Trang BVB1

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

Người có bằng đại học thất nghiệp tràn lan

Sinh viên Việt Nam tham dự một hội chợ giáo dục đại học Pháp
tại Hà Nội hôm 9/10/2016. AFP photo
Tỷ lệ lao động thất nghiệp có bằng cấp cao đẳng, đại học, trên đại học tăng cao. Nhiều người đã phải tiếp tục đi học nghề, thậm chí làm công nhân. Tại sao lại có tình trạng này và làm thế nào để khắc phục vấn đề đó? Các chuyên gia nói gì?
Không đủ kỹ năng làm việc
Theo báo cáo mới nhất về tình hình thị trường lao động trong quý 3 năm 2016 của Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, cả nước hiện có 1.117.700 người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tăng 29.000 người so với quý 2/2016.
Đáng chú ý, tỷ lệ lao động thất nghiệp có bằng cấp tăng cao ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp, trình độ Đại học và trên Đại học. Hiện tại đã có hơn 202.300 lao động có trình độ Đại học trở lên thất nghiệp chiếm 18,1%.
Theo báo Người lao động cho biết, hiện tượng có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học, nhưng không đáp ứng đủ yêu cầu của nhà tuyển dụng đành phải chấp nhận ở nhà chờ việc, hoặc làm các công việc khác, thậm chí cá biệt còn có người phải chọn lao động tay chân để trang trải cuộc sống, đó là điều hết sức phổ biến. Cũng có những người bỏ bằng Đại học để đi học nghề với hy vọng để có việc làm.
Chị Thu, một người đã tốt nghiệp đại học hơn 10 năm nay, nhưng do không xin được việc làm đúng ngành học, hiện nay đang kinh doanh nhỏ tại Hà Nội cho biết: “Trước tôi nghĩ rằng mình học đại học có tấm bằng sẽ được hưởng mức lương cao hơn. Song khi tốt nghiệp thì mãi cũng chẳng tìm được việc làm phù hợp với tấm bằng mà mình học. Chính vì thế mà tôi lựa chọn một nghề phổ thông khác phù hợp với khả năng của tôi”.
Một chuyên viên thuộc Viện Khoa học Lao động và Xã hội yêu cầu giấu danh tính thấy rằng, với một số lượng lớn những người tốt nghiệp đại học và cao đẳng là một sự lãng phí vô cùng lớn. Tiếc rằng, vấn đề này theo bà chưa được nhà nước quan tâm giải quyết. Bà cho biết: “Khi mà họ đã tốt nghiệp đại học song lại đi làm các công việc phổ thông, mà không sử dụng đến năng lực đại học thì đơn giản nó cũng là vấn đề lãng phí chi phí của gia đình dành cho các em để theo học. Vậy mà các em học được rất nhiều kiến thức mà không được sử dụng thì theo tôi đó là vấn đề rất lãng phí?”
Ông Phạm Viết Bình, một người phụ trách công tác tuyển dụng cho một tập đoàn kinh doanh lớn ở Hà nội cho biết, tình trạng đa phần mọi người trong xã hôi nghĩ rằng có tấm bằng đại học, cao đẳng sẽ dễ xin việc. Với kinh nghiệm của một người làm công tác tuyển dụng lao động trên 20 năm, ông chia sẻ: “Câu chuyện xin việc thật ra là việc đánh giá phẩm chất và kỹ năng của sinh viên. Vì thế nếu anh có tố chất hay phẩm chất gì không phù hợp, mà anh cứ cố xin vào một cơ quan nào đó không phù hợp với mình. Không xin được việc còn phù thuộc vào ngay chính bản thân con người đó, tôi nói thật có những người có học đến 10 bằng đại học rồi cũng sẽ không có cơ quan nào muốn nhận.”
Nói về nguyên nhân của tình trạng này, bà Kim Anh một nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo dục thấy rằng, về góc độ xã hội thì ở VN, việc chọn nghề phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của các bậc phụ huynh, cộng với tâm lý muốn có bằng đại học để lấy tiếng. Sau nữa, chương trình đào tạo không sát với thực tế, nhà trường chỉ dạy cho sinh viên những gì họ có, chứ không dạy điều xã hội cần.
Theo bà vấn đề giáo dục kỹ năng là yếu tố quan trọng và cần thiết, song đã không được quan tâm. Bà nói: “Tôi nghĩ rằng với sự hướng dẫn của các thầy cô giáo và nhà trường phải trang bị cho các em một kỹ năng sống cũng như về trình độ, khả năng, năng lực và phẩm chất. Những cái đó hiểu được sẽ giúp cho các em tự tin và khi đó các em sẽ tự lựa chọn được những nghề phù hợp với khả năng của mình.”
Trả lời câu hỏi, cần có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này? Bà Kim Anh thấy rằng, chương trình giáo dục phổ thông hiện tại thiếu sự phân luồng học sinh, lẽ ra hết bậc THCS, cần phải phải chia luồng học sinh, sao cho số lượng học tiếp để vào đại học chỉ chiếm khoảng 40-50%, còn lại theo trung học học nghề, ở đó vừa học văn hóa vừa đào tạo công nhân lành nghề. Theo bà nhà trường cần giáo dục cho sinh viên biết rằng, trong môi trường công việc đầy cạnh tranh và năng động, trang bị tốt cho mình các kỹ năng sống khác ngoài kiến thức sách vở, đó là yếu tố quyết định. Bà nhận định: “Nếu muốn giải quyết được việc này thì chúng ta phải giải quyết thật tốt việc dự báo thì trường lao động, cụ thể là dự báo nhu cầu ngành nghề để hướng dẫn cho các em ngay từ khi còn đang họ ở các trường phổ thông.”
Hướng giải quyết
Nữ chuyên viên thuộc Viện Khoa học Lao động và Xã hội, bà Kim Anh thấy rằng VN thiếu một quy hoạch lâu dài về nhu cầu lao động để có các kế hoạch đáp ứng. Theo bà, nếu quy hoạc tốt sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu lao động cho nền kinh tế, thì sẽ cơ bản khắc phục được tình trạng này. Hơn nữa, việc tạo điều kiện có các chính sách ưu đãi, khuyến khích cho các sinh viên mới ra trường tổ chức và khởi nghiệp các doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề cần được chú ý xem xét, để tăng thêm công ăn việc làm. Bà cho biết: “Nếu công tác đào tạo có một quy hoạch tốt, đáp ứng nhu cầu của xã hội thì tôi nghĩ sẽ không xảy ra các hiện tượng dư thừa và lãng phí nguồn nhân lực. Vì nếu các em được giáo dục chuyên môn trong thời gian 4 năm là điều các em cũng đã mất rất nhiều thời gian của bản thân, mà không làm được những việc khác.”
Theo tạp chí Khoa học Giáo dục, trước thực trạng này Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định ra lộ trình giảm đến dừng hẳn tuyển sinh hệ cao đẳng và trung cấp. Theo đó, hệ cao đẳng sẽ giảm chỉ tiêu tuyển sinh 30% mỗi năm và dừng tuyển sinh trước năm 2020; Cơ sở giáo dục đại học đang đào tạo trung cấp phải dừng tuyển sinh đào tạo trình độ này trước năm 2017.
Các chuyên gia và các nhà nghiên cứu mà chúng tôi có dịp tiếp xúc đều có chung nhận định cho rằng, quyết định nói trên của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm hạn chế tỷ lệ sinh viên thất nghiệp ngày càng cao, nhưng đồng thời cũng cho thấy sự khủng hoảng trong hệ thống giáo dục hiện nay.
(RFA)
----------- 

