Trang BVB1

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

> 'QUAN' CHỈ CHƠI VỚI 'QUAN' THÔI (?!)

(Một bức thư ngắn tủn của Gs.Ts Bộ trưởng 
Giáo  dục-Đào tạo  mà thiếu ý, mất nghĩa,
văn phong, câu chữ luộm thuộm, gây phản cảm!)

SUY NGHĨ NHÂN ĐỌC THƯ CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM(20/11/2012) CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
 
     * Nguyễn Trọng Bình
 
1.Thư của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo:
                    Kính gửi: - Các đồng chí Giám đốc Sở GDĐT các Tỉnh, Thành phố;
                    - Các đồng chí Hiệu trưởng các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học.
                  Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11- 2012, thay mặt Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi trân trọng gửi đến các Đồng chí và qua các Đồng chí tới các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ quản lý giáo dục lời cảm ơn chân thành về những đóng góp bền bỉ, to lớn của các Thầy Cô cho sự nghiệp trồng người.
                 Kính chúc các Thầy Cô và gia đình dồi dào sức khỏe, thành đạt, hạnh phúc, tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của chúng ta.
                      Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
                               GS. TS Phạm Vũ Luận (1)
2. Vài suy nghĩ
             Đọc xong bức thư chúc mừng trên của GS Phạm Vũ Luận – Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo nhân ngày Nhà giáo VN 20/11/2012 bỗng dưng lòng thấy buồn buồn. Vì lẽ, qua bức thư này một lần nữa cho thấy trong cuộc sống có những chuyện chúng ta cho là nhỏ nhưng sự tác động và ảnh hưởng của nó đối với xã hội thì không nhỏ chút nào. Hay nói cách khác, như lời của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt (theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Duy) là: “Cái tế nhị ở đây là nhìn nhận đúng các giá trị, cái nào lớn, cái nào nhỏ. Có sự nhầm lẫn giữa lớn và nhỏ. Cái tưởng lớn hóa ra là nhỏ, cái tưởng nhỏ lại là lớn...” (2).
               Lẽ ra, người viết cũng không muốn nói đến những “chuyện nhỏ như con thỏ” này đâu (bởi không khéo bị mang tiếng là “vạch lá tìm sâu”) nhưng vì đây thư ký tên Bộ trưởng - người đứng đầu ngành Giáo dục nước nhà - nên dù muốn dù không trước sự thật này chúng ta không thể không nhìn thẳng như một lời góp ý chân thành theo tinh thần “phê và tự phê” của của Đảng.
               Thứ nhất, bức thư tuy không dài lắm (đúng 3 câu được phân ra làm ba “đoạn”) nhưng cảm nhận ban đầu của người viết là có một số lỗi sai về mặt câu cú, ngữ pháp, cách diễn đạt... nhất là ở câu cuối khá lủng củng vì có 3 chữ “và”. Thêm nữa, lẽ thường người ta gửi lời kính chúc sức khỏe nhau là đúng rồi nhưng “kính chúc tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp...” nghe có gì đó không ổn cho lắm.
              Thứ hai, đây là thư chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày 20/11 nhưng mở đầu bức thư ở phần “Kính gửi” chỉ thấy Bộ trưởng “gửi” đến các đồng chí là những quan chức lãnh đạo địa phương (“Các đồng chí Giám đốc Sở và các đồng chí Hiệu trưởng...”) mà không có dòng nào “kính gửi” đến “toàn thể quý thầy cô giáo trên cả nước” mà lẽ ra (hay đúng ra) việc này phải là như thế. Bởi đây mới là đối tượng quan trọng nhất mà với tư cách là người đứng đầu ngành giáo dục, Bộ trưởng phải có trách nhiệm gửi lời chúc mừng, hỏi thăm và động viên họ (hóa ra chỉ là ‘quan’ chơi với ‘quan’ thôi, đội ngũ đông đảo các thầy cô không là gì ư?).
                  Thứ ba, câu thứ 2 trong bức thư là lời cảm ơn của Bộ trưởng gửi với tư cách người đứng đầu ngành giáo dục gửi đến toàn thể quý thầy cô giáo trên cả nước nhưng buồn thay lời cảm ơn này chỉ được gửi một cách... gián tiếp qua “trung gian” là các “đồng chí” lãnh đạo (như ở phần “kính gửi”). Tức là Bộ trưởng nhờ các đồng chí lãnh đạo ở địa phương chuyển lời cảm ơn của mình đến toàn thể quý thầy cô giáo chứ không phải đích thân Bộ trưởng trực tiếp đứng ra nói lời cảm ơn:
              “Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11- 2012, thay mặt Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi trân trọng gửi đến các Đồng chí và qua các Đồng chí tới các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ quản lý giáo dục lời cảm ơn chân thành về những đóng góp bền bỉ, to lớn của các Thầy Cô cho sự nghiệp trồng người.” (đóng góp của đội ngũ thầy, cô giáo là cho đất nước, cho dân tộc VN, chứ riêng gì cho Bộ trưởng mà Giáo sư-Tiến sĩ phải "Cảm ơn!" ? - BVB).
                Thôi thì cứ cho là Bộ trưởng có quyền “nhờ” các “đồng chí” lãnh đạo Sở và Hiệu trưởng các trường học chuyển lời cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô giáo đi. Nhưng nếu vì lý do nào đó các “đồng chí” này... quên không chuyển lời đến quý thầy cô giáo thì sao? Lúc ấy không biết Bộ trưởng có cách gì để kiểm tra lời cảm ơn của mình đã thực sự đến với toàn thể quý thầy cô giáo trong ngày 20/11 không?
                Ngoài ra, từ góc nhìn văn hóa ứng xử, đằng sau câu chữ của bức thư của Bộ trưởng là một vấn đề lớn đã và đang tồn tại trong xã hội ta rất đáng để mỗi người cùng nhìn lại và suy ngẫm. Cụ thể đó văn hóa ứng xử đặt trong mối quan hệ giữa những lãnh đạo với quần chúng nhân dân (trong khuôn khổ của bức thư này là mối quan hệ giữa vị Bộ trưởng đứng đầu ngành giáo dục với toàn thể quý thầy cô giáo trên cả nước – những người trực tiếp thực thi nhiệm vụ “trồng người” đầy gian nan vất vả hiện nay).
25.000 hạc giấy của học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Cầu
(Hóc Môn, T.p HCM) mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 

