Trang BVB1

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

SUỐI MÂY TRẮNG

白雲泉
白居易
天平山上白雲泉,
雲自無心水自閑。
何必奔衝山下去,
更添波浪向人間。
Bạch Vân Tuyền
Thiên Bình sơn thượng Bạch Vân tuyền
Vân tự vô tâm thủy tự nhàn
Hà tất bôn xung sơn hạ khứ
Cánh thiêm ba lãng hướng nhân gian.
--Bản dịch của Tuấn Sơn--
Suối Bạch Vân
1 - Đỉnh núi Thiên Bình suối Bạch Vân
Mây không tư lự nước nhàn trôi
Cớ sao chảy xuống nơi chân núi
Gánh chịu phong ba chốn thế gian 
2 - Quanh co dòng Bạch lưng trời
Mây ôm, núi quyện êm trôi tháng ngày
Phải không nhập cõi thế này
Có đâu chịu cảnh đọa đầy nhân sinh.
*     *     *
Lời bình của Tuấn Sơn 
Bạn đọc thân mến Bạch Cư Dị là một nhà thơ lớn của Trung Hoa. Ông đã sáng tác trên 4,000 bài thơ. Thơ của ông chia làm 3 giai đoạn:
1- Thơi niên thiếu
2- Thời thành danh
3- Thời chán đời khi bị vua biếm chức. 
Bạch Cư Dị là một quan to dưới đời nhà Đường. Làm đến chức thi lang. Ông là một thi hào lừng danh thời đương thời. Có một hôm đi dại ngang qua cổng chùa của thiền sư Ô Sào, trông thấy nhà sư ngồi vắt vẻo trên cành cây, vốn không ưa thích hạng người lánh nợ đời như các nhà sư, nên cau mày hỏi:
- Bộ hết chỗ rồi sao thầy chọn chỗ nguy hiểm như thế để ngồi? 
Thiền sư Ô Sào bình thản đáp:
- Chỗ tôi ngồi coi bộ còn an toàn hơn chổ quan lớn ngồi nhiều... 
Quan thị lang nhìn chiếc kiệu của mình đang ngồi, ngạc nhiên:
- Chỗ tôi đang ngồi có gì ngại đâu? 
Thiền sư Ô Sào:
- Thưa, chỗ của đại quan là dưới vua, trên các quan và trăm họ. Được vua thương thì trăm họ ghét. Chỗ ngồi của quan lớn kê trên đầu lưởi của thiên hạ thì làm sao tránh khỏi dị hiềm dèm pha. Có phải thế không? 
Bạch Cư Dị nghe xong chỉ im lặng va hỏi nhà sư:
- Thầy có thể nói cho thôi nghe đại ý của Phật pháp được chăng? 
Thiền sư đọc bài kệ:
Chư ác mạc tác,
Chúng thiện phụng hành.
Tự tịnh kỳ ý,
Thị chư Phật giáo.
 
Nghĩa là:
Các điều ác chớ làm
Các điều lành vâng giữ
Tự thanh lọc ý mình
Đó là lời Phật dạy
 
Bạch Cư Dị nghe xong liền bảo:
- Những điều thầy vừa đáp. Con nít lên ba cũng nói được. 
Thiền sư mỉm cười:
- Thưa đại quan, con nít lên ba nói được, nhưng ông lão 60 chưa chắc đã làm xong... Ngài có thấy như thế không? 
Về sau khi bị vua biếm chức và không còn được vua trọng dụng, ông đã theo thiền sư Ô Sào để học đạo. Nhờ sư dẩn dắt của thiền sư, vị đại quan này hoát nhiên đại ngộ. 
Hôm nay trở lại để phân tích từng câu trong bài thơ Bạch Vân tuyền: 
* Câu thứ nhất: Thiên Bình sơn thượng Bạch Vân tuyền: Câu này có nghĩa trên đỉnh núi Thiên Bình có con suối Bạch Vân. Nước suối từ trên núi cao chảy xuống nước trắng như màu mây. Nên gọi là bạch vân. 
* Câu thứ hai: Vân tự vô tâm thủy tự nhàn. Thế nào gọi là vô tâm. Khi tiếp xúc với cảnh vật mà không buồn phiền giao động. Những người tu thiền muốn đạt đến chổ tâm thanh tịnh hay vô tâm, không nên bám víu lầy cảnh trước mặt. Thí dụ nhìn thấy cái nhà đẹp, lòng sinh ra đắm duối say mê. Nghe tiếng nhạc hay quên cả công viêc. Thấy tiền bạc của cải tâm sinh ra tính muốn chiếm đoạt 
Nếu vô tâm, tức là lòng không còn giao động trước mọi biến chuyển dù ở nơi đâu. 
Hương Hải thiền sư đã sáng tác bài thơ:
Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm
 
+ T.S dịch thơ :
Nhạn lướt không trung
Bóng lồng đáy nước
Nhạn không để dấu làm chi
Nước không giữ ảnh chỉ vì vô tâm
 
Bài thơ thiền sư dạy phương pháp để đạt đến chỗ tâm thanh tịnh, chúng ta phải tập như cánh nhạn bay trên trời cao mà hiện dưới đáy sông. Con người cũng vậy chuyện gì xảy ra ta thấy đừng giữ lại trong đầu. Khi tiếng nhạc thoáng qua tai rồi thôi. Cũng như nghe ai khen ai chê thoáng qua tai rồi thôi. Đừng suy tư để phải buồn vui, thương ghét. 
Trở lại câu thơ: (Vân vô tâm thủy tự nhàn) Thi sỹ khuyên chính ông ta hãy như Mây nương theo làn gió đến nơi đâu cũng được chẳng có gì để muộn phiền. Hãy sống nhàn hạ như giòng nước chầm chậm trôi đi muôn nơi. 
* Câu thứ ba: Hà tất bôn xung sơn hạ khứ 
Câu này tác giả lấy giòng suối để trách cứ chính ông ta. Giòng suối đang ở trên đỉnh núi cao một cách thoải mái. Khi không ào ạt đổ xuống núi. Thi sỹ cũng vậy hăng say dấn thân từ lời nói đến hành động để rồi vua và những người chung quanh ai cũng chán ghét, ganh tỵ. 
* Câu thứ tư: Cánh thiêm ba lãng hướng nhân gian. Giòng suối ở trên núi nhàn hạ thoải mái, đổ ào xuống thế gian để chịu thêm phiền toái sóng gió. 
- Tóm lại bài thơ tác giả nói lên nỗi đớn đau và chán chường khi xả thân xây dựng cuộc đời. Cuối cùng chẳng ai thương mến và nghĩ đến ông. Ông tự trách mình ngu dại.
Oán hận chính mình để rồi đem tâm tư trút lên bài thơ. 
TS / Hoasontrang.us
------------

9 nhận xét:

  1. Bí thư tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường sử dụng nhiều băng nhóm xã hội đen để củng cố quyền lực, cướp đất, bảo kê tệ nạn, phá rừng và thâu tóm mọi lĩnh vực tại tỉnh Yên Bái.
    Hắn ta rất khinh người lao động nghèo. Sau khi bị bắn chết, hắn thọ tội dưới Âm Phủ, và không thấy những người lao động nghèo có mặt ở đây. Thắc mắc với Cán bộ Quỷ Âm Phủ, hắn được ông này chiếu cố trả lời:
    - Người nghèo, do không phạm tội bất nhân, đã được lên Thiên Đàng rồi, thằng cộng sản độc ác ạ! Mày còn đần độn tham lam đến bao giờ nữa?!

    Trả lờiXóa
  2. Người VN chân chínhlúc 06:31 10 tháng 10, 2016

    Không rõ dẫn dụ bài thơ cổ này ra, thi sĩ Bùi Văn Bồng muốn nhắc chúng ta điều gì?
    Nhân nhắc đến Bạch Cư Dị, không thể không nhớ đến một người nữa là Tô Đông Pha, hai thi nhân đã từng cùng xuất hiện trong thơ Tế Hanh khi lần đầu ông đến Tây Hồ thành phố Hàng Châu:
    "Đường Tô Đông Pha đề Phú/ Đường Bạch Cư Dị làm thơ/ Hồn người xưa vương vấn tự bao giờ/ Còn thao thức trên cành đào ngọn liễu".
    Rồi ông tả Mùa Thu Tây Hồ: "Mùa Thu đã qua đi còn để lại/ Một chút vàng trong nắng trong mây/ Một chút buồn trong gió, trong cây/ Một chút vui trên môi người thiếu nữ...."
    Hôm nay Mùa Thu cũng đang sắp qua đi và nỗi buồn đang hiển hiện trong mỗi bữa ăn đói khát của hàng triệu người dân Miền Trung và mỗi khi họ bước ra cửa là thấy cảnh sát cơ động cầm lưỡi lê và dùi cui????
    Nếu đúng như lời Sấm của cụ Trạng, thì đây là những tháng ngày đau khổ cuối cùng?
    Hãy kiên nhẫn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng thấy như vậy: "Không rõ dẫn dụ bài thơ cổ này ra, thi sĩ Bùi Văn Bồng muốn nhắc chúng ta điều gì? "

      Xóa
    2. Để tìm lại hạnh phúc đích thật. Không còn chạy theo ảo ảnh phù du nay còn mai mất. Làm khổ mình khổ người. Chưa kể còn phải chịu những quả báo xấu khi đã rời bỏ thân xác.

      Xóa
  3. Trong lúc đó các nhà thơ Vệt lại đi liếm đít cộng sản hưởng bổng lộc. Liếm từ trẻ chưa thỏa, liếm đến già chưa thôi. Vẫn phấn đấu ở lại liếm tiếp như nhà vơ Huuwux Thỉnh là một thí dụ. Đồng bào chết để ngoài tai, chỉ biết liếm và liếm

    Trả lờiXóa
  4. Thời đại rực rỡ nhất lịch sử dân tộc Vệ mà châm biếm chê bai quan cấp huyện là đủ bỏ cơm mẹ nấu luôn....huống hồ chê vua châm chúa, nhập kho ngay và luôn

    Trả lờiXóa
  5. Ừ nghe nói ông này đã tuổi 75 rồi còn chống gậy đi làm chủ tịch hội nhà văn thì phải. Quả là chỉ sánh được với bác Cả Lú 73 còn tham gia đạo quân đứng đường

    Trả lờiXóa
  6. Tôi cũng có nghe nói bác Hữu Thỉnh năm nay đã 76 tuổi rồi mà đang hăng say ở lại làm chủ tịch 2 hội. Cứ lo lỡ tuổi cao có mệnh hệ gì thì chả lẽ 2 hội không có người ohuj trách sao

    Trả lờiXóa
  7. Cụ Lênin đi gặp tiên sinh Bạch Cư Dị mà rằng:thi nhân tưng trải nhiều cung bậc trong đời sông xã hôi lúc thăng lúc trầm để rồi cuối đời có nhưng kiệt tác bất hủ như BẠCH TUYỀN VÂN để gửi gấm cho đời sau lời phán xét về mình thật chán chường cay đắng.Tiên sinh ơi!tôi bị ám sát rồi chết lúc mới 54 tuôi,đang đứng trên đỉnh cao quyền lục vừa thâu tóm đươc đang dốc sức củng cố thì phải bỏ mệnh ra đi nào đã kịp nhìn nhận gì về việc mình làm và tiên tri về hậu thế.Nếu có đủ thời gian như tiên sinh chắc chăn tôi cũng không để nhân loại,nhân dân Liên Xô và nươc Nga ngày nay phải cân nhắc lựa chọn đau đớn để rồi nhân danh Tổng bí thư Goocbachov phải tuyên bố giải thể đảng cộng sản với lời lẽ đầy sám hối;'tôi đã bỏ ra hơn nửa cuộc đời đấu tranh cho lí tưởng cọng sản,nhưng ngày hôm nay tôi phải đau buồn tuyên bố rằng:cọng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo'

    Trả lờiXóa