Những
phát ngôn nổi bật, ấn tượng nhất đồng thời cũng thể hiện những vấn đề căn bản,
quan trọng nhất của ngành Giáo dục Việt Nam trong năm 2016.
Dưới đây là những phát ngôn ấn tượng nhất về Giáo dục trong năm
qua do Báo VietNamNet bình chọn:
1. Ngày 20/11, tại buổi làm việc với ĐHQG TP.HCM, Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh về yêu cầu đổi mới giáo dục ĐH:
"Các bộ ngành phải cùng tư duy trong việc đổi mới để có một đại học “ra hồn” và đó cũng là nguồn gốc tạo ra hiền tài phát triển đất nước”.
2. Ngày 19/7, phát biểu tại buổi làm việc và trao trao quyết định bổ nhiệm giám đốc ĐHQGHN, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chia sẻ quan điểm của ông về tự chủ đại học.
2. Ngày 19/7, phát biểu tại buổi làm việc và trao trao quyết định bổ nhiệm giám đốc ĐHQGHN, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chia sẻ quan điểm của ông về tự chủ đại học.
"Nói về tự chủ ĐH, ai cũng nghĩ tới tự chủ về tiền nhưng như vậy là không đủ và xét đến cùng là không đúng. Tự chủ ĐH quan trọng hơn cả là tự chủ về khoa học, học thuật, tức là tự chủ về chuyên môn, về bộ máy, cán bộ".
3. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời bên hành lang quốc hội hồi tháng 4 sau khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng GD.
"Tôi quan niệm giáo dục không phải là một trận đánh, giáo dục là con người. Đó là một công trình lớn được xây dựng liên tục trong nhiều năm".
4. Trò chuyện về việc học đại học, GS Ngô Bảo Châu nhìn nhận mong muốn có bằng cấp cao là mong muốn lành mạnh, người học không cần phải thay đổi tâm lý. Điều quan trọng là thay đổi xuất phát từ Nhà nước. Có bằng đại học là một lợi thế cạnh tranh, nhưng thành công trong sự nghiệp hay không là chuyện khác.
"Học đại học là cái giá phải trả cả về tài chính lẫn thời gian. Cơ hội từ cuộc sống rất nhiều, nhưng có hội để học đại học it hơn. Nếu quyết định không học thì cái giá phải trả sau này cao hơn".
5. Tại tọa đàm nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ do Bộ GD-ĐT tổ chức sáng 10/11, GS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh GS Nhà nước cho rằng, với kinh phí đào tạo 15 triệu/năm cho một nghiên cứu sinh, có lẽ chưa có quốc gia nào đào tạo tiến sĩ rẻ như vậy.
"Có lẽ chưa có nước nào đào tạo tiến sĩ rẻ như Việt Nam".
6. GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của thầy cô và sinh viên trường sư phạm với sự nghiệp cải cách giáo dục tại lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường:
"Ai sẽ thay đổi nền giáo dục nếu không phải chúng ta?"
7. "Em phải học thế nào để lương khởi điểm 2.000 USD/ tháng?” - Phạm Thị Thanh, sinh viên năm 3 ngành An toàn thông tin, Học viện Kỹ thuật mật mã đặt câu hỏi tại một hội thảo về hướng nghiệp do Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin truyền thông tổ chức hồi cuối tháng 11.
8. Cô Nguyễn Thị Thu Cúc, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định, TP.HCM cho rằng, bản chất của vấn đề dạy thêm, học thêm trong nhà trường không phải ở lương giáo viên mà từ chương trình học và thi cử.
"Tăng lương không quy đồng với ngừng dạy thêm".
9. Một học sinh lớp 10 tại TP.HCM gửi tâm thư tới VietNamNet phản ánh về sự nhàm chán của chương trình học cũng như sức ép quá lớn từ phía cha mẹ, thầy cô.
"Cháu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe chữ HỌC" - bức thư viết.
10. Anh Nguyễn Quang Thạch chia sẻ về những trăn trở của mình sau khi nhận giải thưởng của UNESCO cho chương trình "sách hóa nông thôn".
"Mỗi cộng đồng phải có trách nhiệm với chính mình chứ không trông chờ vào vị cứu tinh nào cả. Tôi luôn tâm niệm phải đánh thức lương tri của cộng đồng để mỗi người tự mang sách về quê hương của mình".
Ban Giáo Dục/VnN
-------------
Việt Nam phải đa nguyên mới hy vọng phát triển!
Trả lờiXóaLười học, thủ đoạn, nịnh hót, tàn bạo, độc tài ... là có thể leo cao để cướp được nhiều tiền của mà không cần làm việc thì lấy đâu ra người tài?
Trả lờiXóaVậy ngành giáo dục chịu thua bọn vô giáo dục rồi?
Cải cách kiểu gì cũng thua.
Có một ấn tượng nữa: "ĐHQGHN mở mã ngành đào tạo TS phật học".
Trả lờiXóaTheo ma cũng được miễn sao có tiền.
Các GSTS và TSKH hãy trả lời câu hỏi "phật là gì" trước khi bước lên bục giảng.
Bác Nhạ, Bộ trưởng bộ học có một bộ óc rắn!?
Trả lờiXóa