Thảm khốc Tây Tạng |
* Vũ
Thạch
(Nhân
đọc tin hàng trăm người chết tại một thôn Phước Thiện, Quảng Ngãi với 90% do bị
ung thư, xin gởi lại quí bạn đọc bài sau đây).
"Chết diễm phúc phải là chết già, trên giường, và
có người chung quanh khóc ầm ĩ".
Ít nhất đó là hình ảnh hầu hết người Việt chúng ta
được dậy từ thuở nhỏ. Hơn thế nữa, chúng ta còn nghĩ hình ảnh "chết
lý tưởng", "chết êm ả" đó cũng là ước muốn chung của loài người.
Chí ít cũng bao gồm mọi người thuộc văn hóa Đông phương.
Nhưng thật thế không?
Có ngay thí dụ: Một trong những điều giới võ sĩ đạo
Nhật sợ nhất là phải chết già, chết trên giường. Họ tha thiết cầu phật khấn
thần để đừng phải chết như vậy. Cảnh một samurai lưng còng, chân tay run rẩy,
không cử động được theo ý muốn, ngay cả đi đứng cũng phải cậy dựa vào người
khác là cơn ác mộng đối với họ. Rõ ràng viễn cảnh trở nên "vô dụng"
đối với họ đáng lo hơn cái chết.
Và có thể nói hầu hết chiến binh phương Đông, từ Mông
Cổ đến Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, đều khoái được "da ngựa bọc thây" hơn nằm
giường.
Sang đến văn hóa phương Tây thì người ta lại càng
không thích để lại hình ảnh chết già. Người càng có học, có tài, có tiếng càng
muốn cả người thân lẫn công chúng chỉ nhớ tới thời điểm cực thịnh mà họ đẹp
nhất, thành công nhất, quyền thế nhất, hay sáng chói nhất về trí tuệ. Rõ ràng
họ quan tâm đến di sản họ để lại hơn cái chết rất nhiều.
Do đó, quan điểm 'chết
già là sướng' chẳng đáng được điểm cao đến thế đâu. Và ngược lại 'chết lúc
chưa già' cũng chưa chắc đáng sợ như ta vẫn nghĩ. Còn lắm thứ đáng sợ hơn cái
chết nhiều.
Nhiều cán bộ lớn tuổi tâm sự điều mà họ sợ nhất vào
cuối cuộc đời là phải nhìn lại những gì họ đã làm hay không làm trong những năm
dài đã qua. Từ đó, họ sợ những nạn nhân đang chờ họ ở thế giới bên kia hơn sợ
cái chết, vì chết chỉ là ngưỡng cửa bước qua trong khoảng khắc. Với thời đại
Internet, chúng ta có thể thấy được khá nhiều lãnh đạo đảng đi qua giai đoạn
cuối đời như vậy, kể cả những hung thần một thời …
Cũng có lãnh đạo sợ phải đối diện những người bạn đang
chờ họ bên kia thế giới hơn cả cái chết. Đó là những đồng đội mà họ từng phản
bội hay bỏ rơi để giữ an toàn cho bản thân, kể cả những người đứng lên theo lời
kêu gọi của họ. Chúng ta có thể thấy loại ân hận đó ở khá nhiều vị tiếng
tăm-tai tiếng đã qua đời.
Và cũng có những lãnh đạo sợ phải thừa nhận mình đã
sống qua cả một cuộc đời vô ích, vô nghĩa, vô vị. Vì quá lo an toàn cho bản
thân mà chẳng để lại được gì, chẳng hoàn thành được gì. Mà cái chết, tức lằn
ranh sau cùng của an toàn, vẫn đến, chẳng né tránh được. Hơn thế nữa, họ phải
thừa nhận chính họ là một phần của cỗ máy đem lại điêu linh cho biết bao người
khác.
Trong tình trạng thê thảm của dân khí hiện nay, chúng
ta khó còn cảm được lời dạy của cha ông: Chết vinh hơn sống nhục. Nhưng 5 chữ
đó là kết tinh kinh nghiệm sống của biết bao cuộc đời. Một trong những lý do chết vinh hơn sống nhục là vì
"sống nhục" chỉ được một thời gian ngắn rồi vẫn dẫn đến cái chết, mà
luôn là "chết nhục". Mọi hối
tiếc vào lúc sắp "chết nhục" đều đã quá trễ.
