Trang BVB1

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Xếp ‘ghế’ cho con, cho vợ như… ‘làm xiếc’

Chả thiếu chuyện xếp ghế cho con, cho vợ của ai đó có quyền cứ như “làm xiếc”, cứ như “chuyện thường ngày ở huyện”: Chuyện đời  nó phải thế có chi mà lạ (?).
Quốc hội Khóa XIV, Kỳ họp thứ 2 đang nóng bỏng với bao việc trọng sự bàn việc nước, lo việc dân.
Cử tri cả nước chờ đợi những quyết sách mới từ vĩ mô để đất nước vượt ra khỏi “vòng xoáy” của nền kinh tế quốc gia chưa bền vững.
Nhưng dư luận cuộc sống lại xoay tròn câu chuyện chọn người tài, hay người nhà, nghe rất lạ tai. Đó là chuyện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ, TB và XH) tỉnh Hải Dương chỉ có 46 người mà tới 44 là lãnh đạo!
Dư luận cho rằng vụ việc ở Hải Dương như thế không bình thường, là việc lớn và càng thấy người đứng đầu Đảng ta đã nhiều lần nói đến bệnh xa dân, không chịu gần dân và chưa đặt sự “trọng dân” là mối lo lớn của Đảng. Nhìn  rộng xa, đâu chỉ có Hải Dương mới ồn ã câu chuyện người nhà, chuyện thừa ghế chức nọ, quyền kia. Một thời các bộ, ngành cũng rộn rã chuyện dư thừa cấp thứ trưởng. Mới đây là chuyện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa có tới 8 ghế phó giám đốc. Rồi bao vụ “ký tá” vội vàng cả loạt trước khi hạ cánh nghỉ hưu cho người nhà, cho “thân tín, huynh đệ” đây đó cũng đủ eo xèo. Chả thiếu chuyện xếp ghế cho con, cho vợ của ai đó có quyền cứ như “làm xiếc”, cứ như “chuyện thường ngày ở huyện”: Chuyện đời  nó phải thế có chi mà lạ (?)
Đảng, QH, Chính phủ rất quyết liệt “đột phá” mạnh mẽ vào thủ tục hành chính, vào bộ máy công chức quá cồng kềnh đang làm nặng nề các cơ quan công quyền. QH quyết tâm sẽ “sờ đến” các dự án đầu tư “ngẫu hứng” ném ra nghìn tỷ, nhiều nghìn tỷ “đắp chiếu trùm mền” lãng phí đang làm nặng gánh đất nước cũng là xem chân dung ai ký tá, ai đứng đầu những DN “cậu giời” này giờ ở đâu?
Không hiểu các cơ quan thanh tra, kiểm tra có nhìn thấy không? Nơi các tỉnh, huyện nào làm ăn yếu kém đều có chuyện thiếu minh bạch trong chức nọ, quyền kia. Hãy nhìn lại các tập đoàn, tổng công ty, các DN nhà nước có vấn đề về kinh tế thất thoát, đều “ẩn” trong đó những trớ trêu của câu chuyện “ghế đứng, ghế ngồi” xếp cho thân hữu, người nhà, nghe mới giật mình thay!
Cái gì cũng đúng quy trình! Vụ việc nào “phơi ra” cũng bảo không sai, cũng nói đề bạt cất nhắc đều trong quy hoạch, đều đúng quy trình quy chế.
Vẫn hay: Động đến con người là luôn nhạy cảm. Thế nên chuyện Bí thư Mỹ Đức (Hà Nội) có 10 người nhà làm cán bộ cũng là do ngẫu nhiên. Thế nên chuyện Bí thư Hà Giang với cả dây dợ anh em ghế nọ, chức kia là tự thân vận động, cũng hết sức tự nhiên… Nhưng dù có nói đúng quy trình, nói “ngẫu nhiên” gì đi chăng nữa, nhưng đó là cái “đúng” không lọt tai dân, là “cái không sai”, cái ngẫu nhiên nhưng “nghịch mắt” dân! 
Càng thấy quyết liệt tái cấu trúc nền kinh tế đã khó. Nhưng tái cấu trúc lại đội ngũ người đứng đầu các cơ quan, DN, chọn tuyển cho đúng người tài năng tâm huyết, xem ra còn khó khăn hơn.
Đã nhìn thấy tình trạng đạo đức một bộ phận công chức ở các lĩnh vực xuống cấp. Xuống cấp trong hành xử trong công việc, xuống cấp trong tiếp xúc với dân ở cả trong cơ quan và bên ngoài công sở, nơi cuộc sống lúc nào cũng “chiếu thẳng” những chiếc gương soi. Những cán bộ kiểu như thế rõ ràng làm mất niềm tin với một nền công vụ, mất đi hình ảnh đẹp về đội ngũ thực thi công quyền của đất nước trong mắt người dân.
 Chọn người tài, hay người nhà? Câu hỏi của người đứng đầu Chính phủ đang cần cách nhìn nhân văn. Đất nước cần tài năng thì dù là con cháu cô bác còn nghèo, hay cháu con lãnh đạo có quyền uy đều rất quý. Nhưng ai đó lợi dụng uy quyền, lộng quyền, lạm quyền, mà “ký tá” đón rước đưa vào cơ quan chính quyền, các DN lớn nhà nước toàn người nhà thân hữu “non tài, kém đức” chỉ nhăm nhăm vụ lợi đục khoét, dứt khoát phải kiên quyết loại thẳng tay!
Hà Phương/ Theo Đại biểu Nhân dân/VnN
------------

11 nhận xét:

  1. Nhân chuyện tổ chức cán bộ ở Hải Dương và vài nơi khác đã được báo chí nhắc đến, nên làm một cuộc điều tra hiên tượng lạm phát chức vụ ở các cấp các ngành trên cả nước để có cái nhìn tổng thể.
    Cũng nên nghiên cứu sâu tình trạng bổ nhiệm cán bộ tràn lan. Ai quan tâm đến hiện trạng này dễ thấy từ Đại hội V trở về trước việc đề bạt cán bộ rất chặt chẽ, các siêu VIP không đặt ghế cho con cháu một cách tùy tiện. Đến khóa VI bằng thuật 'bia kèm lạc rang' một thái từ mới xuất hiện. Tĩnh tâm nhìn lại, về phương diện này có thể gọi đó là 'nền chính trị tuyệt tự'. Không biết vì sao thời kỳ tiếp theo và thời gian gần đây xắp đặt ghế trở thành 'cha truyền con nối', là một bệnh dịch, là nét nhấn của nền chính trị. Từ tuyệt tự thành cha chuyền con nối, kiểu gì cũng là nền chính trị lạc hậu cản trở đất nước trên con đường tiến hóa và đã được đào sâu chôn chặt từ lâu. Đất nước nghèo nàn lạc hậu có nguyên nhân này.
    Vừa rồi được tin vài người bị kỷ luật do vướng vào việc bổ nhiêm cán bộ. Tưởng nghiêm, nhưng thấy chỉ cảnh cáo người đã thoái chức nghỉ hưu, còn khiển trách người đương chức. Thế thì khác gì phủi bụi. Hình như(xin thận trọng viết thế này, các vị thức giả bổ khuyết) đã có đến 2 VIP-6P và 4S khi đương chức do mắc khuyết điểm đã bị kỷ luật bằng hình thức 'khiển trách' và sau đó cả 2 vị này đều thành vua. Thiết nghĩ thế là đủ, không cần viết gí thêm nữa về sự nghiêm minh của quản trị quốc gia.

    Trả lờiXóa
  2. Viết như Hà Phương thì viết làm đếch gì cho tốn giấy bút. Nó cũng na ná bài bác lú nhà ta

    Trả lờiXóa
  3. Gia đình trị, lợi ích nhóm, mua quan bán chức, chỉ tồn tại trong các cơ quan,doanh nghiệp nhà nước . Ai ai cũng biết , báo chí nói mãi mà sao không thấy động tĩnh gì. Đây mới chính là mầm mống sinh ra tham nhũng kinh khủng đấy...

    Trả lờiXóa
  4. Sau 86 năm làm cách mệnh,đcs đã đưa đất nước vào giai đoạn quá độ tiến lên chủ nghĩa...phong kiến.
    Nếu phơi bày hết thì bất cứ một tỉnh thành nào,bộ ngành nào,doanh nghiệp nhà nước nào trên đất nước này,tay cầm đầu đều phong cho đám vợ,con,cháu,anh em,dây mơ rễ má...nắm hết các nơi béo bở,ngồi hết các ghế quan trọng bất kể trình độ bọn chúng đến đâu.
    Nói theo ý của tổng lú : "Tinh giản biên chế là một việc làm rất khó vì đời thuở nào cha lại tinh giản...con,chồng tinh giản...vợ,anh tinh giản...em.Khác gì ta tự tinh giản...ta"

    Trả lờiXóa
  5. thanh tra chỉ thấy đúng quy trình ...
    dân chết cũng đúng quy trình
    mất nước cũng đúng quy trình luôn ..

    Trả lờiXóa
  6. "Nếu không có công lí,nhà nước sẽ là gì nếu không phải là một băng cướp có tổ chức"-Augustine.

    Trả lờiXóa
  7. Trung ương Đảng có thể cơ cấu cho các thái tử đảng truyền thừa những chức vụ lãnh đạo thì ở địa phương cũng học cách cơ cấu này mà áp dụng nên trở thành dịch cơ cấu , đúng quy trình .

    Bè phái , bất công phát nguồn từ độc quyền đảng trị cộng với cái im lặng gánh chịu của đa số quần chúng thấp hèn tự ti , khiến xã hội càng ngày càng loạn .

    Còn đảng lãnh đạo thì còn lắm chuyện bất công nghịch lý .

    Trả lờiXóa
  8. GS Ngô Bảo Châu kết luận về đám csVN: "Hoặc là thần kinh, hoặc là khốn nạn!".
    Tôi thì cho rằng chúng nó: "Vừa là thần kinh, vừa là khốn nạn!".

    Trả lờiXóa
  9. Ở nước nào Người Dân vô Phúc có ĐCS thống trị thì tất yếu Mất Tự Do xảy ra chế độ thối nát Đảng trị , gia đình tri , trên thế giới hiện nay chỉ còn Việt nam ,Trung cộng , Triều tiên Nhân Dân 3 nước này thật cực nhục Cu ba hướng tới sẽ từ bỏ chế độ cộng sản khi anh em gia đình trị già chết .

    Trả lờiXóa
  10. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là chúng ta đang bị lỗi hệ thống. Aps dụng nhầm cơ chế, muốn thay đổi phải có cuộc cách mạng triệt để từ thay đổi tư duy. Một cơ chế tam quyền phối hợp- dưới sự lãnh đạo của Đảng thì mọi sai phạm khuêts điểm phải được chi bộ, đản ủy xem xét, phê bình kiểm điểm thì không bao giờ thành công cả.Thế giới không có nước nào tồn tại các hình thức kiểm điểm, phê bình, khiển trách, cách chức cả, mọi vi phạm đều lấy luật làm thước đo, kết luận cuối cùng theo luật định, không ai khiển trách, phê bình nếu không vi phạm pháp luật. Đến Bộ trưởng ghi rành rành vi phạm luật phòng chống tham nhũng mà chỉ khiển trách thì hòa cả làng! Không chống được tham nhũng là phải , trách ai bây giờ?

    Trả lờiXóa
  11. Đây là những người chồng , người cha mẫu mực thì có

    Trả lờiXóa