Kính thưa Nhật Hoàng và Hoàng Hậu!
Hôm qua, khi nhìn thấy Nhật Hoàng và Hoàng hậu bước ra cửa
máy bay, dừng lại rồi nghiêng mình chào Đất nước Việt Nam và những người ra
đón,tôi thực sự có một xúc động đầy thiện cảm.Đó là sự tinh tế của văn hóa phương
Đông chăng.Tôi, một người già sống ở Ô Đồng Lầm kinh thành Thăng long xưa xin gởi
lá thư này đến Ngài.
Tôi còn nhớ hồi bé tôi đã từng được những vị trưởng thượng
truyền cảm cái lòng khâm phục Nhật bản sau cuộc Nga Nhật chiến tranh, một hạm đội
của Nga đã bị đánh tan ở eo Đối Mã.
Điều thú vị là qua đó Việt Nam biết đến vị
trí và giá trị của cảng Cam ranh.Rồi chúng tôi say sưa đọc về công cuộc Minh trị
Duy tân với những hành động đầy tinh thần yêu nước lãng mạn.như có người rạch bụng
mình dấu tài liệu khoa học đem về nước.Có một hình ảnh mà tôi còn nhớ mãi.Đó là
vào cuối thế kỹ XIX, khi Nhật Bản đã đóng được chiếc chiến hạm đầu tiên, nhưng
không có giây buộc neo.Các công chúa và các bậc mệnh phụ đã quyết định cắt búi
tóc của mình và vận động quyên góp để bện thành một sợi giây neo bền chắc.Người
ta bảo một sợi tóc có thể chịu một lực 5kg,thì sợi giây neo bằng tóc ấy bền chắc
biết nhường nào.Nhưng không phải là vấn đề kỹ thuật, mà là tinh thần lãng mạn
yêu nước của người phụ nữ Nhật năm xưa.Có thể những chi tiết ấy đã góp phần cho
nhân cách của một người già như tôi hôm nay chăng.Bây giờ tôi chỉ mong sao cho
những chiếc neo bền chắc ấy,sẽ cắm vững vào những bến bờ của tình đoàn kết, hữu
nghị, để cho chúng ta giữ yên cả hai Biển Đông đang đầy sóng gió bất trắc gian
xảo.
Kính thưa Nhật Hoàng và Hoàng hậu, cuộc thăm của Ngài và
Hoàng hậu đúng vào tháng Ba năm 2017 này, với tôi, thật đầy ý nghĩa biểu tượng.Vào
tháng Ba của 110 năm trước ở Hà nội đã khai trương Đông Kinh Nghĩa Thục, một
ngôi trường, một phong trào văn hóa cứu nước có ý nghĩa như cuộc Quốc gia khởi
nghiệp đầu thế kỹ XX của Việt Nam.Cảm hứng và hình ảnh của Nó chính là mối tương
liên của những nhân sĩ trí thức Nhật bản với những trí thức yêu nước của Việt
Nam,đặc biệt là hình mẫu của Khánh Ứng Nghĩa Thục .Trớ trêu của lịch sử là Đông
Kinh Nghĩa Thục chỉ hoạt động được chưa đầy một năm thì bị thực dân Pháp đóng cửa,
bắt những lãnh đạo của trường đày đi Côn đảo.Ngày nay, Đông Kinh Nghĩa Thục chỉ
còn trong ký ức với những bài học vô giá.Còn Khánh Ứng thật may mắn, đã tồn tại
và phát triển để hôm nay vẫn là một trung tâm tinh hoa của Nhật bản.Chúng tôi
mong mỏi thúc đẫy những quan hệ văn hóa mà tiền nhân của hai nước đã đặt những
hòn đá tảng nền móng đầu tiên.Khi Nhật bản cung cấp cho chúng tôi những bài học
sáng giá về sự phát triển một dân tộc Á Đông trong thời đại mới, chúng tôi càng
đánh giá cao phương châm của Đông Kinh Nghĩa Thục :”Á Âu chung lại một lò. Đúc
nên nhân cách mới cho là người.”Điều mà người Nhật làm được và có những thành
công trong thế kỷ qua,thì hôm nay chúng tôi đang ra sức phấn đấu.
