Trang BVB1

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Biển Đông: Sách lược cầm chân Trung Quốc của Việt Nam

Biển Đông: Sách lược cầm chân Trung Quốc của Việt Nam
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc
tại Đại Lễ Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, ngày 13/09/2016. REUTERS/Lintao Zhang 
Từ ngày 10 đến 15/09/2016, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc công du Trung Quốc trong một bối cảnh được cho là không mấy thuận lợi cho Hà Nội trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc. Trong tình hình đó, Việt Nam đã cố gắng giải tỏa áp lực từ phía Trung Quốc, đặc biệt trong lãnh vực kinh tế, đồng thời tìm cách bảo vệ chủ quyền của mình tại khu vực Biển Đông đang bị Bắc Kinh tranh chấp dữ dội.
Khi đón tiếp thủ tướng Việt Nam, Trung Quốc đã tỏ thái độ rất hòa hoãn, và giới quan sát đặc biệt chú ý đến lời khuyến dụ của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân cuộc tiếp xúc với thủ tướng Việt Nam hôm 13/09, kêu gọi Hà Nội giải quyết vấn đề Biển Đông bằng đàm phán song phương vì lẽ « lợi ích chung giữa hai nước lớn hơn rất nhiều so với những bất đồng ».
Trước đó, trong cuộc họp với đồng nhiệm Việt Nam, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng cho rằng hai nước nên nghiêm túc thực hiện những gì đã được đồng thuận ở cấp cao, « quản lý và kiểm soát các tranh chấp, xúc tiến hợp tác hàng hải » để « cùng duy trì ổn định trên biển ».

Hòa hoãn trong lời lẽ, hung hăng trong hành động
Tất cả những lời lẽ trên đây đều rất hòa dịu, không thấy nói gì đến thực tế trên Biển Đông là bất chấp phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ngày 12/07/2016, phủ nhận hoàn toàn các cơ sở pháp lý của đường lưỡi bò, Trung Quốc vẫn áp đặt các yêu sách thái quá của họ, ra sức thị uy bằng những cuộc tập trận trên không và trên biển, tiếp tục thúc đẩy tiến trình quân sự hóa các đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp tại khu vực Trường Sa, trong đó có nhiều đảo đã dùng võ lực chiếm lấy từ tay Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI, về thông điệp mà Trung Quốc muốn gởi tới Việt Nam nhân dịp trải thảm đỏ đón tiếp thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia về Biển Đông tại Đại Học Maine (Hoa Kỳ) nêu bật dụng tâm chiêu dụ và hù dọa của Bắc Kinh :
Ngô Vĩnh Long : Thông điệp của Trung Quốc đối với hồ sơ Biển Đông là Việt Nam không nên thừa thắng xông lên. Nếu chịu nhịn nhục thì Trung Quốc sẽ không những tiếp tục hợp tác trong các lãnh vực kinh tế và thương mại, mà còn tăng viện trợ (…)
Còn không thì Trung Quốc sẽ tiếp tục làm áp lực Việt Nam từ nhiều phía, như từ Campuchia, Lào, Nga, v.v., cũng như từ ngay các cơ sở của Trung Quốc tại Việt Nam.

"Để cho Trung Quốc không có cớ leo thang"
Đối với giáo sư Ngô Vĩnh Long, Việt Nam không rơi vào bẫy của Trung Quốc, vẫn đẩy mạnh chiến dịch ngoại giao để tìm hậu thuẫn từ các nước khác nhưng tiếp tục tránh không cho Trung Quốc có cớ để leo thang.
Ngô Vĩnh Long : Trên lãnh vực đối ngoại, Việt Nam đã có những cố gắng như nâng cấp quan hệ với Ấn Độ, vận động Singapore để qua đó làm áp lực các nước khác trong ASEAN, và tăng cường hợp tác với Pháp để kéo các nước khác ở Âu Châu ngày càng tham gia vào hồ sơ Biển Đông và an ninh khu vực Đông Nam Á.
Trong thời điểm hiện tại thì Việt Nam chỉ muốn hoạt động cầm chừng để phòng hờ và để cho Trung Quốc không có cớ leo thang. Ngoài việc để cho Trung Quốc có thời gian điều chỉnh chính sách bắt nạt của mình đối với các nước trong khu vực, Việt Nam cũng muốn mua thời gian để giải quyết các vấn đề nội bộ đang càng ngày càng căng thẳng và khó khăn.
Thái đô rất ngoại giao của Việt Nam đối với Trung Quốc có thể nói là nhằm hóa giải ba nhân tố được cho là có thể bất lợi cho Việt Nam trong việc tranh thủ dư luân quốc tế chống lại các yêu sách chủ quyền rộng khắp của Trung Quốc tại Biển Đông.

