Trang BVB1

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

'Tiếng nói' E.MAIL - 50

Vũ Trọng Khải  -  <khai.hendainhan@gmail.com>
FW: Sắp đến 9/8 ngày giỗ tướng Trần Độ
From: Anh Tuan Nguyen [mailto:anhtuanb2tlsg@gmail.com]
Sent: Wednesday, July 31, 2013 6:37 AM
To: undisclosed-recipients:

Subject: Sắp đến 9/8 ngày giỗ tướng Trần Độ
---------------
Những năm cuối đời, ông bị Đảng, Nhà nước đối xử rất tệ bạc. May chỉ có anh em dân chủ quây quần bên ông, an ủi ông. Nếu ông được chạy chữa, chăm sóc chu đáo chỉ bằng một phần mười đối với Lê Đức Anh thôi thì hẳn ông vẫn còn sống được đến bây giờ và Phong trào Dân chủ vẫn có một thủ lĩnh, một ngọn cờ chói lọi đáng tôn kính. Tôi đã từng là lính của ông. Tôi nhớ mãi hình ảnh bình dị, tác phong cởi mở, dân chủ, tôn trọng cả những người trẻ tuổi chỉ ở hàng con hàng cháu của ông.
Một tấm gương dũng cảm xả thân vì Tổ quốc một lòng nhân ái, vị tha tuyệt vời như vậy, đã dốc lòng cung phụng cho sự nghiệp của Đảng, tận tình đến vậy mà bỗng bị Đảng vong ơn, hết xỉ vả, bôi xấu, lại khai trừ. Bất nghĩa như vậy, tàn ác như vậy thì làm sao còn có thể thừa nhận được. Cho nên, khi Đảng khai trừ tướng Trần Độ, tôi và nhiều đảng viên CSVN đã vứt bỏ thẻ Đảng.
Phạm Quế Dương.
-------------------------
    Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân đã dám phát hành cuốn truyện ký “Chuyện tướng Độ” của tác giả Nguyễn Bá Cường. Phải chăng đây là dấu hiệu muốn sửa sai chứng tỏ sự tiến bộ phần nào của những người lãnh đạo trẻ bây giờ. Chắc chắn nếu Đỗ Mười, Lê Đức Anh còn thần uy tác quái, Nguyễn Khoa Điềm còn làm trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương Đảng thì việc này chưa thể có được.
    Năm 1945 – 1946 tôi đã làm liên lạc viên cho Trần Độ ở chiến trường Hà Nội. Lúc ấy anh em đã rất quý ông vì ông rất hay xuống đơn vị chiến đấu và rất quan tâm đến chiến sỹ và tự vệ chiến đấu.
    Đọc truyện càng thấy rõ hơn cái tư chất can trường, gan góc, của một chiến sỹ quật cường từ trước cách mạng, cái hiên ngang anh hùng của một cán bộ lãnh đạo văn nghệ, một vị tướng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam qua suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Địch đánh tứa máu, xưng múp toàn thân, không nằm không ngồi được nhưng khi chúng đưa một bát cơm và một bát cứt bảo ăn cơm đi rồi khai báo để được tha, nhưng ông đã bưng bát cứt tém lại và vào mồm để tỏ ý chí bất khuất. Ở chiến trường ông lại rất oai phong lẫm liệt. Ông đã từng cưỡi ngựa đi khắp các chiến trường Việt Bắc. Ông giỏi tiếng Pháp nên đã cùng tướng Lê Trọng Tấn (ông Tấn làm chỉ huy, ông làm chính ủy) là người đầu tiên thẩm vấn tướng Đờ Cát ở Điện Biên Phủ. Ông lại cũng từng tung hoành khắp chiến trường Miến Nam. Địch sợ tướng Trần Độ quá phải đưa ảnh giả lên báo loan tin rằng Trần Độ đã chết để binh lính của họ bớt sợ. Tướng Trần Độ có cái oai phong lẫm liệt nhưng tình cảm đằm thắm như một văn nghệ sỹ cho nên ông rất yêu mến, kính phục tướng Nguyễn Sơn. Ông đã từng đưa tướng Nguyễn Sơn đi thâm nhập vào các văn nghệ sỹ ở Khu Bốn, lại cũng đã hộ tống đưa tướng Nguyễn Sơn trở lại Trung Quốc. Tiếc rằng ta đã không biết sử dụng một vị tướng tài như ông Nguyễn Sơn. Nước lớn ngoại bang như Trung Quốc còn biết kính phục và phong hàm trung tướng cho ông Nguyễn Sơn, nhưng Bác Hồ lại khăng khăng chỉ phong hàm thiếu tướng cho ông Nguyễn Sơn ! Một người như ông Nguyễn Sơn là văn võ song toàn. Tướng Trần Độ cũng thế. Cho nên tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang khi viết về Trần Độ đã chọn cái đầu đề “Tướng quân Trần Độ - Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo” là rất đúng.  