                   Các vị lãnh đạo ai cũng bảo nhân dân là quan trọng nhất (tất cả phải vì nhân dân mà phục vụ) tuy nhiên trong thực tế (rất nhiều trường hợp) cái vị thế này của nhân dân có khi lại không phải vậy. Điều này có thể thấy trong bất kỳ hội nghị, hội thảo hay trong bất kỳ một buổi lễ khai mạc, lễ khánh thành một sự kiện, một công trình văn hóa, xã hội lớn nhỏ nào đó được tổ chức trên khắp đất nước thì nhân dân bao giờ cũng được “ưu ái” giới thiệu... sau cùng trong phần nghi thức giới thiệu “thành phần đại biểu tham dự”.
                 Thậm chí trong một trận bóng đá với tính chất giao hữu tuy ai cũng nói thành phần làm nên không khí cuồng nhiệt sôi động của một trận đấu là hàng triệu nhân dân – hàng triệu khán giả trên sân nhưng buồn thay hàng triệu khán giả ấy chỉ được người dẫn chương trình giới thiệu một cách qua loa, chiếu lệ sau cả hàng lô hàng lốc những “ông chủ” của các đơn vị kinh doanh nào đó bỏ tiền ra tài trợ cho trận cầu ấy.
                  Tại sao nhân dân luôn luôn bị đối xử như lại vậy? Tại vì trong tâm thức văn hóa - cái tâm lý xã hội nói chung ở nước ta hiện nay, thật ra nhân dân chưa phải là “ông chủ” thực sự và các vị lãnh đạo cũng không phải là những “công bộc” tận tụy mà có khi là ngược lại.
                    Ngoài ra, phải chăng sở dĩ xã hội ta đang tồn tại những hành vi ứng xử như trên là vì trên thực tế mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân dân còn quá nhiều “khoảng cách”. Một cái “khoảng cách” có thể rất nhỏ (như cái “khoảng cách” mà Bộ trưởng Bộ giáo dục phải nhờ đến các “đồng chí” lãnh đạo địa phương chuyển tới các thầy cô giáo lời cảm ơn nhân ngày 20/11/2012 – ngày cả nước tôn vinh họ) nhưng một lần nữa cho thấy có không ít lãnh đạo vẫn chưa thật sự tôn trọng nhân dân; chưa thật sâu sát với nhân dân; chưa thật vì dân mà phục vụ; hay rộng hơn là vẫn chưa phát huy hết cái quyền được làm chủ thật sự của nhân dân;...
                   Vì thế, trở lại vấn đề bức thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ giáo dục & đào tạo, giá như ngay sau hai từ “Kính gửi” là dòng chữ: “Toàn thể quý thầy cô giáo đã và đang hoạt động trong ngành giáo dục” thì chắc là hàng triệu thầy cô giáo cảm thấy an ủi và ấm lòng biết dường nào nhất là với những người đã nghỉ hưu. Bởi như đã nói, họ mới là đối tượng chính mà Bộ trưởng cần vinh danh trong ngày 20/11. Rõ ràng trong trường hợp này câu nói của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt ở trên rất xác đáng và vô cùng sâu sắc.
N.T.B
 