18 nhận xét:

  1. Thị trường cần, kĩ năng tạo ra sản phẩm.
    Thị trường cần, tinh thần hợp tác, phối hợp làm việc để hoàn thành một sản phẩm, một công trình theo một thời hạn. Hoàn thành, không phải ở mức hoàn hảo. Theo số lượng sản phẩm, số lượng công trình mà sự hoàn hảo tốt dần theo tiêu chuẩn ngành nghề, hướng tới tốt nhất thị trường.
    Trong đó một cá nhân có những tài lẻ, những kinh nghiệm khác thì sẽ hứa hẹn với những lợi thế đó có thể tạo ra những sản phẩm, công trình mang giá trị tăng thêm.
    Dân đen tôi nói rõ là, người học cần nhất là liên kết giá trị bản thân với thị trường. Không phải nói cung cầu chi cho hàn lâm. Cứ nhìn đơn giản sản phẩm, dịch vụ mà nơi đó cung cấp, bạn có thể giúp gì, hỗ trợ gì, có thể mang tới cái gì giá trị hơn. Cứ vậy mà kiếm được việc làm.
    Âu cũng là vì sinh viên không đi học bằng tiền của mình thì khó tìm việc làm. Sinh viên con cái nhà công nhân viên chức càng không có động lực tìm việc làm. Chỗ này cậu quen, chỗ kia bác quen, thôi vào chỗ anh làm, ...
    Năng suất xã hội vì vậy mà thấp.
    Kết luận ra mà nói, xuất phát từ hai chữ Minh Bạch, vốn quá kém. Một người kém, không nhìn ra cơ hội tạo ra việc làm cho nhiều người khác. Một ban có một người, một xã có bao nhiêu ban, một phường, một quận, một thành phố, một tỉnh, một quốc gia.
    Lãnh phí !

    Trả lờiXóa
  2. Lúc ước mơ có bằng Đại học , đến Văn miếu sờ đầu các cụ rùa , các cụ rùa quả thật là thiêng , toại nguyện nhé! Trách nhiệm của các cụ đến đây là hết .
    Bây giờ muốn có công ăn việc làm thì hỏi đảng và chính phủ , những người lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện . Muốn có tương lai , tụ tập thật đông vào , kéo nhau đến thử sờ đầu ông Trọng , ông Phúc xem sao , dũng cảm lên , biết đâu lại gặp may lần nữa .
    Năm mới chúc may mắn

    Trả lờiXóa
  3. Có học gì đâu mà không thất nghiệp ! bằng cấp của thầy còn là bằng dỡm mà !

    Trả lờiXóa
  4. Tình trạng người mới ra trường không tìm được việc làm xảy ra ở mọi nơi trên thế giới, người trẻ phải nhìn vảo thị trường xem cái gì đang bán chạy thì nhảy vào làm ,tự tạo công việc cho chính bản thân mình, tôi thấy nghề nuôi giun quế là phát tài vì không đủ phân bón tốt sạch cho cây trồng và vật nuôi tất cả các nước người ta đổ xô vào sản xuất thực phẩm bẩn ,nếu mình trồng rau sạch nuôi con vật sạch mình sẽ thành công, lại có cơ suất khẩu. Anh Đoàn Văn Vươn mới ra khỏi tù đã đầu tư trong nghề nuôi vịt sạch , hàng không đủ bán.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thục tế là chương trình đào tạo và hầu hết nhũng người có trách nhiệm kế hoạch dạy dổ gần như không quyền không bản lảnh và trình độ khả năng thật sư để đào tạo những chuyên viên phù hợp có thể đảm trách nhiệm vụ mà xả hội cần có

      Xóa
  5. Dân lương thiệnlúc 06:24 6 tháng 2, 2017

    Học tập, nghề nghiệp và có việc làm là những mối lo không bao giờ dứt ở tất cả các bậc cha mẹ đối với con cái. Trong đó việc làm là mối lo cuối cùng, qua bước đi này rồi thì cha mẹ có thể thở phào yên tâm, kể từ đó, con cái hoàn toàn tự tiếp tục cuộc đời.
    Một xã hội đã xuống cấp như xã hội VN hôm nay, thì tất cả còn bấp bênh, thậm chí việc làm có rồi mà vẫn không đủ ăn, vẫn có thể rơi vào đói khát, thất nghiệp, huống chi chưa có việc làm.
    Vậy là mọi bậc cha mẹ, mói cháu nhỏ đề phải suy nghĩ và tính toán lại bước đi của mình.
    Đã tốt nghiệp, có bằng cấp là các con đã có vốn kiến thức cơ bản nhất, hãy tự kiếm việc cho mình, có tay làm, ắt có cơm ăn, đừng chờ đợi, đừng bán nhà cửa để "chạy xin việc" Hãy tự lo và "Cái khó ắt ló cái khôn"

    Trả lờiXóa
  6. Thực trạng trên chỉ đúng với con em của dân ngu khu đen.
    Còn con cháu của bọn "đảng và nhà nước" thì dù có học ngu như bò vẫn có những cái ghế béo bỡ luôn chờ sẵn chúng.

