Trang BVB1

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

Dân Chủ chống, nhưng Trump sẽ không lùi

Chủ tịch Quốc hội Paul Ryan nói với các phóng viên báo chí rằng ông không bao giờ ủng hộ một lệnh cấm đối với người Hồi giáo, mà ngược lại ông xem sắc lệnh vừa ban hành là một sự tạm ngưng chương trình di dân với những lý do xác thực. Chủ tịch Paul Ryan: "Sau vụ khủng bố nổ súng tấn công ở Paris, chúng ta đã thấy rõ rằng các phần tử khủng bố đã trà trộn vào khối người tị nạn từ Syria, do đó chúng tôi muốn bảo đảm chuyện đó sẽ không xảy ra ở đây, trên đất nước này. Đó là nguyên tắc cơ bản nhất về an ninh quốc gia".
Gần một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp tạm cấm nhập cảnh Hoa Kỳ đối với bảy nước có đa số người Hồi giáo, các đại biểu Dân chủ ở Quốc hội một lần nữa yêu cầu tân tổng thống Mỹ chấm dứt chính sách di trú gây nhiều tranh cãi này.
Từ các cuộc phản đối ở các phi trường cho đến một cuộc tụ tập biểu tình trước Tối cao Pháp viện, rồi một cố gắng bất thành ở hội trường Hạ viện, các đại biểu Dân chủ bất mãn kết thúc tuần lễ làm việc với cáo buộc cho rằng tân tổng thống đã phá vỡ những nguyên tắc mà ông hứa sẽ bảo đảm khi tuyên thệ nhậm chức.
Dân biểu Nancy Pelosi, lãnh tụ khối thiểu số Dân chủ ở Hạ viện, phát biểu: "Chính quyền của ông Trump đã vi phạm tuyên thệ nhậm chức với những hành động không những vi hiến mà còn phương hại tới sự an toàn của người dân Mỹ."
Bất chấp lệnh cấm nhập cư gây ra biểu tình phản đối trên cả nước, chính quyền của Tổng thống Trump vẫn lập luận rằng công chúng đứng về phía họ.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Sean Spicer nói: "Rõ ràng là đa số cử tri Mỹ đều ủng hộ lệnh tạm cấm nhập cảnh đối với người tị nạn từ các nước Syria, Iraq, Iran, Libya, Somalia, Sudan, và Yemen, cho đến khi nào chính phủ cải thiện tiến trình thanh lọc, để loại những phần tử xấu có thể đặt ra một mối đe doạ cho nước Mỹ."
Trong cộng đồng người Hồi giáo lớn nhất Hoa Kỳ ở thành phố Dearborn, bang Michigan, lệnh cấm nhập cư tạm đã khiến nhiều người hoang mang lo sợ.
Dân biểu Debbie Dingell của Ðảng Dân chủ, đại diện cho khu vực, nói:
"Tôi không thể tả hết với quý vị nỗi lo sợ đang ám ảnh người dân ở đó. Họ lo rằng một ai đó sẽ đến đập cửa nhà họ vào lúc 3 giờ sáng, lôi họ ra khỏi giường và tống xuất họ ra khỏi nước Mỹ."
Dân biểu Dingell cho rằng cái giá phải trả cho sắc lệnh hành pháp này là quá cao: "Tất cả chúng ta đều muốn bảo vệ an ninh quốc gia, nhưng vấn đề an ninh quốc gia còn có nghĩa là phải bảo vệ những rường cột của Hiến pháp, trong đó có tự do tôn giáo."
Những người phản đối nói rằng lệnh cấm nhập cư làm tổn thương hình ảnh của Mỹ dưới con mắt của quốc tế, đe dọa an ninh ngay tại chính các nước mà lệnh cấm trực tiếp nhắm tới, và trong cả thế giới Hồi giáo.
Ông Thomas Countryman, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp Mỹ đã về hưu, bày tỏ lo ngại:
"Mỹ là quốc gia luôn mở rộng vòng tay chào đón di dân và người tị nạn từ tất cả các nước và thuộc mọi tôn giáo trong suốt mấy trăm năm qua. Tôi hy vọng họ sẽ nhận ra rằng đây chỉ là một lệnh cấm tạm thời, nhưng tôi thực sự lo lắng về cách thức phổ biến lệnh cấm này và cách thi hành lệnh cấm nhập cư đã gởi đi một thông điệp ngược lại."
Nhưng Chủ tịch Quốc hội Paul Ryan nói với các phóng viên báo chí rằng ông không bao giờ ủng hộ một lệnh cấm đối với người Hồi giáo, mà ngược lại ông xem sắc lệnh vừa ban hành là một sự tạm ngưng chương trình di dân với những lý do xác thực. Chủ tịch Paul Ryan: "Sau vụ khủng bố nổ súng tấn công ở Paris, chúng ta đã thấy rõ rằng các phần tử khủng bố đã trà trộn vào khối người tị nạn từ Syria, do đó chúng tôi muốn bảo đảm chuyện đó sẽ không xảy ra ở đây, trên đất nước này. Đó là nguyên tắc cơ bản nhất về an ninh quốc gia."
Có một dấu hiệu cho thấy mặc dù những người phản đối sẽ chống lại sắc lệnh cấm nhập cư tại tòa, chính quyền của ông Trump có phần chắc sẽ không lùi bước.
Katherine Gypson/VOA
---------------

