Trang BVB1

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Trần Đăng Khoa: Một công trình khoa học có nhầm lẫn tệ hại

… Mới “tra” vài chục trang đầu trong cuốn sách dày hơn ngàn trang, tôi đã tá hỏa vì không hiểu sao một tác phẩm của mình, là văn học viết, văn học hiện đại, một sáng tạo hoàn toàn cá nhân, trường ca Đi đánh Thần Hạn lại bị PGS. TS Nguyễn Thị Huế và cộng sự vơ quàng vơ xiên, rồi nhét bừa vào cái bị có cái tên rất khoa học là sáng tác tập thể của dân gian, đã từ lâu lưu truyền ở tỉnh Bạc Liêu, nằm trong kho tàng dân gian riêng của tỉnh Bạc Liêu vô cùng xa xôi mà lúc sáng tác truyện này, năm tôi mới 11 tuổi, tôi chưa từng được nghe, rồi úm ba la thế nào, nó lại được “phổ biến rất nhiều ở các tỉnh phía Nam”, trong khi trường ca này của tôi vừa mới viết xong, còn chưa ráo mực đã được in trọn vẹn trong hai trang trên tuần báo Văn nghệ tháng 9/1970. Sau đó tỉnh Hải dương đã in riêng trường ca này khi tôi còn học lớp 5 và sau này Hà Nội tái bản khoảng hơn 30 lần mà vẫn không được biết tới, nói gì đến “phổ biến rộng rãi”. Thật hài hước!
Xin lỗi các nhà khoa học, tôi phải dùng 3 chữ, “thật hài hước”, bởi không thể thay nó bằng bất cứ chữ nào khác được. Một tác phẩm tôi sáng tác hoàn toàn cách đây 43 năm, bằng sự tưởng tượng của một cậu bé học sinh lớp 5. Tôi chưa từng nghe ai kể, kể cả bà mẹ có rất nhiều chuyện dân gian của tôi, tôi cũng chưa từng thấy có, dù là “Type” ở bất cứ tryện cổ dân gian nào, trong nước hay ngoài nước.
Tôi viết trường ca này, cũng vì lúc ấy, quê tôi đang phải đối mặt với hạn và lụt vô cùng gian nan.
                      >>  Đọc tiếp/Nguồn    
----------------

5 nhận xét:

  1. " Bắt râu ông nọ cắm cằm bà kia "
    Câu trên mới đúng là của nhân gian !
    Còn câu chuyện trên có lẽ là nói về sự nhầm lẫn của " khoa học gian "!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiến sĩ ngày xưa bia lưng rùa
      Tiến sĩ ngày nay...bằng đi mua!

      Xóa
  2. Thông cảm với lão Khoa, không phải mới nứt mắt đã biết đạo văn.
    Còn phê phán cái công trình khoa học lầm lẫn thì lão phải hiểu đây chỉ là kết quả, hậu quả của nền giáo dục "siêu việt" đã tạo ra hàng đống phó giáo sư,tiến sĩ,thạc sĩ. Đến mức ra ngõ gặp tiến sĩ,thứ tiến sĩ không hơn gì tiến sĩ giấy. Lão thông cảm đi,lịch sự thì họ sẽ sửa và xin lỗi. Cù nhầy thì họ lờ đi thậm chí chứng minh là họ đúng,lí sự kiểu cù nhầy thiếu gì thời bây giờ. Phải giữ "uy tín" cho viện văn học chớ,cái này lớn lắm.

    Uy tín có hay không, không quan trọng nhưng cứ phải giữ. Cũng như ta treo khẩu hiệu vậy.

    Trả lờiXóa
  3. Ông Nghè ngày xưa Tiến sĩ học
    Cán bộ ngày nay...Tién sĩ Móc...ngoặc!

    Trả lờiXóa
  4. "Ông có hay người ta mới chôm của ông chứ?" - bây giờ nhiều kẻ nói vậy!? Thật là... Nguyên tắc sống cơ bản cũng không biết thì loạn là phải!
    (Ý kiến bây giờ phải dùng nhiều dấu "!", "?" quá!!!!!!!!!!!)

    Trả lờiXóa