Qui luật đó ứng dụng cho cả nhân loại chứ không riêng
gì người Việt. Gần 80 năm trước, hàng triệu người Do Thái khi gần chết trong
trại tập trung của Đức Quốc Xã mới quặn lòng hối tiếc đã không tham gia kháng
chiến vì sợ chết; hối tiếc đã không mang thân ra hứng đạn cản đường cho vợ con
chạy trốn vì sợ chết; hối tiếc đã riu ríu kéo cả nhà lên xe vào trại tập trung
vì sợ chết, ... để rồi giờ đây vẫn chết, chết riêng từng người, chết từng phần
cơ thể vì kiệt lực, và chết với nhận thức từng người trong gia đình mình ở đâu
đó cũng đang chết dần ở mức dưới hàng súc vật như mình. Đối với họ cái đau của
hối tiếc lớn hơn cái đau của sự chết.
Ngày nay, tại nước ta, cả dân tộc đang bị đẩy vào loại
chọn lựa đó. Gần nhất là những bà con tại 4 tỉnh miền Trung đang sống dở chết
dở vì thảm họa môi trường do Formosa
gây ra. Nhiều người đang phân vân: đứng lên đấu tranh đòi tẩy rửa môi trường
bây giờ có thể bị trấn áp nhưng dẫu có chết đi nữa thì vẫn hơn cảnh ngồi nhìn
từng người trong gia đình nhiễm ung thư, đau đớn nhiều năm tháng, rồi lần lượt
ra đi, kể cả bản thân mình. Cái đau của hối tiếc sẽ lớn hơn nhiều cái đau của
sự chết. Còn nếu đứng lên đấu tranh giành lại môi sinh bây giờ, gia đình mình
sẽ sống.
Dĩ nhiên câu hỏi lương tâm này cũng được đặt ra cho
từng người chúng ta chứ chẳng riêng gì bà con 4 tỉnh miền Trung. Chất độc nay
không chỉ có trong cá mà trong hầu hết mọi loại thực phẩm và không từ một ai
trên cả nước. Liệu chúng ta
có dám chấp nhận để đứng lên mạnh mẽ đòi nhà cầm quyền phải đóng ngay các cánh
cửa dẫn chất độc vào Việt Nam ?
hay ngồi chờ ngày ung thư đến đón từng người trong gia đình ra đi?
Và còn nhiều quốc nạn khác nữa, đặc biệt là số phận
của đất nước sau thời điểm 2020. Liệu chúng ta có dám chấp nhận để đứng lên bảo
vệ chủ quyền đất nước ngay bây giờ, bất kể những kẻ cứ nhất định ôm chân
quân xâm lược? Hay ngồi chờ ngày "chết nhục" dưới chân chủ mới như
dân tộc Tây Tạng? Đến lúc đó có muốn chọn lại cũng đã quá muộn.
oOo
Chẳng ai muốn tìm lấy cái chết nhưng nghĩ cho cùng
chết có phải là chuyện khủng khiếp nhất chưa?
VT (Tác giả gửi
BVB)
---------------
Mỹ có câu
Trả lờiXóacon người có 2 nỗi sợ lớn nhất trong cuộc đời: sống lâu quá hoặc chết nhanh quá
Nếu tin vào chuyện có kiếp trứơc, kiếp này và kiếp sau, người ta sẽ sống tử tế.
Trả lờiXóaBọn tham nhũng vô thần lại không chịu tin như vậy. Chúng chỉ cần sung sướng phè phỡn kiếp này.
Một phi công Mỹ trong chiến dịch "Diều hâu (gẫy cánh)" ở Châu Phi, đã xác nhận rằng (hồn) anh bay lên, chứng kiến cảnh thân xác anh bị dân Châu Phi đánh đập mà không thấy đau. Sau đó anh tỉnh lại trong tù.
Rõ ràng là có các kiếp, Địa Ngục và Thiên Đàng cho các kiếp sau Kẻ Ác và Người Thiện...
Sống tử tế đi, mọi người ơi!
Ai cũng sợ chết, đó là bản năng con người. NHưng người không sợ cái chết khi nhận ra rằng đó là quy luật sinh -trụ -diệt của vạn vật. Hoặc cao hơn nữa khi họ chết cho người khác sống ( vợ, con, cha mẹ..đồng bào và Tổ quốc). Nhưng lúc đang sống đều sợ và sau khi chết cũng sợ đó là sự lừa dối và tội ác do họ gây ra cho người dân và Tổ quốc , dù cố ý hay vô tình . Tin rằng không ít quan chức của ĐCSVN chưa hoặc đã chết đều lo sợ điều đó hơn người ai hết.
