Trang BVB1

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

LẠI NÓI VỀ SỰ MINH BẠCH

Khu Liên hợp Luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận.
                                                             
Nguồn: FB Nguyễn Thị Oanh/ internet
Việc dư luận đang xôn xao dậy sóng với dự án thép Cà Ná tại Ninh Thuận của Tập đoàn Hoa Sen (HSG) trong những ngày qua, một lần nữa lại đặt ra vấn đề không thể làm ngơ là yêu cầu về sự minh bạch trong cơ chế điều hành đất nước.
Sự minh bạch (transparency) là nguyên lý bắt buộc của các định chế dân chủ và tiến bộ. Đi cùng với minh bạch là các thuộc tính cởi mở (openness), tự do thông tin (free communication) và trách nhiệm giải trình (accountability). Một hệ thống hay định chế minh bạch là phải làm sao để ai cũng có thể hiểu về cách vận hành của nó và nó cũng chịu trách nhiệm truyền đạt chuẩn xác mọi thông tin về hoạt động của mình cho công chúng.
Minh bạch là con đường tất yếu để xây dựng chế độ dân chủ, đảm bảo quyền của người dân trong tham gia tổ chức, quản lý Nhà nước. Minh bạch, vì thế cũng là giải pháp quan trọng và hiệu quả để hạn chế tình trạng tham nhũng, quan liêu trong bộ máy công quyền. Một chính phủ minh bạch là chính phủ luôn đảm bảo các thuộc tính cởi mở, công khai thông tin trong hoạt động điều hành đất nước và khi cần thiết thì phải chịu trách nhiệm giải trình trước công dân. Đặc biệt, chính phủ phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc minh bạch hoá đối với tất cả những quyết định quan trọng có liên quan đến vận mệnh của đất nước.
Vì thế, có thể giải thích rằng những nghi vấn và phản ứng phẫn nộ của dân chúng đối với dự án thép Cà Ná của HSG chính là xuất phát từ sự thiếu minh bạch. Một dự án được Bộ Công thương gấp rút bổ sung vào quy hoạch duyệt giai đoạn 2020-2025 trước khi Chính phủ có ý kiến tạm dừng cấp phép đầu tư các dự án thép, trong khi dư luận đang râm ran tin đồn rằng ông Bộ trưởng mới lên của bộ này là anh em cọc chèo với ông Chủ tịch HSG. Một “quyết tâm đáng kinh ngạc” (theo lời nhà báo Ngô Nguyệt Hữu) của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận với những cam kết tuyệt đối và ưu đãi tột cùng cho HSG mà khó ai có thể lý giải được. Một thái độ cực kỳ ngông nghênh, thách thức phản ứng của xã hội và coi các phương tiện truyền thông chính thức của Nhà nước như của mình mà ông Chủ tịch HSG đã thể hiện…
Tất cả những điều đó khi bung bét ra đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của bộ máy điều hành đất nước và làm tăng thêm sự ngờ vực trong dân chúng về sự thao túng của các nhóm lợi ích. Thay vì có một cơ chế phát ngôn và giải trình minh bạch mọi vấn đề đang đặt ra xung quanh dự án này, Chính phủ lại để mặc cho những nhận định và đồn đoán phủ sóng trên các kênh thông tin không chính thức. Và cũng giống như vụ Formosa trước đây, Quốc hội – cơ quan cao nhất được xem là đại diện cho nhân dân – lại vẫn tiếp tục im lặng trước những vấn đề hệ trọng mà cử tri đang quan tâm.
