Trang BVB1

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Bị từ chối ‘cảnh vệ’: Nhiều lãnh đạo tỉnh, bộ hẳn đang mất ngủ !


Hiện nay, việc phân công “bảo vệ an ninh tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ” là trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ và Cục An ninh quân đội. Nếu các đầu não tỉnh thành và bộ ngành đều được “cảnh vệ” thì quân của của hai cơ quan trên sẽ không thể đủ để bố trí bảo vệ, cho dù có được trả thù lao bằng tiền ngân sách địa phương hay thậm chí tiền túi cá nhân lãnh đạo.
Sau những tranh cãi nghe chừng khá quyết liệt, rốt cuộc vào chiều 20/6, Quốc hội Việt Nam đã “không đồng ý đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, lãnh đạo các Bộ, ngành, Bí thư, Chủ tịch tỉnh có cảnh vệ” khi thông qua Luật Cảnh vệ.
Có thông tin cho biết không ít quan chức lãnh đạo đầu tỉnh thành và bộ ngành đã tỏ ra thất vọng khi trước đó vẫn hy vọng họ sẽ được bổ sung vào “đối tượng cảnh vệ”.
Ngay cả những quan chức đầu tỉnh ngỏ ý “tỉnh chỉ dùng ngân sách tỉnh để chi cho công tác cảnh vệ chứ không cần xin ngân sách trung ương” cũng không được toại nguyện.
Nhưng ngân sách nào cũng từ tiền đóng thuế của dân mà ra.
Nhà giáo Phùng Hoài Ngọc ở An Giang đã làm một phép tính lẫn phân tích:
“Quốc hội đang bàn tăng cường cảnh vệ cho các quan chức đầu tỉnh (63 tỉnh thành). Số lượng cần bao nhiêu ?  Nhẩm tính: số vị cần bảo vệ: 63 x 20 vị = 1260 vị. Nhiều lãnh đạo đầu ngành tỉnh sẽ ganh tị, con số này hàng chục người mỗi tỉnh thành. Lại hỏi thêm, còn cán bộ trung cấp thì sao ? Đừng tưởng đấy là cán bộ hạng “ruồi muỗi” thì khỏi lo. Số lượng này nhiều lắm. Cán bộ đứng đầu huyện và tương đương (khoảng 700 đơn vị). Số lượng cán bộ đầu ngành  huyện ước chừng 20 người/đơn vị.  Tổng cộng ước: 700 x 20 = 1400 vị cần được bảo vệ.
Số này sống gần dân, thực ra lại càng cần “cảnh vệ” vì Dân ngày nay có vẻ ngày càng manh động, điên tiết, không chịu mất thì giờ đi khiếu nại vòng vo (tình hình dân chúng manh động tự mình “thế thiên hành đạo” đã xảy ra ở Trung Quốc)”.
Thực thế, đề xuất “bí thư, chủ tịch vào đối tượng được cảnh vệ” chắc chắn đã xuất phát từ nỗi sợ hãi khôn nguôi của dàn lãnh đạo địa phương trước sự phẫn nộ của nhiều người dân bị cướp đất, nạn nhân ô nhiễm môi trường, nạn nhân bạo hành của công an trị…, lẫn sợ hãi lẫn nhau trong nội bộ “đồng chí.”
Tại sao họ lo sợ đến thế? Lẽ ra người lãnh đạo phải gần nhau, thật sự gần dân, óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm, nhưng lại xây dựng một hàng rào ngăn cách với dân.
Họ sợ dân hay sợ cái gì khác? Nếu là cái gì khác, có phải họ sợ chính nhau hay không? Có phải sợ trong chính nội bộ họ hay không?
Sợ dân đã nhiều, sợ nhau còn nhiều hơn.
Sau những xung đột trầm kha trước đại hội 12 và vài cái chết không mấy rõ ràng trước đó, bầu không khí xung đột trong nội bộ đảng đã được “nâng lên một tầm cao mới.” Vụ bắn nhau của quan chức Yên Bái cho thấy tình đồng đội và từ cửa miệng “đồng chí” xưng hô với nhau đã bị đẩy vào vô thức, để thay bằng một ý chí sẵn sàng thanh trừng, loại trừ và diệt trừ nhau. Điều được gọi là “nhân học chính trị” ở Việt Nam đã tiệm cận giới hạn bùng nổ thảm sát cá nhân.
Bây giờ thì không còn quan chức nào an toàn. Thậm chí với một số “đồng chí ủy viên bộ chính trị,” phương án chuyển đổi chỗ ngủ đêm có thể trở thành một nhu cầu chính trị – tương đương với nhu cầu ăn uống.
Vào đầu năm 2017, Sài Gòn là địa chỉ đầu tiên công khai cơ chế kiểm tra người vào cổng theo sắc màu “xanh – vàng – cam – đỏ,” trong khi các trụ sở hành chính địa phương khác có thể đã âm thầm tiến hành việc này nhưng không công bố.
Hiện nay, việc phân công “bảo vệ an ninh tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ” là trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ và Cục An ninh quân đội. Nếu các đầu não tỉnh thành và bộ ngành đều được “cảnh vệ” thì quân của của hai cơ quan trên sẽ không thể đủ để bố trí bảo vệ, cho dù có được trả thù lao bằng tiền ngân sách địa phương hay thậm chí tiền túi cá nhân lãnh đạo.
Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác - nhân gian đã có câu… Trong một xã hội ngày càng bị áp bức và càng sinh hỗn loạn, ai sẽ “cảnh vệ” cho giới quan tỉnh và bộ ngành?
Thiền Lâm/(VNTB)
-----------------