(Theo viet-studies)


[2] Nguyễn Duy – Chuyện nhỏ về một tầm vóc lớn. Báo Tuổi trẻ ngày 18/11/2012.

-------------------
*  Đầu đề dẫn LINK là của BVB

5 nhận xét:

  1. Ông Bộ Trưởng nầy cũng giống như ông như ông Bộ Trưởng kì trước (ông Nguyễn Dã Nhân) đều là những sản phẩm của nền giáo dục mới-nền giáo dục "tiến tiến nhất : nền giaó dục XHCN"..
    Có thể nhìn thấy sự tiên tiến nhất đâù tiên của nó là sự VÔ CẢM tột cùng bao trùm xã hội và ngay cả trong cái thư của bộ trưởng....
    Đây đích thị là một con người: Vô tâm, kịch cỡm, xu nịnh,dốtchử nghĩa ,.ngu..(cũng như ông đại biểu Nhân kêu gọi nhân dân kô ăn gà nhập lậu..trong Cuốc Hụi vừa rồi!)

    Ông này chắc cũng qua nhiều lớp Đại học Tại chức và có bằng TS từ xa..?

    Trả lờiXóa
  2. Cháu chỉ là học sinh lớp 10 thôi. Hôm trước, bài văn của cháu có hai chỗ mà trong một câu có 2 chữ 'và", bị cô giáo trừ 2 điểm vì diễn đạt kém. Cháu không thể hiểu tại sao ngày 20-11 nhiều ý nghĩa lớn lao và sâu nặng nghĩa tình như tế, mà nay cụ Bộ trưởng lại có lá thư lạ hoắc, hình như phải xem lại là báo có đăng nhầm thư ai ấy chứ. Cháu nghĩ, cả năm mới có một ngày kỷ niệm Nhà giáo VN mà Bộ trưởng phải thông qua các giám đốc sở, các hiệu trưởng chuyển lời cảm ơn, chúc mừng đến cả một đội ngũ thầy, cô đông đảo, vậy bài này lấy tiêu đề "quan" chỉ chơi với"quan" thôi! - là hấp dẫn đấy. Rõ là quan liêu quá rồi còn gì nữa đâu. Dạ, "còn gì nữa đâu, mà khóc với sầu..." ạ!

    Trả lờiXóa
  3. Tôi nghĩ nếu như ông Luận chịu khó vắt óc một tý, tự thảo ra bức thư có lẽ không đến nỗi nào, dù sao cũng hàm Gs.Ts kia mà! Ở đây có lẽ vẫn là thói quen "sống bằng cái đầu người khác", làm việc quan liêu quan cách, giao cho trợ lý hoặc văn phòng gì đó, ông Luận ký vội rồi... đi nhậu, mới xuất hiện lá thư kỳ cục này. Bài học cho những lãnh đạo lười suy nghĩ, ngại ngồi bàn làm việc, quan liêu, khoán trắng. ÔI, một câu có 3 chữ "và" / Thì ông xơi hết chuồng gà còn đâu !

    Trả lờiXóa
  4. Tài sức chỉ cở đó, làm sao bây giờ? Nhân, Luận..mà đi kiếm việc, trường hay công ty của bạn có nhận không? Trời ơi,"thượng thư bộ Học" ngày trước là những Phạm quỳnh, Hoàng Xuân Hãn..!!!

    Trả lờiXóa
  5. Không phải ngẫu nhiên mà trang Quan Làm Báo gọi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận là "Con lươn đầu đất". Quá đúng. Quá chính xác!

    Trả lờiXóa