* NGUYỄN THÁI NGUYÊN
Nhân đọc bài
báo: “Đáng sợ: Trung Quốc đang trên đường thống trị công nghệ toàn cầu” của
David Dodwell đăng trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Shouth China Morning
Post) do Hồng Thủy dịch đăng trên Giáo dục Việt Nam ngày 29/3/2017. Bài báo này
thật ra đã đăng trên rất nhiều tờ báo cả tiếng Trung lẫn tiếng Anh không chỉ ở
HK mà cả ở TQ và nhiều nước khác như là một phát kiến mới, một sự kiện gây chấn
động…
Cũng đã đăng bằng tiếng Việt trên một vài trang mạng khác ở VN. Gần đây,
ngày 14/12, một bạn đọc đã chuyển cho anh Trần Đức Nguyên bài báo này và anh
Trần Đức Nguyên đã nêu một gợi ý khó với chủ ý: chúng ta đánh giá thế nào nội
dung bài viết này? Đây là một vấn đề không đơn thuần về mặt khoa học công nghệ
mà có những nội dung thật giả được pha trộn vào nhau bằng nghệ thuật chữ nghĩa
phục vụ cho ý đồ chính trị nên hết sức phức tạp.
Tôi đã đọc bài
viết này từ mấy tháng trước, nhưng thấy nó không có sức thuyết phục, nên tôi
không chuyển tiếp cho các bạn đọc trong nhóm. Nay nhân anh Trần Đức Nguyên nêu
vấn đề, tôi viết thêm ý kiến của tôi chỉ để quý vị cùng tham khảo mà không nhằm
mục đích bài bác bài báo hay tác giả.
1/ Tôi không
bình luận vào các nội dung bài báo nêu ra, bởi vì từ đầu đến cuối, tác giả đã
tâng bốc quá đà thực tế đang diễn ra ở TQ cả về trình độ khoa học công nghệ lẫn
các thành tựu “số hóa” hoạt động xã hội ở TQ. Đề cao nền công nghệ đẳng cấp “thống
trị toàn cầu” đã đành, lại nhân đó, đề cao Huawei đến mức “Google không nhằm
nhò gì so với Huawei” thì không nói các chuyên gia công nghệ chắc cũng phải phì
cười mà những người dùng Internet như tôi cũng thấy là chuyện tào lao của tác
giả. Lại so tốc độ truyền tin của mạng Internet ở Thâm Quyến (深 圳)
nhanh hơn ở New york !
Cho đến nay, Hong Kong và Thâm Quyến không
phải là TQ trên tất cả các mặt, trong đó có mạng Internets. Bất cứ ai đến TQ,
dù là năm 2017 này thì đều biết cái tệ hại của mạng Internet ở đại lục ra sao,
ý tác giả là để ta suy ra việc phát triển và sử dụng Internets ở TQ đã cao hơn
Mỹ? Tác giả cố tình đánh lộn sòng các khái niệm này một cách có chủ đích mà tôi
không nói thêm. Vì sao?
2/ Trước hết,
phải biết David Dodwell chính xác là ai đã: Tác giả không tự xưng là “nhà
nghiên cứu thách thức toàn cầu”, điều này phải ghi nhận. Nhưng khi đăng bài báo
này thì tờ báo Hong Kong Shouth China Morning Post lại giới thiệu “tác giả là
nhà nghiên cứu thách thức toàn cầu”. Dĩ nhiên không chỉ do lỗi của tờ báo HK mà
chắc tác giả cũng đồng ý thế. Từ đây, các báo khác đều ghi nhận tác giả có tầm
vóc như thế. Nhưng thật ra, David Dodwell là “Giám đốc Điều hành của Nhóm Chính
sách Mậu dịch Hong Kong – APEC”. Ông này ở HK,
làm việc cho HK và dĩ nhiên rất có nghề trong lĩnh vực tiếp thị quảng cáo, chứ
không phải là chuyên gia nghiên cứu những vấn đề “tầm cỡ toàn cầu” nào cả.
Những điều mà tác giả bài báo phán về tương lai đối với cuộc cách mạng mới mà
TQ đã “thống trị”, trên thực tế chưa ai biết một cách đích xác nội dung cuộc
cách mạng công nghệ 4.0 là gì! Còn như “thanh toán bằng thiết bị di động” rồi “thuê
xe đạp bằng thiết bị cảm ứng” thì công nghệ cao 4.0 nỗi gì, cách đây hơn 10
năm, người Nhật và một số nước Âu Mỹ đã chơi trò này rồi.
3/ Tờ báo
Shouth China Morning Post của HK, tờ báo đã đăng tải bài báo này hiện nay ra
sao? Từ khi trở về với TQ, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đã giảm dần tính chất
khách quan của một tờ báo độc lập mà phụ thuộc nhiều vào hệ thống truyền thông
khổng lồ của TQ, đặc biệt, từ tháng 12/2015, tờ báo này đã bị Jack Ma (tên
Trung Quốc là Mã Vân) mua đứt để trở thành sở hữu của Alibaba. Chúng ta đều
biết Alibaba là một tập đoàn đa quốc gia, có hệ thống bán lẻ phủ khắp các nước
từ Á sang Âu rồi châu Phi, Mỹ La tinh… Cả một số vị lãnh đạo và cơ quan truyền
thông Việt Nam đều đề cao Jack Ma như một người “siêu thành đạt” mà thế hệ trẻ
VN, nhất là những bạn trẻ đang có ý định “khởi nghiệp” cần phải noi theo!
Chuyến đi của Jack Ma đến VN nhân hội nghị APEC được các phương tiện truyền
thông tung hô đã lôi kéo rất đông bạn trẻ HN. Điều này thật không ổn một chút
nào.
Đối với nhiều
chuyên gia kinh tế thế giới thì Jack Ma khởi nghiệp rồi làm giàu một cách nhanh
chóng từ bán hàng nhái, hàng giả giá rẻ và rất giỏi trong chuyện tổ chức ăn cắp
mẫu mã thời trang các thương hiệu nổi tiếng. Tôi không dám chắc đây là “nghề
chính” của Jack Ma và bây giờ, chắc Tập đoàn Alibaba không thể bán hàng giả mãi
được mà Alibaba đã có nhiều thương vụ mua các nhà máy dệt may và sản xuất các
mặt hàng tiêu dùng ở Ý, ở Pháp, ở Nga và một số nước Đông Âu thì đương nhiên,
Alibaba có quyền hợp pháp để đóng nhãn hàng Made in Italya hay Made in France…
Nhưng với một
doanh nghiệp “tư nhân” như Alibaba của TQ thì chúng ta khó có thể nói chắc rằng
Jack Ma là ai (là doanh nhân hay còn kiêm các “nhiệm vụ” nào khác nữa). Còn
Alibaba phát triển một cách nhanh chóng, vươn mạnh ra thị trường thế giới là do
tài năng tự thân của Jack Ma hay đây cũng là một trong số những “quân cờ chiến
lược khoác áo tư nhân” của đảng CSTQ để xâm nhập vào các thị trường khó tính mà
các doanh nghiệp nhà nước thường bị nhiều hạn chế? Không phải chúng ta mà cả
các nước phương Tây cũng bị TQ “lừa”, đến khi phát hiện ra thì hậu quả không
nhỏ.