9 nhận xét:

  1. Bộ máy chính quyền , trong đó các quan chức thi hành công vụ công bằng, minh bạch, hợp lý hợp tình vì người dân , vì đất nước thì việc gì phải lo sợ mà yêu cầu cảnh vệ?. " Tiên trách kỷ hậu trách nhân" , quan chức nhà nước , nhất là quan đầu tỉnh, huyện, xã cần tự kiểm điểm , tự sám hối trước lương tâm và đạo làm quan trước nhân dân. Trong tình hình trật tự an ninh XH hiện nay, nỗi niềm và mong muốn cần cảnh vệ của quan chức có thể hiểu được . Nhưng hãy tự hỏi tại sao quan chức lại cảm thấy không an toàn ?. Vì nhiều quan chức do tham lam, coi thường phép nước, cậy quyền cậy thế đã ức hiếp, xâm hại quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của người nhân dân. Một số vụ người dân manh động , cá nhân tư thù với quan chức đặt mìn, bộc phá vào cửa nhà quan chức .. vừa qua đã là báo động khẩn cấp . Chính Đảng CSVN từ ngày ngày đầu hoạt động bí mật đã lấy phương châm " nhân dân là người bảo vệ an toàn nhất" . Bởi Nhân dân tin Đảng, bởi đảng viên đã thực sự tấm gương tranh đấu, hy sinh " đảng viên đi trước, làng nước theo sau". Vậy nên các quan chức hãy tự giác ngộ , tự sửa mình , vì dân vì nước thì sẽ được người dân bảo vệ. Lúc đó không cần có cảnh vệ . Nếu ngược lại, có bao nhiêu cảnh vệ cũng không thể bảo vệ an toàn được cho quan chức - khi quan chức là đối tượng đấu tranh của nhân dân.

    Trả lờiXóa
  2. Khi đảng CSVN còn gần gũi với nhân dân thì cần gì phải cảnh vệ / Khi đảng CSVN coi nhân dân là thế lực thù địch thì 10 cảnh vệ cũng không thể bảo vệ nổi những tên ác bá của đảng /Hãy làm người tử tế ,từ bỏ làm những đ/v ác bá của đảng thì được sống ;Nếu không :trời không dung đất không tha cho chúng mày ./

    Trả lờiXóa
  3. Còn nhớ tại Chùa Phật Tích, anh Trọng có tuyên bố hùng hồn: Đất nước ta chưa có bao giờ đẹp đẽ & bình yên như thế này; Thế mà bây giờ các quan đầu xứ lại sợ chết,cảnh giác quá. Sợ ai? chỉ có các tồng chí với nhau mới cần phải cảnh giác và bản chất rất muốn hại nhau thôi chứ dân đen thì các chú bóp cho bằng chết, không chết thì cũng ngắc ngoải. Mà dân chỉ có tiêu diệt kẻ thù của Đất nước thôi, nếu các chú mà là kẻ thù của Đất nước thì dân sẽ tiêu diệt thật, mà để dân tiêu diệt thì có mà đỡ nổi. Cho nên phải nói lại rằng: Với dân thì các chú yên tâm đi - còn nội bộ các chú thì tùy các chú với nhau thôi. Cứ ăn ở tử tế thì ai cũng quý chứ còn ăn ở mà thất đức thì người không diệt sẽ có NHÂN QUẢ BÁO ỨNG tru diệt.

