Trang BVB1

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Không nên vì vụ Trịnh Xuân Thanh mà "hậu họa" đến quan hệ Việt -Đức!

Lời bình của Kỳ Duyên: Còn đây là bài viết của một chuyên gia Luật đang làm việc trong Chính phủ Đức. Theo lời giới thiệu của FB Canh Toan Nguyen, ông Hồ Viết Thắng cũng là cựu chiến binh, từng chiến đấu ở Thành cổ Quảng Trị và là một chuyên gia giỏi về Luật. Xin đăng tiếp bài bàn về vụ Trịnh Xuân Thanh để bạn đọc chia sẻ, có cái nhìn đa chiều.
Quanh vụ việc TXT, mấy ngày qua nhiều bạn hỏi tôi chủ yếu tập trung vào 3 chủ đề: Kết quả cụ thể của việc xin tị nạn của TXT như thế nào? Thực hư chuyện „bắt cóc“? Quan hệ Đức-Việt sẽ ra sao sau vụ việc?
Đây là câu trả lời của tôi:
1. Tờ Báo Miền nam Đức (Süddeutsche Zeitung) ngày 2-8-2017 cho biết, ông TXT sang Đức năm 2016 và ngày 24.07.2017 là lịch hẹn sẽ phỏng vấn tại Cơ quan Liên bang phụ trách di cư và tị nan. Như vậy có nghĩa là, ông TXT trước đó đã đến bộ phận tiếp nhận đơn. Ở đó ông đã được chụp ảnh, lấy vân tay, ký vào trang 1 của hồ sơ. Các trang tiếp theo ghi họ tên tuổi của người nộp đơn và của bố mẹ, vợ con, địa chỉ ở VN và ở Đức, tên tuổi luật sư. Lúc đó ông nhận giấy mời phỏng vấn. Có thể có một phiên dịch của văn phòng dịch thuật tư nhân hỗ trợ ông khai báo và đọc các tờ hướng dẫn về quyền lợi và nghĩa vụ của người xin tị nạn. Chỉ đến lúc phỏng vấn, cán bộ phỏng vấn mới hỏi về lai lịch, đường đi từ VN sang Đức, lý do xin tịn nạn, muốn nộp giấy tờ gì…
Theo khoản 3, Điều 33 của Bộ luật về thủ tục xét tị nạn, đơn xin được coi là đã rút, nếu người nộp đơn rời lãnh thổ Đức và trở về đất nước mình, do bất cứ lý do nào. Theo Điều 32, thủ tục xét tị nạn sẽ được đình chỉ (Einstellung). Thông thường, sau 4 tuần mọi chuyện được kết thúc. Hồ sơ thủ tục xin tị nạn được lưu trữ 10 năm và sau đó được hủy. Như vậy ông TXT chưa được hưởng quy chế tị nạn chính trị hay được ở lại vì lý do nhân đạo. Liên quan đến câu hỏi, liệu TXT đã cung cấp thông tin tình báo, tôi xin trích dẫn bài báo của tờ Thế giới (Welt) phiên bản điện tử đăng hôm 04.07.17 „Tình báo cùng nghe“. Bài báo trích dẫn lời Giám đốc Cơ quan Liên bang phụ trách di cư và tị nạn: Từ vài tháng nay, khi phỏng vấn xin tị nạn, trong một số trường hợp, cán bộ cơ quan tình báo ngồi cùng bàn để nghe và nếu cần sẽ đặt câu hỏi. Như vậy có thể đoán, TXT chưa gặp TB Đức.
2. Cho đến nay, các cơ quan Đức không có thể đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy ông TXT „bị bắt cóc“. Ngày 02.08.2017, hãng thông tấn xã Đức dpa đưa tin, „nhân viên điều tra ở Berlin phỏng đoán… bị bắt cóc“. Từ nguyên gốc tiếng Đức trong bài viết là „vermuten“. Lời phát biểu của ông Winfrid Wenzel, phát ngôn viên của công an Berlin: „Đây là một trường hợp nghi ngờ“ (tiếng Đức „Das ist ein Verdacht“). Trường hợp nghi ngờ cao hơn là nghi ngờ khẩn cấp (dringender Verdacht). Một điều phi lý trong quả quyết „bắt cóc“ là chi tiết „có người thấy ông TXT bị lôi vào xe ô tô“. Tại sao cảnh sát không cho giải cứu ngay lúc đó bằng cách báo động truy lùng khẩn cấp vòng quanh khu vực với phạm vi rộng, từ chuyên môn của cảnh sát Đức cho biện pháp này là Ringfahndung.Tuyên bố của Bộ NG Đức chủ yếu dựa vào phát biểu của bà LS đại diện cho TXT trong thủ tục xét tị nạn. Bà ta không phải là nhân chứng, bà chỉ nghe người khác kể lại. Danh tính người đó cũng không được công bố. Các cơ quan sau chịu sự lãnh đạo của ông Bộ trưởng Bộ nội vụ Liên bang: cảnh sát LB (tức CA biên phòng), tình báo đối ngoại, tình báo đối nội, Cơ quan Liên bang phụ trách di cư và tị nạn, cục kỹ thuật hình sự Liên bang, đơn vị đặc nhiệm GSG 9. Cho đến nay, trên trang mạng của mình cũng như trên báo, Bộ nội vụ Liên bang không đưa ra bất kỳ phát biểu nào liên quan đến vụ việc TXT.
3. Khi nhận định về quan hệ ngoại giao Đức-Việt trong thời gian tới phải chú ý đến các yếu tố sau: trong con mắt của người Đức ông TXT là một người như thế nào? Báo chí Đức gọi ông ta là một „Geschaeftsmann“, người kinh doanh, trong quá khứ ông là Phó chủ tịch một tỉnh nhỏ, như vậy ông ta chỉ là cựu chính trị gia cấp địa phương, ông nổi tiếng vì tham nhũng, ham chơi, thí dụ xe tư nhân tiền tỉ gắn biển KS chỉ dùng cho xe công vụ. Lãnh đạo Bộ nội vụ Liên bang hiện nay là người của đảng CDU, Lãnh đạo Bộ NG là người của đảng SPD. Ngày 27.09.17 Đức bầu cử QH và tháng 10.2017 có CP mới. CP mới sẽ quyết định về đường lối NG mới. Chưa biết đảng nào sẽ thắng cử, nhưng chắc chắn, không vì TXT mà nước Đức làm xấu đi quan hệ toàn diện với Việt Nam. Tôi tin rằng, vài ngày nữa, chậm nhất vài tuần, sự kiện TXT sẽ chìm trong sự lãng quên. Cũng chẳng hay ho gì cho Nhà nước Đức, nếu ai đó nhắc lại vụ việc này. Hiện nay người Đức đang quan tâm đến rất nhiều vấn đề khác. Người được lợi nhiều nhất có lẽ là bà LS đại diện cho TXT. Tên bà được nhắc trên báo và truyền hình và đó là quảng cáo rộng rãi mà không tốn tiền, chỉ tốn nước bọt. Nhưng bọn phản động trong và ngoài nước còn khai thác đề tài này lâu hơn./.
Hồ Ngọc Thắng (theo FB Canh Toan Nguyen)/Blog Kỳ Duyên
------------------