    Ông cũng ra đi từ nghèo khổ giống như tôi và cũng yêu thương làng quê, mẹ già tha thiết. Ông cũng đã từng nằm ngủ ổ rơm và được ủ bởi tình mẹ trong hơi ấm ổ rơm như tuổi thơ của những người sinh ra từ nông thôn nghèo khổ. Tấm lòng ông rất nhân hậu. Ông cởi áo đắp tấm lưng lở loét để ngăn muỗi bâu vào vết thương cho người tù này và cho người tù khác cả một bộ quần áo khi thấy người tù đó phải ra đi vào một ngày rét mướt. Chính từ tấm lòng nhân hậu mà ông rất bất bình với nhũng cán bộ, những nhà lãnh đạo Đảng đã tha hóa, biến chất, độc tài, độc đoán, chà đạp lên dân chủ, nhân quyền khiến cho cách mạng ngày càng rời xa lý tưởng ban đầu, trở lại lừa đảo áp bức, bóc lột nhân dân làm cho nhân dân khốn khổ, đất nước ngày càng tụt hậu xa so với thế giới. 
    Tướng Trần Độ “bất mãn” là rất đúng. Vì đất nước, vì nhân dân mà ông “bất mãn”. Thế nhưng những người lãnh đạo già như Đỗ Mười, Lê Đức Anh thì vì ganh tức ông, những người lãnh đạo trẻ thì vì mang ơn nên phải tuân lệnh những người đã đưa mình lên, vả lại cũng không đọc, không tìm hiểu để biết ông nên đã không chỉ láo xược mà còn đối xử tệ bạc, dã man, tàn ác đối với ông. Họ hết bố trí phụ nữ vào phòng ông cởi áo cởi quần rồi lén lút quay phim chụp ảnh để bêu riếu ông khắp các Câu lạc bộ Ba Đình, Thăng Long… lại thuê những kẻ bồi bút có danh tiếng chửi rủa ông, vu cho ông là bất mãn, cơ hội, chống Đảng, phản bội Tổ quốc v.v… Tệ nhất là khi ông chết, Đỗ Mười ra lệnh cấm không cho vòng hoa nào có dòng chữ “Vô cùng thương tiếc”, kể cả vòng hoa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trong bản điếu văn do Vũ Mão đọc vẫn tiếp tục sỉ nhục ông !
    Những năm cuối đời, ông bị Đảng, Nhà nước đối xử rất tệ bạc. May chỉ có anh em dân chủ quây quần bên ông, an ủi ông. Nếu ông được chạy chữa, chăm sóc chu đáo chỉ bằng một phần mười đối với Lê Đức Anh thôi thì hẳn ông vẫn còn sống được đến bây giờ và Phong trào Dân chủ vẫn có một thủ lĩnh, một ngọn cờ chói lọi đáng tôn kính. Tôi đã từng là lính của ông. Tôi nhớ mãi hình ảnh bình dị, tác phong cởi mở, dân chủ, tôn trọng cả những người trẻ tuổi chỉ ở hàng con hàng cháu của ông.
Một tấm gương dũng cảm xả thân vì Tổ quốc một lòng nhân ái, vị tha tuyệt vời như vậy, đã dốc lòng cung phụng cho sự nghiệp của Đảng, tận tình đến vậy mà bỗng bị Đảng vong ơn, hết xỉ vả, bôi xấu, lại khai trừ. Bất nghĩa như vậy, tàn ác như vậy thì làm sao còn có thể thừa nhận được. Cho nên, khi Đảng khai trừ tướng Trần Độ, tôi và nhiều đảng viên CSVN đã vứt bỏ thẻ Đảng.
    Tôi có mấy đề nghị như sau :
1 – Đặt tên ông cho một con đường lớn nhất ở thành phố Thái Bình và một con đường nào đó ở Hà Nội.
2 – Dựng tượng ông ở Thái Bình và ở một công viên văn hóa ở Hà Nội.
3 – Nhà nước chính thức ra thông báo giải oan cho tướng Trần Độ và thành thật xin lỗi vong linh ông.
4 – Cho xuất bản tuyển tập Trần Độ gồm cả những bài viết trong thời chống Pháp, chống Mỹ và thời đấu tranh cho công cuộc dân chủ hóa đất nước.
5 – Tái bản cuốn “ Chuyện tướng Độ ” có bổ sung thêm bài viết “ Tướng quân Trần Độ - Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo ” của Nguyễn Thanh Giang, vì đúng như ông Giang đã nói : Trần Độ là vị anh hùng giải phóng dân tộc đồng thời là một lão tướng tiên phong can trường và đầy trí tuệ trong công cuộc cách mạng dân chủ hóa đất nước thời kỳ này.
Error! Filename not specified. Phạm Quế Dương
37 Lý Nam Đế - Hà Nội
------------------
From: Anh Tuan Nguyen [mailto:anhtuanb2tlsg@gmail.com]
Sent: Wednesday, July 31, 2013 4:24 PM
To: undisclosed-recipients:

