Trang BVB1

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Sự nhập nhằng của “chống tiêu cực” và “chống phá”

"Chúng ta không sợ nói ra khuyết điểm, tiêu cực, nhưng đồng thời cũng không cho phép ai lợi dụng đấu tranh khắc phục khuyết điểm tiêu cực để bôi nhọ, kích động, chống phá Đảng", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tại hội nghị trực tuyến cán bộ toàn quốc phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa 12 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ...
Ở Việt Nam với một thể chế là một đảng cầm quyền duy nhất thì cái chống tiêu cực là một vấn đề của chính thể chế này. 
Do chính từ những nguyên tắc, giá trị đều hướng về sự tập quyền nên việc chống tiêu cực có thể được xem là “tự ta đánh ta”, bởi lẽ do chỉ có một đảng mà đảng này cũng là đảng duy nhất lãnh đạo nhà nước, các thành viên từ người đứng đầu nhà nước là chủ tịch nước, nhánh lập pháp là chủ tịch quốc hội, thủ tướng là người đứng đầu nhánh hành pháp cho đến tòa án đều là đảng viên của đảng cầm quyền và từ cấp trung ương đến địa phương đều như thế.
Do thể chế tập quyền, nắm lấy sự điều hình quản lý đối với các nhánh quyền lực nên giả sử khi tiến hành điều tra rà soát thành viên trong hệ thống chính trị về những liên can đến tiêu cực thì có lẽ sẽ gặp phải khó khăn vì đều là người ở trong hệ thống chính trị hay nói cách khác đều là “phe ta” cả, đây là điều đáng chú ý trong những hệ thống tập trung quyền lực vào một cực duy nhất. Ví như điều tra hàng loạt ban bệ này thì có thể sẽ còn hàng loạt ban bệ khác có liên quan đến sự việc, chưa kể vừa liên quan hàng ngang và vừa liên quan hàng dọc, tức là ở những trong nội bộ hệ thống hay là những hệ thống đồng cấp, đồng chức năng nhiệm vụ với nhau, mà còn liên quan đến những người ở hệ thống cấp trên và ở trên nữa, một vụ việc tham những, lạm dụng chức quyền xảy ra tại tỉnh thành, địa phương nhưng nếu truy tận gốc thì sẽ liên quan đến tận…. trung ương.
Vậy thì có thể đặt câu hỏi là với sự tập trung quyền lực như vậy thì liệu có cơ quan giám sát, thanh tra nào dám làm thẳng tay để có thể “đả hổ diệt ruồi”, chạm đến những những nơi đỉnh cao và vừa có thể thi hành trên diện rộng nhất trong hệ thống chính trị, thật sự có thể thanh lọc được bộ máy hay là sẽ phải bị vướng vào cái dớp là “đánh chuột không được làm vỡ bình”, cho dù giám sát, thanh tra như thế nào đi nữa thì vẫn có những điểm giới hạn không thể bị giám sát, bởi vì nếu như chạm đến những nơi này thì cả thể chế sẽ bị lung lay.
Trong một thể chế, hệ thống chính trị thì việc giữ vững nó trước nguy cơ tham nhũng tiêu cực mà chỉ dựa vào sự tự giác liêm khiết từ thành viên của nó thì là một điều khó có thể khả thi, thế nên tốt hơn hết là trong chính hệ thống đó có những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc tiến hành thanh lọc bộ máy bất cứ ai có vấn đề và nếu chỉ đơn thuần là việc chống tiêu cực ở trong hệ thống chính trị thì có lẽ chỉ cần tập trung vào việc này, ấy thế mà ở Việt Nam lại có thêm cái vế “chống phá” hoặc “tự chuyển biến” nữa.
Trong hệ thống chính trị Việt Nam đó là với đảng cầm quyền là Đảng Cộng sản thì như chúng ta đã biết là rất nặng nề về ý thức hệ, độc tôn chủ nghĩa Mác Lê, tạo nên một lằn ranh đỏ về tư tưởng ai vượt quá đà ra khỏi lằn ranh này thì người đó sẽ bị xếp vào “chống phá”, muốn nhận định thế nào là vượt quá đà thì có lẽ cốt yếu là hành động hay tư tưởng của một người phải ảnh hưởng gián tiếp hay đe dọa trực tiếp đến những vấn đề xuay xung quanh sự tồn vong và sự chỉ huy của Đảng cầm quyền.
Vậy có khi nào một người nào đó quá hăng say “chống tiêu cực” sẽ bị quy thành “chống phá” không? Bởi vì trong thể chế tập quyền do một đảng duy nhất nắm quyền thì nếu muốn chống tiêu cực thì cũng có nghĩa là phải giám sát, điều tra, xử lý triệt để những người ở trong hệ thống chính trị từ đảng cho đến nhà nước (cũng là được lãnh đạo bởi đảng) thì như đã nói ở trên điều này là sẽ bị dính cái dớp “đánh chuột không được làm vỡ bình”. Chưa kể, cái vấn nạn của chính trị Việt Nam hiện nay cũng chính là sự tập trung quyền lực vào trong tay một cực duy nhất và vấn đề kiểm soát quyền lực.
Chính việc kiểm soát quyền lực lỏng lẻo mới dẫn đến sự lạm dụng quyền lực và chính việc lạm dụng quyền lực mới sinh ra tiêu cực và những vụ việc bổ nhiệm chức danh hàng loạt trước khi về hưu hay là những đại án tham những của quan chức cũng chính là một biểu hiện của lạm dụng quyền lực (bởi vì đã bỏ qua hay xem nhẹ nhiều quy trình). Nếu những ai đưa ra những tư tưởng, quan điểm đột phá nhằm giải quyết những vấn đề về quyền lực trong chính trị Việt Nam để thuận lợi cho việc chống tiêu cực là theo phương án phân quyền, tức là tổ chức lại quyền lực của các ban bệ quyền lực sao cho chúng trở nên độc lập, giám sát đối trọng lẫn nhau và hoạt động theo luật định và sẽ không có một tổ chức chính trị, đảng phái nào có thể có quyền lực tuyệt đối với chúng, quyền lực lúc này sẽ không được tập trung thống nhất vào một cực nữa, vậy thì những người có tư tưởng như vừa rồi có thể bị xem là “chống phá” đối với đảng cầm quyền hay không, trong khi giải pháp của họ là nhằm tạo nên cơ hội chống tiêu cực khi có những cơ quan quyền lực độc lập, đối trọng lẫn nhau.
-----------/
>> Xin mời quý độc giả xem Video Tập thể tướng lĩnh Bộ CA cảnh báo Tổng Bí Thư không được lạm quyền để phá Đảng?
------------/
Như vậy có thể thấy thể chế chính trị Việt Nam hiện nay là có sự mâu thuẫn nặng nề, muốn thẳng tay cũng không thể được mà muốn buông lỏng thì càng không thể đối với chống tiêu cực và nếu như những ai có phương án đột phá, cấp tiến thì dễ bị quy chụp thành những biểu hiện “tự chuyển biến”, “chống phá”.
Nhưng dù sao đi nữa thì cũng không thể né tránh được những vấn đề trên của thế chế chính trị Việt Nam là đến từ chính sự tập quyền của chính nó hay nói chính xác hơn hệ thống chính trị được điều hành bởi một đảng cầm quyền duy nhất và không có ban bệ nào có thể giám sát được điều này. Vậy thì giải pháp tối ưu vẫn là sự phân quyền, hướng đến mục tiêu là bất cứ tổ chức, đảng phái chính trị nào cũng không thể có quyền lực tuyệt đối trong tay và phải bị đặt dưới sự giám sát lẫn nhau, hoạt động phải tuân thủ theo pháp luật và hơn nữa là phải mở rộng sự tự do cho xã hội dân sự độc lập, phải cho phép mọi tiếng nói phản biện từ nhiều phía đối với các vấn đề chính trị.
Hiện Hữu/(Dân luận)/TTHN
------------ 

