Trang BVB1

Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

Câu chuyện Đồng Tâm

Bên ngoài xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức chụp hôm 21/4/2017.
Bên ngoài xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức chụp hôm 21/4/2017.












Có lẽ trong lịch sử cầm quyền của Cộng sản tại Việt Nam, trừ thời gian chiến tranh, còn lại khi đã cướp được chính quyền và thâu tóm được quyền lực về tay mình đến nay thì đây là lần đầu tiên, người Cộng sản Việt Nam gặp phải trường hợp một đoàn công an đông đúc với đủ loại trang thiết bị bị bắt giữ bởi người dân như vụ này.
Điều này làm cả xã hội sửng sốt..

Bởi điều đơn giản là ai đã từng sống trong chế độ cộng sản, thì mới hiểu được ý nghĩa của việc này như thế nào.
Với một nhà cầm quyền, mà "chính quyền sinh ra trên họng súng", lấy bạo lực làm đầu thì đây là một việc "động trời" và ngang với những "tội tầy đình".
Xưa nay, ở Việt Nam dưới thời Cộng sản, chỉ có việc nhà cầm quyền, công an, cán bộ muốn bắt ai là bắt, giữ ai là giữ, đánh đập ai là đánh đập, bỏ tù ai là bỏ tù chứ làm gì có ai dám bắt giữ cán bộ, công an bao giờ.
Đó là trích đoạn trong một bài viết của blogger Nguyễn Hữu Vinh về vụ khủng hoảng tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, một sự kiện chưa từng có trong lịch sử cầm quyền của đảng cộng sản Việt Nam.
Đàn áp hay không đàn áp
Để giải quyết vụ khủng hoảng này, những người cầm quyền đã tính tới những biện pháp cứng rắn. Tiêu biểu cho cách tính toán đó là tuyên bố của viên thiếu tướng công an Bạch Thành Định rằng chính quyền sẽ không nhân nhượng. Nhà báo, blogger Đoan Trang giải thích cho lý do của giải pháp này:
Chưa bao giờ công an Việt Nam chịu thua dân cả.
Câu hỏi đặt ra là, vì sao bộ máy nhà nước công an trị của Việt Nam không thể lùi bước trước người dân, dù chỉ một chút thôi, để thể hiện thiện chí? Đó là bởi vì, não trạng của công an là:
Câu hỏi đặt ra là, vì sao bộ máy nhà nước công an trị của Việt Nam không thể lùi bước trước người dân, dù chỉ một chút thôi, để thể hiện thiện chí?
- Nhà báo Đoan Trang 
- Sợ dân leo thang, sợ dân lấn tới, được một đòi mười. Hôm nay sự bất mãn mới là đốm lửa, ngày mai biết đâu là đống lửa.
- Sợ tạo thành tiền lệ chống đối từ phía dân. Hôm nay là Đồng Tâm, ngày mai biết đâu là Ba Đình.
- Sợ phải nhận sai. Lùi bước trước dân, khác nào nhận là mình có sai.
Cách đối phó khủng hoảng thứ hai là nhà cầm quyền huy động bộ máy tuyên truyền khổng lồ của mình như mọi khi với những lời buộc tội người dân vi phạm luật pháp. Đoan Trang viết tiếp:
Hễ cứ có xung đột, mâu thuẫn, vấn đề gì trong xã hội là lại chĩa mũi dùi vào dân, phê phán “tư duy bầy đàn”, “văn hóa tiểu nông”, “căn tính bạo lực” của người dân Việt Nam. Hỏi sao không chỉ trích nhà nước, họ sẽ ưu tư: Chính quyền thì cũng từ dân mà ra, dân như thế thì chính quyền sao khác được.
Cách nói của họ dẫn đến cách hiểu: Cuối cùng là hòa cả làng, dân cũng như quan, đều dở cả; tuy nhiên khởi thủy thì tội của dân là chính.
Hay nhỉ, họ cứ làm như nhà nước này do dân bầu ra không bằng.
bf0f25a7-a4c6-4ae1-ba8a-3bfd7bf0fedd-400.jpg
Người dân đặt chướng ngại vật trên một con đường vào xã Đồng Tâm. Ảnh chụp hôm 20/4/2017. AFP photo
Nhà văn Mạnh Kim viết rằng cách tuyên truyền định hướng như vậy của báo chí nhà nước không phải là cách tốt nhất để tháo ngòi nổ của cuộc khủng hoảng.
Nhưng vụ khủng hoảng vì tranh chấp đất đai lần này khác rất nhiều so với những vụ cưỡng bức đất đai trước đó, là có một số đông cán bộ, công an bị nông dân bắt làm con tin.