10 nhận xét:

  1. Cũng chỉ là suy đoán mò dù có nói thế nào đi nữa,tất cả còn đang ở phía trước không nên cầm đèn chạy trước xe kẻo bị vạ.N Đ

    Trả lờiXóa
  2. Chuyện căng thẳng giữa hai nhà nước rồi cũng tới hồi êm dịu lại. Còn việc phải bắt ông Thanh, tôi nghĩ nhà nước VN chắc đã soi đi soi lại rồi, không còn cách nào khác... và có lẽ đây là cách duy nhất để giải quyết khủng hoảng này. Và mọi người đừng nghĩ vụ Trịnh Xuân Thanh là chuyện nhỏ... hãy chờ xem .....?

    Trả lờiXóa
  3. Tôi nghi ngờ nên đặt câu hỏi phải chăng một cán bộ VN.đã "chui sâu
    trèo cao" vào chính quyền Đức với những ngôn ngữ xa lạ với hệ thống
    chính trị Đức vì "phản động" là kiểu kết tội của CsVN.
    Nếu không thì đây là một chuyên viên "dỏm" mà ngưòi CS.hay dùng để
    "dựa hơi" nước ngoài hòng lừa dối dân đen trong nước !

    Trả lờiXóa
  4. Trích:"Theo khoản 3, Điều 33 của Bộ luật về thủ tục xét tị nạn, đơn xin được coi là đã rút, nếu người nộp đơn rời lãnh thổ Đức và trở về đất nước mình, do bất cứ lý do nào. Theo Điều 32, thủ tục xét tị nạn sẽ được đình chỉ (Einstellung). Thông thường, sau 4 tuần mọi chuyện được kết thúc."

