Quốc doanh...chủ đạo, hay là nơi 'chủ chi' cho lãnh đạo?
Sau 6 ngày họp đượ công Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mô tả là “khẩn trương, nghiêm túc”, Hội nghị Trung ương 5/Khóa đảng XII của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã kết thúc chiều Thứ Tư, 10-05-2017, sau khi rặn mãi mới đẻ ra được 3 Nghị quyết “đổi mới nhưng không đổi mầu”, gồm:
– Nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
– Nghị quyết về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước.
– Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hãy để bàn sau chuyện Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) làm ăn ra sao mà phải “cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu qủa”.
MỚI MÀ VẪN CŨ
Chuyện bàn ngay là làm gì có cái gọi là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” mà hòan thiện ?
Từ lâu kinh tế thế giới chỉ có 2 cực rõ ràng: Tự do Tư Bản và Độc tài Cộng sản. Chả làm gì có cái đứng giữa giở giăng giở đèn như Lãnh đạo CSVN tô vẽ cho khỏi bẽ mặt vì đã mượn đầu heo Tư bản nấu cháo cứu đói.
Thế mà từ lâu, nhữngcái đầu lý luận đá nhiều hơn óc được đảng nuôi ăn trong Hội đồng lý luận Trung ương vẫn huênh hoang coi đó là một khám phá mới “chưa có tiền lệ”của Việt Nam.
Thực tế thì khác. Kể từ khi nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh công bố chủ trương được gọi là “Đổi mới” tại Đại hội đảng VI năm 1986 để cứu Việt Nam khỏi chết thì Chủ nghĩa Cộng sản chỉ còn tồn tại trên lý thuyết ở Việt Nam.
Chính sách kinh tế mới chủ trương xóa bỏ nền kinh tế tập trung, bao cấp theo mô hình Liên Xô để chuyển sang nền kinh tế theo định hướng thị trường của Tư bản chủ nghĩa, nhưng đảng CSVN vẫn lãnh đạo.
Mô hình này giống hệt, hay gọi nôm na là “bản sao” chính sách kinh tế của Trung Hoa áp dụng từ năm 1978, nhằm mở cửa buôn bán làm ăn với tất cả các quốc gia không phân biệt thể chế chính trị để cứu nguy kinh tế và giải quyết nạn thất nghiệp, khi ấy tràn lan ở Trung Hoa lục địa.
Chủ trương này, bắt đầu từ thời “mở cửa” Đặng Tiểu Bình cho đến bây giờ, thời Tập Cận Bình, được mệnh danh là “Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc”.
Phía Việt Nam chưa bao giờ nhìn nhận họ đã học làm kinh tế theo cách của Trung Hoa, hay được nước đàn anh khuyên noi theo để chống đói và phát triển. Nhưng 30 năm sau ngày Đổi mới, ông Trọng vẫn cương cổ lên khoe chủ trương “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” của Việt Nam là “một sáng tạo mới của Đảng ta về mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.” (trích Diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 5 của ông Trọng).
Tuy nói thế, nhưng chưa chắc ông Trọng đã có thể giải thích rành mạch được ý nghĩa của việc “theo định hướng xã hội chủ nghĩa” là theo đường lối kinh tế nào để đạt được “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”?
Bởi vì, chính ông Trọng đã từng nói năm 2013 rằng: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”!
Nên biết đảng CSVN đã xỏ mũi dân để “qúa độ” từ khi cai trị miền Bắc năm 1954 mà bây giờ, 63 năm sau, vẫn còn phải tiếp tục “qúa độ” thì bao nhiêu năm nữa nhân dân mới đến đến được ngưỡng cửa Thiên đàng?
Sự lúng túng của đảng CSVN đã hiện ra rất rõ tại Hội nghị Trung ương 5 khi ông Trọng cố gắng lý luận vòng vo trong diễn văn bế mạc ngày 10/05 (2017) để cuối cùng thừa nhận dù làm kinh tề kiểu nào thì nhà nước và đảng vẫn nắm quyền lãnh đạo và kiểm soát.
Ông nói: “Định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế từng bước được xác lập và tăng cường thông qua sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa… Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và bảo vệ tài nguyên, môi trường.”
SAU LƯNG LỜI NÓI
Ông Tổng Bí thư đảng nói thế mà không phải vậy. Nếu Việt Nam có “nhà nước pháp quyền” thì làm gì có các vụ người dân kéo đi khiếu kiện tập thể kéo dài chống quan chức chiếm đất của dân bán cho các doanh nghiệp nhà nước hay của nước ngoài?
Các doanh nghiệp của tư nhân và, nhiều trường hợp của nước ngoài, đã bị nhà nước kỳ thị, chèn ép trong các dịch vụ thuê đất, thủ tục hành chính, vay tiền và thuế vụ.
Trong khi các Doanh nghiệp nhà nước (DNNN), dù làm ăn thua lỗ liên miên, mang nợ chồng chất năm sau cao hơn năm trước mà vẫn được ưu đãi trong tất cả các dịch vụ để tồn tại.
Vì vậy, không ai ngạc nhiên khi thấy ông Trọng lại hô hào: “Đổi mới vai trò, chức năng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nền kinh tế và năng lực kiến tạo sự phát triển của Nhà nước, đặc biệt là năng lực, hiệu quả thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng và tổ chức thực hiện chính sách, luật pháp của Nhà nước.”
Ông còn hứa: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực, tinh giản bộ máy, biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống chính trị.”
Ông nói: “Trước mắt, cần khẩn trương rà soát, tháo gỡ những vướng mắc về thể chế kinh tế để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát nợ công, xử lý nợ xấu, cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả hệ thống các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn. Đổi mới, phát triển thị trường dịch vụ công, thị trường bất động sản và quyền sử dụng đất…”
Tòan là hứa với hẹn như đảng và nhà nước đã nói đi nói lại trong suốt 30 năm qua, hay ít ra từ khi Đổi mới lần thứ nhất năm 2012.
Nếu nhà nước làm được như đã hứa thì kinh tế Việt Nam ngày nay không còn là nền kinh tế gia công, chỉ biết làm thuê cho nước ngoài để tồn tại.
Mấu chốt để phát triển là người dân phải có tự do để đóng góp khả năng phát triển và xây dựng đất nước. Các thương gia phải có tự do để kinh doanh, được đối xử công bằng và ngang hàng với các doanh nghiệp nhà nước. Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ hăng say đầu tư vào Việt Nam nếu có chính sách thông thoáng và được đối xử bình đẳng.
Vì vậy, dù ông Trọng có hứa sẽ “tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước” để “nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; không để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước…” nhưng nhà nước đã hứa làm như thế nhiều lần rồi mà có làm ra trò trống gì đâu?
KINH TẾ TƯ NHÂN
Có lẽ vì thế mà tại Hội nghị Trung ương 5, ông Nguyễn Phú Trọng đã hết lời ca tụng vai trò kinh tế của tư nhân.
Ông nói: “Sau hơn 30 năm đổi mới, nhận thức của chúng ta về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân đã có những bước tiến quan trọng. Từ chỗ kỳ thị, coi nhẹ đã thừa nhận kinh tế tư nhân “là một trong những động lực” và đến nay “là một động lực quan trọng” để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trên thực tế, kinh tế tư nhân đã ngày càng phát triển; tỉ trọng trong GDP chiếm 39 – 40%; đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn; đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh.”
Ông còn khuyến cáo cán bộ, đảng viên có trách nhiệm: “Cần tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế tư nhân, coi đây là yêu cầu tất yếu, khách quan trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chăm lo phát triển kinh tế tư nhân nhanh, lành mạnh và đúng đắn hơn, thực sự trở thành một động lực quan trọng để giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế – xã hội; cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể làm nòng cốt để bảo đảm xây dựng thành công nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển ở tất cả các ngành và lĩnh vực mà pháp luật không cấm.”
Ông cũng khuyến khích: “Thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết sản xuất, kinh doanh, cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị trường giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan toả rộng rãi về công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại. Phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và phong trào khởi nghiệp.”
NGÔN NGỮ BẢO THỦ-GIÁO ĐIỀU
Ông Trọng nói thế thì hãy cứ nghe và hãy kiên nhẫn chờ xem đảng và nhà nước có làm như đã hứa sẽ làm hay cũng chỉ nói cho vui miệng như đã từng diễn ra trong suốt 30 năm qua?
Chỉ có điều là chừng nào đảng CSVN còn duy trì làm kinh tế thị trường mà vẫn phải có cái đuôi “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, và đảng phải chỉ huy, nhà nước tiếp tục được qủan lý thì nền kính tế này vẫn không thể ngóc đầu lên được.
Bởi vì chính sách kinh tế chỉ huy này, dù có ngụy trang dưới bất kỳ hình thức nào cũng không che được sự thật là hòan toàn chống lại nền kinh tế thị trường của các nước dân chủ và tự do và là lực cản của phát triển trên mọi lĩnh vực.
Bằng chứng là ông Trọng đã quanh co khi giải thích “định hướng xã hội chủ nghĩa” trong nền kinh tế hiện nay của Việt Nam là: “nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.”
Ông còn khoe không biết ngượng rằng: “Tính hiện đại và hội nhập quốc tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thể hiện ở chỗ: Kế thừa có chọn lọc những thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại, kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn 30 năm đổi mới; có hệ thống pháp luật, các thiết chế, cơ chế, chính sách và các yếu tố thị trường, các loại thị trường đầy đủ, đồng bộ, vận hành thông suốt, gắn kết chặt chẽ với thị trường và các nền kinh tế trên thế giới; vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường được xác định và thực hiện phù hợp với thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực phổ biến của thế giới đương đại.”
Đáng tiếc là ông Trọng đã học thuộc lòng để đọc lại quan điểm kinh tế bảo thủ, giáo điều và lạc hậu của Hội đồng Lý luận Trung ương, cơ quan đã viết các Tài liệu về kinh tế và đổi mới lần 2 cho Ban Chấp hành Trung ương đảng thảo luận tại Hội nghị 5.
Vì vậy kẻ thắng thế là những cái đầu đất sét trong Hội đồng Lý luận Trung ương và người dân luôn luôn là kẻ thất bại, dù phải trả hết chi phí cho những người tham gia vào Hội nghị quan trọng này. -/-
Phạm Trần/(SBTN)
-------------
"Mèo khen mèo dài đuôi" thôi! Với tư tưởng bảo thủ hạng nặng này thì có nhìn thấy "đuôi khỉ, đuôi vooc" dài đến thế nào cũng vẫn bảo đấy là thành tích của "định hướng XHCN" ! Nếu thời Nguyễn Tấn Dũng là "nắn số liệu thống kê" thì thời Nguyễn Phú Trọng là "bảo kê cho các DNNN".
Trả lờiXóaÔng này không muốn hiểu gì cả ngoài mấy mớ lý thuyết giáo điều sơ cứng đến thảm hại nhằm mục đích giữ vai trò độc tôn cho đảng cs mà thôi. Đấy là còn có kết quả thua lỗ trầm trọng , làm ăn bết bát , tham nhũng hàng triệu tỉ...của các DNNN đấy! Đấy là còn có các "tấm gương" của PVN,EVN,...đấy. Chứ không thì còn cao giọng đến thế nào? Vì thế ,tôi lại có ý kiến với lực lượng dân chủ rằng : cần phải nghĩ lại về phương pháp đấu tranh ! Có nên hybrid ?
"Định hướng" nó ăn vào tế bào các ông này rồi , nên nhất định phải là "định hướng" , nhưng là "định hướng ngược" với những quy luật tiến bộ của thế giới, của loài người!
Trả lờiXóa"định hướng ngược" với những quy luật tiến bộ của thế giới, của loài người!
Xóanhư thế thì rõ ràng "định hướng" của đảng csVN là lừa đảo dân chúng-"chứ còn gì nữa" phải không Lù Trọng Thắng?
Người Việt, nhất là cộng sản, nay có gì để tự hào? Thói quen nói láo mọi lúc mọi nơi ư?
Trả lờiXóaBác Phạm Trần sai chỗ này "Phía Việt Nam chưa bao giờ nhìn nhận họ đã học làm kinh tế theo cách của Trung Hoa"
Trả lờiXóa“kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” của Việt Nam là “một sáng tạo mới của Đảng ta" Đảng ta -của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng & những đảng viên như ông ta, không phải của tôi- là Đảng Cộng Sản Việt-Trung . Của chàng cũng là của thiếp, đâu cần phải nói ra mới hiểu .
Moi hết tiền của dân là hoàn thành nhiệm vụ
Trả lờiXóaNghị quyết nào -đường lối nào của đảng CSVN cũng dẫn tới :DẤT NƯỚC TAN HOANG -KIẾP NÔ LỆ CHO TÀU+ CẬN KỀ .
Trả lờiXóaÔng Trọng nói kinh tế tư nhân là một trong những động lực và đến nay là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”…
Trả lờiXóaNhư vậy là ông Trọng đã đi ngược lại quan điểm của đảng CSVN về mục tiêu phương hương phát triển CNXH.
Cần xét lại tư tưởng chỉ đạo của ông Trọng.
Năm 1960 cha tôi bị khai trừ đảng vì đã viết hộ đơn xin ra khỏi Hợp tác xã cho một người hàng xóm (do bà ta không biết chữ),Đến tận bây giờ con cháu của ông vẫn còn bị coi là mầm mống phản động, không được kết nạp vào Đảng CS nữa đấy!
thế mà bây giờ ông Trọng lại kêu gọi tư nhân hoá...Ông không sợ như vậy là nhiều người sẽ thành Tư Bản, thành địa chủ sao?
Như vậy thì còn đâu là chế độ XHCN nữa thưa ông?
Việt Nam: tương lai đen tối-mất nước và diệt chủng do sự cai trị của tập đoàn lưu manh cướp giật tay sai Tàu cộng
XóaMời quý vị xem bài sau để thấy điều khẳng định trên là chắc chắn:
http://danlambaovn.blogspot.com/2017/05/tinh-hinh-nuoc-viet-ang-cuc-ky-gay-go.html
Nói Trọng lú quả không sai, phát biểu lộn xộn, mà cũng đúng thôi lãnh đạo của VN có ông nào học hành đàng hoàng đâu
Trả lờiXóaHọc thuyết Mác - Lê nin nói: Tiến lên chủ nghĩa Xã Hội, bắt buộc phải bắt đầu từ chủ nghĩa Tư Bản, tức là phải đánh đổ tư Bản, tước đoạt tài sản, công cụ sản xuất, tư liệu sản xuất của chủ nghĩ Tư Bản, cải tạo lại Lực lượng sản xuất để trở thành LLSX của XHCH...
Trả lờiXóaViệt Nam sau CM tháng 8 đã tiến thẳng lên chủ nghĩa XH bỏ qua giai đoạn phát triển CNTB.70 năm đã qua duới sự Lãnh đạo của Đảng CSVN vẫn là thời kỳ quá độ lên CNXH..(đó là bài học được thầy day từ năm 1976 trong trường CA về môn triết học Mác - Lê).
Bây giờ Việt Nam đang làm lại từ đầu để tiến lên XHCN .
Chủ nghĩa XH ;CNCS chỉ là bánh vẽ đã síu thôi ,đã mục rữa chôn xuống tận 18 tầng địa ngục rùi /Dùng bôi lên mà ngửi nữa -Chỉ có bòn Ban lý luận cái đéo gì đấy mới hay bới lên mà ngửi thôi Rõ là cái lũ ngu hơn Bò /
Trả lờiXóachúng tạo ra con nửa đực nửa cái, khi cần ăn của dân chúng đem nguyên lí cnxh ra nói chuyện ( điều 4, đất đai sở hữu toàn dân, học tập tấm gương, vvv, ),khi bọn dân đen sắp bị chết đói phá sản chúng đem ít lí luận kinh tế tt ra cởi trói để bọn dân đen lê lết kiếm sống qua ngày
Trả lờiXóaThất bại, báo trước!
Trả lờiXóaTừ khi được vào tổ chức đảng đảng lao động, ròi chuyển cộng sản đến nay đã có trên dưới nghị quyết của BCH Trung ương về phát triển kinh tế (nông nghiệp, coong nghiệp) nhưng tất cả đều chết yểu, không còn bóng dáng! Từ HTX bậc thấp-bậc cao, nông-lâm trương, đến mậu dịch quốc doanh-liên hiệp các xí nghiệp, lên công ty 90-91, tổng công ty, tập đoàn kinh tế....Nay không còn thương hiệu! Giờ lại đến hội nghị trung ương 5 khoá 12 rồi lại ra mây ra gió. Vì đã nói đến kinh tế là phải nói đến sự tự do phát triển hạ tầng kinh tế xã hội theo quy luật tư nhiên. Còn phát triển kinh tế theo lối "chỉ huy và quy hoạch" thì thất bại là cái chắc.
Bác bác chưa tin, cứ đợi coi!