Tôi nhớ có một triết gia Tây phương nói”Chỉ trên cơ sở
phát triển tận thiện các Dân tộc, mới có quan hệ quốc tế tốt đẹp”.Điều ấy thật
đúng.Khi nước Nhật ở đầu thế kỹ trước,buộc phải hy sinh mối quan hệ giữa những
nhân sĩ Nhật và Việt.Cũng như Việt Nam không thể duy trì và phát triển Đông
Kinh Nghĩa Thục được là do vướng vào những quan hệ quốc tế phức tạp và tiêu cực.Mong
sao quá trình phát triển tận thiện của hai Dân tộc sẽ khiến cho kẻ muốn chọc gậy
bánh xe dẫu gian xảo, hiểm độc cũng sẽ không làm gì được,
Vào năm 2014,tôi có may mắn được tiếp xúc với hai vị giáo
thụ từ Keio sang trình bày về chiến lược đối phó với sự bá quyền bành trướng có
an nguy cho Nhật bản.Trong ý thức tương
đồng tôi có tặng hai vị ấy câu đối. Nay xin chép lại kính dâng Nhật Hoàng:
Quý Tỵ tân niên gia
gia đô hướng Mỹ,
Trường xà nhất trận xứ xứ tổng bình
Hoa.
Hoa và Mỹ là hai khái niệm nói
về cái tinh hoa đẹp đẽ, mà cũng là tên hai thực thể của nhân loại.
Ngày mai Nhật hoàng cùng Hoàng hậu sẽ đi thăm Huế, vốn là
quê hương của tôi. Xin kính chúc Nhật hoàng và Hoàng hậu có được những giờ phút
thanh thản nơi những nhà vườn, những cung điện xinh xắn, những lăng tẩm trầm mặc
bên giòng sông Hương thơ mộng.
Xin dâng lên Nhật hoàng và Hoàng hậu lời chúc vạn an.
Kính,
Nguyễn Khắc Mai,
người già ở Ô Đồng Lầm,Thăng Long xưa
----------
(Tác giả chuyển đến BVB)
Khoảng 70% Hán ngữ hiện đại mà Trung Quốc,Nhật Bản,Việt Nam đang sử dụng là do người Nhật sáng tạo ra trong thời Minh trị.
Trả lờiXóaBọn Khựa,vì sĩ diện,đã không thừa nhận sự thật này nhưng một số học giả Trung Quốc đã có nhiều bài nghiên cứu thừa nhận điều đó.
TRÍCH TỪ Cao Huy Thuần
XóaQuyển sách của Masao Maruyama "Luận về lịch sử tư tưởng chính trị tại Nhật"
Lập luận của Maruyama: người Nhật đã thoát ra khỏi sự nô lệ văn hóa đối với Trung Quốc trước khi tiếp xúc với Tây phương.
Người Nhật đã giải phóng tư tưởng của họ tự bên trong, chứ không phải dưới áp lực của bên ngoài.
Nói khác, hiện đại hóa trong tư tưởng của người Nhật đã xảy ra trước khi Minh Trị hiện đại hóa nước Nhật để bắt kịp Tây phương.
Giải phóng tư tưởng đi trước giải phóng chính trị.
Đó cũng là điểm đặc biệt mà chúng ta, người Việt Nam, nên chú ý.
Vì hai lẽ.
Một là: trong cùng một hệ thống tư tưởng đến từ Trung Quốc, tại sao họ biết đặt lại vấn đề để phủ định, để hiện đại hóa, còn ta thì không?
Hai là: tại sao ta vẫn lấy tư tưởng Trung Quốc làm tư tưởng của ta? Nếu ta không thiếu những cái đầu để suy nghĩ thì cái gì đã không cho phép ta làm cái việc mà Nhật đã làm hồi thế kỷ 17-18, tức là phê phán tư tưởng chính thống tự trong lòng tư tưởng ấy, bởi những tín đồ của tư tưởng ấy?
Người Nhật không hơn gì ta đâu về phương diện triết lý: họ cũng không có những lý thuyết gia xuất sắc. Vậy mà họ có được những trường phái, những tranh luận đưa dần đến sự thành hình một tư tưởng chính trị mang sắc thái đặc trưng của Nhật.
HẾT TRÍCH TỪ Cao Huy Thuần
ĐÂY LÀ CÂU TRẢ LỜI
www.geocities.ws/xoathantuong/nnd_chinhla.htm
Chính là Bác Mao!
Ngô Nhân Dụng
Cũng chính nhà thơ Chế Lan Viên đã viết những bài ca ngợi Mao Chủ Tịch, trong đó có hai câu lục bát bất hủ:
Bác Mao không ở đâu xa
Bác Hồ ta đó chính là bác Mao
Ông Chế Lan Viên nhìn ông Hồ mà thấy hình ảnh ông Mao! Nghe ông Hồ nói thấy đúng là ông Mao nói! Mao nghĩ cái gì Hồ nghĩ cái đó, vì chính Hồ Chí Minh đã tuyên bố với một nhà báo Pháp rằng ông không cần viết sách; lý do là những điều nào cần viết thì đã có Mao Chủ Tịch viết hết sạch cả rồi!
Ông Hồ đã tự thú nhận là một người không cần suy nghĩ vì đã có cái đầu của ông Mao làm công tác lao động đó thay cho mình. Một người tư duy bằng đầu người khác, đó là một hiện tượng hiếm có. Nhưng phải có thiên tài nịnh bợ của một nhà thơ như Chế Lan Viên thì mới làm nổi bật đức trung thành của ông Hồ đối với Mao Chủ Tịch: "Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao!"
Người Hiệp Sĩ Đạo Cuối Cùng
(The Last Samurai)
(IN MYTHOLOGY:)
Old gods dipped a coral blade into the Ocean
And they pulled it out
Four perfect drops fell back into the Sea
They became the Islands of Japan
(I SAY:) Japan was made by a handful of brave men
Warriors are willing to give their lives for what seems to have become an honour
(Prologue of The Last Samurai)
Để tưởng nhớ Nhất Linh & Mishima MỘT LIỀU THUỐC ĐỘC & MỘT NHÁT KIẾM VÀO BỤNG .... sống & chết với khí phách của một NHÀ VĂN ....
Bảo kiếm Thiêng gắn chặt Hồn Hiệp sĩ
Hiện đại nối liền Truyền thống Sử thi (1)
(Câu thơ khắc trên kiếm báu Hiệp sĩ Samurai - Nathan Algren trên đường ra trận)
Minh Trị Thiên Hoàng khi nhận Gươm:
«Khanh kể Trẫm nghe «Thầy» (2) thân thương
Quốc sư chết như thế nào giữa chiến trường ? »
(Nathan Algren trả lời:)
«Thưa Ngài ! Không biết nói sao -- Người chết như thế nào !
Nhưng hạ thần mong kể với Ngài vì sao
Người đã sống như thế nào ! »
Tinh hoa giai cấp Hiệp sĩ đạo
Không chỉ giản đơn trong chiến đấu
Không phải là Thắng hay Bại đâu
Nhân sinh quan sống đầy trách nhiệm
Với những gì tôn thờ dấn thân
Khi Lý tưởng không còn nhỏ bé
Vinh thân phì gia vì Tướng quân
Hiến dâng Tất cả cho Dân tộc
Sẽ hiện thành Sức mạnh Vô biên
Đời hiệp sĩ đẹp đóa Anh đào
Sống & Chết đều nét đẹp thanh cao
Đất Phù Tang : Tinh hoa Võ đạo
Quyện hòa châu Á vòm trời sao
Paris - đầu Xuân 2004
Nguyễn Hữu Viện
ĐỌC TIẾP TẠI
http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=12&idpoeme=11
Cảm tác nhân xem phim Người Hiệp Sĩ Đạo Cuối Cùng (The Last Samurai) (0) phim màu là một tác phẩm vó câu rộn ràng, hoành tráng ấn tượng rực rỡ. Phim bản Người Hiệp Sĩ Đạo Cuối Cùng tổng hợp lịch sử Nhật Bản thời Minh Trị Thiên Hoàng La Fayette
https://en.wikipedia.org/wiki/Gilbert_du_Motier,_Marquis_de_Lafayette
La Fayette và Jules Brunet là hai Chàng Ngự lâm Pháo thủ Phú Lăng Sa đã sáng lập bên cạnh Quốc phụ Hoa Thịnh Đốn của Hoa Kỳ và Quốc phụ Minh Trị của Nhật Bản Hiện đại.
https://en.wikipedia.org/wiki/Jules_Brunet
Jules Brunet là nguồn cảm hứng thành Nhân vật Nathan Algren trong phim Người Hiệp Sĩ Đạo Cuối Cùng
Người Nhật và Đức, không bao giờ còn bị áp bức bởi Phát xít, Quân phiệt và Cộng sản! Họ đã có những bài học xương máu.
Trả lờiXóaCòn Việt Nam?!...
Lòng người dân Việt nam luôn ngưỡng mộ và muốn noi gương nước Nhật của Ngài , Nhưng thật đáng buồn -ý đảng CSVN lại đi ngược lòng dân . Bởi đảng CSTQ không bao giờ cho phép .Tay sai của Tàu + mà .
Trả lờiXóaXin Nhật Hoàng lưu ý cho :
Trả lờiXóaTình cảm của nhân dân Việt Nam với Ngài và nước Nhật là tình cảm kính trọng và thành thật thực sự .
Nhưng Với chính quyền Việt Nam . Ngài nên thận trọng . Họ chỉ nhìn vào cái túi tiền ( Vốn ODA ) của nước Nhật thôi . Tuy họ nói " Nhật Bản thực sự là người bạn thân thiết của Việt Nam " Nhưng chỉ cần Người anh cả Trung Hoa lừ mắt là họ lại co vòi vào đấy . Họ thường hót rất hay , nhưng Đừng quá tin họ . Không có ODA là biết ngay thôi . Thưa Nhật Hoàng .
Vũ Minh – Lai Châu