    Trả lờiXóa
  4. không một kẻ nào có thể sát hại người mà dân tin yêu dân kính trọng ,người mang lại công bằng no đủ cho dân.Chỉ những kẻ ăn của dân không từ một thứ gì,coi dân như kẻ thù cấu kết với kẻ gian manh cướp đất cướp đi nguồn sống của dân bằng mọi thủ đoạn,những kẻ ấy có bảo vệ kĩ càng đến mấy thì,Một chúng tự giết nhau do tranh ăn.Hai trời quả báo đời con đời cháu mạt vận đến muôn kiếp sau.N Đ.

    Trả lờiXóa
  5. Rất dễ hiểu: Kẻ nào gây nhiều tội ác, kẻ đó lắm kẻ thù.
    Ngày trước, cán bộ tận tụy phục vụ nhân dân, được nhân dân che chở.
    Bây giờ "cán bộ" làm gì, ai cũng thấy cả rồi!
    "Nhân" nào "Quả" nấy", bọn bất lương chạy đâu cho thoát???

    Trả lờiXóa
  6. Nếu không thể thông qua luật về cảnh vệ, thì nên nới lỏng luật tự vệ... hiện nay tình xã hội ngày càng bất an, chính người dân khi ra đường cũng cảm thấy bất an với nạn cướp giật, hãm hiếp, thanh toán, ... trong sự bất lực của lực lượng an ninh,... trong khi đó việc sở hữu một dụng cụ phòng thân lại là điều trái pháp luật, dân không khác nào như cá nằm trên thớt đợi tội phạm đến thịt,...

    Trả lờiXóa
  7. Không biết có phải là đề xuất từ địa phương xin chế độ cảnh vệ, hay là kế hiểm từ TW gợi ý. Nếu đa số các địa phương đồng tình với điều này thì đây là đòn đánh vô tiền khóa hậu, địa phương sẽ chịu thế chim lồng cá chậu hay nói theo cách hiện tại là : “nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế”. Cơ chế này sẽ thủ tiêu nốt một chút ít quyền làm chủ tập thể còn đang tồn tại trong đảng, ẩn hiện sau đó là một thể chế chuyên quyền độc đoán dần hình thành.

    Trả lờiXóa
  8. ĐCSVN do một tập thể Bộ chính trị vừa cổ hủ trì trệ vừa tham lam đang ngày càng sa lầy về lý luận và lúng túng phương sách hoạt động. Mâu thuẫn nội tại trong lòng XH Việt nam hiện nay là hệ quả tất yếu dưới sự cai trị độc đoán , lạm quyền của ĐCSVN. Từ tham nhũng cá nhân đến bè phái, nhóm hội đã biến quan chức của đảng và nhà nước VN thành tổ chức maphia đỏ.ĐCSVN tự biến mình thành vua tập tế và giai tầng ăn trên ngồi trốc trước sự kiệt quệ nền kinh tế, nợ nần quốc gia chồng chất và đời sống nhân dân cùng khổ.Hơn 200 ngàn Cử nhân, kỹ sư thất nghiệp, hàng chục vạn thanh niên làm thuê nước ngoài , hàng vạn phụ nữ lấy chồng nước ngoài để đổi đời , bệnh viện 2 người /giường bệnh, viện phí tăng, giáo dục ngày càng sa lầy ....đã chứng minh hệ lụy đó. Cuối cùng chính quyền của ĐCSVN coi nhân dân là đối tượng đấu tranh, cưỡng bức, đàn áp. Ngược lại nhân dân coi quan chức chính quyền là những kẻ tham tàn, thủ đoạn và sẵn sàng đối đầu với quan chức chính quyền bất cứ lúc nào, ở đâu. Chính quyền chế độ dân chủ đối với nhân dân lẽ ra phải như cá với nước. Có nhân dân mới có chính quyền , có chính quyền là để phục vụ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Nhưng thực tế là chính quyền với dân như lửa với nước . " dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần Dân liệu cũng xong" . Khi có quyền và tiền , quan chức chính quyền VN hiện nay đã quên điều sinh tử ấy. Khi Dân đã căm hận thì dẫu có trăm ngàn vệ sỹ cũng không bảo toàn được tính mạng.

    Trả lờiXóa
  9. Khi anh đặt vấn đề cần có cảnh vệ, thì chính anh đã bộc lộ sự lo sợ, đã biết là mình sẽ không...an toàn trước DÂN, thế mà cũng gọi là..."công bộc". Thật rõ lu không có tự trọng.

    Trả lờiXóa