4/ Để rõ hơn
vấn đề này, chúng ta thử xem qua tập đoàn công nghệ nổi tiếng Hua Wei ( 華 為 – Hoa Vi)mà bài báo của David Dodwell
ca ngợi. Tên chính thức của Hua Wei là Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Hua
Wei được thành lập năm 1987 bởi Nhiệm Chính Phi, cũng có cách đọc khác là Nhậm
chính Phi. Đây là một công ty tư nhân trên danh nghĩa. Nhưng Nhiệm là ai? Nhiệm
Chính Phi là một sĩ quan kỹ thuật của quân đội. Dù năm 1987, người ta thấy ông
ta trong danh sách đoàn đại biểu quân đội dự hội nghị khoa học toàn quốc. Nhưng
các cơ quan có trách nhiệm của TQ đều bác bỏ thông tin ông Nhiệm là “người của
quân đội”. Ông ta “được nghỉ hưu” lúc 42 tuổi và anh ta thành lập công ty tư
nhân ngay sau khi nghỉ hưu, 1987. Vốn ban đầu Nhiệm bỏ ra là 20.000 tệ (tương
đương 5.000 đô la). Tuy nhiên, lúc đầu doanh nghiệp này chỉ là một đại lý nhỏ
bán hàng cho một công ty của Hong Kong, đến năm 1990 thì công ty Hua Wei mới
chính thức thành lập. Trên thực tế, Nhiệm Chính Phi chỉ nắm giữ 1,42% cổ phần
của Hua Wei, còn lại là của ai thật khó biết. Rồi chủ nhân thực sự là ai cũng
rất mơ hồ. Chỉ biết công ty này có riêng những quy chế “không giống ai”: Có cổ
đông, nhưng các cổ đông không được quyền giao dịch cổ phiếu. Nếu các cổ đông
này chuyển đi khỏi công ty có nghĩa là hết quyền sở hữu cổ phiếu đó mà phải “bán
lại” cho công ty! Hiện nay có khoảng 110.000 nhân viên, có hàng ngàn nhân viên
có quốc tịch ngoài TQ, nhưng công ty quy định, chỉ các nhân viên là người TQ
mới được sở hữu cổ phiếu của công ty. Một điều “đáng sợ” khác: Công ty có
76.000 nhân viên hoạt động trong lĩnh vực “Nghiên cứu và Phát triển” (R & D),
điều mà không có một doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm lợi nhuận có thể làm, nếu
không có tài trợ từ nhà nước! các công ty như Alibaba, Hua Wei, Tencent, Baidu đều
được chính quyền yểm trợ để xây dựng hệ thống công nghệ cao nhằm giám sát nhân
dân, bao gồm hệ thống camera giám sát, hệ thống nhận dạng khuôn mặt và hệ thống
máy tính kết nối giám sát khổng lồ. Theo Wall Street Journal thì ngay tại Đại
bản doanh của Alibaba ở TQ, có một Trung tâm rất lớn của cảnh sát chuyên theo
dõi tất cả các hiện tượng khả nghi thông qua dịch vụ Wechat
Dĩ nhiên, công
ty công nghệ nào cũng có nghĩa vụ trợ giúp chính quyền, nhưng ở các nước phương
Tây, các công ty này thường được pháp luật bảo vệ quyền từ chối các yêu cầu của
chính quyền nếu xét thấy không có yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ an ninh quốc
gia. Chính vì vậy mà Aple dám không đáp ứng yêu cầu của Cục điều tra Liên bang
(FBI) về việc mở khóa chiếc Iphone của nghi phạm Bernardino trong vụ xả súng
năm 2015. Thậm chí theo quy định mới, từ năm 2017, cảnh sát muốn có được thông
tin cá nhân của công dân Mỹ thì phải được Tòa án phê chuẩn.
Dù là một công ty ban đầu còn rất
nhỏ, vậy nhưng Ngân hàng nhà nước đã cho Nhiệm vay 8,5 triệu đô la ngay khi
thành lập thì đủ biết công ty tư nhân này đã được nhà nước ưu ái “vượt ra ngoài
các ràng buộc của pháp luật về vay vốn” mà chỉ có những “công ty bình phong” mới
có được thứ “đặc ân” như thế. Giả thuyết này có lẽ gần với thực tế khi Mỹ và
các nước phương Tây đều có những đối sách rất chặt chẽ đối với hoạt động của
Hua Wei.