4 nhận xét:

  1. Mỹ "học tập" VNcs đi - cứ cho bọn Khựa Cộng vào thỏai mái, cho tới khi mất nứơc!

    Trả lờiXóa
  2. Nếu muốn chỉ trích chính sách về nhập cư, mà theo TT Trump là nhằm đảm bảo an ninh cho Mĩ, thì hãy nhìn lại các đời TT trước đó. Tuy nhiên chính sách về nhập cư của TT Trump cũng không thể đảm bảo an ninh cho Mĩ khỏi khủng bố.
    Hãy suy nghĩ xem khủng bố có nguyên nhân từ đâu? Và đến từ đâu?
    -Nguyên nhân?; Đến từ đâu?
    1-Nguyên nhân: Do các nước lớn tiến hành các cuộc chinh phạt các nước nhỏ nhằm đặt các nước nhỏ vào khuôn mẫu trật tự các nước lớn. Các cuộc chinh phạt này thực tế là các nước lớn đi tìm kiếm lợi ích cho mình. Cụ thể là:
    Can thiệp vào nội bộ các nước nhỏ, giúp cho nhóm mới lên cầm quyền thay nhóm đang cầm quyền bằng việc tiến hành chiến tranh. Và, tất nhiên, nhóm mới nổi lên phải phục tùng “chủ” của mình là nước lớn can thiệp, và cũng tất nhiên nước lớn can thiệp sẽ “tịnh kho” – giải phóng được số vũ khí “quá đat” và có “bãi tập” để thử loại vũ khí mới và, cũng đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng phát triển, có kinh phí trả lương công nhân, có thêm nhiều việc làm mới; Ngoài ra còn vơ vét hoặc sẽ vơ vét được nguồn tài nguyên từ những vùng kiểm soát được để làm giàu và vì thế nước lớn ngày càng giàu. Vậy nguyên nhân khủng bố là do các đời TT trước Trump. Nay TT Trump sẽ hứng “dội bom-ném đá” hoặc đổ vỏ.
    2-Đến từ đâu? Khủng bố đến từ trong lòng các nước lớn, đến từ người nhập cư là hạn hữu và người nhập cư chịu vạ mà thôi. Tại sao nói: Khủng bố đến từ trong lòng các nước lớn?
    Điều này quá rõ ràng! Rằng: Lợi ích thu về từ các cuộc can thiệp lọt vào tay các ông chủ, còn xương máu đổ ra là từ dân lành: Binh lính 2 bên đánh nhau (bên can thiệp và bên bị can thiệp) và từ dân các nước bị chinh chiến can thiệp.
    Vậy xin hỏi: Dân các nước đi can thiệp có tự hào việc chồng con em mình đổ xương máu làm giàu cho các ông chủ không? Có lẽ chẳng ai ngu xuẩn trả lời rằng CÓ! Đây là câu trả lời: khủng bố đến từ đâu.
    Đây cũng là lời cảnh báo các nước lớn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn là người quá ấu trĩ. Chỉ có các nước lớn CS như TQ và Nga là có tư tưởng "can thiệp để cướp đất đai, tài nguyên và bán vũ khí quá đát thôi bạn nhé. Mỹ chưa bao giờ làm chuyện đó. Họ can thiệp vì đám độc tài các nước đó đã quá tàn ác với dân, họ đấu tran cho dân chủ, tự do, công bằng, bắc ái, mong cho dân toàn thế giới đều được hưởng quyền làm người và hoà bình, thịnh vượng như Mỹ.