    Vì bất cứ lý do nào? trong đó có lý do bị bắt cóc? Kiểu lập lờ này đã được đưa ra trên mạng suốt thời gian qua, tiếc là cũng được một vị "rành luật" áp dụng.

    Trích: „nhân viên điều tra ở Berlin phỏng đoán… bị bắt cóc“. Từ nguyên gốc tiếng Đức trong bài viết là „vermuten“. Lời phát biểu của ông Winfrid Wenzel, phát ngôn viên của công an Berlin". Nhân viên điều tra có tiếng nói hơn phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao?

    Nước Đức có uy tín trên trường quốc tế về những cố gắng ngoại giao của họ trong nhiều vụ xung đột trên thế giới, như từng tham gia hòa hoãn Do Thái-Palestin ; giữa Qatar và các nước Ả Rập khác đang cô lập họ... Mộ cơ quan quốc gia như vậy không thể nói khống!

    Trả lờiXóa
  5. Tôi không biết ông Thắng có thực sự làm việc trong chính phủ Đức hay không. Tôi nghi ngờ điều đó. Nói ông làm việc trong chính quyền Đức may ra còn tin được. Vì không thấy nói đến chức danh cụ thể của ông ta. Việc trong chính phủ Đức có người nước ngoài làm việc là điều khó tin. Mặt khác, giọng điệu của ông ta không mấy khách quan khi bàn đến sự vụ. Nhất là ông ta sử dụng giọng điệu hết của dư luận viên trong nước khi ông ta đề cập một cách cay cú đến cái gọi là "bọn phản đông trong và ngoài nước".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trên diễn đàn mạng tự do mấy năm nay, tên "tuyên giáo nghiệp dư" như Hồ Viết Thắng này không lạ gì với các bài viết lếu láo quy tội và vu khống bậy bạ cho người yêu nước, người chống bọn bán nước độc tài. những bài viết của Thắng đã bị dư luận vạch mặt tại các trang anhbasam, bongbv, xuandienhannom, ijavn, .... tên này là một tên lưu manh do csVN cài lại bên Đức nhằm theo dõi các hoạt động của cộng đồng người Việt bên Đức, là an ninh trá hình, chuyên theo dõi làm chỉ điểm để sứ quán VN tại Đức nắm và ngăn chặn không cho những người có tư tưởng đối nghịch với csVN được về nước và sang Đức, cũng như các hoạt động của cộng đồng người Việt thân quốc gia ở Đức không ủng hộ nhà nước csVN.

      Xóa
    2. Ông ta chỉ là Sachbearbeiter (nhân viên hồ sơ), chẳng có chức tước gì, trong cơ quan di trú theo dạng công chức hơp đồng. Vào đây khá dễ, chỉ cần có bằng chuyên môn về luật và có quốc tịch Đức. Lương bèo!

      Xóa
  6. Chính quyền Đức (cũ hay mới) đều sẽ xem vụ này là vụ án "điểm", vì nó tiêu biểu cho tội "khủng bố do nhà nước thực hiện" (Staatsterror) nhằm ngăn ngừa những trường hợp tương tự xảy ra. Họ chẳng bao che gì cho cá nhân TXT mà chỉ muốn làm lớn chuyện như một ca điển hình. Việc đích thân bộ trưởng ngoại giao lên tiếng mạnh cho thầy điều ấy. Theo thói quen xử lý của người Đức, mọi vụ bê bối phải dẫn đến "những hệ quả chính trị và nhân sự" (politische und persoenliche Konsequenzen) thì mới yên được và xếp hồ sơ. Nghĩa là, muốn yên, họ sẽ đòi chính quyền Hà nội ba việc: nhận lỗi, cam kết không tái phạm và vài cái đầu phải "rơi". Thế thôi! Liệu theo đó mà làm chứ đừng tán hươu tán vượn để xoa dịu. Vô ích!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng! Ông này chắc ở Đức lâu nên quá rành!Đức ngang ngay sổ thẳng, ghét nhất là trò lươn lẹo và bạo lực. Kỳ này họ bất ngờ và thất vọng thật, vì cứ tưởng ngoại giao VC hiền lành và khôn khéo! Họ lo đề phòng mấy ông nội côn đồ, nay thì bật ngửa!

      Xóa
  7. Hữu nghị với Đức cũng tốt, nhưng chống TN mà mất hữu nghị cũng chẳng sao, Nước Đức cũng chẳng cho không Vn cái gì từ 1991 đến nay.
    Nhưng bắt TXT thì có thể thu được ít tiền

    Trả lờiXóa