    Trả lờiXóa
  7. Tất cả là do một lỗi thuôc loại << Khốn nạn >> của chế độ độc Đảng toàn trị mà ra cả con ông cháu cha chế độ phong kiến kiểu mới của ĐCSVN, mua quan bán chức , mua bằng cấp của đa số bọn con quan của chế độ này . nên những con em người dân phấn đấu học thật cũng làm gì còn chỗ làm việc phục vụ Đất nước , xã hội hoàn toàn nhiễu nhương . Chỉ khi nào đa Đảng có Dân chủ thực sự xã hội lành mạnh người tài giỏi làm việc tài giỏi không còn loại con ông cháu cha như hiện nay thì hoc mới đi song hành với việc làm . còn hiện nay đai học trở lên không có viêc làm đại đa số là con em Nhân dân không có tiền đút lót cho bọn quan cộng sản từ dưới lên trên mà thôi . ĐMCS

    Trả lờiXóa
  8. Học , học nữa , không có việc làm , hộc máu .

    Đa số những người học xong không có việc làm là do không thân thế , không có tiền chạy việc .

    Còn căn nguyên thì VN có sản xuất gì đâu mà cần việc làm nhiểu , đào tạo không có kế hoạch , không ăn khớp với nhu cầu .

    Nếu đi sâu hơn , đó là do hậu quả của cơ chế .

    Sâu hơn nữa thì đây là mô hình TQ muốn nhào nặn ra như vậy , vì nếu XHVN vững mạnh thì TQ khó nắm giử sợi giây thòng lọng xiết cho chặc được .

    Trả lờiXóa
  9. Sinh viên thất nghiệp trong nước thì cho ra nước ngoài tìm việc làm. Con trai làm cu ly, con gái làm điếm... Hoan hô Đảng ta anh minh và nói chung là rất tuyệt vời... Hoan hô 87 năm Đảng cọng sản vĩ đại và sáng suốt vì dân!

    Trả lờiXóa
  10. NGÀY NAY Sau 42 năm hòa bình thống nhất cả nước đi lên chủ nghĩa XH, Thực hiện Nghị quyết TƯ 5 khóa VIII về thực hiện 10 nhiệm vụ như: Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới; xây dựng môi trường văn hóa; phát triển sự nghiệp văn hóa – nghệ thuật; bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa; phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo và khoa học công nghệ; về chiến lược phát triển con người: với khẩu hiệu: "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, hướng tới tương lai"...
    Kết quả Việt Nam đã cho ra lò hàng triệu sản phẩm là con người mới XHCN các đỉnh cao trí tuệ, nguồn nhân lực chất lượng cao gồm đủ loại: Bác sỹ, Kỹ sư, Thạc sỹ .Tiến sỹ. Giáo sư... vv dẫn tới thừa thầy thiếu thợ, ra trường không tìm được việc làm...Những người có cơ hội việc làm hầu như là trái nghề, trung cấp thú y, trung học thương mại vào làm Công an, đại học toán tin vào làm Quản lý thi trường. Cao đẳng TT TD vào làm phòng thuế... không có liên quan gì đến ngành nghề được học được đào tạo, có thơ sau: Dường như toàn nằm trong đối tượng CCCCC...
    Bài thơ này đã xuất hiện trên mạng xã hội cách đây 5 năm. không rõ tác giả là ai.
    Xin gửi tới trang bác bồng để minh hoạ cho bài báo trên:

    THỰC TRẠNG BUỒN

    Đầu đường Xây dựng bơm xe

    Cuối đường Kinh tế bán chè đỗ đen

    Ngoại thương mời khách ăn kem

    Cạnh anh Nhạc viện thổi kèn đám ma

    Ngân hàng ngồi dập đô la

    (In giấy vàng mã, sống qua từng ngày)

    Sư phạm trước tính làm thày

    Nay thay kế toán, hàng ngày tính lô.

    Điện lực chẳng dám bô bô,

    Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao.

    Lập trình chả hiểu thế nào,

    Mở hàng trà đá, thuốc lào...cho vui

    Nông nghiệp hỏi đến ngậm ngùi "

    Số em chắc chỉ tiến lùi theo trâu"

    Nhìn quanh, Thương mại đi đâu?