Có blogger như Người Buôn Gió đặt câu hỏi tại sao lực lượng được huấn luyện và trang bị đầy đủ như vậy lại bị dân chúng bắt làm con tin một cách dễ dàng? Ông trả lời rằng phải chăngtrong tâm họ không muốn đứng ra đấu nhau với dân, lệnh cấp trên bắt làm thì phải làm. Trong lòng họ chỉ mong được dân bắt như thế để đỡ phải làm những việc ác với dân mà họ không muốn?
Sau một tuần lễ, vụ khủng hoảng Đồng Tâm vẫn không được giải quyết bằng bạo lực, mà hơn nữa một số tờ báo đã mạnh dạn đưa lên những bài tường thuật của mình. Trong số đó bài của tác giả Bảo Hà của tờ Vnexpress mang tên Đối thoại ở thôn Hoành, mô tả trạng thái tinh thần tuyệt vọng và căng thẳng của những người nông dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, và tuyệt nhiên họ không chống lại nhà nước.
Bài báo được cộng đồng blogger và mạng xã hội ca ngợi, gọi đó là một sự can đảm.
Đối thoại thất bại
Nông dân Đồng Tâm nhắn gửi các cấp lãnh đạo của thành phố Hà Nội là họ muốn trình bày với ông chủ tịch thành phố những lý lẽ của họ.
Ông chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã chấp nhận lời đề nghị đối thoại đó.
Diễn biến này được luật sư Lê Công Định gọi đó là một xu hướng tốt, dùng đối thoại để giải quyết khủng hoảng xã hội, và điều đó cần được nhà nước lưu tâm. Và, ông Định viết tiếp, là phải loại bỏ ngay ý nghĩ dùng bạo lực vì nạn nhân của bạo lực sẽ là những kẻ dùng bạo lực.
Cùng ý nghĩ này là luật sư Trần Hồng Phong của trang blog Bình luận án:
Nếu chính quyền, trong khi hàng loạt sai phạm, vi phạm của chính mình không được xem xét, sửa chữa, mà lúc nào cũng chỉ chăm chăm nhìn người dân qua lăng kính độc đoán, vô cảm, xem người dân như những kẻ phạm tội và đã sẵn sàng áp dụng những phương cách giải quyết nghiêm khắc nhất - mà không phải là sự chia sẻ thông tin và đối thoại - sẽ không khác gì đổ thêm dầu vào lửa. Đó không phải là phương cách giải quyết của một Nhà nước mang bản chất vì dân, do dân.
Hễ cứ có xung đột, mâu thuẫn, vấn đề gì trong xã hội là lại chĩa mũi dùi vào dân, phê phán “tư duy bầy đàn”, “văn hóa tiểu nông”, “căn tính bạo lực” của người dân Việt Nam.
-  Nhà báo Đoan Trang
Luật sư Phong dẫn chứng cho lý lẽ của mình bằng việc nhà cầm quyền đã ra tay trước khi bắt giữ bốn người nông dân, sự việc đã thổi bùng lên cuộc khủng hoảng.
Cuối cùng Chủ tịch Chung đã được đảng ông giao cho nhiệm vụ đối thoại với nông dân Đồng Tâm.
Nhưng ông lại không về xã Đồng Tâm mà lại ngồi chờ dân đến với ông ở trụ sở huyện Mỹ Đức. Và thế là cuộc đối thoại giữa ông và dân không diễn ra, mà chỉ diễn ra giữa ông và cán bộ xã.
Nhà báo Đoàn Khắc Xuyên trách ông Chung là sao ông từng là một viên tướng công an, nay đứng đầu thủ đô mà lại không dám xuống với dân.
Mà không chỉ có ông Chung, giới blogger hỏi nhau là một vụ khủng hoảng lớn như Đồng Tâm, cả trong và ngoài nước đều đưa tin mà không có vị lãnh đạo nào lên tiếng.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống đặt câu hỏi trên trang Bauxite Việt Nam, rằng vụ việc ở Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, chỉ cách Trung tâm Ba Đình chưa đến 30 km, diễn ra đã gần 1 tuần lễ mà chưa thấy ủy viên Bộ Chính trị nào lên tiếng, đặc biệt là các vị trong tứ trụ. Tại sao vậy? Hay các vị cho rằng chuyện ở Đồng Tâm quá bé, không đáng quan tâm?
Blogger Nguyễn Anh Tuấn giải thích rằng cũng giống như vụ khủng hoảng Formosa bùng nổ vào năm 2016, những nhà lãnh đạo Việt Nam không đủ tự tin, không đủ lý lẽ đế đứng trước một đám đông đang giận dữ. Ngoài ra Nguyễn Anh Tuấn còn viết rằng không hẳn tất cả các đảng viên cộng sản đều xấu, nhưng cơ chế của đảng đã buộc họ có những hành vi lời nói không đúng với điều họ nghĩ và muốn làm.
Đâu là nguyên nhân, đâu là giải pháp?
da9706b3-45dc-4801-b807-1c1dffc41d55-400.jpg
Một con đường bị dân chặn bởi đất đá ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ảnh chụp ngày 20 tháng 4 năm 2017. AFP photo
