Trang BVB1

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

BẠO LỰC – Chẳng lẽ Công an không khác côn đồ?

Liên tiếp trong những ngày cuối tuần qua, tình trạng hai phóng viên bị công an đánh là bản tin xuất hiện trên nhiều mặt báo.
Ngày 21/9/2016, phóng viên Đỗ Thanh Hải (báo VTC News) bị một nhóm công an viên của xã Cư Pô (huyện Krông Puk) tấn công thô bạo đến mức nhập viện. Hai ngày sau, sáng 23/9/2016, phóng viên Trần Quang Thế (báo Tuổi Trẻ) bị một nhóm người, trong đó có cán bộ của Đội cảnh sát hình sự CA huyện Đông Anh (Hà Nội), lao vào hành hung. Sử dụng bạo lực liệu đã thành nghiệp vụ của công an trong các tình huống muốn ngăn cấm chụp ảnh quay phim?
Tôi thấy nhiều nhà báo phẫn nộ, tôi thấy Hội nhà báo lên tiếng và mọi người phản ứng gần như lần đầu mới thấy chuyện đó. Rồi tất cả sẽ lại chìm xuồng và im lặng, bởi lời xin lỗi và có lẽ là cả chỉ đạo từ trên nữa.
Chuyện công an đánh nhà báo không còn lạ, bởi năm 2012, trong một cuộc hội thảo với nhiều nhà báo và blogger ở Thái Lan khi nhắc đến tình hình an toàn tác nghiệp ở Việt Nam, đoạn clip được ban tổ chức trình chiếu chính là cảnh quay công an tấn công hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long (Báo VOV) rất thô bạo tại vụ cưỡng chế ở Văn Giang (tỉnh Hưng Yên).
Tôi còn nhớ cả khán phòng im bặt. Anh bạn nhà báo người Myanmar ngồi bên cạnh tôi hỏi thầm thì: nhà báo còn bị như vậy thì các bạn (những bloggers) sẽ như thế nào?
Chúng tôi im lặng xiết tay nhau, mỗi đứa theo đuổi một nỗi lo sợ cho sự an toàn của bạn bè bởi lúc ấy Myanmar còn chưa có tự do báo chí.
Tháng 1/2014, tôi nhìn thấy anh bạn mình xuất hiện trong một cuộc biểu tình cùng hàng chục nhà báo khác để đòi tự do cho một đồng nghiệp bị bắt giam khi đang tham gia điều tra tham nhũng. Vài tháng sau, trong một email ngắn ngủi hỏi thăm tôi, bạn nhắc lại những ngày chúng tôi ngồi bên nhau trong lớp học, nói về những giấc mơ văn minh, về tự do báo chí, về quyền con người, về những giá trị chúng tôi đang theo đuổi và kết thúc: “Quin ơi, tôi luôn nhớ tới bạn, nhớ tới thứ tự do mà chúng ta đang theo đuổi không chỉ dành riêng cho các nhà báo. Mọi thứ chỉ có thể thay đổi khi chấm dứt được tình trạng sử dụng bạo lực tuỳ tiện với những người đưa tin. Bạn tôi cẩn trọng nhé”.
Tôi luôn nhớ tới lời anh bạn này mỗi khi đọc tin ai đó bị công an đánh vì tác nghiệp, không chỉ là nhà báo, bloggers, mà bất kỳ người dân nào cũng vậy.
Khi sử dụng bạo lực để tấn công người đưa tin trong khu vực không hạn chế quay phim chụp ảnh nhằm ghi nhận thông tin là tội ác.
Mọi thứ có lẽ sẽ đã khác nếu năm 2012 Hội nhà báo đừng im lặng.
Mọi thứ có lẽ sẽ đã khác nếu khi đồng nghiệp bị đánh các nhà báo đừng ngồi vạch lá tìm sâu, bỉ bôi chê bai hay tìm lý do để cho rằng đồng nghiệp bị đánh là đáng.
          Mọi thứ có lẽ sẽ đã khác nếu tất cả chọn cách lên tiếng vì thấy người khác bị tấn công bằng bạo lực chứ không phải phân loại chia phe vì tấm thẻ.
Có rất nhiều lời giải thích cho việc công an sử dụng bạo lực với nhà báo và những người dân khác. Trong đó, lý do nghiệp vụ luôn được viện dẫn bằng nhiều mỹ từ khác nhau.
Là một người hoạt động đã từng đối diện với nhiều tình huống bạo lực do công an gây ra, tôi tin rằng họ đã được huấn luyện để đánh đập bất kỳ ai có khả năng ghi hình, lưu giữ những khoảnh khắc sai phạm của họ.
Tôi không thể nào quên những ánh mắt vằn đỏ đầy hung tợn của hàng chục thanh niên bịt mặt đi kèm lực lượng công vụ kèm cặp tôi hay canh gác trước nhà tôi.
Tôi không thể nào quên những cú đánh dằn mặt của họ nhằm cản bước tôi.
Bạo lực luôn được công an sử dụng triệt để nếu hôm nay bạn im lặng khi chứng kiến người khác bị đánh, hãy nhớ điều đó.
Chỉ khi nào có biện pháp chấm dứt việc sử dụng bạo lực như là nghiệp vụ của ngành công an thì khi đó mới không có một ai bị đánh đập khi đang tác nghiệp nữa.
(FB Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – Mẹ Nấm)
------------

13 nhận xét:

  1. Thưa vâng! Chúng chính là côn đồ đấy ạ. Vậy cho nên giám đốc công an HN nội Phạm Chuyên mới bẩu "... Phải phấn đấu để dân không gọi là thằng..." Đấy ạ. Dân ta giờ gọi chúng là côn an... Hay là lũ chó săn ăn thuế của dân canh cửa đảng...