Trong một vài tiếng nói cố gắng tỏ ra khách quan để ủng hộ dự án thép Cà Ná, có những ý kiến cho rằng dự án này sẽ giúp doanh nghiệp trong nước thêm thực lực để trực tiếp sản xuất thép, thay vì cứ phải tiếp tục đi nhập như hiện nay. Và rằng tại sao lại không để HSG triển khai dự án theo những cam kết ban đầu về môi trường của họ, mà chưa gì đã vội vàng đặt ra vấn đề là họ sẽ không thể (hoặc không làm) xử lý chất thải một cách nghiêm túc theo đúng các tiêu chuẩn an toàn cần thiết đã quy định?…
Thật ra, chính những điều này lại càng đòi hỏi trách nhiệm giải trình minh bạch về dự án của các cơ quan có liên quan, cụ thể là Bộ Công thương, Bộ TN-MT và UBND tỉnh Ninh Thuận (chưa kể còn phải có thêm Bộ NN và PTNT, Bộ LĐ-TBXH với các vấn đề về đền bù, giải phóng mặt bằng, quy hoạch mặt đất, mặt nước, cơ cấu lại ngành nghề và giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương…). Bên cạnh đó, sự yếu kém trong công tác quản lý của bộ máy điều hành kinh tế đã làm cho lòng tin của nhân dân vốn đã mong manh nay lại càng thêm khủng hoảng sâu sắc. Người dân có cơ sở để không tin vào kết quả khảo sát nhu cầu thị trường và quy hoạch ngành thép của Bộ Công thương vì đã thấy những hậu quả nhãn tiền là ví dụ về sự ế ẩm dư thừa của ngành sản xuất xi măng chẳng hạn. Hoặc nghi ngờ về đánh giá tác động môi trường sau khi “con lạc đà” Formosa đã chui lọt qua rất nhiều cửa chức năng để cuối cùng gây ra “thảm án” môi trường nghiêm trọng. Chưa kể, những suy diễn về mâu thuẫn lợi ích thông qua mối quan hệ mật thiết của “anh em trong nhà” giữa ông Bộ trưởng Bộ Công thương và Chủ tịch HSG cũng có thể đem lại những thắc mắc hợp lý mà cơ quan chức năng cần giải trình một cách thuyết phục với dân. Ngoài ra, những câu hỏi về hồ sơ thiết kế kỹ thuật và báo cáo tác động môi trường của HSG cũng là những nội dung cần được trả lời công khai cho dân chứ không thể bắt mọi người phải tin vào những lời hứa hẹn bằng miệng của ông Chủ tịch tập đoàn này. Không thể lập luận rằng cứ để họ làm đi rồi xem nếu có vi phạm thì mới có ý kiến. Nói như chuyên gia Phạm Chi Lan, đúng là “xảy ra vụ như Formosa thì có bán tài sản của ông Vũ đi cũng không bù nổi”. Đừng để rồi giống như Formosa, khi chúng ta hiểu ra cái giá phải trả là quá đắt và khoản bồi thường nhận lại là quá rẻ mạt thì lúc đó đã là quá muộn!
Một dự án có quy mô đầu tư tới gần 11 tỷ USD (lớn hơn cả Formosa Hà Tĩnh), chiếm giữ hàng ngàn ha đất ven bờ biển của một tỉnh giàu tiềm năng du lịch và đang khai thác hiệu quả các nguồn lợi từ kinh tế biển, lại nhận được nhiều ưu đãi cực kỳ đặc biệt từ chính quyền địa phương, thì dự án đó cần phải được đệ trình và thông qua theo một quy trình thẩm định chặt chẽ, công khai, dân chủ, đúng với tính chất của những dự án có tác động quan trọng tới dân sinh, môi trường và lợi ích quốc gia. Một chính phủ minh bạch không thể nào coi nhẹ hoặc làm ngược lại với yêu cầu này!
-------------