Nguyên nhân của vụ khủng hoảng Đồng Tâm cũng như hàng ngàn vụ nông dân đòi quyền lợi đều có liên quan đến đất đai.
Nguyên nhân gần nhất là đất đai của xã Đồng Tâm được giao cho công ty Viettel của quân đội xây cơ sở kinh doanh của họ.
Blogger Trương Duy Nhất đặt vấn đề là tại sao Một quân đội mang danh nhân dân, kết thúc chiến tranh gần nửa thế kỷ rồi, vẫn luôn nghĩ mưu kế giật giành từng khoảnh đất của dân. Thu đất của dân, rồi lại khởi tố dân. Và rằng Sức mạnh quân đội, đâu phải dựa vào... đất?
Và trong suốt hơn 7 ngày đầu tiên của cuộc khủng hoảng, người ta không nghe thấy các giới chức quân đội hay của công ty Viettel lên tiếng.
Blogger Đỗ Minh Tuấn viết rằng
Danh ngôn có câu: "Hãy cám ơn Thượng đế đã không cho con hổ thêm đôi cánh". Nhưng Đảng Cộng Sản Việt Nam còn kinh hơn Thượng đế, không chỉ cho hổ đôi cánh mà còn cho tem nhãn, cho Thượng phương bảo kiếm, cho thằng con buôn như Viettel sứ mệnh của Quân đội, cấp cho nó cái ví rộng đến mức đựng cả núi tiền, cả sân bay tàu chiến & tên lửa, cả của cải & số phận của hàng vạn dân oan.
Còn nguyên nhân xa, và bao khắp các vụ tranh chấp đất đai được nhiều blogger trong đó có Phạm Ngọc Hưng cho là nằm ở quan điểm của đảng cộng sản: đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Phạm Ngọc Hưng viết rằng đã đến lúc người dân thay vì chống tham nhũng đất đai–tức những cá nhân hay tổ chức dính líu–mà phải chuyển sang phản kháng chống chính sách đất đai.
Người dân thay vì chống tham nhũng đất đai–tức những cá nhân hay tổ chức dính líu–mà phải chuyển sang phản kháng chống chính sách đất đai.
- Phạm Ngọc Hưng 
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng bình luận về quan điểm đất đai này của những người cộng sản:
Sở hữu toàn dân chỉ là thuật ngữ che đậy một sự thật phũ phàng: sự chiếm hữu đất đai trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam của đảng cộng sản, biến toàn thể dân Việt thành người tá điền, kẻ sống nhờ ở tạm, với quyền sử dụng đất nhà có hạn định thời gian không biết lúc nào an cư lạc nghiệp, không biết lúc nào được làm chủ thực thụ.
Giải quyết vụ Đồng Tâm, và có thể còn có những vụ khác trong tương lai thì phải làm như thế nào?
Blogger Đoan Trang trấn an những nhà cầm quyền là vụ Đồng Tâm sẽ không tạo thành tiền lệ:
Thật ra để không tạo thành tiền lệ như vậy thì đâu có khó: Lần sau thì đừng ăn cướp của dân nữa nhé. Đừng làm tay sai cho chính quyền và doanh nghiệp để hà hiếp dân nữa nhé. Đừng cưỡng chế bạo lực, đừng bắt người trái pháp luật, đánh người gây thương tích nữa nhé. Đừng mượn đài truyền hình quốc gia làm cái loa ngậm máu phun người, đừng huy động côn đồ vào gây rối, vu vạ cho dân nữa nhé.
Ông Lương Ngọc Quỳnh viết là dân không có chống lại nhà nước mà chỉ chống bất công, và chính quyền phải bàn bạc với dân chứ không nên hạch sách và áp đặt.
Nguyễn Anh Tuấn rất thận trọng, viết rằng người dân Đồng Tâm Mỹ Đức nên bắt buộc các vị đại diện chính quyền ký cam kết trên giấy tờ trước khi thả con tin, vì khó có thể tin vào họ khi quá khứ cầm quyền của họ cho thấy họ không tôn trọng lời hứa.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng kêu gọi nhà cầm quyền Hãy bình tâm suy nghĩ để tìm ra lối thoát! Hãy đối thoại ôn hòa với người dân!  - 
Kính Hoà/(RFA)
--------------

2 nhận xét:

  1. ĐỒNG TÂM MÃI MÃI LÀ NGỌN CỜ ĐẦU CHỐNG BẠO QUYỀN CỘNG SẢN ĐANG GIÃY CHẾT . CẢ NƯỚC HỌC TẬP NOI GƯƠNG NHÂN DÂN ĐỒNG TÂM .

    Trả lờiXóa
  2. Cụ lão tướng Kính là ANH HÙNG thực sự của nhân dân Đồng Tâm cũng như nhân dân cả nước .Học tập và làm theo tấm gương cụ Kính và nhân dân xã Đồng Tâm là trách nhiệm nghĩa vụ của những người dân yêu nước -ghét bạo quyền -cường hào ác bá cộng sản ./

    Trả lờiXóa