Trả lờiXóaKhi không còn gì để mất cũng là lúc chẳng có gì để sợ
Trả lờiXóaRồi sẽ tới lúc nhiều người không còn gì để mà mất. Ngư dân miền Trung đã không ra khơi đánh cá được vì Formosa, nay nông dân Hà Tĩnh lại mất trắng thu nhập vì thóc lép do giống của nhà nước.
Xóa"Vùng lên, hỡi các nô lệ khắp thế gian. Vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn"!
"Chế độ xưa"? Nó hiện nguyên hình trong hiện tại ở VN !
Đã từ lâu tôi nói rằng , tương lai dân VN mà được đàn áp và diệt chủng tốc độ như Tây Tạng là phước đức mươi đời vì chắc chắn nó sẽ thê thảm gấp nhiều lần . Lý do là ông chủ của đẻng đã rút kinh nghiệm từ ngàn đời , hể lỏng lẻo , dân tộc này sẽ nổi dậy vuột thoát ách nô lệ , cho nên phải tiêu diệt bằng mọi cách để thay vào nước VN tương lai người Hán sống đa số chiếm 90% .
Trả lờiXóaNhìn lại lịch sử diệt tộc , đồng hoá trong quá khứ trên thế giới , người da đỏ ở Bắc Mỹ đã trở nên thiểu số , nghèo hèn , không phát triển . Vùng Nam Mỹ thổ dân hầu như biến mất nhường chổ cho hậu duệ dân Tây Phương nói tiếng Tây ban Nha . Trước mắt y hệt như vậy ở VN , dân tộc Chàm , dân Khờ me ở miền Nam : thiểu số , nghèo , không phát triển . Không ai thấy sự tàn sát xãy ra trước mắt , nhưng dân số co cụm từ từ .
Ở TQ , sau mấy trăm năm cai trị bởi triều đại nhà Thanh , dân tộc Mãn Châu này bị diệt chủng âm thầm sau thời Từ Hi Thái Hậu .Nay dân Mãn Châu này ở TQ không còn nhiều .
Đã thấy trước cã rồi , những người có trí họ đã nói chuyện VN mất nước vì Tàu từ 40 , 60 năm trước rồi , nhưng nay , 90% dân VN thờ ơ , kém ý thức , sợ hải , hay ngậm miệng huà theo đám tay sai người Việt tim Tàu kiếm sống , nên dân VN không để ý tới thảm cảnh của dân tộc đang tiến tới gần .
Mỗi lần mấy ông chủ nước VN qua Tàu là mỗi lần ký , cứ ký , sau đó xã hội VN biến đổi dần dần đúng y như lộ trình của Mật ước Thành Đô . Mới đây vừa thoả thuận hợp tác mậu dịch của 2 nước sẽ tăng lên tới 100 tỉ hàng năm , thật là kinh hoàng . Trước đây vài năm nay , trao đổi giửa 2 nước chỉ khoảng 20 , 30 tỉ thì VN đã bị nhập siêu trên 10 tỉ , sau đó tăng lên trao đổi 50 tỉ thì VN bị nhập siêu trên 30 tỉ , nay con số tăng gấp đôi 100 tỉ thì không biết VN sẽ ra sao , từ cây kim sợi chỉ , đến thực phẩm , đồ tiêu dùng đều là của TQ , mà vậy cũng chưa đủ , đàn bà VN phải bán thân cho Tàu Cộng mới đủ vào con số 100 tỉ mổi năm .
Mổi năm bao nhiêu ngàn người bị chết vì tai nạn giao thông , mấy chục ngàn người bị chết vì ung thư ở khu tự trị này , ước chi con số đó mà liều mạng đứng lên tranh đấu cho tự do của dân tộc thì quí quá , nhưng thực tế thì họ đành chấp nhận cái chết như những con vật khốn nạn .
Thật là đau lòng , tội lổi với tổ tiên , thế hệ người VN bị Tàu gạt đi theo cái chủ nghĩa tàn hại này chỉ là những kẽ hèn với giặc ác với dân , bán nước cầu vinh .
Cám ơn tác giả Vũ Thạch đã viết một bài thật hay và đúng vào tình huống tại VN ta.
Trả lờiXóaXin cám ơn.