Subject: Fwd: Chuyển tiếp:
Chuyện tào lao: RẠP CHIẾU PHIM SỐ 3

Cám ơn bác DCD.
Đúng là tào lao nhưng hay.
Nat.
---------- Thư đã chuyển tiếp ----------
Từ: Dam Cao
Ngày: 10:56 Ngày 31 tháng 7 năm 2013
Chủ đề: Chuyển tiếp: Chuyện tào lao: RẠP CHIẾU PHIM SỐ 3
Đến:

hay quá

 Chuyện tào lao: RẠP CHIẾU PHIM SỐ 3
Những năm 1980 ở Vinh còn có ba rạp chiếu phim. Một bác nông dân từ Nam Thanh (Nam Đàn) xuống chợ Vinh, đón một anh xe đạp lai: “Chú cho bác đến rạp chiếu bóng số 3”. Anh xe lai ngạc nhiên: “Rạp số 3 là rạp mô bác?”. ‘Chú cứ đùa. Bác ở Nam Đàn mà đưng biết nựa là chú”. Có lẽ sợ bị chê là quê, hơn nữa cũng không muốn bỏ lỡ một khách hàng nên anh chàng xe lai mời bác nông dân lên xe, cắm cổ đạp. Anh đưa bác nông dân đến rạp Cửa Đông, vì nghĩ rằng rạp này nhỏ nhất, nên chắc là rạp số 3. Thế nhưng, sau khi khi ì ạch đạp hơn ba cây số, đưa bác nông dân đến đây, thì bác lắc đầu: “Đây là rạp Cửa Đông, răng chú lại lừa tui là rạp số ba?”. Nếu đây không phải rạp số 3 thì chắc rạp Bến Thủy là rạp số 3. Nghĩ thế anh chàng lại cắm cổ đạp gần bốn cây số nữa xuống Bến Thủy. Bác nông dân lại lắc đầu: “Đây là rạp Bến Thủy. Răng chú lại đưa tui đến đây?”. Trời ạ! Thế thì chỉ còn một rạp nữa thôi. Anh ta lại ngược đường gần 6 cây số nữa về đường Quang Trung. Vừa trông thấy rạp chiếu phim 12-9, bác nông dân đã reo lên: “Tui trụt đây. Rạp chiếu bóng số 3 đây rồi!”. Chàng xe lai ngơ ngác: “Đây là rạp mười hai chín, răng bác lại nói là rạp số 3”. “Chú lại trêu bác rồi. 12 trừ 9 là 3 chơ chi nựa. Tui học cọ lớp 3 đưng biết, các chú ở thành phố học cao răng không?”. Mặc anh chàng xe lai giải thích đó là cái gạch nối, bác nông dân vẫn khăng khăng: “Tui nỏ biết gạch nối, gạch niếc chi hết, cứ gạch ngang ra rứa là tui kêu dấu trừ”.
“Nói như bác thì chả lẽ lại đọc: Độc lập “trừ” tự do, “trừ” hạnh phúc à?”.
“Chơ răng!”
Sent from my iPad

