Trang BVB1

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Quan trọng: Chiến hạm Mỹ đến Đà Nẵng, Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch đi Mỹ

Sĩ quan và lính Hải Quân của khu trục hạm USS McCain cập cảng Tiên Sa Đà Nẵng
ngày 28 Tháng Chín, 2016. (Hình: FB tổng lãnh sự Mary Tarnowka)
Để tránh đụng độ bất ngờ vì những tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông sau nhiều năm thảo luận, ngày 7 Tháng Chín, 2016, Trung Quốc và hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thông qua bộ nguyên tắc chỉ đạo về đường dây nóng của các nhà ngoại giao cấp cao giữa hai bên nhằm giải quyết những tình huống khẩn cấp trên biển.
Đúng vào dịp chiến hạm trang bị hỏa tiễn USS John S. McCain đến “giao lưu” ở Đà Nẵng thì Bộ Trưởng Quốc Phòng VN Ngô Xuân Lịch lên đường đi dự hội nghị ở Hawaii.
Theo chương trình thăm viếng được loan báo, khu trục hạm USS John S. McCain và nhóm tàu thuộc hải đội tàu khu trục số 7 đến cảng Tiên Sa, Đà Nẵng từ hôm Thứ Tư, 28 Tháng Chín, 2016. Dẫn đầu cuộc thăm viếng này là hải quân đại tá gốc Việt Lê Bá Hùng, hải đội trưởng.
Nữ tổng lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn, bà Mary Tarnowka viết trên trang Facebook về chuyến thăm viếng này là “Chương trình Giao Lưu Hải Quân 2016 tập trung vào các hoạt động phi tác chiến và sẽ bao gồm các buổi thảo luận về quân y và luật hàng hải, các buổi trao đổi chuyên môn về ngành hàng hải, công tác y tế và kiểm soát thiệt hại trên tàu, và các hoạt động phục vụ cộng đồng.”
Đây là lần thứ 3 chiến hạm USS John S.McCain đến cảng Tiên Sa Đà Nẵng. Năm 2010, chiến hạm này từng đến thăm Đà Nẵng trong khi hàng không mẫu hạm USS George Washington (CVN 73) neo đậu ngoài khơi đón một đoàn cán bộ Việt Nam lên thăm. Tháng Tư, 2014, USS John S.McCain trở lại Đà Nẵng cùng tàu cứu hộ USNS Safeguard.
Tin cho hay, đáng chú ý nhất trong chuyến thăm viếng này là các cuộc tập huấn về “Bộ quy tắc về các vụ đụng độ không báo trước trên biển” CUES (Code for Unplanned Encounters at Sea) mà lực lượng trên biển của Việt Nam cần phải học hỏi.
Để tránh đụng độ bất ngờ vì những tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông sau nhiều năm thảo luận, ngày 7 Tháng Chín, 2016, Trung Quốc và hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thông qua bộ nguyên tắc chỉ đạo về đường dây nóng của các nhà ngoại giao cấp cao giữa hai bên nhằm giải quyết những tình huống khẩn cấp trên biển.
Hai bên cũng đã ra một bản tuyên bố chung về áp dụng bộ quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES), một thỏa thuận quốc tế đạt được năm 2014 nhằm giảm bớt nguy cơ xảy ra các vụ va chạm trên biển ở Biển Đông khi có hội nghị cấp cao Trung Quốc-ASEAN lần thứ 19 ở thủ đô Vientiane của Lào.
Bộ quy tắc CUES chỉ áp dụng cho các chiến hạm gặp nhau bất ngờ ngoài khơi nhưng Hoa Kỳ từng kêu gọi áp dụng chung cho cả các lực lượng bán quân sự như cảnh sát biển, hải giám, tàu đánh cá của Trung Quốc.
Người ta biết Bắc Kinh đã huấn luyện quân sự cho một đội tàu đánh cá gồm hàng ngàn chiếc vừa là tai mắt vừa là lực lượng tham gia các chiến dịch trên biển của họ.\
Một số dân cử, đặc biệt là Nghị Sĩ John McCain, chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ của Thượng Viện Mỹ, muốn Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội phát triển mối quan hệ hải quân giữa hai nước vượt xa mức độ hiện tại, nhưng Hà Nội thì còn quá e dè các áp lực kinh tế và chính trị của Bắc Kinh.
Trong khi chiến hạm Mỹ đến Đà Nẵng, thông tấn xã chính thức của CSVN loan báo, tướng Ngô Xuân Lịch, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng cầm đầu một phái đoàn tham dự “Cuộc gặp không chính thức bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ASEAN – Hoa Kỳ tại Hawaii, Hoa Kỳ từ ngày 29 Tháng Chín đến ngày 1 Tháng Mười.”
TTXVN nói rằng “chuyến đi cũng thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương với các nước thông qua trao đổi, tiếp xúc bên lề cuộc gặp, cũng như bày tỏ sự đồng tình ủng hộ đối với Lào trên cương vị nước chủ tịch ASEAN điều phối cuộc gặp.”
Một ngày trước khi chiến hạm USS John S. McCain đến Đà Nẵng, đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nói ở một học viện chính trị tại Hà Nội rằng hai nước có thể hợp tác về các mặt pháp lý, ngoại giao và phòng vệ trong vấn đề Biển Đông.
(Người Việt)
-----------

