Trong thời gian qua, báo chí trong nước không ngừng
đăng tải những phát ngôn của các quan chức cấp cao liên quan đến những vấn đề
đã và đang gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường ở Việt Nam . Những phát
ngôn đó đa phần là trái chiều, không thể hiện sự đồng nhất trong việc nhìn nhận
nguyên nhân phát sinh và cách xử lý.
Những bất nhất
Hàng loạt sự kiện nổi bật trong nước liên quan đến môi
trường và tham nhũng trong thời gian qua vẫn gây rất nhiều tranh cãi. Không
những riêng về tính chất của sự việc, mà chính những phát ngôn của các vị quan
chức có liên quan trực tiếp và gián tiếp cũng làm cho dư luận hoang mang về vấn
đề đó.
Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái) trò chuyện với ông Võ Kim Cự tại Hà Nội hôm 20/5/2014. AFP photo |
Điều đáng nói, tất cả những phát ngôn ấy bắt nguồn từ
những ban ngành khác nhau trong hệ thống chính trị và cơ cấu của bộ máy nhà
nước. Từ thảm hoạ môi trường của bốn tỉnh ven biển miền Trung do nhà máy gang
thép Formosa, Hà Tĩnh xả thải trực tiếp xuống biển gây ra, cho đến dự án nhà
máy thép Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận sau đó, và nhiều sự việc khác… đều cho thấy sự
bất nhất trong phát ngôn của các vị lãnh đạo khi lên tiếng với truyền thông
trong nước.
Trước hết phải nhắc đến câu chuyện của Formosa Hà Tĩnh
và ông Võ Kim Cự, người được cho là “con chốt” đầu tiên của vụ việc này.
Người được báo chí Việt Nam đồng loạt trích lời là
Thường trực Ban Bí thư của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Đinh Thế
Huynh cho biết “Uỷ ban kiểm tra Trung ương đang kiểm tra mức độ vi phạm của ông
Võ Kim Cự.” Trước đó thì chính ông Võ Kim Cự, là người đầu tiên lên tiếng với
truyền thông về vụ Formosa ,
nói rằng “ông không có gì sai”.
Khi Thanh tra chính phủ xác định Hà Tĩnh cấp phép chưa
đúng thẩm quyền, ông Võ Kim Cự khẳng định “Không đơn giản mà Hà Tĩnh cấp phép
cho Formosa” và báo vnexpress trong nước trích dẫn nguyên văn câu trả lời của
ông: "Ở đây là một quá trình, trước hết cấp có thẩm quyền chấp nhận chủ
trương đầu tư, sau đó các bộ ngành cho ý kiến, rồi địa phương làm các bước theo
quy định pháp luật, trong đó có bước hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận đầu
tư. Sau khi Thanh tra Chính phủ nêu vấn đề, cấp có thẩm quyền đã họp có sự tham
gia của các bộ ngành. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có ý kiến đề nghị tiếp tục giữ
nguyên quy định thời hạn là 70 năm và ý kiến này được cấp có thẩm quyền đồng ý.”
Vụ việc kế tiếp là dự án nhà máy thép Cà Ná, tỉnh Ninh
Thuận. Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vào ngày 8 tháng 9 năm 2016 yêu cầu
"Xử lý nghiêm, kể cả việc dừng hoạt động hoặc đóng cửa các nhà máy thép
không đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường".
Thế nhưng, khoảng ba tháng sau đó, đầu tháng 12, Bộ
Công thương đã có dự thảo quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch hệ
thống sản xuất thép đến năm 2025. Trong các dự án được nêu ra, dự án thép Cà Ná
của Tập đoàn Hoa Sen chính thức được đề cập.
Luật sư Trần Quốc Thuận, người từng có 14 năm làm Phó
chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho chúng tôi biết hệ thống ngôn quyền bất nhất ở
các cấp như thế là do trong nước có nhiều tầng nhiều nấc. Và mọi người có một
cách nói khác nhau ở cương vị của người đó.
“Vừa qua, đứng trước sự việc đó thì Thủ tướng nói rằng
nếu sai phạm nữa thì cương quyết đóng cửa, còn ở địa phương thì ông Võ Kim Cự
nói rằng câu chuyện cho Formosa làm việc như thế thì không phải một mình tôi mà
còn nhiều người, nhiều bộ ngành. Cụ Tổng thì vào (nhà máy Formosa ) khen.
Những câu nói đó tuỳ mỗi người mà liều lượng khác nhau.”
Trách nhiệm cho Bộ Chính trị
Nguyên Vụ trưởng vụ Dân vận Trung Ương, ông Nguyễn
Khắc Mai, nêu ý kiến cụ thể đối với vấn đề Formosa rằng theo ông đó là trách
nhiệm của Bộ Chính trị, khoá 11, và thậm chí khoá 12. Thế nhưng, qua những sự
việc vừa qua thì có thể nói là sự đùn đẩy trách nhiệm cho người cấp dưới. Thế
nhưng, những diễn biến vừa qua cho thấy tính “đùn đẩy” không có trách nhiệm với
dân với nước.
Từ trái qua: Bộ trưởng Trần Đại Quang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Quốc Hội hôm 28/1/2016. AFP photo |
“Còn bây giờ đổ trách nhiệm cho các lão như ông Võ Kim
Cự, Nguyễn Thanh Bình, Bí thư chủ tịch Hà Tĩnh, chủ tịch huyện Kỳ Anh… thì chỉ
là những anh cấp dưới thôi. Chúng tôi đã từng đề nghị quốc hội phải có uỷ ban
độc lập, nghiêm túc nghiên cứu vấn đề này từ đầu đến đuôi làm rõ trách nhiệm
của từng cấp, cấp Bộ chính trị là thế nào? cấp thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày
xưa là thế nào? Cấp Nguyễn Xuân Phúc ngày nay là thế nào? Các Bộ trưởng… phải
làm cho rõ.”
Luật sư Trần Quốc Thuận đưa ra nhận định rằng ở Việt
Nam, trách nhiệm của người đưa ra chủ trương về một dự án nào đó không được
nhắc đến, mặc dù để chủ trương đó được thực hiện thì phải có sự đồng ý của
người đứng đầu.
“Ngay cả tình trạng chủ trương của đất nước này thì
đâu có chủ trương nào mà không báo cáo những dự án với cấp uỷ Đảng mà cao nhất
là Bộ chính trị. Nhưng khi báo cáo rồi thì câu chuyện nó đổ bể ra thì không
biết đi về đâu. cho nên cũng có người nói rằng trách nhiệm của người chủ
trương, người theo dõi đôn đốc kiểm tra như thế nào?”
Giáo sư Nguyễn Khắc Mai đã cho rằng Bộ chính trị là cơ
quan chịu trách nhiệm cao nhất trong những vấn đề gây thiệt hại cho đất nước,
mà cụ thể là vấn nạn môi trường do Formosa gây ra. Tuy nhiên, Việt Nam
không có điều luật nào để buộc chế tài đối với Bộ chính trị.
Điều này cũng là nguyên nhân gây ra sự bất nhất trong
hệ thống ngôn quyền trong bộ máy lãnh đạo.
“Những người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm với tất cả
những quyết định của mình. hiện nay không có một điều luật nào để buộc Bộ chính
trị phải chịu trách nhiệm trước những quyết định của họ. Vì họ hoạt động không
có khuôn khổ luật pháp nào cả, chỉ có một Điều 4 hết sức chung chung, đó là
Đảng lãnh đạo. Mà Đảng thì người Đảng viên thường cũng lãnh đạo được.”
Khi nhắc đến “trách nhiệm”, luật sư Trần Quốc Thuận đề
cập đến những nghị quyết của trung ương về chống suy thoái, chống tham nhũng,
chống diễn biến, chống chuyển hoá từ 20 năm nay: “Chuẩn bị 5 năm nữa rồi, nhưng người ban hành nghị quyết, triển khai
nghị quyết, đôn đốc thực hiện nghị quyết không thấy nói đến trách nhiệm.
Trên đất nước
này, tất cả chủ trương từ Vinashin đến Vinaline thì làm sao mà không có trách
nhiệm? Đảng thì hay nói đến trách nhiệm của người đứng đầu, nhưng vụ Trịnh Xuân
Thanh vừa qua thì không thấy xử người đứng đầu, chỉ thấy xử người phó và người
giúp việc, kể cả thư ký cũng bị kỷ luật.”
Ông nhấn mạnh thêm rằng, đất nước này chưa từng thấy
xử lý trách nhiệm người đứng đầu.
“Vì Trịnh Xuân Thanh để làm được phó chủ tịch thì phải
có chữ ký phê chuẩn của Thủ tướng. Tôi làm 14 năm Phó chủ nhiệm tôi biết rằng
không có chuyện gì mà ông chủ nhiệm không kiểm soát cả. Nếu ký sai thì bị kỷ
luật hoặc mất chức. Có nghĩa là tất cả cái gì ông đứng đầu cũng gật đầu hết chứ
không có gì, nhất là vấn đề nhân sự, vấn đề chủ trương, tiền bạc mà không có
người đứng đầu gật đầu. Mà trách nhiệm thì không thấy.”
Nếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã không dưới hai lần
đã khẳng định “Phải kiên định chủ nghĩa Mác-Lenin”, thì ông Nguyễn Khắc Mai
cũng nhấn mạnh rằng theo ông họ (Đảng Cộng sản Việt Nam) đang thực hiện rất
đúng cái tư tưởng Mac-Lenin, một tư tưởng chuyên chính vô sản không cần luật
pháp; chính phủ tự mình quyết định vượt lên trên lập pháp.
Cát Linh/(RFA)
-------------
Thằng chó Cự mặt nó đen như lọ nghẹ!
Trả lờiXóaBôi nhọ được thằng này ư? Khỏi cần!
"Đảng viên chúng tao đã là lũ nhọ rồi!"
Vì “Phải kiên định chủ nghĩa Mác-Lenin” nên mới có Vinashin , Vinaline và hàng loạt các vụ khác , toàn cỡ nghìn tỉ trở lên , không những phá tan tành đất nước mà còn triệt tiêu cả đảng cs. Oái oăm là vậy , nhưng mấy ông đầu lĩnh cs không nhận rõ vấn đề nên cứ loay hoay mãi bài toán "chống tham nhũng". Chống triệt để thì tan đảng , mà chống nửa vời thì cũng tan đảng, đằng nào cũng tan vỡ. Thời đại này bưng bít sao được ! Chẳng qua dân chưa tỉnh hẳn đó thôi! Mà dân Việt một khi đã tỉnh hẳn thì còn khủng hơn cả dân Rumani : chẳng phải đã có thời "đào tận gốc , trốc tận...3 họ" đó sao?
Trả lờiXóaMiệng quan trôn trẻ mà .Mà lại là miệng quân cộng sản lại càng kinh tởm hơn ;Trôn trẻ ,mà là trốn trẻ bị tiêu chảy kinh niên thì loẹt soet suốt ngày . Khủng khiếp lắm .CNCS đang ở những phút giây giay chết -các quan ăn noi lật bất hoảng loạn là bình thường .Từ TBT đến tỉnh ,huyện đang lo vơ vét ,đang lo tỵ nạn ở nước mỗ ,đang lo gửi tiền ăn cướp được ra nước ngoài -thông cảm cho nó nha ./Chuan bi chay bo cac dang vien CS co chuc ,co tien -chay mau////
Trả lờiXóaHỡi các đảng viên đảng CSVN :Đảng CSVN chúng ta đang ở giờ phút ngặt nghèo-phút lâm chung sắp đến .Vì những tội ác vô cùng to lớn đã gây ra cho dân tộc -chắc chắn người dân sẽ xử tội chúng ta .Để bảo vệ tính mạng gia quyến và số của cải đã cướp bóc được của nhân dân -các đ/c hãy sẵn sàng CHẠY TRỐN sang các nước Phương Tây .Chuẩn bị,CHẠY /////
Trả lờiXóaÔng cha ta nói: "lắm thầy rầy ma" ! phải cải cách thể chế! Cộng hòa XHCNVN có một lúc 16 ông VUA, tức là 16 chư hầu. "Hệ thống chính trị" gồm đảng, chính quyên, các hội đoàn..gọi là "Hổ lốn" ! chưa nói là tốn cơm nhưng tranh giành nhau đã chết. Ôi ông Mác lê ơi là ông Mác Lê? Ông đã đẻ ra một bầy quỷ trên nước nam này? chúng tôi có tội tình gì nào? Mà ông ơi? quỷ cái nó lại đẻ ra quỷ con! đông như quân nguyên.
Trả lờiXóaCâu nói thường dùng nhất của lũ chó CSVN mỗi khi làm bậy, làm sai là lại đổ thừa: theo chủ trương lớn của đảng, theo đường lối của đảng...
Trả lờiXóađảng CSVN chỉ còn là cái thây ma thối nhưng tụi quan lại CS lưu manh vẫn vin vào đó mà đổ thừa cho những sai lầm, thậm chí phá hoại của chúng.
Điển hình là tên 3X, khi bị đề nghị từ chức sau vụ làm thiệt hại 120.000 tỷ đồng (5 tỷ USD) trong vụ Vinashin đã giả vờ rơi nước mắt: tôi theo đảng 51 năm rồi, mọi việc làm là theo chủ trương của đảng chứ tôi không có sai chỗ nào cả???
Đúng là chỉ một phát ngôn như vậy mà hắn chạy thoát tôi Vinashin!
Sau thảm họa Formosa và lũ lụt thiên tai vừa qua , chúng ta mới thấy cái hèn nhát trốn trách nhiệm và vô trách nhiệm của Đảng trong tư cách lãnh đạo nhà nước .
Trả lờiXóaÔng Trọng không hề có một lời chia buồn với các nạn nhân trong hai đợt thảm họa , cho thấy ông sợ động chạm đến một tập thể Bộ chính trị lẫn Ban chấp hành Trung ương Đảng cả nguyên và hiện tại . Một tập thể đầu não lãnh đạo phá hoại , vô tài bất tướng , tham lam và ngu dốt .
Với cương vị TBT lãnh đạo luôn cả nhà nước , dùng tiền thuế của dân nuôi Đảng . Ông Trọng đã phủi tay đứng nhìn thảm họa , trút trách nhiệm cho Thủ tướng và Quốc hội xoay xở !
Đảng xui xẻo chọn ông làm TBT . Ông chỉ biết nhai lại chủ nghĩa Mác , Lenin để tôn vinh sùng bái . Ông im lặng để bao che cho Võ kim Cự cá chết và những tội phạm cho phép xây dựng những đập thủy điện tạo gây nên thảm họa lũ lụt Miền Trung .
Xem ra Đảng đã quá loạn rồi , ông Trọng cũng đành bó tay , phó mặc vận mệnh Đảng cho rủi may , phó mặc đất nước cho ông trời định .
Xét về bản chất và hậu quả thì chế độ chính trị XHCN của VN hiện nay không không chế độ phong kiến . Đó là chế độ tập quyền, quyền lực nằm trong tay lãnh đạo ĐCSVN . Ông "vua tập thể" như cựu chủ tịch QH Nguyễn văn An đã kết luận. Biểu hiện là độc đoán chuyên quyền, cha truyền con nối và đồi trụy, tham nhũng các cấp chính quyền, bóp chết tự do của người dân ( tư tưởng, ngôn luận, sinh sống, cư trú..)..Xét về độ tàn bạo thì không khác gì chế độ phát xit Hitle. Nhiều nhà tù , trại giam mọc lên, chế độ hà khắc , bất nhân ...Theo thời gian tính chất vô nhân, vô văn hóa, vô liêm sỉ . Tình trạng mục ruỗng bên trong của chế độ XHCN phản động ngày càng bộc phát , đi ngược, ngăn cản quá trình tiến hóa của XH loài người và dân tộc VN. Một chế độ quái thai và thứ chủ nghĩa ảo tưởng nhiều nước cộng sản châu âu đã bị cuộc sống và nhân dân tiến bộ đào thải . Vậy tại sao ĐCSVN vẫn bảo thủ, ngoan cố duy trì ? Câu hỏi xin mọi người suy xét và kết luận.
Trả lờiXóa