* Ls.
NGÔ NGỌC TRAI
Một người dân ở xã
Nam Mỹ, huyện Nam Trực, tỉnh Nam
Định mới nhờ tôi tư vấn pháp lý một việc, đó là gia đình ông từ mấy năm trước
do nhu cầu sản xuất đã xây dựng một khu chuồng trại ấp trứng gia cầm và xưởng
ép nhựa trên đất nông nghiệp trồng lúa.
Mới đây chính quyền
huyện Nam Trực đã tổ chức cưỡng chế phá dỡ với lý do công trình xây dựng trái
phép, cùng trong danh sách các hộ bị cưỡng chế là 6 trường hợp khác.
Tôi giải thích cho
vị khách hàng rằng ông muốn xây dựng hợp pháp thì phải xin phép chuyển mục đích
sử dụng đất và phải nộp tiền. Tôi hướng dẫn cho ông làm thủ tục thực hiện nhưng
không biết liệu có được hay không.
Tự ý chuyển đổi
Đây là trường hợp
điển hình cho tình trạng phổ biến hiện nay đó là tình trạng sử dụng đất không
đúng mục đích mà lâu nay thường bị quy cho là những hành vi vi phạm pháp luật.
Việc người dân có
nhu cầu xây dựng chuồng trại nhà xưởng để sản xuất là sự thật, đây là nhu cầu
chính đáng bộc lộ năng lực khát vọng vươn lên thoát nghèo nơi người dân. Và để
có mặt bằng sản xuất kinh doanh thì người ta nhìn vào mảnh ruộng nhà mình vốn
biết nó từ lâu không đem lại hiệu quả kinh tế.
Theo tính toán hiện
nay thì cấy một sào ruộng hai vụ lúa sau khi trừ đi các khoản tiền giống, tiền
phân bón, tiền công cày bừa, tiền công cấy gặt, tiền thuốc sâu, tiền thủy lợi,
và nhiều khoản khác thì một năm chỉ được vài trăm nghìn đồng. Nếu năm nào thời
tiết không thuận lợi khiến sâu bệnh phá hoại hay chuột cắn thì coi như mất
trắng, thực tế nhiều nơi ruộng bị người dân 'bỏ sấm' tức là bỏ không để cỏ mọc.
Đứng trước bài toán
kinh tế so sánh giữa cấy lúa và sản xuất phi nông nghiệp người dân dễ dàng nhìn
ra lời giải đáp và theo lẽ thường họ làm theo cái việc tất yếu là chuyển đổi
mục đích sử dụng theo cách tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất.
Luật buộc họ phải
xin phép trong khi sự cho phép lại theo cơ chế xin cho với những yếu tố mơ hồ.
Nhưng pháp luật về
đất đai hiện nay lại trói buộc người dân khi không cho họ được tự ý chuyển đổi
mục đích sử dụng đất. Luật buộc họ phải xin phép trong khi sự cho phép lại theo
cơ chế xin cho với những yếu tố mơ hồ như vấn đề quy hoạch, khiến cho hành lang
pháp lý thay vì là cơ chế bảo vệ quyền lợi cho người dân thì đó lại là thử
thách lớn nhất mà người dân phải vượt qua để tự bảo vệ quyền lợi của mình.
Đến khi người dân
xây dựng và chính quyền cưỡng chế phá dỡ thì đó lại là lối xử lý bế tắc vô
trách nhiệm, vì dù sao đi nữa đất đó cũng chẳng thể khôi phục trở lại làm đất
nông nghiệp được, và đất đó cũng vẫn thuộc quyền sử dụng của chủ hộ. Không cho
người dân xây xưởng sản xuất lại buộc người ta làm nông nghiệp trong khi họ
không muốn thì sẽ ra sao?
Yếu tố quy hoạch
Hộ gia đình nêu trên
sau khi bị phá dỡ chuồng trại nhà xưởng thì hoạt động sản xuất bị đình trệ, gia
đình lâm vào tình cảnh chơi vơi mà nếu không có giải pháp thì sẽ dần bị bần
cùng kinh tế.