 
-------------------

1 nhận xét:

  1. Khai trừ,trù dập Tướng Trần Độ do một nhóm lũng đoạn ĐCSVN.đã đẩy Đảng vào sự thất bại ghê gớm,sự phản bội đê tiện nhất.Chúng tưởng rằng làm như thế là đánh vào tư tưởng của những người cộng sản chúng tôi cho bại liệt,song thực tế ngược lại.
    Ngoài tướng Trần Độ,chúng còn chơi thẳng tay,đại tá chủ tịch tỉnh Nghĩa Bình Nguyễn Nghĩa,ông Hồ Ngọc Nhường,chủ tịch tỉnh Khánh Hòa,dứt chủ tịch tỉnh Khanh Hòa Võ Hòa...
    Những hành động đó đã phá đảng rất sâu độc,đê hèn nhất là còn phổ biến đến tận chi bộ,nhưng không ai mà nghe cả.
    Nói như vậy để ngày nay,những người lãnh đạo đảng cần biết việc mình phải làm.Lịch sử sẽ ghi công Tướng ĐỘ,ít nhất ở miền Nam.
    Kẻ thù đáng sợ là bọn bên trong.Công Sơn rõ việc này từ lâu,ngày xưa không cảnh giác thì bị chúng luộc rồi,ngay khi từ Đắc-Lắc nhảy dù đánh TÀU năm 1984,nếu nhảy đúng địa điểm chỉ đạo thì cũng bị luộc rồi....mới thấy chúng ghê gớm vì cái lẽ chức tước,tiền bạc mà hại đồng đội,hại đảng đến mức không thể kể tội.
    Các bạn cứ yên tâm đi,và nhất là gia đình anh Trần Độ,chúng tôi ở miền Nam không bao giờ quên công ơn anh ấy.Và chúng tôi chưa hề tôn trọng và chỉ có khinh thường những kẻ đã hành hạ anh ĐỘ.
    Khai trừ Đảng thì có giá trị gì đâu,làm sao những chiến sĩ dũng cảm của đảng lại đứng chung trong hàng với bọn phản đảng.
    Công Sơn chẳng sợ kẻ nào,kể cả địch khi giam tù,vì lẽ mọi việc được tính trước.Kẻ nào hại Công Sơn thì cả nhà kẻ đó bốc hơi.
    Với mình,hận thù bao giờ cũng được giải quyết sòng phẳng.
    Nỗi đau của dân tộc này là bất tận.Mười ba người,có 1 phụ nữ đi vào thủ tiêu mà vẫn hiên ngang,tôi tiễn họ và chỉ giữ lời: Cháu cố gắng sống để trả thù cho các bác các chú và cô.
    Sao mà họ bình giản đi vào cái chết,còn sao mà lắm kẻ đê tiện hại đảng hại dân suốt mấy chục qua.
    Xin linh hồn người thảnh thơi,nơi trần thế chỉ vài kẻ đê tiện.Thời gian sẽ trả thù cho các linh hồn.

    Trả lờiXóa