13 nhận xét:

  1. Đòi hỏi minh bạch của csVN?
    Mơ đi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ngày 13.9, Tuyên giáo TƯ đã ra lệnh cho báo chí lề đảng ngưng việc đưa tin và bài vở về dự án Liên Hợp Luyện Cán Thép Hoa Sen tại Cà Ná - Ninh Thuận. Thông báo này được ký bởi Phạm Văn Linh - Phó Trưởng ban Tuyên giáo gửi cho giới báo chí qua thư điện tử.
      Rõ ràng ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÀ MỘT ĐẢNG LƯU MANH, MỘT ĐẢNG CƯỚP, MỘT ĐẢNG PHẢN ĐỘNG CHỐNG LẠI DÂN TỘC VN.
      ccb BTTM

      Xóa
  2. "Một chính phủ minh bạch không thể nào coi nhẹ hoặc làm ngược lại với yêu cầu này!"

    Tốt . Chính phủ nhà mình có bao giờ tự xưng minh bạch đâu . Cứ việc thoải mái .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trọng ơi: mày chỉ đạo tuyên giáo của thằng huynh "định hướng" tin này tao xem nào:
      http://soha.vn/2-chien-si-cong-an-ha-guc-1-thieu-ta-cong-an-giua-duong-20160916193258858.htm
      Cựu lính đoàn 559

      Xóa
  3. Giang hồ đồn đồng chí hoa sen đồng hao với bô trưởng bô công và thương

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không phải đồn mà đúng là tay Vũ lấy em vợ của BT bộ công thương cho nên 2 anh em đồng hao này cùng làm dự án Cà ná để ăn chia nhau trên các cổ phần của HSG

      Xóa
    2. Ninh Thuận là tỉnh có bờ biển đẹp, địa thế hoang sơ thích hợp để phát triển du lịch nếu được đầu tư bài bản. Tuy nhiên, một lần nữa tư duy nhiệm kỳ và thuộc tính kế thừa phát huy của đảng Cộng sản đã chọn thép. Cam kết bảo vệ môi trường, phát triển bền vững ổn định của nội các mới dưới thời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rồi đây sẽ chỉ là màn hô khẩu hiệu với quyết tâm làm thép bằng mọi giá như hiện nay.
      Dự án thép Hoa Sen Cà Ná, quy hoạch đã vào nhiệm kỳ sẽ chỉ bị chặn đứng khi toàn dân lên tiếng.

      Xóa
    3. Tay Vũ, tập đoàn Hoa sen có những câu nói biểu lộ tính côn đồ của hắn ta trong dự án này:
      - Ngu gì khôg làm thép tại Cà ná
      - Tôi đảm bảo không đổ một giọt nước thải nào vào biển Cà Ná.
      Đúng là giọng lưỡi của bọn trọc phú, ngu xuẩn, hợm tiền, coi pháp luật và nhân dân không ra gì.

      Xóa
    4. Muốn làm một nhà máy thép với mức độ, công nghệ hiện đại để có thể không gây ra ảnh hưởng về môi trường thì thực sự là tốn kém đấy chứ hoàn toàn không dễ dàng đầu tư được đâu. Khi mà nó tốn kém, đắt đỏ như vậy thì liệu một lúc nào đó có dẫn đến việc ông Lê Phước Vũ không chịu được chi phí về môi trường rồi như Formosa phải thay đổi bài toán môi trường đi, hạ thấp chuẩn môi trường xuống, dùng công nghệ, thiết bị lạc hậu để thải ra môi trường Việt Nam, bắt xã hội gánh chịu. Tôi nghĩ là bài toán này hoàn toàn không chủ quan được đâu. Thế mà tay Vũ nói như đóng cột: tôi đảm bảo không xả một giọt nước thải nào vào biển Cà Ná. Đúng là điếc không sợ súng hay có một lũ quan to bảo kê cho hắn ta trong dự án này rồi mà đứng đầu là bộ trưởng Công thương, anh em cọc chèo với Vũ.

      Xóa
    5. Ninh Thuận là một trong những tỉnh khô hạn nhất. Chính quyền tỉnh khẳng định sẽ cung cấp đủ nước cho dự án thép trong khi người dân đang phải mua nước để dùng cho sinh hoạt. Liệu có thể tin được sự cam kết này của chính quyền Ninh Thuận?

      Khi sự việc đã rồi thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Hay lúc ấy các ông to mồm cam kết đã về hưu, hạ cánh an toàn? Rồi tất cả sẽ hoà cả làng và những cái dạ dày tham lam đã ăn no, đủ dùng cho mấy đời con cháu?