Cho nên việc cấm cản
người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất đang là vấn đề bất cập nhất trong số
các quyền của người sử dụng đất hiện nay.
Theo pháp luật hiện
nay thì đất đai thuộc sở hữu nhà nước còn người dân chỉ được giao quyền sử
dụng, người dân tuy không là chủ sở hữu nhưng cũng được thực hiện gần đủ các
quyền của người sở hữu như được phép giao dịch chuyển nhượng, tặng cho, thừa
kế, thế chấp, cầm cố.
Duy chỉ còn vấn đề
mục đích sử dụng thì vẫn bị bó buộc hạn chế, và mặc dù pháp luật cũng cho phép
người dân được xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng, nhưng những cơ chế đi kèm
nhiều nhiêu khê nên gây nhiều hệ lụy tiêu cực.
Lấy ví dụ, một con
đường quốc lộ được làm cắt ngang cánh đồng. Những hộ có ruộng ven đường rất
muốn san lấp để xây dựng một quán bán hàng hay một xưởng mộc, xưởng cơ khí
nhưng không được phép. Nhưng nếu một doanh nghiệp mua gom nhiều ruộng rồi lập
đề án xin xây dựng nhà máy xí nghiệp thì lại được.
Khi đó thì thử hỏi
yếu tố quy hoạch đâu phải là vấn đề, vì doanh nghiệp kia làm theo cái mục đích
mà người dân cũng muốn làm. Vậy thì tại sao người dân thì không được làm mà
doanh nghiệp thì lại được? Câu trả lời chỉ có thể là do yếu tố tiêu cực mua bán
giấy phép dự án, một hình thức cấu kết giữa doanh nghiệp và quan chức trục lợi
trên pháp luật mà thôi.
Một ví dụ khác cho
thấy sự bất công lớn trong chính sách đất đai, ví như khu Dương Nội thuộc quận
Hà Đông, thành phố Hà Nội. Nhiều gia đình có đất vườn hay đất nông nghiệp ở đây
nếu họ được phép chuyển mục đích sử dụng sang đất ở thì họ có thể cắt một sào
360m2 ra làm hai ba suất bán đi thu về nhiều tỷ đồng.
Nhưng họ không được
làm thế vì quy định luật không cho phép, song cũng đất đó nếu một doanh nghiệp
kinh doanh bất động sản xin phép chính quyền lập dự án thu hồi và bán với giá
thị trường thì thu về không biết bao nhiêu tiền.
Yếu tố quy hoạch
cùng sự cho phép trở thành cái mơ hồ tùy tiện lúc được lúc không, chính nó tạo
ra sự bất công mà một đằng là bần cùng hóa người dân một đằng là tài phiệt hóa
những doanh nghiệp bất động sản.
Cần mở rộng quyền
Hiện tôi cũng đang
tư vấn pháp lý cho các hộ dân ở thôn Trường Xuân, xã Xuân Dương, huyện Thanh
Oai, thành phố Hà Nội liên quan đến việc khiếu nại dồn điền đổi thửa mà lý do
chính là người dân không muốn bị lấy bớt đi 20,5m2 mỗi sào để làm giao thông
thủy lợi nội đồng.
Tôi tư vấn cho bà
con rằng ngoài việc đòi hỏi phải giao đủ diện tích thì anh chị cần đấu tranh
đòi quyền cho người dân được tự chủ lựa chọn cơ cấu sản xuất cây trồng vật
nuôi, vì đây là vấn đề bức thiết nhất của người sử dụng đất hiện nay, đòi quyền
này không chỉ cho các anh chị mà là vấn đề của người dân cả nước.
Ví như sau dồn điền
đổi thửa người dân phải được quyền lựa chọn loại hình canh tác như có thể trồng
khoai tây, rau màu, trồng hoa, cây cảnh, ruộng trũng thì thả cá và có thể xây
chuồng trại để chăn nuôi, chứ không thể cứ bắt người dân phải cấy lúa.
Các yếu tố quy hoạch
đủ các loại phải được các cấp chính quyền tính toán thật khoa học rõ ràng để
trở thành yếu tố thúc đẩy kiến tạo cho người dân sản xuất kinh doanh chứ không
được trói buộc người dân.
Việc cưỡng ép người
dân sử dụng đất chỉ vào một mục đích, đó là sự rập khuôn máy móc, lười biếng
trong suy nghĩ hành động, nghèo nàn trong nhận thức hiểu biết của tầng lớp cán
bộ mà rồi cuối cùng kìm hãm sự phát triển do không tạo ra hiệu quả canh tác.
Nay đứng trước bài
toán đòi hỏi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và giảm tránh những bất công xã hội
đang ngày một lan rộng, Chính phủ cần nhìn ra và tháo gỡ nới lỏng cho người dân
được tự chủ trong mục đích sử dụng đất.
Những lo ngại về quy
hoạch này nọ thực chất là sự níu giữ những quyền hạn lợi lộc hẹp hòi cho một bộ
phận giới chức, trong khi người dân hơn ai hết chính họ biết cách sử dụng đất
vào việc gì cho đạt hiệu quả, và hiệu quả kinh tế cho họ cũng chính là hiệu quả
đem lại cho nền kinh tế.
(LS
Ngô Ngọc Trai gửi cho BBC từ Hà Nội/BBC)
----------------
Trả lờiXóaVề đâu lương dân sau những sân golf hào nhoáng ???
*****************************************
http://thuctapsinhtuaf.edu.vn/upload/images/thuc-tap/my/10000longthanh3.jpg
Phía sau sân golf này là những cảnh đời khốn khó.
Hào nhoáng nằm trên quả đồi rộng
Sân golf thảm xanh trải tận chân trời tím hồng
Còn lại đồng bằng hoang nguyên bao bọc nhánh sông
Việc phát triển sân golf hiện nay làm chóng mặt
Tách dân ra khỏi đất với giá bèo
Dự án sân golf làm chết đứng lương dân nghèo
Dân nhường đất canh tác trồng trọt ruộng vườn cho chủ đầu tư
Mức giá vô cùng bèo bọt
Dân phải ra đi … khi dự án đến
Ít người may mắn tuyển dụng làm việc tạp vụ
https://www.youtube.com/watch?v=ehBf-gehNq4
Trên đồng cỏ xanh tươi sân golf
Với mức tiền công thời vụ tạm thời chết đói trả từng ngày
Công việc lúc có lúc không
Bất ngờ một ngày đẹp trời sa thải
Rõ cái số làm thuê ngay trên mảnh đất của cha ông
Quả cái kiếp làm công ngay trên mảnh đất của chính mình
Gã chủ sân golf ngang ngược gọi lên đuổi việc
Chẳng biết lý do vì sao
Như hỏi vì sao trong đêm đen vô tận bầu trời
Còn lại là những năm dài cảnh đời khốn khó
http://media.tinmoi.vn/2012/09/30/3_7_1349007212_47_1348763848-san-golf5.jpg
Hàng vạn gia đình mất đất trong dự án sân golf
Lời hứa chỉ là hứa cuội … số không !
Đời sống bấp bênh
Không có giải quyết việc làm
Rơi vào bi cảnh thất nghiệp
Vẫn chưa nhận tiền chuyển đổi nghề
Bao giờ lương dân trở lại ?
Quê hương thành Thiên thai !
Về đâu hàng vạn lương dân sau những sân golf hào nhoáng ???
* * *
Hào nhoáng nằm trên quả đồi rộng
Sân golf thảm xanh trải tận chân trời tím hồng
Còn lại đồng bằng hoang nguyên bao bọc nhánh sông
Những lời hứa hão với dân nhường đất
Nào là sẽ tạo công ăn việc làm
Nào là sẽ có tiền chuyển đổi nghề nghiệp
Nhưng khi sân golf đi vào hoạt động thì làm ngác làm ngơ
https://www.youtube.com/watch?v=13uQIeZPxCI
Bức xúc !
Bức xúc !
Bức xúc !
Đi lên phường
Phường nói lên huyện
Đi lên huyện
Huyện nói lên tỉnh
Đi lên tỉnh
Tỉnh nói về Thủ đô
Đi về Thủ đô
Thủ đô nói đặt vấn đề với Trung ương
Đi đặt vấn đề với Trung ương
Trung ương khuyên nêu vấn nạn với Bộ chính chị chính em
Đi nêu vấn nạn với Bộ chính chị chính em
Bộ chính chị chính em bảo vào lăng gặp bác Hồ
Đi vào lăng gặp bác Hồ
Bác Hồ muôn năm muốn nằm ngỏng bất lực cù đơ !
https://www.youtube.com/watch?v=3mxlYLiIS-0
Chỉ còn biết về trạm công an phường mình
Đứng giữa chợ giữa đời giữa đường giữa trời
Cởi quần đập chim kêu en éc cho bõ giận
Trụt quần đen cởi nội y đỏ
Vỗ l.. .. ồn đồm độp cho hả tức
Rồi hả giận trở về nhà chìm ngập trong cuộc sống hàng ngày
Buộc phải làm đủ mọi nghề sinh sống bươn chải sinh tồn
Lên rừng làm thuê lâm tặc chặt củi… xuống phố chạy xe ôm
Về thành thị bán vé số số đề
Cho có tiền nuôi con ăn học
Cho có gạo bỏ vào nồi cuộc sống trôi nổi lang bang
Bao giờ lương dân trở lại ?
Quê hương thành Thiên thai !
Về đâu hàng vạn lương dân sau những sân golf hào nhoáng ???
* * *
Hào nhoáng nằm trên quả đồi rộng
Sân golf thảm xanh trải tận chân trời tím hồng
Còn lại đồng bằng hoang nguyên bao bọc nhánh sông
Dân phải ra đi tái định cư… khi dự án đến
Nhường đất canh tác trồng trọt ruộng vườn cho chủ đầu tư
Mức giá bèo bọt kiểu phủi tay trách nhiệm
Cho lương dân chịu mất đất thuận tình ra đi
Cầm số tiền trong tay chẳng khác nào gió vào nhà trống
Rồi cùng với thời gian tiền đền bù ít ỏi cũng cạn dần cạn dần
Xa vườn ruộng
Cuộc sống nông dân lại bắt đầu nỗi lo mới
Nông gia mất đất thành ra không nghề không nghiệp
Rơi vào tình cảnh thiếu trước hụt sau
Thất nghiệp dài dài…
https://www.youtube.com/watch?v=W5BaDW7ZHUY
Giờ không còn đất xây nhà
Dựng tạm cái chòi trên khu đất trống gần sân golf sống tạm qua ngày
Tình cảnh thất nghiệp đói nghèo nhường đất làm sân golf
Phía sau siêu dự án hào nhoáng
Là những mảnh đời khốn khổ cực cùng
Thảm họa qui hoạch sân golf phù phép
Siêu dự án chết yểu giãy chết trên giấy
Rồi nhường đất cho quan tham quan đỏ vịt kìu đại gia
Biệt thự cao ốc nhà vườn
Hay thành ... quán cà phê ôm bệ rạc hoặc bãi trông xe
Trả lờiXóaBao giờ lương dân trở lại ?
Quê hương thành Thiên thai !
Về đâu hàng vạn lương dân sau những sân golf hào nhoáng ???
Hàng vạn gia đình mất đất trong dự án sân golf
Lời hứa chỉ là hứa cuội … số không !
Đời sống bấp bênh
Không có giải quyết việc làm
Rơi vào cảnh thất nghiệp
Vẫn chưa nhận tiền chuyển đổi nghề
Đất đai không còn dùng cho sản xuất
Hào nhoáng nằm trên quả đồi rộng
Sân golf thảm xanh trải tận chân trời tối tím sáng hồng
Còn lại đồng bằng hoang nguyên bao bọc nhánh sông
Vòng đai Hà Nội - Sài Gòn bảo đất chật người đông
Rất thiếu quỹ đất cho bệnh viện - chung cư - truờng học...
Dự án sân golf hàng trăm mẫu đất đền bù giá cực thấp
Lý do hoàn toàn ngụy biện
Phục vụ thu hút đầu tu xin thành lập sân golf
Lương dân mất ruộng mất cày
Buộc phải làm đủ mọi nghề sinh sống bươn chải sinh tồn
Lên rừng làm thuê lâm tặc chặt củi… chạy xe ôm
Cho có tiền nuôi con ăn học
Cảnh sống dở chết dở hiện tại
Nhớ nhung cuộc sống tay lấm chân bùn ngày xưa bồng lai
Nhiều hộ dân không thể sống trong khu tái định cư
Số bán nền đất sống lang thang bươn chải khắp nơi
Số mua lại đất quyết bám trụ
Quanh khu sân golf nuối tiếc thời vàng son cũ
Bao giờ lương dân trở lại ?
Quê hương thành Thiên thai !
Về đâu hàng vạn lương dân sau những sân golf hào nhoáng ???
Nguyễn Hữu Viện
Không có đất nước nào có chính sách đất đai cửa quyền, độc đoán và vô nhân đạo như Việt Nam.
Trả lờiXóaSỞ HỮU TOÀN DÂN LÀ GÌ?
LÀ LẤY HẾT CỦA DÂN
LÀ TIỆT ĐƯỜNG SINH SỐNG CỦA DÂN
LÀ TẬP TRUNG VÀO TAY VÀI THẰNG KẺ CƯỚP
Đất đai là của toàn dân nhưng do bọn quan tham, lợi ích nhóm có quyền cho chuyển mục đích sử dụng để chúng tham nhũng làm giàu bất chính, còn lại thì người dân thường thấp cổ bé họng không không biết kêu ai, phải chịu cảnh tù tội và cuộc sống nghèo nàn.
Trả lờiXóaLoài vật có thể tiểu tiện hay đại tiện bất cứ nơi đâu vì chúng không có ý thức gì về ngoại cảnh. Ép buộc con người phải sinh hoạt gần như cầm thú – trong những đô thị với hàng trăm ngàn người mới có một nhà vệ sinh chung – là điều chỉ có thể xẩy ra trong một chế độ bất nhân, nơi mà những kẻ nắm quyền “ăn không từ một thứ gì” – kể cả những cái cầu tiêu hay buồng tiểu.
Trả lờiXóaĐ Bà nội cs
Đất đai sở hữu toàn dân,
Trả lờiXóaBây giờ Đảng lấy chẳng cần hỏi ai.
Biểu tình đòi lại bảo sai,
Công an quân đội cả hai cướp ngày.
Chỉ huy là đảng quan thày,
Chỉ đâu đánh đấy ra tay ác thù.
Thươnhg thay một lũ người ngu,
Chỉ quen canh giữ người tù lương tâm.
Quân đội thì chẳng xứng tầm,
Kẻ thù không bắn sai lầm tướng Anh.
Đất biển,biên giới rừng xanh,
Bán cho tầu cộng biến thành của riêng.
Việt Nam Tổ quốc thiêng liêng,
Đất đai sở hữu của riêng đảng rồi.
Đảng ta quả thật không tồi,
Bẩy mươi năm lẻ vẫn ngồi ăn không.
Sổ đen sổ đỏ sổ hồng,
Đảng đang quản hết dân mong được gì.
Dân đen, đảng ác thôi thì,
Một ngày nào đó đảng đi chầu trời./.