Ngày
16/10/2011, cơ quan Open Source Center (OSC) trực thuộc CIA đã có báo cáo khẳng
định người làm chủ thực sự của Hua Wei là bà Sun Yafang, là một quan chức của
Tổng cục viễn thông trực thuộc Bộ An Ninh TQ được chuyển sang Hua Wei làm Chủ
tịch (?). Công ty Hua Wei đã nhận tiền tài trợ của của Bộ An ninh TQ ngay từ
năm 1987. Tổng số tiền tài trợ của Bộ An ninh đã lên tới 228,2 triệu đô la! OSC
khẳng định có đầy đủ bằng chứng cho thấy Hua Wei đã lấy cắp nhiều tài liệu về
kinh tế của các công ty và chính quyền nhiều nước trên thế giới. Không thấy
phản ứng nào của Hua Wei đối với tường trình công khai này của OSC. Mãi đến 3
năm sau thì Chủ tịch của Công ty Hua Wei chi nhánh tại Mỹ mới có thư gửi cho
báo Washington Time nhưng chỉ nói rằng Hua Wei là một công ty tư nhân, nhà nước
và quân đội TQ không có vốn góp và chỉ đạo gì cả.
Trong một báo cáo của Bộ Quốc
phòng Mỹ sau đó vẫn khẳng định: “các công ty tin học của TQ, trong đó có Hua
Wei, Datang và Zhong Xing đều duy trì mối liên hệ chặt chẽ với quân đội của TQ”.
Mặc dù đã có một mạng lưới các “văn phòng” trải rộng trên 14 bang của Mỹ và một
loạt các “phòng thí nghiệm phối hợp” với các công ty lớn như Microsoft, Hewlett
Pacard, Qualcomm, Texas Instrument, Infineon Technogies, nhưng từ năm 2009, Hua
Wei đã thương lượng để mua Công ty Viễn thông 3Com của Mỹ, nhưng Bộ Tài chính
Mỹ đã không cho TQ mua.
Ủy ban tình
báo Hạ viện Hoa Kỳ cũng đã đưa công ty Hua Wei vào danh sách gây đe dọa an ninh
quốc gia và cho rằng Hua Wei luôn luôn đặt Backdoor (cửa sau) vào các phần mềm
điện thoại và các sản phẩm viễn thông khác. (Về nhận định này, cũng có ý kiến
cho rằng do đa phần chất lượng các thiết bị của Hua Wei rất thấp nên các Hacker
có thể vào thoải mái chứ không cần đến Backdoor).
Vì những lẽ
trên, Chính phủ Hoa Kỳ đã cấm Hua Wei tham gia đấu thầu tất cả các hợp đồng của
Chính phủ.
Chính phủ Úc
cũng cấm Hua Wei tham gia đấu thầu các dự án băng thông rộng quốc gia Úc…
Gần đây hơn,
5/2016 Canada đã từ chối đơn xin nhập cư của 2 công dân Hong Kong mà nguyên
nhân được thông báo công khai rất đơn giản vì họ là “cựu nhân viên của Hua Wei”!
(Thực chất, Canada
biết rõ họ là những điệp viên mạng của TQ). Mặc dù Hua Wei đã giành được hợp
đồng cung cấp thiết bị mạng 3G, 4G cho 2 công ty lớn nhất Canada là Bell Canada
và Telus vào năm 2014. Vậy nhưng không lâu sau, Cục An ninh công cộng Canada đã công bố “mối lo ngại” về việc Hua Wei
đang có những hoạt động đe dọa cơ sở hạ tầng và mạng lưới viễn thông của Canada
(Joshua Philipp - Đại kỷ nguyên).
4/ Chỉ bấy
nhiêu sự kiện cũng đủ để minh họa Hua Wei là tập đoàn “đứng đầu thế giới” về
cái gì. Đáng tiếc, lãnh đạo Việt Nam không nhìn thấy bất cứ quan
ngại nào từ các tập đoàn như Alibaba hay Hua Wei. Hiện nay, hơn một nửa cơ sở
hạ tầng viễn thông của Việt Nam
do các tập đoàn viễn thông TQ như Hua Wei, ZTE, Emerson, De Ha nắm giữ: Hua Wei
nắm giữ toàn bộ mạng 3G của Mobiphone toàn miền Bắc, còn EVN Telecom thì Hua
Wei nắm 100% trên cả nước. Phần lớn trục viễn thông của VNPT là của Hua Wei.
