Việc thành lập “Ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài
sản nhà nước tại doanh nghiệp” không chỉ “bình mới rượu cũ”, mà còn mang ý
nghĩa tập quyền hơn nữa về quản lý và chi dùng tài chính cho chính phủ, và qua
đó cho đảng cầm quyền, thay vì để phân tán nguồn lực tài chính ở các bộ chuyên
ngành mà dễ phát sinh “cát cứ quyền lực”.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Tài chính vừa nêu đề án
có hai mô hình cơ quan chuyên trách như sau: Thứ nhất, mô hình cơ quan chuyên
trách là ủy ban thuộc Chính phủ, với hai phương án.
Phương án 1, thành lập mới cơ quan chuyên trách trên
cơ sở điều chuyển cán bộ tại các bộ, ngành liên quan, bổ sung một số nhân sự đủ
điều kiện từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), bảo đảm
không làm tăng biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 39. Cơ quan chuyên trách
quản lý danh mục khoảng 30 tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước và doanh
nghiệp có vốn Nhà nước quy mô lớn, trong đó bao gồm SCIC là đầu mối độc lập để quản
lý và thoái vốn tại các công ty cổ phần Nhà nước không cần nắm giữ. Đây là
phương án chính.
Phương án 2, nâng cấp SCIC thành ủy ban quản lý vốn
Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp để quản lý doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và
doanh nghiệp có vốn Nhà nước.
Thứ hai, mô hình cơ quan chuyên trách là doanh nghiệp,
nhằm tăng cường, củng cố, kiện toàn SCIC là doanh nghiệp trực thuộc Chính phủ
làm chức năng đại diện chủ sở hữu (tăng địa vị pháp lý, nhân lực); trong đó làm
rõ đầu mối quản lý danh mục công ty cổ phần do SCIC hiện đang quản lý và các
công ty cổ phần mà các bộ, ngành, địa phương sẽ bàn giao trong thời gian tới.
Theo đó, “siêu ủy ban SCIC” sẽ giúp tập trung chức
năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp, thay vì phân tán ở các Bộ
như hiện nay.
Ý chí là như thế. Nhưng liệu thực tế có “đáp ứng như
mong đợi”?
“Bình mới
rượu cũ”
SCIC được thành lập vào năm 2005, tức cách đây đến 11
năm. Vào lúc thành lập, SCIC đã được giới chức quản lý và báo chí nhà nước tung
hô như một cơ quan sẽ giúp cho bộ máy quản lý tinh gọn và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn nhà nước.
Tuy nhiên, khoảng thời gian tồn tại hàng chục năm qua
của SCIC cũng trùng với thời gian diễn ra phong trào tham nhũng ghê gớm nhất ở
Việt Nam ,
tồn tại dưới “triều đại Nguyễn Tấn Dũng”. Cho đến những năm gần đây, rất nhiều
dư luận xã hội đã cho rằng SCIC đã không làm gì khác ngoài việc lấy vốn nhà
nước đi gửi ngân hàng để lấy lãi hặc chỉ bỏ tiền vào những vụ việc mang màu sắc
“trục lợi chính sách”. Trong khi đó, vốn nhà nước ở nhiều tập đoàn, tổng công
ty vẫn đều đặn thất thoát (Vinashin, Vinalines…).
Có thể nói, việc thành lập “Ủy ban quản lý, giám sát
vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp” là một sự thừa nhận gián tiếp về thất
bại của mô hình SCIC.
Trước đây, Chính phủ cũng đã từng thành lập Tổng cục
quản lý vốn nhà nước, nhưng cuối cùng đã thất bại và phải giải thể.
Theo một số dư luận, việc thành lập “Ủy ban quản lý,
giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp” không chỉ “bình mới rượu
cũ”, mà còn mang ý nghĩa tập quyền hơn nữa về quản lý và chi dùng tài chính cho
chính phủ, và qua đó cho đảng cầm quyền, thay vì để phân tán nguồn lực tài
chính ở các bộ chuyên ngành mà dễ phát sinh “cát cứ quyền lực”.
Dự kiến có 30 doanh nghiệp và vốn nhà nước tại doanh
nghiệp sẽ chuyển giao cho Ủy ban này quản lý, trong đó có 9/10 tập đoàn kinh tế
(ngoại trừ Viettel là doanh nghiệp quốc phòng) và 21 tổng công ty đang thuộc sự
quản lý của 7 bộ, gồm Công thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp, Tài chính,
Thông tin truyền thông, Xây dựng và Y tế.
Trong danh sách này, chiếm chủ đạo là các doanh nghiệp
của Bộ Công thương với 6 tập đoàn và 6 tổng công ty.
Tổng tài sản của nhóm doanh nghiệp dự kiến chuyển giao
cho Ủy ban trên vào khoảng 2.2 triệu tỷ đồng – tức xấp xỉ 100 tỷ USD, tương
đương gần ½ GDP của Việt Nam.
Minh Quân /(VNTB)
-------------
Mấu chốt là nhân lực. Vương triều nào có tiếng tốt đều gắn với Hoàng Đế với chiến tích huy hoàng, nhưng sụp đổ cũng đều là vị hậu nhân kém tài. Với cái thói hám thành tích, thích hô hào sự nghiệp to lớn thì đó là cái thói tư duy nặng nề ù li từ thời kì phong kiến.
Trả lờiXóaCác thể chế sau này giao cái quyền cân bằng cho hình thức quốc hội để tập trung nhân lực mạnh, cho dù nhân lực đó không thuộc thế gia vọng tộc. Đó là cách quốc gia luôn ít nhất không bị bức bối về nhân tài, vì mẫu số chung vẫn là công chuyện quốc gia. Còn một thằng không đậu nỗi đại học mà nhờ con ông cháu cha có thể lên tới cấp Úy, hứa hẹn như cha, như ông nội thành tá, thành tướng thì tương lai nào cho nguồn nhân lực không đảng phái để đóng góp cho quốc gia?
Nói thẳng ra, 1 đảng là con đường diệt vong cho quốc gia đó.
TQ là một hình thức khác. Đảng phái sẽ bị cái lý luận tồn tại hàng ngàn năm ăn mòn và TQ tiếp tục cai trị quốc gia theo cách xưa cũ với những thủ đoạn cũ lặp đi lặp lại.
Nếu vẫn giữ nguyên thể chế độc tài CS này thì tương lai dân tộc chỉ là vực thẳm của diệt vong -nô lệ ngoại bang mà thôi /Không có gì khác .
Trả lờiXóaLập "siêu UB" xong lại phải lập một cái "siêu siêu UB" để chống lại "siêu UB" cát cứ quyền lực đi là vừa. Cứ luẩn quẩn nghĩ cách sáng tạo ra cái bánh xe , bánh xe chỉ có hình tròn mới lăn được , TG đã chứng minh hàng thế kỷ rồi mà các ông không chịu học cứ đòi làm lãnh đạo : chỉ có nguyên lý tam quyền độc lập mới hạn chế được quyền lực bị lạm dụng ! Còn vẫn chỉ nhất quyền độc đảng thì chỉ mất thời gian, tốn tiền dân thôi !
Trả lờiXóa