủ.
Nói thế được chứ? Tôi quyết tâm giữ tính xây dụng.
Vậy, trong khi tôi ra sức để nhiên cứu về những vấn đề xã hội chính trị quan
trọng, những vấn đề phúc lợi xã hôi như giáo dục, y tế, và bao trợ xã hội, xin
phép chính quyền nghe những chính kiến của tôi, từ nhân quyền đến biển động.
Đâu có ý xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước. Chỉ khuyên kích nhà nước thức đầy
nhân quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân và, qua đó, góp phần một cách
khác vào sự phát triển toàn diện của đất nước.
JL /XLO
---------------
Bạn Jô nằm mơ....
Trả lờiXóaBí quyết tồn tại XH này là bưng bít, bịt mồm, giả dối....
Thưa ngài JO... Nếu mở rộng tự do dân chủ, nếu công khai minh bạch... Như bọn tư bản dãy chết, thì chế độ cộng sản VN làm sao tồn tại !!!
Trả lờiXóaCái phao mà ĐCSVN đang bám vào mới là trọng tâm , bao giờ chế độ CS Bắc Kinh sụp đổ thì sẽ xảy ra hiệu ứng DOMINO như ở Đông Âu .
Trả lờiXóaTác giả là người ngoại quốc , nên không hiểu được cái bản chất của con người Việt , bị ảnh hưởng lâu đời qua các câu tục ngữ " Tốt khoe , xấu che " , " Đừng nên vạch áo cho người ngoài xem lưng "...! Chính cái tinh thần giáo dục bao che này đã tạo nên tính tự ái ,mặc mũi , sĩ diện , dẫn đến trăm cái xấu không biết phục thiện , báo hại cho bản thân , báo hại gia đình và báo hại xã hội .
Trả lờiXóaCha mẹ không bao giờ cần phải xin lỗi con cái ! Nhà nước không cần xin lỗi nhân dân ! Tất cả mọi người phải tự bao che lấy hành động của mình khi bị phát hiện sai trái . Đấy mới là người khôn ...! Cái khôn đặt trên danh giá và sĩ diện tạo nên cãi chầy cãi bướng , không biết phục thiện .
Đường lối của ĐẢNG và nhà nước cũng vì thế mà mất văn minh , độc tôn và phong kiến . Bao che cho nhau , bịt miệng đối lập cũng chỉ vì tốt khoe , xấu che , không dại gì vạch áo cho dân xem , dầu biết rằng hết thế kỷ này đừng mong chạm đến cái XHCN ...!
Sức mạnh công an , quân đội là phương tiện để giữ lấy uy tín , mặt mũi cho nhà nước , bất chấp đúng sai , bất chấp luật pháp . Đàn áp , đánh đập , tù tội là phương pháp duy nhất khi bị thất lý .
Văn minh ư ? Còn lâu . Dân chủ ư ? Còn khuya ...! Nhân quyền ư ? Hết thế kỷ này chưa chắc có ...!!!
Do đó , tự bản thân của từng người Việt chúng ta , nên học nếp sống văn minh , tự do , dân chủ và nhân quyền của thế giới , với tinh thần tự nguyện và hành động tự giác.
Còn mong chờ ở Đảng và Nhà nước , chắc chắn là ....không bao giờ có ...!
Cũng đừng nên lầm tưởng có đời sống vật chất đầy đủ là có văn minh , có tự do dân chủ và nhân quyền . Giàu có , phát triển nhưng nô lệ chẳng khác gì làm điếm hạng sang , mà hậu quả là di truyền căn bệnh sida lại cho con cháu không thuốc chữa , triệt tự .
Người VN hôm nay xây dựng chùa chiền , đền miếu ,nghĩa trang , tượng đài anh hùng liệt sĩ , rất là uy nghi , hoành tráng . Nhưng với một dân tộc và một xã hội như thế này , liệu trăm năm sau biết có còn con cháu để khói nhang ...!!!
Riêng tôi lại vẫn lạc quan về tình hình diễn biến ở Việt Nam vì những vụ việc bê bối ở Việt Nam diễn ra ngày càng dày đặc với mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng, theo tôi đó là dấu hiệu báo trước sự cáo chung của một chế độ khi mà nó không còn đủ sức che đậy những bê bối đó nữa thì nghĩa là cái chết đã đến gần. Cứ thử nhìn lại 1, 2, 3 năm trước, không ai có thể nghĩ đến những diến biến chính trị và phong trào dân chủ đang lớn mạnh như hiện nay. Vậy chúng ta có quyền hy vọng.
Trả lờiXóaBên này ít thấy DLV nào ho he gì nhỉ,tự tin lên các bạn.Đảng đã đầu tư nhiều để trau dồi nhiều kiến thưc,ly luận biên chứng và cả bút cho các đc rồi cơ mà.
Trả lờiXóa