Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc là nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên tới Mỹ kể từ khi tổng
thống Donald Trump lên nhậm chức. Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Việt sẽ bàn thảo các phương
thức để tăng cường quan hệ song phương và làm sâu sắc thêm sự hợp tác trong khu
vực.
Trong thông báo về chuyến thăm của thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc, Toà Bạch Ốc gọi Việt Nam
“là một trong những đối tác quan trọng của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á.” Theo các nhà
phân tích, Thủ tướng Phúc sẽ phải chứng minh được điều này trong chuyến công du
Mỹ tuần tới.
Thủ tướng Phúc là nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên tới
Nhà Trắng kể từ khi tổng thống Donald Trump lên nắm quyền vào tháng 1 vừa qua.
Chi tiết này có thể gây ngạc nhiên nhưng giới quan sát và các nhà phân tích cho
rằng đây là nhờ các nhà lãnh đạo Việt Nam đã chủ động đánh tiếng bày tỏ mong muốn
kết nối với tân chính quyền Mỹ, bất chấp châu Á không mấy được chú ý trong
chính sách đối ngoại của tổng thống Trump.
Tổng
thống Trump sẽ tiếp thủ tướng Phúc tại Nhà Trắng vào ngày 31/5.
Hai nước cựu thù đã trở thành đối tác chiến lược trong
bối cảnh vai trò của Việt Nam
trở nên quan trọng hơn trong chính sách xoay trục sang châu Á của chính phủ Tổng
thống Obama, trong khi Trung Quốc ngày càng bành trướng và phô trương sức mạnh
trên biển Đông.
Khi ông Trump lên nắm quyền, châu Á ít khi được nhắc đến
trong chính sách đối ngoại của chính quyền mới sau khi ông Trump gạt sang bên
chính sách tái cân bằng lực lượng sang châu Á của Tổng thống tiền nhiệm, đồng
thời rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, và có dấu hiệu
cho thấy Washington không mấy thiết tha với các vấn đề biển Đông.
Việt Nam
và các đồng minh của Mỹ trong khu vực bày tỏ lo lắng, không rõ chỗ đứng của
mình trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump.
Các
nhà phân tích nói mặc dù ông Trump còn “đang tìm hiểu về Việt Nam” nhưng các
nhà chiến lược của Mỹ và phụ tá Tổng thống nhận thức rõ rằng Mỹ và Việt Nam
chia sẻ những lợi ích chung và cần đến nhau.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại học George Mason ở
Washington nhận định Việt Nam là “một con bài quan trọng trong cấu trúc an ninh
đa phương trong khu vực” của Mỹ, nhất là trong bối cảnh Philippines dưới quyền
Tổng thống Rodrigo Duterte “tìm cánh lánh xa Mỹ và xích lại gần hơn với Trung
Quốc”, tuy nhiên ông Trump cần được thuyết phục về tầm quan trọng của Việt Nam.
"Các phụ tá của ông Trump có
thuyết phụ được ông ý coi Việt Nam
là đối tác quan trọng hay không," ông Hùng nhận định. "Còn ông Phúc
có thể giải thích cho ông Trump hoặc đưa ra những quyền lợi gì để cho thấy rằng
việc coi Việt Nam là một đối tác quan trọng là phù hợp với quyền lợi của Mỹ cả
về phương diện chiến lược và phương diện kinh tế."
Theo phân tích của giáo sư Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales ở Úcđể
đảm bảo là đối tác quan trọng của Mỹ "Việt Nam
phải tham gia danh sách các đối tác với tinh thần xây dựng của Mỹ, trong đó Singapore là đối
tác số 1. Nhưng Việt Nam hiện
nay có lẽ gần với Hoa Kỳ hơn so với 2 đồng minh có hiệp ước với Mỹ, là Thái Lan
và Philippines .
Dưới thời của Thủ tướng Phúc, Việt Nam sẽ hợp tác với chính quyền của
ông Trump trong mọi vấn đề ở Đông Nam Á . Hà nội không chỉ trích chính phủ Mỹ một
cách công khai như Philippines .
Nhưng Việt Nam
cần duy trì một thế cân bằng. Lo lắng lớn nhất của Việt Nam là nếu Mỹ và Trung Quốc trở nên quá gần gũi
và gạt sang bên những lợi ích của Việt Nam ."
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, cũng là chuyên viên cao cấp
của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS), nói Mỹ cần
đến Việt Nam nếu muốn củng cố sự hiện diện trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Vai trò của Việt Nam đã trở nên quan trọng trong chiến
lược xoay trục hướng về châu Á của Mỹ dưới thời tổng thống Barack Obama. Nhưng
chính quyền mới dưới thời TT Trump đang đánh đi những tín hiệu không rõ ràng về
vai trò của khu vực này.
Một bài viết đăng tờ The Diplomat, phân tích chuyến đi
thăm Việt Nam của tổng thống Barack Obama vào cuối tháng 5/2016, nói: “thực tế
cho thấy Việt Nam đang trở nên quan trọng hơn trong chiến lược nhằm kiềm hãm
Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng trong khu vực.”
Tuy nhiên giáo sư Hùng cho rằng “ông Trump lên đã làm
người ta nghi ngờ về sự tiến hành của (chính sách này)” và trong chuyến thăm sắp
tới, ông Phúc “ngoài việc thắt nhịp cầu liên lạc với các phụ tá của ông Trump”
sẽ phải thuyết phục được tổng thống Trump về vai trò quan trọng của Việt Nam
trong khu vực.
"Ông Trump thích ngoại giao
cá nhân," theo nhận định của giáo sư Hùng. "Ông ấy hành động theo cảm
tính nhiều lắm. Vấn đề là liệu ông Phúc có đặt một cái tương cá nhân nào quan tốt
đẹp với ông Trump hay không thì nó sẽ thành công rất nhiều."
Người ta cũng hy vọng chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc sẽ giúp Đông Nam Á tìm ra giải đáp về vai trò tương lai của Hoa Kỳ
trong việc giúp khu vực đối phó với chính sách bành trướng của Trung Quốc trong
khu vực. Giới truyền thông trong cho rằng các tuyên bố về hàng hải trong các
vùng biển tranh chấp có nhiều khả năng nằm trong nghị trình thảo luận trong cuộc
gặp giữa Thủ tướng Việt Nam
và Tổng thống Mỹ vào ngày 31/5.
Theo thông cáo của Nhà Trắng hôm 23/5, hai nhà lãnh đạo
Mỹ-Việt sẽ bàn thảo các phương thức để tăng cường quan hệ song phương và làm
sâu sắc thêm sự hợp tác trong khu vực.
(VOA)
------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét