Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm Bắc Kinh vào
ngày hôm nay (thứ bảy). Những chuyến viếng thăm lẫn nhau Nga - Trung gần như đã
được lập trình thường niên trong những năm trở lại đây.
Bán vũ khí
Nga từ lâu vẫn giữ vững vị trí thứ hai (sau Mỹ) trong
tiêu thụ vũ khí quân sự toàn cầu. Tuy nhiên, Pháp với sự bùng nổ trong các thỏa
thuận mua bán đang có khả năng thế chỗ Nga để trở thành nhà cung cấp hàng đầu
tại châu Á. Cùng lúc đó, TQ lại nỗ lực giảm nhập khẩu, gia tăng chế tạo trong
nước.
“Kể từ khi phương Tây áp dụng cấm vận Nga và giá dầu
sụt giảm năm 2014, buôn bán vũ khí ngày càng có vai trò quan trọng với ngân
sách Nga", Agnia Grigas, của Hội đồng Atlantic cho biết. "Tiếp theo
các thỏa thuận vũ khí giữa hai nước năm 2015, dường như sẽ có nhiều hợp đồng
tiếp tục trong chuyến thăm lần này", ông này dự đoán.
Thứ hai đầu tuần, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã
loan báo về một thỏa thuận giữa Moscow
và Bắc Kinh về việc Nga cung cấp các động cơ rocket RD-180. Phó thủ tướng Nga
cũng nhấn mạnh, thỏa thuận này chỉ chờ ông Putin tới TQ là ký kết. Lauren
Goodrich- chuyên gia phân tích của hãng Stratfor tin rằng, lần mua bán này cho
thấy Nga đã tìm được người mua lý tưởng.
Người ta vẫn dành nhiều thời gian quan sát và không
khỏi hồ nghi mối quan hệ Nga - Trung. Ảnh: AP
Với người Nga, TQ luôn là thị trường tiềm năng. Sau
một thời gian chững lại do TQ chủ động tự sản xuất vũ khó, giờ đây Nga hoàn
toàn có thể hy vọng về một tương lai sáng lại, khi việc buôn bán vũ khí có dấu
hiệu tấp nập trở lại.
Bán năng
lượng
Nhiều người biết, có một hệ thống ống dẫn khí tự nhiên
giữa Nga và TQ đang được xây dựng qua Siberia
và một đường ống sắp xây dựng là Altai. Tuy nhiên vì nhiều lý do, hai dự án này
chưa tiến triển như kỳ vọng.
Trong chuyến thăm này, có vẻ như hai nhà đồng cấp sẽ
dành thời gian thảo luận về các kế hoạch xuất khẩu khí đốt của Nga. Giới quan
sát cũng quả quyết rằng, chuyến thăm của ông Putin lần này có thể sẽ có đột phá
đáng kể nhằm phá vỡ sự đình trệ của các dự án chiến lược này.
Không chỉ bàn chuyện năng lượng, tuần trước, Bộ Giao
thông Nga đã thông báo về một kế hoạch tham vọng là xây dựng mạng lưới đường
sắt giữa cảng Zarubino (phía đông) với TQ. Dự án có giá trị gần 460 triệu USD
và Nga cần TQ đầu tư. Xem ra Bắc Kinh lại có những kế hoạch lớn lao liên quan
đến tuyến vận tải đường sắt chạy qua Nga.
Còn nhớ thời điểm năm 2014, trong chuyến một thăm Bắc
Kinh ông Putin đã chứng kiến vô số lễ ký kết các thỏa thuận trong đó có hợp
đồng cung cấp khí tự nhiên 30 năm trị giá 400 tỉ USD.
Đáp lại, TQ dịp đó cũng cũng cam kết cung cấp nhiều
khoản vay khổng lồ nhằm giúp Nga gia cố mạng lưới đường sắt cao tốc nối Moscow và thành phố Kazan .
Kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine, chính phủ
Nga đã cố gắng làm giảm đi vị trí của phương Tây bằng tuyên bố sẽ thay thế giao
thương với châu Âu và Mỹ, hướng tới thị trường Nam Mỹ và Đông Á. Một trong
những đối tác quan trọng mà Nga có lẽ tự hào trong suốt hai năm qua chính là
TQ. "Nga đang chứng tỏ rằng quan hệ Nga-Trung như bức tường thành chống
lại phương Tây", Agnia Grigas, nhà nghiên cứu tại Hội đồng Atlantic nhận
định.
"Trong mối quan hệ ấy, có cả lý do thực dụng lẫn
chính trị”, ông Grigas quả quyết.
Cho dù Bắc Kinh và Moscow luôn tỏ cho thiên hạ thấy rằng quan hệ
giữa hai nước ngày càng trở nên nồng ấm, nhưng người ta vẫn dành nhiều thời
gian quan sát và không khỏi hồ nghi.
Nhiều thỏa thuận giữa hai bên lúc đầu thì tưng bừng,
nhưng rồi chậm dần lại. Một trong những lý do là kinh tế Nga đang lâm vào thế
khó, Đồng rúp mất giá. Bên cạnh đó giá dầu thấp thê thảm đã khiến nhiều dự án
năng lượng bị đổ bể hoặc dừng vô thời hạn.
Thêm vào đó, dự án tham vọng của Bắc Kinh mang tên
Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng ở Trung Á
- mà Nga coi là sân sau - khiến Moscow cũng có nhiều quan ngại. Cho dù TQ không
ngớt hứa hẹn điều phối các dự án với Liên minh kinh tế Á Âu do Nga khởi xướng,
nhưng thực chất họ lại tập trung vào nhiều thỏa thuận song phương với
Kazakhstan và thành viên khác trong khối, điều này Nga biết thừa.
Đáng chú ý, mới đây Truyền hình nhà nước Nga đã phát
một chương trình của đạo diễn nổi tiếng Nikita Mikhalkov mô tả giả định sự xâm
lấn của người TQ. Video kết thúc với việc TQ nhanh chóng hiện diện tràn ngập ở
vùng Viễn Đông và Siberia của Nga, vẽ ra một
đường biên giwois mới dọc dãy Urals - vốn được coi là danh giới Âu và Á.
Minh Tâm(Theo Newsweek, Dailymail)/VnN
--------------
*
Tin liên quan
-------------
Con người như Putin tưởng thông minh, hóa ra chỉ là loại "trồng cây chuối".
Trả lờiXóaVN mà là đồng minh với Mỹ là Nga, Tàu teo ngay! Vì chúng quá biết độ lỳ của người Việt trên chiến trường.
Trả lờiXóa2 con quái vật này mà gặp nhau thì, chuyện XẤU- nhiều,chuyện TỐT LÀNH-không có!
Trả lờiXóaLâu nay TQ chạy đua vũ khí với các cường quốc thật ráo riết . Nhưng sao không thấy TQ bị hụt hơi vậy , dường như kinh tế cũng có bị hụt hơi , ví như có chiến tranh , bị G7 cấm vận thì TQ đứt hơi luôn .
Trả lờiXóaQuan hệ Nga - Trung có thể lấy câu ngạn ngữ Viêt Nam để khái quát,đó là:"Kẻ căp gặp phải bà già".khi nói về tham vọng bành trướng lãnh thổ thì đế quôc Sa Hoàng cũng chăng kém gì Thiên triều Đại Hán.Ngay trong thời kỳ hiên đại mà lãnh đạo cọng sản Tàu còn phải ngâm bồ hòn làm ngọt khi phai dâng hàng nghìn cây số vuông ở vùng viễn Đông cho đại đế Nga thời mới đấy,không tin cứ sang hỏi Giang Trạch Dân còn sông sờ sờ ra đấy.Trong quá khứ mối tình Liên Xô - Trung Quôc cũng trải qua bao dâu bể,đã từng Đồng chí,anh em,đã từng xa xả chửi nhau,xem nhau là đế quôc không đội trời chung,rôi đã từng choảng nhau diệt cả hang sư đoàn của nhau trên sông Hăc Long Giang...Liên Xô tan rã,Nga muốn tìm lại chut hào quang siêu cường một thuở còn ở chung gọi là Liên Bang xô viêt.Pu tin độc tài chuyên chế với tham vọng mở rông lãnh thổ bằng thôn tính bán đảo Crưm,ngay lập túc bị Mỹ và EU câm vận,bị cô lập trên trường quốc tế.
Trả lờiXóaĐươc sự hậu thuẫn của Mỹ và nguồn đầu tư tài chính đồi dào từ Mỹ và các nươc Phương Tây kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng,bỏ chiến lược ẩn mình chờ thời của Đăng,Tâp vội trỗi đậy với tham vọng"Trung Hoa mộng" mang tư tưởng siêu cường hung hăng hiếu chiến thách thưc với Mỹ,ngay lập tức Hoa Kỳ xoay trục sang châu A-Thái Bình Dương tạo thanh vòng vây xiết quanh Trung Quôc.Với tham vọng chiếm trọn biển Đônng bằng đường lưỡi bò vô căn cứ bị Phi luật Tân kiện ra tòa trọng tài quốc tế,trước công bố của PCA sắp tới,bị Mỹ và các nươc Phương tây,cac nươc yêu chuộng hòa bình,công lí,bị cô lâp Trung Quôc lại tìm đên Nga.Tuy hằm hè,nghi ngại nhau vẫn phải cần nhau.Được ví như con sư tử vừa tỉnh giấc,nhưng răng chưa săc,vuốt chưa nhọn,Trunng Quôc cần vũ khí của Nga,gầu Nga bị cấm vận đói tiền,tài chính suy kiệt lai thèm đông Nhân dân tệ của Tàu ban phát.Đồng sàng nhưng dị mộng đó là nghịch cảnh mà Tâp Cận Bình và Pu tin đang cùng cố gắng song ca trong điệp khúc chông Mỹ.Hãy xem sức chông đến đâu,ai thăng ai hồi sau sẽ rõ.Cứ lấy thành trì cộng sản Liên Xô mà soi.
Chúng đồng sàng giả vờ, còn dị mộng là luôn luôn thật. Chỉ khổ dân lành 2 nước đó.
XóaThực ra là Putin đang rước họa về cho dân NGA đó.
Trả lờiXóaSao mà Nga ngố lại phải khổ thế !!!
Quan hệ kiểu "Kẻ cắp bà già" hoặc là "mạt cưa mướp đắng" thôi! Cố "lên gân" để hù Hoa Kỳ - Nhât Bản, chứ bố bảo hai thằng này dám đổ ... thóc giống ra cầy cấy, thu hoạch chung!
Trả lờiXóaNhưng mình cũng mệt, thôi thì "tiên trách kỷ, hậu trách nhân"!
Puttin cùng đường đáng thương!!!
Trả lờiXóaVung tiền thuế của dân ra để nịnh vây cánh cố giữ lấy cái ghế mục đấy mà.
Trả lờiXóaSói rừng nham hiểm nhiễm ebola Vladimir Putin chết đi ! thiên lôi đánh tan xác mầy !
Trả lờiXóa