7 nhận xét:

  1. Tập thể tướng lĩnh Bộ CA cảnh báo Tổng Bí Thư không được lạm quyền để phá Đảng?
    Rối vãi! Phá đcsV càng tốt chứ sao! Nhưng sau đó đừng lập ra 1 chế độ độc tài khác. NDVN chán ngán chúng mày lắm rồi!

    Trả lờiXóa
  2. Xin lỗi tg Hiện Hữu,ông và tướng Nguyễn trọng Vĩnh đều có những trăn trở như nhau:Rất lo lắng khi chứng kiến sự tha hoá của đảng và biết chắc đảng sẽ tiêu vong.
    Ông nên biết 3 điều để nay có chết cũng không phải áy náy âu lo:
    -Lãnh đạo đảng chỉ là những tay vô công,rỗi nghề,ngu dốt.
    =Với nhân dân tự chuyển biến,tự chuyển hoá là đưa loài người tiến bộ.Với đảng cũng vậy,nhưng than ội:tiến bộ hơn,văn minh hơn thì không ai theo cs,vậy là đảng tiêu.
    -Đảng ngồi trên và Ị trên Hiến pháp,đảng không tha hoá,không thao túng,không phá nát đất nước này mới là lạ.
    Ông ơi cs là vô sản tức là không có gì ngoài cái tự có(con tự do và cái giếng làng).Vậy cs mà có bất cứ tài sản gì,tức là nó ăn không từ 1 thứ gì như lời bà Doan và tức là chúng đáng chết.
    Cs hay Việt cọng hãy chết đi,để VN còn tồn tại trên thế gian.Cs còn,sống khoẻ có nghĩa VN không còn trên thế giới này.

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh 08:24 ngày 14-12 viết đúng ;Đảng CSVN Là vật cản to lớn trên con đường phát triển của dân tộc VN ,BAO GIỜ ĐANG TỰ DIỄN BIẾN ,TỰ CHUYỂN HÓA HOÀN TOÀN [tức là tản ra -tuyệt chủng hết] lúc đó mới mở ra con đường phát triển mạnh mẽ cho đất nước .

    Trả lờiXóa
  4. Chế độ nào phát triển theo quy luật thị trường tồn với năm tháng . Chế độ phát xít,chế độ Cộng sản là quái thai của xã hội loài người -chắc chắn sẽ bị đào thải ,diệt chủng nay mai .Mỗi đảng viên CSVN nên biết điều này để rồi bo dáng trước khi quá muon .NHANH LÊN NHÉ .///

    Trả lờiXóa
  5. Lời ông Tổng bí vẫn chỉ là tâm trạng sợ sự thật mà thôi, vẫn hàm ý...răn đe những ai dám nói thật, vì nói thật được coi là...nói xấu! Vậy là dân lại tiếp tục phải nghe...nói dối để...bảo vệ đảng.

    Trả lờiXóa
  6. Ngày xưa vào đảng là để cống hiến, thậm chí sẵn sàng hy sinh thân mình vì DANH DỰ! ngày nay vào đảng là để leo cao, chui sâu, có cơ hội làm giàu, loại ngu dốt, thần kinh thì vào cho oai? mà thậm chí quà cáp tí là họ mời vào thôi mà -họ đang thiếu chỉ tiêu!

    Trả lờiXóa
  7. Kính gửi : TBT Nguyễn Phú Trọng

    Để hoàn thành sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Độc lập,toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc vì mục tiêu : Dân giầu,Nước mạnh,Xã hội công bằng,Dân chủ,Văn minh còn là cả một quá trình không chỉ một sớm một chiều. Song,trong bối cảnh thực trạng của Đảng,Nhà nước và đất nước ta hiện nay đang có an nguy đến sự tồn vong của Đảng và chế độ ; thì tôi, cũng như rất nhiều cán bộ,đảng viên và nhân dân cùng tâm huyết ,chia xẻ , đồng tình ủng hộ, mong muốn và đề nghị TBT Nguyễn Phú Trọng cần " độc tài " sử dụng quyền lực tối cao của TBT để làm trong sạch bộ máy Đảng,Nhà nước . Trước mắt,nên tập trung vào mấy việc mấu chốt sau :
    - Thực hiện công cuộc Cải tạo tư sản,tư bản Đỏ ( các quan chức trong bộ máy Đảng,Nhà nước ). Kê biên,tịch thu ngay ( không cần điều tra,xem xét ) toàn bộ tài sản xung công . Khuyến khích và chấp nhận những ai tự giác giao nộp tài sản cho nhà nước.
    - Cắt giảm từ 30 đến 50 % số lượng biên chế trong bộ máy nhà nước (tùy theo ngành nghề,chức năng,nhiệm vụ cụ thể ) . Việc cắt giảm chỉ càng làm tăng thêm hiệu lực lãnh đạo,quản lý,điều hành . . . của bộ máy. Thực hiện tập trung dân chủ,công khai trong việc giảm biên chế do quyền làm chủ tập thể của toàn bộ cán bộ,công chức trong đơn vị quyết định. Tạo điều kiện hỗ trợ,tài trợ để những người giảm biên chế có điều kiện tim việc làm khác. . .
    - Cơ cấu lương bảo đảm cho cán bộ,công chức có mức sống trung bình khá so với mức sống trung bình trong xã hội. Nghiêm cấm cán bộ,đảng viên ăn,tiêu và sống xa hoa cách biệt với đời sống nhân dân.
    - Tiêu chuấn hóa định mức từng khoản chi tiêu công từ TƯ đến địa phương, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước và mức sống của nhân dân. Thực hiện cần kiệm triệt để để xây dựng đất nước.
    - Bãi miễn ngay những lãnh đạo làm ăn thua lỗ vốn nhà nước. Cách chức ngay những lãnh đạo để xảy ra tham nhũng trong đơn vị mình quản lý. Bắt,tạm giam ngay để điều tra,xem xét nếu phát hiện có dấu hiệu tham nhũng dưới bất kỳ hình thức nào.
    - Bổ nhiệm,đề bạt cán bộ thuộc đơn vị nào cần căn cứ ý kiến của tập thể cán bộ, công chức của đơn vị đó. Tránh áp đặt . . .
    Trên đây là một số ý kiến nhằm góp phần đẩy lùi sự suy thoái trong bộ máy Đảng và Nhà nước. Tiêu diệt "giặc nội xâm " để tránh an nguy cho sự tồn vong của Đảng và Chế độ .
    Kính mong TBT Nguyễn Phú Trọng xem xét . Nhân dân luôn đồng lòng,nhất tề đứng lên chống GIẶC NỘI XÂM .

    CCB chống Mỹ cứu nước

    Trả lờiXóa