    Trả lờiXóa
  2. Không biết có phải TBT Nguyễn Phú Trọng tham gia thường vụ đảng ủy công an để tăng cường cho công an đánh người tàn bạo trắng trơn hơn ?chẳng lẽ đây là bản chất của vấn đề chăng? Những vụ công an đánh người gần đây là để thể hiện bạo lực phi pháp chào mừng TBT thư được vào thường vụ đảng ủy công an?

    Trả lờiXóa
  3. Bác này mắc mớ lạ
    Khác lương, khác phẩm hàm
    Nhưng việc chung: cướp, giết
    Nên gọi là CÔN AN

    Trả lờiXóa
  4. CÔNG AN HAY CÔN ĐỒ CŨNG THẾ THÔI

    Trả lờiXóa
  5. Dân lương thiệnlúc 12:09 25 tháng 9, 2016

    Công an, nếu hiểu theo nghĩa đúng là phải hiểu các thủ đoạn của côn đồ, để ngăn chặn chúng và để đè chiến thắng chúng. Đôi lúc hành động của công an phải nhanh hơn, quyết liệt hơn côn đồ. Sự khác biệt giữa công an và côn đồ chính là mục đích của hành động.Một bên là bảo về dân, một bên là ức hiếp làm hại dân.
    Nhưng nếu mục đích hành động của công an cũng khốn nạn như côn đồ, tức là công an trở thành BỌN CÔN ĐỒ ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO VỆ.
    Như thế, tất nhiên công an khốn nạn hơn côn đồ

    Trả lờiXóa
  6. Bác Nấm này lạ thật
    Mới dưới đát lên à
    Họ nhập nhau làm một
    Tự bảy đời nhà ma

    Trả lờiXóa
  7. Bọn này cởi bỏ quân phục ra là lộ bản chất côn đồ ngay.

    Trả lờiXóa
  8. Buồn!
    Văn hóa và Pháp luật xuống cấp. Bạn Phan Hồng Giang đã từng viết về biểu hiện suy thoái trong xã hội hiện nay: (1) Đồng tiền bất chính, (2) Bạo lực lên ngôi, (3) Giả dối thắng thế, (4) Con người vô cảm. Riêng tôi, xin sửa lại (4) Con người bản năng, thêm (5) Lãnh đạo vô cảm. Vì, nguồn gốc "Bạo lực lên ngôi" là do đào tạo và thuần hóa thanh thiếu niên thành những con chưa thành người, hành động như cái máy (con vật).
    Cha con, đua nhau làm quan để có điều kiện và thời cơ "Ăn cướp có giấy phép". Đặc biệt, thanh niên khi vào học thì tre trung, trong sáng, qua lò đào tạo công an...ra một lũ vừa khùng, vừa điên-"hung tàn và gian ác", kể cả người cùng huyết thống, ông bà cha mẹ...đều là đối tượng cần trấn áp!
    Buồn là thế, nên công an ra mặt đánh, hành hung các nhà báo và người dân là đương nhiên. Bản chất của công an Việt Nam hiện nay là dzây! Không mấy lạ!

    Trả lờiXóa
  9. Công an là chính côn đồ
    Côn đồ cũng chính là đồ lưu manh
    Lâu rồi gắn kết ba anh
    Làm thành một cái gọi ngành côn an

    Trả lờiXóa
  10. Bé níu mẹ thỏ thẻ:
    Mẹ ơi! Công an và ông kẹ ...
    Ông nào đáng sợ hơn ?!

    Trả lờiXóa
  11. Như trong một gia đình, cha mẹ là bọn cướp thì sinh ra một lũ con sẽ mất dậy và lưu manh. Cái xã hội gọi là xhcn luôn với tư tưởng đấu tranh giai cấp, nghĩa là cướp của người khác để chia nhau không khác gì bọn cướp lâu la vô luật lệ, tất nó phải đưa xã hội đến tình huống như ngày hôm nay. Thêm vào đó chữ HIẾU đối với ông bà cha mẹ lại bị cho vào sọt rác thì chả còn gì phải ngạc nhiên.
    Thiên đường xhcn là đấy.

    Trả lờiXóa
  12. Mặc Cảnh phục,rõ ràng là côn an-Cởi cảnh phục ra,rõ ràng nó là côn đồ.
    Sản phẩm đặc trưng của mọi quốc gia do cs cầm quyền.

    Trả lờiXóa
  13. Mẹ khiếp trong cái thể chế quái thai mà chó hồ mang về đến nay từ thằng Quang điên Trọng lú đến con Ngân ngu Phúc đần đều là côn đồ thì tránh sao mấy thằng chó công an o côn đồ

    Trả lờiXóa