      Vì thế sau khi can thiệp quân sự, giúp họ tiêu diệt độc tài hay CS tàn ác, Mỹ đều rút quân và trả lại quyền lãnh đạo cho chính phủ dân bầu của nước đó và tôn trọng đường lối phát triển của họ.
      Nước nào thực tâm đi theo con đường dân chủ vì dân, vì nước, Mỹ sẽ giao thương, đổ vốn vào để cả hai cùng có lợi. Bạn phát triển nhanh, thì tôi cũng bán được hàng. Như Đức, Nhật, Hàn, Sing, Thái....chẳng hạn. Họ vẫn phát triển và hoàn toàn độc lập với Mỹ đó thôi. Mỹ vơ vét gì của họ hả bạn? Giao thương mà là vơ vét ư?
      Thế TQ đang làm gì với biên cương,biển đảo của VN? Đang làm gì với các vùng đất mua của VN dưới dạng đầu tư hả? Còn Nga nữa, Putin đang làm gì với Ukreina? Có lẽ không cần nói nhiều bạn cũng phải biết, nếu không quá ngu chứ?
      Nước nào chập cheng, nửa đực, nửa cái, thèm tiền, nhưng lại sợ bị lệ thuộc như Iraq, Afganistan.... thì Mỹ rút quân và kệ cha chúng mày, tự lo, khi nào cần tao mới giúp chút thôi nên cứ rối ren.
      Riêng Phi, Mã Lai thì bao tiền của đổ vào cứ như lỗ thủng vì tham nhũng, dân vẫn khố, nên Mỹ cũng chỉ cầm chừng, vì không muốn tạo sức ép. Do đó mang tiếng giao thương với Mỹ, nhận nhiều tiền từ Mỹ thế mà cha Duterte còn chửi Mỹ, cứ chơi với Trung đi sẽ thấy, thằng Tập nó có cho không cái gì không?
      Chỉ có CS mới cưỡng bức đi lính thôi, vì lương thấp mà nguy cơ chết cao, vì CS luôn tham lam lại hiếu chiến. Chứ quân nhân Mỹ hay các nước dân chủ đều là tự nguyện, vì họ và gia đình được ưu đãi đủ thứ, được nhớ ơn, vinh danh và được đền bù rất lớn công lao hiến dâng cho Tổ quốc, chứ không giống CSVN cố tình quên để ăn chặn tiền tử tuất eo hẹp của vợ con người ta đâu bạn.

      Xóa
  3. Tình hình thế nào thì hiện tại cả thế giới đang xem một cuộc phô diễn của nền tư pháp của nước Mỹ. Ai lợi dân đen tôi không biết chứ dân Mỹ lợi nhất. Dao không mài không bén, thậm chí còn không rõ mình có cái dao nào thì mòn hay bén quan trọng gì.
    Dân ta cần phải biết những điều cơ sở, trực tiếp như: CSGT đi 1 mình có quyền chặn xe phạt vi phạm giao thông không? Nếu họ cương quyết một mình mà đòi hỏi xem xét giấy tờ, quyết ghi phạt thì có hợp luật hay không? Hay ủy ban đến tận nhà, vào nhà bán vé ca nhạc hay "cương quyết" vận động mạnh thường quân thì sao?
    Những giá trị nho nhỏ này dân đen tôi nghĩ chẳng nhỏ tí nào. Bán vé được một lần sẽ đến bán vé số lần hai, đến xin gạo lũ lụt, ...

    Trả lờiXóa