ZTE cũng nắm toàn bộ mạng miền Trung của Vinaphone, bao gồm cả Tây Nguyên và
Cam Ranh! (Nguồn: “Chó sói” Hua Wei và nguy cơ cho an ninh viễn thông Việt Nam - Báo Thanh
Niên ngày 6/11/2017). Cũng cần lưu ý rằng cho đến nay, không có một tài liệu
nào của TQ hay nước ngoài công bố Trung Quốc đã chi bao nhiêu tiền cho mục tiêu
tuyên truyền bành trướng (Soft Power), nhưng tạm tin vào phân tích của David Shambaugh
trên Foreing Affairs thì Trung Quốc đã chi khoảng 10 tỷ đô la vào mục đích đánh
bóng chế độ ở nước ngoài, gấp 15 lần ngân sách Mỹ dành cho các hoạt động văn
hóa, giáo dục, ý Tế… Nếu tính cả kế hoạch gây ảnh hưởng về mặt kinh tế (nâng đỡ
các “công ty bình phong”) thì ngân sách Trung ương TQ đã chi khoảng 1.400 tỷ đô
la, có thể nói đó là một con số khổng lồ mà chắc rằng kẻ thụ hưởng có những cái
tên như Alibaba hay Hua Wei.
5/ Vì sao các
tập đoàn kinh doanh thiết bị mạng và viễn thông Trung Quốc lại chiếm lĩnh thị
trường Việt Nam
nhiều đến thế và điều gì sẽ xẩy ra nếu…?
Tuy là tập
đoàn kinh tế “tư nhân” nhưng Hua Wei, ZTE (tập đoàn Trung Hưng) lại được lãnh
đạo đảng CSTQ quan tâm đặc biệt. Khi được bầu giữ chức TBT đảng CSVN, trong
chuyến xuất ngoại đầu tiên sang TQ thì trong chương trình làm việc, TBT Nguyễn
Phú Trọng và đoàn cấp cao VN đã được phía TQ bố trí thăm tập đoàn Hua Wei tại
Thâm Quyến ngày 14/10/2011. Chính tại đây đã “mở ra một thời kỳ mới” trong lĩnh
vực Viễn thông VN, TBT NGuyễn Phú Trọng đã chứng kiến việc ký kết hàng loạt
biên bản ghi nhớ và hợp tác đầu tư giữ Hua Wei và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
VN (VNPT) về việc thành lập Trung tâm nghiên cứu phát triển, ứng dụng ICT…
Khi tiến hành
chuyến thăm TQ lần thứ 2, ngày 7-10/4/2015, ngày 9/4/2015 tại Bắc Kinh, TBT
Nguyễn Phú Trọng đã tiếp lãnh đạo 2 tập đoàn Hua Wei và ZTE. Tại đây, TBT đã “đánh
giá cao kết quả hợp tác của Hua Wei với các công ty Viễn thông Việt Nam cũng
như sự hỗ trợ trong đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực thông tin viễn thông
của VN. TBT mong muốn Hua Wei sẽ tiếp tục triển khai nhiều dự án đầu tư vào
Việt Nam ”
(Báo Đầu tư).
Không chỉ phía
TQ mà còn được TBT của VN ưu ái như vậy thì các tập đoàn Viễn thông TQ mới
chiếm 50 thị phần ở Việt Nam còn là ít. Tập đoàn lớn của VN như Viettel cũng
phải “nhường” phần khá lớn thị phần ở VN cho Hua Wei để đi đầu tư ở nước ngoài
cũng là hợp lý!
Đến đây thì
chắc các vị đã phần nào thấy được David Dodwell đã quảng bá cho cái gì.
NTN (Tác giả gửi BVB)
NTN (Tác giả gửi BVB)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét