Trang BVB1

Chủ Nhật, 7 tháng 5, 2017

Lãnh đạo Việt Nam quản lý sai nên kinh tế không như ý?

Việt Nam đang đứng trước nguy cơ cả khủng hoảng
kinh tế lẫn xã hội và chính trị, theo ông Nguyễn Quang Dy
Nếu lãnh đạo và quản lý đúng, phù hợp quy luật khách quan, thì mới có nền kinh tế thị trường trong Chủ nghĩa Xã hội, một cựu phó trưởng ban Tuyên giáo TW Đảng CSVN nói khi Hội nghị Trung ương 5 nhóm họp.
"Sự lãnh đạo và quản lý chưa thể là một đặc điểm của nền kinh tế. Đặc điểm của nền kinh tế sẽ hình thành trong thực tế một cách khách quan, nó không phải là sự lãnh đạo và quản lý của ai, mà là kết quả của sự lãnh đạo và quản lý ấy thế nào," Tiến sỹ Vũ Ngọc Hoàng viết trong bài "Cần hiểu đúng để không làm sai" trên VietnamNet hôm 05/5/2017.
Kinh tế thị trường đầy đủ
Theo nhà lý luận này của Đảng CSVN thì chính sách của nhà nước phải phù hợp với kinh tế thị trường, dựa vào các quy luật của thị trường để điều tiết chính nó, ông viết tiếp:
          - Nhà nước không kinh doanh, không để các cơ quan hành chính đi kinh doanh, các cơ quan chuyên chính càng phải thế.
Ông Vũ Ngọc Hoàng: "Nhà nước không kinh doanh, không để các cơ quan hành chính đi kinh doanh, các cơ quan chuyên chính càng phải thế. Việc chính của nhà nước là tạo điều kiện cho mọi chủ thể trong xã hội được kinh doanh thuận lợi, bình đẳng thật sư, không bị thị trường ngầm, không có buôn gian bán lậu, càng không để cho cán bộ của nhà nước tham gia hoạt động trong và cho các "nhóm lợi ích".
Theo ông Vũ Ngọc Hoàng, Đại hội XII của Đảng CSVN đã khẳng định sự cần thiết của một nền 'kinh tế thị trường đầy đủ', ông nhận định: "Đó là quan điểm đúng đắn nhằm bảo đảm cho kinh tế thị trường không bị biến dạng bởi sự chủ quan duy ý chí. Tiếp đến, nếu phân loại sâu hơn thì, kinh tế thị trường trong CNXH sẽ là một nền kinh tế thị trường xã hội."
"Trong đó, có vai trò đáng kể của nhà nước đối với việc điều tiết nền kinh tế vì mục tiêu xã hội. Nhà nước điều tiết một cách khoa học chứ không phải can thiệp thô bạo vào thị trường, càng không làm thay hoặc chống lại thị trường."
Bình luận với BBC hôm thứ Sáu, một nhà quan sát không muốn tiết lộ danh tính từ Hội khoa học Kinh tế Việt Nam cho rằng bài viết của tác giả Vũ Ngọc Hoàng đã: "nêu ra được một số điểm đáng lưu ý, như nhà nước không nên kinh doanh, và không để các cơ quan hành chính, công quyền và lực lượng vũ trang làm kinh tế, doanh nghiệp.
"Ông Hoàng cũng đã 'khéo léo' nhấn mạnh Việt Nam cần đến một 'nền kinh tế thị trường đầy đủ' trong lúc nhà nước cần điều tiết 'khoa học' chứ không nên can thiệp thô bạo, tuy nhiên ông vẫn chưa dám nói mạnh, nói trực diện về đâu là lực cản, là 'thủ phạm' của cản trở đổi mới, cải tổ, mà vẫn phải mượn các lời lẽ, trích dẫn kinh điển của chủ nghĩa Marx vì có lẽ là để thận trọng," vẫn ý kiến này bình phẩm.
Ai cấp tiến, ai bảo thủ?
Trong Tọa đàm Trực tuyến của BBC Việt ngữ trên Facebook Live và YouTube tuần này về Hội nghị Trung ương 5 nhóm họp, một số ý kiến bàn về kinh tế và đường lối của Đảng trong lĩnh vực này đã được chia sẻ và bàn bạc.
Từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, PGS. TS. Phạm Quý Thọ nêu quan điểm khá thẳng thắn về đường lối đã được cam kết của cải tổ kinh tế Việt Nam và đâu, cũng như ai là lực cản, ông nói: "Chúng ta (Việt Nam) đã cam kết chuyển sang hay là đổi mới thể chế kinh tế sang kinh tế thị trường, đấy là một cam kết rất mạnh mẽ và cứu Việt Nam khỏi khủng hoảng trong những năm 1980 và 1990, điều đó tuy là cam kết rồi, nhưng phải hành động như thế nào, đó là những cái mà chúng ta thấy luôn luôn không có một đường lối một cách nhất quán và cụ thể.
"Tôi lấy thí dụ, như Tiến sỹ Nguyễn Quang A (khách mời cùng tại Bàn tròn của BBC) nói về kinh tế tư nhân, đáng lẽ chúng ta phải làm cái này sớm hơn, thí dụ như chúng ta chuyển sang kinh tế thị trường thì chúng ta phải tôn trọng những nguyên tắc của kinh tế thị trường, trong đó có kinh tế tư nhân, trong đó có sở hữu tư nhân.
"Cũng như chúng ta chỉ nói về kinh tế tư nhân mà không nói gì về sở hữu tư nhân một cách mạnh mẽ, được xác lập một cách đảm bảo lâu dài cũng như các hợp đồng có tính chất tự nguyện của các công ty tư nhân và một cách kiểm soát chủ nghĩa cơ hội, thì không thể tiến được.
"Như vậy những người theo cam kết ban đầu của chúng ta (Việt Nam) về chuyển đổi (sang) kinh tế thị trường một cách chi tiết, cụ thể và có đường lối rõ ràng, thì đấy là những người cấp tiến, thế còn những người chống lại hoặc tìm cách này, cách kia với lý do để ổn định xã hội, ổn định này, ổn định kia, dưới chiêu bài này, chiêu bài kia, thì đều là những cái có tính chất giáo điều, mà không phù hợp với quá trình đổi mới này," chuyên gia về chính sách công từ Học viện Chính sách & Phát triển nói với Bàn tròn.
Ném chuột sợ vỡ bình?
Trong một bài viết tuần này được đăng trên trang điểm báo của Viet-studies, chuyên mục kinh tế, một nhà quan sát chính trị-xã hội Việt Nam, ông Nguyễn Quang Dy nêu quan điểm: "Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước 3 nguy cơ có thể cản đường đổi mới: Thứ nhất, đồng tiền Việt Nam có thể bị mất giá từ 4% đến 5% trong năm 2017. Thứ hai, tăng trưởng thương mại và đầu tư toàn cầu tiếp tục sụt giảm, ảnh hưởng đến thương mại và thu hút FDI của Việt Nam. Thứ ba, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế với các FTA mới đang gặp nhiều khó khăn, có thể làm suy giảm động lực cải cách thể chế của Việt Nam.
"Tăng trưởng thực sự của Việt Nam hiện nay chỉ bằng 5% (theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh). Thảm hoạ môi trường biển do nhà máy Formosa Vũng Áng gây ra từ tháng 4/2016 đến nay làm cho hàng trăm ngàn ngư dân phá sản. Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của cả nước, bị hạn hán và ngập mặn nặng nề, làm sản xuất lúa gạo bị tổn hại nghiêm trọng. Về chăn nuôi, giá heo giảm xuống mức kỷ lục hiện nay, đang làm nông dân điêu đứng."
Tác giả cũng đề cập tới một khủng hoảng kép ở Việt Nam mà ông coi là 'nguy cơ', đồng thời chia sẻ quan điểm làm thế nào để chống tham nhũng hiệu quả bên cạnh bài toán về sở hữu, mà ông nhấn mạnh nhu cầu cần phải 'tư hữu hóa đất đai' và 'tài sản công', ông Nguyễn Quang Dy viết trong phần kết của bài viết: "Việt Nam đang đứng trước nguy cơ cả khủng hoảng kinh tế lẫn xã hội và chính trị. Không phải chỉ có dân chúng mất niềm tin, doanh nghiệp hoang mang, mà cả cán bộ cao cấp cũng nhấp nhổm chuồn ra nước ngoài (mỗi khi bị truy cứu trách nhiệm). Hội nghị TW5 sẽ mở màn cho một đợt thanh trừng mới, đẩy tranh giành quyền lực lên một tầm cao mới. Nhưng nếu không cải cách thể chế (chính trị) thì không thể tránh được khủng hoảng chính trị.
"Muốn chống tham nhũng, trước hết phải kiểm soát quyền lực (bằng tam quyền phân lập). Thứ hai là phải tư hữu hoá đất đai và tài sản công. "Đánh chuột sợ vỡ bình" là một nghịch lý chết người do thể chế hiện nay đang làm hệ thống phân liệt. Bắt xong sâu này sẽ có sâu khác, nếu cái lồng ấp sâu vẫn còn nguyên. Diệt xong hổ này sẽ có hổ khác nếu nguyên nhân sinh ra và nuôi dưỡng hổ báo vẫn còn.
"Đã đến lúc phải dũng cảm thay đổi thể chế (thậm chí phải thay bình mới) thì may ra mới giải được nghiệp chướng hiện nay để thoát hiểm. Xét cho cùng, nguy cơ của dân tộc Việt Nam không phải chỉ là "thù trong" mà còn là "giặc ngoài". Vì vậy, nếu không sớm dẹp được "thù trong", thì làm sao có thể chống được "giặc ngoài", tác giả bài viết có tựa đề 'Đấu đá giữa kỳ & vận mệnh quốc gia' kết luận.
Dám làm hay không?
Hội nghi Trung ương 5 khóa 12 của BCHTƯ đảng CSVN đang nhóm họp có hai nội dung chính là bàn về đường lối kinh tế và vấn đề tổ chức của Đảng, theo truyền thông chính thống Việt Nam, trả lời Bàn tròn thứ Năm của BBC về việc liệu ban lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước Việt Nam có dám đẩy mạnh tới cùng các cải tổ và đặc biệt là chống tham nhũng một cách căn cơ, triệt để và công tâm hay không, Tiến sỹ Nguyễn Quang A đáp: "Trong lúc xã hội đang rất ngổn ngang, Việt Nam đang gặp những vấn đề rất đau đầu, lẽ ra giới lãnh đạo cần phải đoàn kết lại, để đưa ra những chính sách thật là phù hợp với Việt Nam để đẩy sự nền kinh tế và sự phát triển xã hội lên.
"Rất đáng tiếc tôi có thể nói rằng chuyện mà người ta làm, tôi nhắc lại đây là cuộc đấu tranh giữa các phe phái trong nội bộ đảng với nhau, việc chính thì không làm, mà đi làm những việc nội bộ và thực sự đó là một điều rất đáng tiếc.
"Có dám làm hay không? Ở đây có hai ý, tức là thanh trừng lẫn nhau, thì tôi nghĩ chắc chắn là ông Nguyễn Phú Trọng rất kiên quyết để làm việc đó, vấn đề là ông ấy có thể làm được hay không là tùy vào tương quan lực lượng giữa phe của ông ấy và phe nghịch với ông ấy.
"Còn chuyện có dám làm hay không về vấn đề đổi mới đường lối kinh tế, xã hội, chính trị, thì tôi có thể nói rằng chắc chắn là không, chừng nào mà ông Nguyễn Phú Trọng còn nắm chức Tổng Bí thư.
"Bởi vì ông ấy là người kiên quyết nhất giữ đường lối kinh tế, xã hội rất là bảo thủ từ trước đến nay, và chừng nào ông còn ở đó, và nếu ông ấy thành công trong việc 'thanh trừng' ông (Đinh La) Thăng và một vài người nữa thuộc phe của ông (Nguyễn Tấn) Dũng cũ, thì nó càng củng cố sức mạnh của ông ấy,
"Và như thế càng không có một sự thay đổi gì trong đường lối và chính sách cả, đấy là về cái có dám hay không dám là như vậy," Tiến sỹ Quang A nói với BBC Tiếng Việt.
Quốc Phương/BBC Tiếng Việt
---------------

10 nhận xét:

  1. Ôi! Ăn đến ngân sách cạn kiệt. Phải nói là ăn tới tàn phá đất nước, thế mà còn nói là chưa cần phải làm. Hay là cứ để các kẻ cơ hội đục khoét đất nước cho sạch đỡ phải dọn dẹp....?

    Trả lờiXóa
  2. Một thể chế ;do Dổi -do Chuột -Do những kẻ dở Dơi ,dở Chuột lãnh đạo -- Thì tất sẽ sản sinh ra một nền kinh tế cùng Đồ Doi-Đồ Chuột mà thôi .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đảng ko bao giờ sai, có chăng chỉ sai lệch chút về thời điểm thui nha

      Xóa
  3. Ông Nguyễn Quang Dy: "Muốn chống tham nhũng, trước hết phải kiểm soát quyền lực (bằng tam quyền phân lập). Thứ hai là phải tư hữu hoá đất đai và tài sản công".
    - Muốn có "tam quyền phân lập"? Nhân dân VN phải được hoàn toàn tự do, phải có tự do lập hội, tự do ngôn luận... để có bầu cử tự do, có Quốc hội của dân, do dân, vì dân. Có Hiến Pháp của Nhân dân, trong đó không có Điều 4 độc tài ô nhục.
    Đập vỡ cái "bình" bẩn thỉu, để không còn nơi trú ẩn của lũ chuột siêu quyền lực, đất nước VN mới phát triển được như các nước văn minh khác.


    Trả lờiXóa
  4. Nền kinh tế nào cũng cần có chỗ dựa. VN muốn tạo ra những doanh nghiệp nhà lớn, đủ lớn để chơi với thế giới, để kéo những doanh nghiệp nhỏ trước khi thật sự mở khóa cho doanh nghiệp tư nhân. Mà theo họ nếu DNNN mạnh thì tài nguyên làm gì có chỗ cho doanh nghiệp tư nhân phát triển. Do vậy DN tư nhân sống dở chết dở hoặc phụ thuộc, là công cụ kiếm tiền cho sân sau từ bao lâu nay. Đó là lúc tương đối bình yên, còn lúc khủng hoảng thì sao? Cứ nhìn hiện tại, cứ nhìn ông gì vừa hỏi, cứu dưa, cứu lợn, vài bữa nữa cứu cái gì?

    Hi vọng chăng khi 2017 mà vẫn còn viết với một sự thận trọng, yếu đuối và được lăng xê cũng hết sức thận trọng, yếu ớt? Đây không phải là trí thức, đây chỉ là hơi tàn, vịn vào quá khứ và chưa cam lòng tan biến. Cũng như chính cái nền kinh tế của hiện tại.

    Kinh tế muốn phát triển, đặt hạt giống cho năm sau hiện tại, phải hỏi câu hỏi như năm xưa thường hỏi, tư liệu sản xuất đang ở trong tay ai?

    Không cởi trói kinh tế, không minh bạch để phát triển kinh tế thì cái hậu quả của biến đổi chính trị không gì thay đổi được, bằng máu và đạn chì.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi nghĩ chuyện này không đáng để phàn nàn . Ngày xưa lãnh đạo nào cũng vĩ đại hết nhưng kinh tế có ra cái Tự Do gì đâu . Sai thì còn gỡ gạc được nồi xáo voi, lãnh đạo nào cũng thánh cả thì lại ăn độn -hy vọng có bo bo để mà độn- như ngày xưa hết .

    Trả lờiXóa
  6. Ông Vũ Ngọc Hoàng đã nhiều lần công khai phát biểu quan điểm của mình kể cả khi còn đương chức cũng là của hiếm trong hàng ngũ lãnh đạo hiện nay. TS Quang A nói rất chính xác về tính cách của ông Nguyễn Phú Trọng .

    Trả lờiXóa
  7. Bảo cs dũng cảm thay đổi thể chế ư? sẽ không bao giờ.
    Sau năm 75,dân tình ai cũng biết câu" nằm ngửa thấy Trần Kiên,nằm nghiêng thấy Đỗ Mười" vì không đổi mới là cs chết tươi,xã hội lúc ấy khủng hoảng đến tột cùng buộc phải bỏ ngăn sông-cấm chợ và bắt đầu học mót cái điều hành kinh tế mà Nguỵ Sài-gòn đã làm và thành công từ năm 1954-Một nửa nước bị cs chống phá quyết liệt mà MNVN vẫn phồn thịnh,dân cư ăn ngon mặc đẹp.MNVN là hình mẫu mà Cựu Thủ tướng Lý quang Diệu hằng mơ ước.
    Cs còn cầm quyền,với thực chất ngu dốt truyền đời của đám ăn tàn phá hại sẽ đưa VN xuống hố nên xin đừng trông chờ bọn nó đổi mới lần 2.Toàn dân hãy mạnh dạn đứng lên cho bọn nó xuống cống. Nguyễn thanh Nghị con Tể tướng 3x khi làm thứ trưởng bộ xây dựng đã xây đủ cống để cả bọn cùng chui.

    Trả lờiXóa
  8. Không phải quản lý sai mà là CƠ CHẾ SAI.

    Trả lờiXóa
  9. Đảng và Nhà nước VCN quản lý kinh tế yếu kém bởi chế độ chính trị lạc hậu, mô hình nhà nước XHCN phản khoa học,lạc điệu so với sự tiến triển của các quốc gia trên thế giới. Cơ chế "kinh tế thị trường đi định hướng XHCN" là cái quái thai , là phát kiến, phát hiện " vĩ đại" của một số bộ não bảo thủ, lạc hậu ở Hội đồng ní nuận TW ĐCSVN, đứng đầu là ráo xư, tiến xĩ ngành Xây dựng đảng ,TBT Nguyễn Phú Trọng. Xét về lý thuyết và thực tiễn, đã kinh tế thị trường ( kinh tế TB) thì không có kinh tế kề hoạch hóa (kinh tế XHCN). ĐCSVN muốn ghép đuôi con Công vào con gà để trở thành con Công . Nhưng thật hài hước , nó lại hóa ra con KingKong !!??. Bộ óc đỉnh cao trí tuệ ấy vốn mang trọng bệnh tư duy áp đặt, duy lý , mệnh lệnh. Do đó không tự ngộ ra mình đang mê muội với giấc mơ CNXH, CNCS ảo tưởng, không biết và không tôn trọng quy luật vận động của kinh tế thị trường. HỌ đã tạo ra hàng ngàn " quả đấm thép - DNNN", chiếm 75% nguồn lực đất nước , nhưng làm thất thoát, thua lỗ gần 90% vốn Nhà nước. ( tính đến năm 2016 nợ công 410 tỉ USD ( 210% GDP), trong đó 2300 DNNN chiếm 324 tỉ USD ). Chỉ có con đường phát triển kinh tế thị trường đầy đủ, có sự điều tiết của Nhà nước, với nền HP và tư pháp tương thích thì kinh tế đất nước mới ngóc đầu lên được. IHOPSO!

    Trả lờiXóa