Trong chiến tranh ở thế kỷ trước , chúng ta dẫn đầu về thảm trạng tàn phá tài sản và nhân mạng . Thế kỷ 21 này chúng ta đang dẫn đầu về kỳ tích chết vì ung thư và moi trường sống ngộ độc .
Trả lờiXóaMột dân tộc liên tục hai thế kỷ đối diện với cái chết hàng ngày , hàng giờ , hàng phút , hàng giây . Nhưng có người vẫn chưa trả lời đúng với câu hỏi của tác giả " Những gì đáng sợ hon cái chết ? "
Đáng sợ hơn cái chết chính là con đường dẫn đến cái chết không bình thường . Vì chết là hết , nào ai biết gì .
Người Việt chúng ta đang đi trên con đường dẫn đến cái chết không bình thường . Mọi người đều biết và đều lo sợ . Có người tự trấn an bỏ mặc , có người tìm cách chạy trốn . Tất cả đều xác nhận chúng ta đang sống trong một không gian mất an toàn , dễ dàng nhiễm độc và ngộ độc .
Mọi mạch nguồn phát xuất chất độc đều từ Trung Quốc xâm nhập qua các cửa khẩu Hải quan hoặc vượt biên vào VN . Ngăn chận được nhiều ít do Nhà nước quyết định .
Bắt tay thật chặt làm ăn với TQ , không đủ khả năng kiểm soát khiến TQ lợi dụng VN thành bãi rác thải độc . Biết vậy nhưng nhà nước vẫn làm lơ hoặc cố tình phớt lờ như Bô Xít Tây Nguyên hay Formosa Hà Tĩnh . Hoặc cho phép chuẩn bị những nhà máy luyện thép hợp đồng làm ăn với TQ trong tương lai ...vv !
Hình như Đảng đã thấm nhuần và quán triệt " thiếu ăn cũng chết , không ăn cũng chết , ăn cũng chết " . Nên Đảng đã chấp nhận thà rằng ăn no rồi chết .
Lãnh đạo ăn nhiều , dân ít . Rốt cục tất cả đều chết , tất cả đều lên thiên đàng XHCN sớm hơn .
Từ đấy trong tim bừng nắng hạ , con đường đi đến cái chết không bình thường không còn đáng sợ với người Việt cả trong chiến tranh lẫn hoà bình .
Những gì đáng sợ hon cái chết không có trong tâm trí người Việt anh hùng ! Giống như Phiến Quân Hồi Giáo ISIS chết là được lên gặp thành Ala , người Việt ngộ độc chết sớm về cõi XHCN .
Khi nghĩ đến tương lai của dân tộc,ta lại càng phải biết ơn những người đã dám hy sinh bản thân mình,chấp nhận đặt mình cùng cả gia đình người thân của mình vào hoàn cảnh nguy hiểm .Ta lại phải càng khinh bỉ hơn những con người chỉ vì kiếm lợi cho mình ,cam tâm làm tất cả,cho dù họ biết điều họ làm gây hại cho đất nước cho dân tộc thậm chí bán nước cho giặc. Mối lợi cho họ chẳng là bao so với hậu quả họ gây nên cho Tổ Quốc ,cho Dân Tộc. Thật đáng căm phẫn. Nhưng có một điều cũng căm phẫn không kém,đó là thái độ dửng dưng xem chuyện đó như không phải của mình ,cứ để nó diễn ra mà không hề phản kháng ,hoặc cứ để nó xảy đến từ từ mà nhìn như người ngoài cuộc,vì mối họa đó chưa thật sự chạm đến mình ,chẳng khác nào những con vật chưa bị thịt,vẫn nhởn nhơ dạo chơi và gặm cỏ.Vậy mà có ai đó đứng lên tranh đấu cho Dân tộc,cho Đồng bào ,sẵn sàng hy sinh bản thân mình,chấp nhận cuộc sống bất ổn,bị đàn áp vu cáo,bị đánh đập giam cầm tù đày,thậm chí bị giết,lại không được ủng hộ có khi lại bị phê phán,bị những kẻ dựa hơi kẻ mạnh,những kẻ khuất phục cường quyền chống lại bằng nhiều hình thức.Thật ngu xuẩn cho những ai chống lại người làm điều tốt cho mình,cho dân tộc mình,cho đồng bào mình,cho tổ quốc mình.HÃY TỈNH THỨC HỠI AI NGỦ MÊ .
Trả lờiXóaĐen tối qua ;tương lai nước Việt của tôi/Năm gì bây giờ ????
Trả lờiXóa