8 nhận xét:

  1. Người chiến thắng cuối cùng là người làm đúng trong cuộc sống!

    Trả lờiXóa
  2. đ/cụ cái bọn lưu manh cs, chúng nó đi dây để Tàu đỡ bắt nạt hay để làm mình làm mẩy với thằng bố nhà nó ở Bắc kinh? chứ nòi bán nước, vong bản ôm chân cs đầu sỏ thì có gì mà vui khi thấy thằng chủ nhiệm tổng cặc chính chị đi Mẽo? Từ khi thằng nguyễn phú lợn lôi nó lên làm bộ trưởng cuốc phòng là toàn bộ quân đội trở thành công cụ cho lũ bán nước rồi còn gì mà hy vọng?

    Trả lờiXóa
  3. Dân lương thiệnlúc 13:40 29 tháng 9, 2016

    Muốn hay không thì vào dịp cuối năm 2015 và đầu năm 2016, cánh cửa Liên minh quân sự giữa VN và Hoa Kỳ đã được mở rộng ( một phần cũng là "công" của ông Tổng sau chuyến thăm mỹ? ) và đặc biệt sau khi Obama sang VN tuyên bố hủy bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với VN, thì không có gì ngăn cản được nữa. Cho dù trong sự kiện này, ông Tổng Trọng và dưới Trọng là Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch rất sợ mất lòng Bắc Kinh, nhưng không thể ngăn cản được, người Mỹ thì quá chủ động và quá thiện chí, giới quân sự thì quá hào hứng.... chỉ một động tác ngăn cản là có thể khiến giới quân sự phẫn nộ và biết đâu.... đảo chính quân sự sẽ xẩy ra?.
    Đó là một thành công của Tổ quốc và nhân dân ta.
    Mong lần thăm nước Mỹ kỳ này, Bộ trưởng quốc phòng chỉ biết lãnh đạo chính trị Ngô Xuân Lịch sẽ mở mắt, và biết đâu.
    Ông đại tướng này đang rón rén từng bước đi và rất sợ giới quân sự phẫn nộ

    Trả lờiXóa
  4. Ngô xuân Lịch là đàn em thân tín của NPT và là một kẻ cuồng tín ,nên không thể hy vọng gì ở một cái đầu không có gì cả ngoài mớ lí luận Max-Lê-Mao thối hoắc mà nhân loại vất vào sọt rác từ lâu .Chỉ là trò mị dân để kéo dài thời gian hấp hối-giãy chết của đảng CSVN mà thôi /DMCS.

    Trả lờiXóa
  5. Những đất nước nào được người Mỹ xem là bạn,đồng minh?
    Anh,Pháp,Đức,Nhật,Hàn,Đài,Sinh,Hà Lan,Ý,Đan Mạch,Canada,Úc...
    Đó đều là những đất nước văn minh,thịnh vượng,dân chủ hàng đầu thế giới.
    Những nước nào mà Mỹ phải can thiệp,chiến tranh?
    Phát xít,độc tài,cộng sản,hồi giáo cực đoan,ỷ mạnh hiếp yếu...
    Đó đều là những cặn bã của nhân loại.

    Trả lờiXóa
  6. Trước sau gì rồi cũng
    Phải bám đít người ta
    Thôi thì bám đít Mỹ
    Gấp tỷ lần Trung Hoa

    Trả lờiXóa
  7. Lịch là tay chân của Trọng lú ai tin thằng này tôi thì o!!

    Trả lờiXóa
  8. Đi Mỹ là phải rồi đồng chí Lịch ạ! Đặt niềm tin và Nga ít thôi. Học viện tư pháp Công hòa Liên bang Nga vừa tổ chức hội thảo về giải quyết tranh chap tại Biển Đông có các sinh viên luật năm cuối tham dự. Đa số người tham dự đồng tình và ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc. Kết quả của hội thảo như một cái tát trời giáng của trí thức Nga vào tổng thống Putin khi mà ông ta lên tiếng bác bỏ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế để ủng hộ Trung Quốc.

    Trả lờiXóa