      Sao các ông chọn đúng thời điểm để làm thép thế khi người dân chưa hết bàng hoàng và nỗi tức giận về thảm hoạ Formosa còn nguyên vẹn?

      Lê Phước Vũ, TGĐ Tập đoàn Hoa Sen nói “ngu gì không làm thép” và “Chúng ta chỉ mới có mỗi vụ Formosa mà đã lớn chuyện! Tại sao chúng ta lại quá sợ sệt như thế?” Những câu nói như một cái tát vào mặt người dân, nhất là những người đang chịu khốn khổ trực tiếp từ thảm hoạ Formosa. Nghe có vẻ anh hùng ghê, không biết sợ là gì. Tất nhiên là Vũ không sợ bởi Vũ không phải là ngư dân đang đói khổ, con Vũ không chịu nguy cơ thất học, vợ Vũ không phải xa nhà đi làm thuê và đêm đêm Vũ vẫn có thể ôm vợ ngủ ngon lành.

      Tất nhiên là ngu. Thằng Dân thì muôn đời là ngu, sao có thể khôn ngoan bằng các ông. Chính thằng Dân ngu quá nên sau mấy chục năm nó vẫn khổ và để các ông gây ra thảm hoạ như Formosa.

      Việc Lê Phước Vũ trước công luận gọi báo chí, người này người kia là thằng này, con nọ và được biết đến như một kẻ thích cao đạo nói về phật pháp, điều ấy có thể chỉ là tính cách bên ngoài mà cũng có thể phản ánh tâm địa đạo đức giả, tàn nhẫn và tâm lý lấy tiền đè chết người. Thực tế cho thấy không ít kẻ khoác áo phật pháp nhưng lại làm điều ích kỉ, độc ác.

      Xóa
    6. Cả nước ai cũng biết, tỉnh Ninh Thuận là địa phương đứng mũi chịu sào về hạn hán. Thế nên, ông Lê Phước Vũ quả quyết là dùng nước biển thay nước ngọt để vận hành sản xuất thép, dù phải đầu tư tốn kém.

      Nhưng chính trong biên bản thỏa thuận, tỉnh Ninh Thuận đã cam kết cung cấp đủ 250.000- 300.000 m3 nước/ngày đêm, đảm bảo sản xuất từ 6-12 triệu tấn thép.

      Là rõ, tỉnh Ninh Thuận quyết chọn thép, dù dân Ninh Thuận thiếu nước uống, thiếu nước sản xuất.

      Việc ông Vũ tuyên bố dùng nước biển để sản xuất thép chỉ nhằm đánh lừa người dân tỉnh Ninh Thuận, đánh lừa dư luận trước lo lắng “nước ngọt đâu cho dân mà lại dành cho thép”?

      Và với ngần ấy nước ngọt cung cấp cho sản xuất thép mà ông Vũ lại hùng hồn tuyên bố “không thải một giọt ra biển”. Không ra biển thì thải vào đâu thưa ông Vũ?

      Địa điểm mà Hoa Sen chọn xây dựng tổ hợp thép nằm tại xã Phước Diên. Sát hai bên là núi, trước mặt là bãi biển làng chài Cà Ná, sau lưng và xung quanh là cánh đồng muối. Trải dài từ xã Phước Diêm đến xã Phước Minh là cánh đồng muối.

      Người dân Phước Diêm lo lắng quả không thừa bởi tổ hợp thép ra đời không chỉ giết chết nguồn hải, thủy sản mà cả những cánh đồng muối.

      Xóa
  4. Minh bạch chỉ có ở các nền dân chủ,tự do thật sự.Ở Việt Nam ta chưa có đâu.Nếu minh bạch thì dự án Formosa trước đây,và nay là dự án thép của ông Vũ dân không bao giờ chấp nhân,ngay cả đảng cộng sản Việt Nam,nếu minh bạch chắc gì nhân dân đã lựa chon.

    Trả lờiXóa
  5. Minh thì có roài, chưa thấy bạch, tuyền thấy hắc

    Trả lờiXóa