    Hóa ra là đã nhảy tàu đi buôn.....

    Ngoại ngữ vẻ mặt thoáng buồn

    Đang ngồi viết sớ, kiêm luôn bói bài.

    Y khoa bấm bụng thở dài.

    Tiêm trâu thiến chó trổ tài kiếm ăn.

    Khoa học Xã hội nhân văn.

    Đi làm tiếp thị khó khăn trăm bề!

    Bách khoa Tổng hợp đủ nghề.

    Ca ve... Cửu vạn tái tê nỗi buồn...

    Trả lờiXóa
  11. Hoan hô Nặc danh 11:10 ! nói hay quá,tớ đồng tình !

    Trả lờiXóa
  12. Hiện nay VN(cs) chỉ chủ yếu làm may mặc và chế biến thực phẩm - 2 ngành thấp tè! Cần gì học thức?
    Còn thằng con công an, thi ĐH có... 1,5 điểm! Vậy mà ngồi trong Phòng qaủn lý xuất nhập cảnh, bắt dân xì tiền mới làm giấy, "ngày kiếm mấy chai là chuyện vặt"!

    Trả lờiXóa
  13. khẩu hiệu là "học, học nữa, học mãi ..." chứ có nói đến làm việc đâu ...
    dân đen thi cứ học đi ...rồi làm gi cũng được
    con ông cháu chi thì đã được quy hoạch theo quy trình từ khi còng mặc quần thủng đít nên không lo ..

    Trả lờiXóa

  14. search
    SUY NGẪM

    Tổ Quốc như cái tổ cò
    Vì chưng đói bụng, phải mò sang đây
    Bao giờ Tổ quốc bằng Tây
    Tổ quốc chẳng gọi, con đây cũng về!!!

    Trả lờiXóa
  15. Phải nhìn nhận vấn đề:
    - Thứ nhất: kiến thức là vô tận.
    - Thứ hai: nhà trường đã và đang dạy những kiến thức gì phải chăng quá hàn lâm, tổng quát hóa để các em lơ mơ mà không dạy những cái căn bản áp dụng thực tiễn ngoài xã hội đang cần. Kết quả các em học thì quá nhiều kiến thức nhưng áp dụng vào một cơ quan, công ty, xí nghiệp thì lại phải đào tạo, chỉ vẽ lại từ đầu... đến khi thành thục mới làm được việc.
    - Thứ ba: bây giờ có hiện tượng kinh doanh hóa giáo dục, trường nào cũng vì lợi nhuận mà lôi kéo học sinh bất chấp đầu vào, đầu ra; hễ cứ ngồi trên lớp là phải đóng tiền đủ sở hụi. Kết quả lượng sinh viên ra trường quá đông, chất lượng không rõ ràng; trong khi đó, xã hội VN vẫn có tệ nạn xin cho, con cha cháu ông, đề bạt người nhà,...

    Trả lờiXóa
  16. Ông Thủ tướng là Chủ tịt cái Hội đồng GD quốc gia. Cái hội đồng này hóa ra là Hội động chuột. Quen đi đêm và ăn vụng xó bếp...

    Trả lờiXóa
  17. Người ta nói nềm GD Việt Nam hiện nay là nền GD nát bét. Một trong các nguyên nhân làm cho nó nát bét chính là tình trạng mất dân chủ. Toàn trường rất sợ tay Hiệu trưởng, kể cả đảng ủy, ban giám hiệu, đến CĐ và Đoàn TN. Vì thế tay Hiệu trưởng tự tunh tự tác. Các cơ quan lãnh đạo quản lý cấp trên từ đảng, CQ thì đều có
    mắt như mù, có tai như điếc...
    Nếu kiểm tra, thanh tra nghiêm túc, thì các trường của Bộ Công thương và nhiều bộ ngành khác bi bét lắm.Lãng phí kịnh khủng.
    Chủ trương của bộ GD- ĐT cho mở nhiều trường ĐH bây giờ mới chết. Họ vô tư nói rằng cho các trường ĐH chết theo cơ chế thị trường. Không có SV vào học, cơ sở vật chất xuống cấp, thày giáo thất nghiệp không có việc làm, đang kéo nhau đi buôn vặt...
    Thế là tình trạng nát bét thêm nát bét...

    Trả lờiXóa