3 bất lợi: ASEAN bất lực, Philippines đổi hướng, Mỹ phân tâm ?
Giới phân tích thường nhắc đến ba yếu tố, mà gần đây nhất là việc Bắc Kinh đã dùng các thủ đoạn hậu trường và đã thành công trong việc khóa miệng ASEAN, không cho nhắc đến phán quyết quốc tế về Biển Đông, cho dù đó là một sự kiện tối quan trọng cho an ninh khu vực.
Nhân tố thứ hai là việc Tân tổng thống Philippines, nước đứng mũi chịu sào trong vụ kiện Trung Quốc ra trước quốc tế lại bất ngờ bắn đi những tín hiệu hòa dịu về phía Bắc Kinh, trong lúc lại có một số thái độ cứng rắn hơn đối với Mỹ, nước đã hết sức hậu thuẫn cho Manila trong việc chống đỡ sức ép đến từ Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông trong thời gian trước đây.
Nhân tố thứ ba là sự kiện nước Mỹ, vào thời điểm này, cũng đã có vẻ tránh gây căng thẳng với Bắc Kinh, một động thái rất dễ hiểu khi ta biết rằng Hoa Kỳ đang trong thời kỳ tranh cử tổng thống, và chính quyền mãn nhiệm thường tránh có những động thái có khả năng gây trở ngại cho chính quyền kế nhiệm.
Tuy nhiên, đối với giáo sư Ngô Vĩnh Long, không nên xem các nhân tố đó là hoàn toàn bất lợi cho Việt Nam.
Ngô Vĩnh Long : Tôi thì lạc quan hơn. Trước hết tôi không nghĩ Philippines càng ngày càng ngã về Trung Quốc. Tổng thống Duterte có thể ăn nói rất lỗ mãng và hàm hồ, nhưng ông ta cũng nói rõ rằng Philippines sẽ đàm phán với Trung Quốc để làm tốt quan hệ song phương, nhưng dựa trên phán quyết của Toà Án Trọng Tài Thường Trực.
Tôi nghĩ rằng Philippines sẽ không thể để cho Trung Quốc chiếm toàn bộ khu vực Scarborough, rộng khoảng 150 dặm vuông, vì như thế sẽ ngăn chặn tất cả lưu thông từ phía nam qua eo biển Malacca lên đến Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật qua giữa đất liền của Philippines và Scarborough (…)
Thái độ dường như hững hờ của Duterte trong hiện tại cũng như sự bất lực của ASEAN như là một hiệp hội nói chung, lại càng làm tăng giá trị của Việt Nam, một phần là vì Việt Nam có bờ biển và khu đặc quyền kinh tế dài nhất trong khu vực Biển Đông cho nên ảnh hưởng của sự đe doạ an ninh ở Biển Đông là lớn nhất đối với Việt Nam.
Về phía Mỹ, thái độ có vẻ bất quan tâm trong hiện tại thật ra có hai điều tích cực. Trước hết là để cho Trung Quốc có thời gian hạ hoả, sau đó, nếu Trung Quốc vẫn không thượng tôn luật pháp quốc tế và tiếp tục đe doạ an ninh ở Biển Đông thì sau bầu cử ở Mỹ, chính quyền mới sẽ có cớ mà chứng minh cho dân chúng họ, cũng như đối với dư luận của thế giới, rằng vai trò của Mỹ trong vấn đề bảo vệ luật pháp quốc tế và an ninh trên biển là tối quan trọng.
Nhìn chung, giáo sư Ngô Vĩnh Long cho rằng trong giai đoạn sắp tới, Việt Nam cần phải tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực vận động quốc tế và khu vực góp sức cùng Việt Nam trong việc bảo vệ an ninh tại Biển Đông và nhất là phát huy việc tôn trọng luật pháp quốc tế trên biển, điều mà Trung Quốc đang chứng tỏ là họ coi thường.

Toàn bộ bài phỏng vấn
RFI : Thủ tướng Việt Nam vừa công du Trung Quốc trong năm ngày, và đã tiếp xúc với hầu hết các lãnh đạo Trung Quốc. Hai bên cũng đã ra một thông cáo chung về quan hệ song phương. Giáo sư nhận xét sao về quan hệ Việt Trung vào lúc này? Đâu là những điểm mới đáng chú ý?
Ngô Vĩnh Long: Vào thời điểm này, Trung Quốc và Việt Nam muốn chú trọng vào quan hệ kinh tế và thương mại để giảm bớt căng thẳng trên các lãnh vực chính trị, đặc biệt là những vấn đề nổi cộm về an ninh đối với Việt Nam trên đất liền cũng như ở Biển Đông.
Do đó, ta thấy trong 9 văn kiện và bản ghi nhớ về hợp tác mà hai bên đã ký, có 4 hiệp định quan trọng về kinh tế và thương mại. Đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam là hai hiệp định sau đây: 
Hiệp định gia hạn bổ sung quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2017–2021 và Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật về cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại giữa chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
RFI Trên vấn đề Biển Đông, giới quan sát đã rất chú ý đến hai lập luận rất xưa cũ của Trung Quốc đã được ông Tập Cận Bình nhắc lại với ông Nguyễn Xuân Phúc tại Bắc Kinh : « Việt Nam phải chú ý đến đại cục » và « tranh chấp phải được giải quyết qua phương thức song phương ». Trong bối cảnh vấn đề Biển Đông có nhiều diễn biến quan trọng, nhất là sau phán quyết của Tòa Thường Trực La Haye được cho là có ảnh hưởng đến tranh chấp Trường Sa, Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc, theo giáo sư, thông điệp mà Trung Quốc nhắn gửi tới Việt Nam là gì?
Ngô Vĩnh Long : Thông điệp của Trung Quốc đối với hồ sơ Biển Đông là Việt Nam không nên thừa thắng xông lên. Nếu chịu nhịn nhục thì Trung Quốc sẽ không những tiếp tục hợp tác trong các lãnh vực kinh tế và thương mại, mà còn tăng viện trợ.
Hiệp định khung về khoản vay bổ sung 250,62 triệu đô là cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông và Bản ghi nhớ về việc trao tặng thiết bị, trị giá 20 triệu nhân dân tệ, để hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu là hai chứng minh cụ thể.
Còn không thì Trung Quốc sẽ tiếp tục làm áp lực Việt Nam từ nhiều phía, như từ Campuchia, Lào, Nga, v.v., cũng như từ ngay các cơ sở của Trung Quốc tại Việt Nam.
RFI : Chính quyền Việt Nam cho đến nay đã biết rất rõ các ngón đòn gây sức ép của Trung Quốc. Trong tình hình hiện nay, theo giáo sư, Việt Nam đã có phản ứng cụ thể ra sao? Có thỏa đáng hay chưa?
Ngô Vĩnh Long : Đúng là Việt Nam biết rất rõ, cho nên phản ứng của Việt Nam cũng phải như thế nào để Trung Quốc khỏi phản ứng mạnh trở lại.
Trên lãnh vực đối ngoại thì Việt Nam đã có những cố gắng như nâng cấp quan hệ với Ấn Độ, vận động Singapore để qua đó làm áp lực các nước khác trong ASEAN, và tăng cường hợp tác với Pháp để kéo các nước khác ở Âu Châu ngày càng tham gia vào hồ sơ Biển Đông và an ninh khu vực Đông Nam Á.
Trong thời điểm hiện tại thì Việt Nam chỉ muốn hoạt động cầm chừng để phòng hờ và để cho Trung Quốc không có cớ leo thang. Ngoài việc để cho Trung Quốc có thời gian điều chỉnh chính sách bắt nạt của mình đối với các nước trong khu vực, Việt Nam cũng muốn mua thời gian để giải quyết các vấn đề nội bộ đang ngày càng căng thẳng và khó khăn.
RFI : Theo nhiều nhà phân tích, trong hồ sơ Biển Đông, bối cảnh chung hiện nay như đang có những diễn biến không mấy thuận lợi cho Việt Nam như thái độ ngày càng ngả về Trung Quốc của Philippines, tình trạng bất lực của ASEAN, thái độ bớt quan tâm của Mỹ do tình hình bầu cử. Nhận định của giáo sư ra sao?
Ngô Vĩnh Long : Tôi thì lạc quan hơn. Trước hết tôi không nghĩ Philippines càng ngày càng ngã về Trung Quốc. Tổng thống Duterte có thể ăn nói rất lỗ mãng và hàm hồ, nhưng ông ta cũng nói rõ rằng Philippines sẽ đàm phán với Trung Quốc để làm tốt quan hệ song phương, nhưng dựa trên phán quyết của Toà Án Trọng Tài Thường Trực.
Tôi nghĩ rằng Philippines sẽ không thể để cho Trung Quốc chiếm toàn bộ khu vực Scarborough, rộng khoảng 150 dặm vuông, vì như thế sẽ ngăn chặn tất cả lưu thông từ phía nam qua eo biển Malacca lên đến Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật qua giữa đất liền của Philippines và Scarborough.
Nên nhớ rằng từ khi Trung Quốc đe doạ an ninh ở Biển Đông qua việc thiết lập căn cứ quân sự ở Hoàng Sa, thì khoảng 60% dầu khí sau khi qua Eo Biển Malacca đã chuyển hướng qua phía đông để đi dọc Philippines lên hướng bắc. Đó là một trong những lý do chính Trung Quốc đã đánh chiếm Scarborough.
Tuy nhiên, thái độ dường như hững hờ của Duterte trong hiện tại cũng như sự bất lực của ASEAN như là một hiệp hội nói chung, lại càng làm tăng giá trị của Việt Nam, một phần là vì Việt Nam có bờ biển và khu đặc quyền kinh tế dài nhất trong khu vực Biển Đông cho nên ảnh hưởng của sự đe doạ an ninh ở Biển Đông là lớn nhất đối với Việt Nam.
Về phía Mỹ thì thái độ có vẻ bớt quan tâm trong hiện tại thật ra có hai điều tích cực. Trước hết là để cho Trung Quốc có thời gian hạ hoả, sau đó, nếu Trung Quốc vẫn không thượng tôn luật pháp quốc tế và tiếp tục đe doạ an ninh ở Biển Đông thì sau bầu cử ở Mỹ, chính quyền mới sẽ có cớ mà chứng minh cho dân chúng họ, cũng như đối với dư luận của thế giới, rằng vai trò của Mỹ trong vấn đề bảo vệ luật pháp quốc tế và an ninh trên biển là tối quan trọng.
RFI : Trong tình hình hiện nay, Việt Nam có thể làm những gì ?
Ngô Vĩnh Long : Theo tôi, trong tình hình hiện nay, Việt Nam nên tiếp tục nhắc nhở thế giới về vai trò của Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ an ninh ở Biển Đông và luật pháp quốc tế trên biển, để vận động sự ủng hộ của dư luận thế giới nói chung.
Đối với các nước ven biển – và điều này rất quan trọng - Việt Nam nên tăng cường hợp tác và trao đổi, kể cả đối với Philippines. Ông Duterte có thể ăn nói lung tung, nhưng các chính trị gia khác và các chuyên gia của nước này vẫn phải lo bảo vệ an ninh và lợi ích của Philippines về lâu về dài.
Và trong vấn đề này, các nước ven Biển Đông - trong đó có Philippines, Malaysia… - có thể sẽ cùng nhau làm áp lực trên ASEAN, cũng như vận động thế giới. Cho nên Việt Nam phải tiếp tục trao đổi với các nước ven biển trong khu vực.
Trọng Nghĩa/(RFI)
---------------

11 nhận xét:

  1. Dân lương thiệnlúc 06:47 20 tháng 9, 2016

    Biết.
    Biết hết.
    Nhưng biết đi đôi với hèn với sợ.
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hèn
    Nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hiểu rằng các tướng lãnh quân sự không hèn.
    Bởi thể trò nước đôi đã điều khiển mọi hành vi của người đứng đầu chính phủ.

    Trả lờiXóa
  2. Quan hệ Việt Nam với Trung Quôc cũng như một cô gái xinh đẹp con nhà lành trót yêu phải một chàng công tử giang hồ con đại gia trong giới thượng lưu.Thôi,đã trót yêu thì cứ yêu nhưng đừng vôi trao thân cho nó trươc khi có đám cưới minh bạch rõ ràng với thiên hạ.

    Trả lờiXóa
  3. Kể ra cũng khó thiệt, anh em song sinh, vả lại tồn tại cũng nhờ nó, cầm chân nó không phải là khó, mà là quá khó

    Trả lờiXóa
  4. Nói và suy cho cùng ASEAN sao mà thoát nổi 2 gọng kèm Mỹ = Trung,Trung - Mỹ giành nhau,xẻ thịt nhau là chuyện của họ,lịch sử cho thấy tép riu mà thò vô thì thiệt hại đủ điều.
    Trung thì lấy gì mà đánh nhau với Mỹ,Mỹ thì tiền đâu mà sống đây,bám ba Tàu mà sống.
    Thế giới ngày nay càng vô vàng phức tạp.
    Công Sơn

    Trả lờiXóa
  5. Mỗi lần lãnh đạo đều VN sang châu Tàu+ là mỗi lần nhân dân VN lo lắng khôn nguôi-bởi:LỜI thì không co,mà HẠI thì nhiều vô thiên lủng .Niềm tin ở lãnh đạo chẳng còn tý nào nữa -Rat chỉ thấy lũ bán nước hại dân từ thằng bé đến thằng lớn -từ thang nho đến thằng to .Khốn khổ cho dân tộc tôi Dau don the la cung ..Hu.hu..hu...hi.hi ..hi.....

    Trả lờiXóa
  6. Bác Trọng Nghĩa viết bậy
    Việt Nam không phải CẦM
    Mà thực ra là họ
    Đang xin Tàu... liếm chân

    Trả lờiXóa
  7. Nước với chả đôi . Các bác đọc dùm thông cáo chung VN-TQ nhân dịp Nguyễn Xuân Phúc qua triều cống cái . 3 điều rõ nhất: (1) Vịnh Bắc Bộ trở thành vùng khai thác chung (2) rõ nhất, thái độ của VN đ/v Đài Loan là những gì được Trung Quốc cho phép, và (3) tùy các bác muốn hiểu thế nào thì hiểu .

    (1) tổ chức các hoạt động tuần tra chung trong Vịnh Bắc Bộ và huấn luyện chung về tìm kiếm cứu nạn, chống cướp biển, chống khủng bố trên biển; phòng chống các loại tội phạm; thực hiện tốt “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc”; triển khai hợp tác tìm kiếm cứu nạn trên biển; gia tăng tần suất kiểm tra liên hợp nghề cá tại khu vực đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ

    (2) Phía Việt Nam khẳng định thực hiện chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của Việt Nam

    (3) Tăng cường hợp tác tài chính và tiền tệ. Thực hiện tốt các công việc tiếp theo sau Phiên họp lần thứ hai Nhóm công tác hợp tác về tài chính - tiền tệ . Lời bàn của tớ: có phải tiến tới thống nhất về tiền tệ không ?

    Phát huy vai trò Nhóm công tác hợp tác về kết cấu hạ tầng, tích cực nghiên cứu và thúc đẩy các dự án hợp tác kết nối trong khuôn khổ “hai hành lang, một vành đai” và “một vành đai, một con đường”; khẩn trương lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; ủng hộ doanh nghiệp hai bên đẩy nhanh giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong các dự án hợp tác liên quan giữa hai bên; tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào các dự án phù hợp với nhu cầu và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam

    Hết nói!

    Link đây

    http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Tieu-diem/2016/40815/Toan-van-Thong-cao-chung-Viet-Nam-va-Trung-Quoc.aspx

    Trả lờiXóa
  8. Cầm chân từng bước một
    Nhượng sẽ từ từ thôi
    Làm sao cho đúng hạn
    Nhập Tàu năm hai mươi (2020)

    Trả lờiXóa
  9. Biển Đông: Sách lược cầm ku cộng sản Trung Quốc của cộng sản Việt Nam!

    Trả lờiXóa
  10. Từ Biển Đông lan rộng đến tòan Thái Bình Dương …
    ****************************************


    The Mediterranean was the ocean of the Past, the
    Atlantic the ocean of the Present, and the Pacific the ocean of the Future."

    "Địa Trung Hải là đại dương của Quá khứ, Đại Tây Dương là đại dương của Hiện tại và Thái Bình Dương là đại dương của Tương lai

    Ngoại trưởng John Hay (thời William McKinley và Theodore Roosevelt) và là Trợ lý Tổng thống Abraham Lincoln từng dự báo như vậy từ cuối Thế kỷ 19






    Người Hoa Kỳ trở lại Á châu

    Biển Đông điểm tới hẹn đầu cầu

    Xung đột tranh hùng chắc dậy sóng

    Đấu tranh chắc phải tránh được đâu !

    Giấc mơ Trịnh Hòa Đại Hán thức

    Quyền lợi va chạm càng đâm sâu

    Hãy nắm gấp Thời cơ Vận hội

    Đồng minh chiến lược sát cánh nhau …


    Nguyễn Hữu Viện


    "Thái Bình Dương mênh mông đủ chỗ cho hai nước lớn Hoa Kỳ và Trung Hoa."

    Tập Cận Bình nói với Tổng thống Mỹ Barack Obama
    trong phiên họp Thượng đỉnh Mỹ-Trung kéo dài hai ngày
    tại trang trại ở sa mạc Mojave tiểu bang California.

    Trả lờiXóa
  11. Thái độ và hành động hèn nhát và quỵ lụy vì tiền của lãnh đạo đảng và chính phủ VN tạo thể thượng phong cho Bắc Kinh đè đầu cưỡi cổ VN. Thời kỳ "bắc thuộc lần thứ 2 bắt đầu " như cố BT Nguyễn Cơ Thạch đã cánh báo trước đây.

    Trả lờiXóa