Trước hết cần phải khẳng định rằng: kể từ khi kết thúc
Chiến tranh Việt nam, Mỹ chưa bao giờ rời bỏ Á châu – Thái bình Dương mà vẫn
luôn luôn hiện diện quân sự tại Nhật bản, Nam Triều tiên, Philippines,
Singapore, Thái lan. Nói rằng “Mỹ quay trở lại Á châu – Thái bình Dương” chỉ ám
chỉ Mỹ quay trở lại Việt nam mà thôi. Vậy Mỹ quay trở lại Việt nam để làm gì?
Câu trả lời chính xác chỉ có thể là tiêu diệt chủ
nghĩa bá quyền tại nước Tàu! Chủ nghĩa bá quyền tại nước Tàu bao gồm Nho giáo
[1] tích hợp với Chủ nghĩa Marx biểu hiện thành chủ nghĩa cộng sản [2].
Độc tài?
Đối với Mỹ cũng như thế giới tự do, chủ nghĩa bá quyền
còn nguy hiểm hơn nhiều so với bất cứ hệ tư tưởng nào thuộc về hệ tư tưởng
chuyên chế, kể cả Nho giáo lẫn chủ nghĩa cộng sản. Ngay cả Hồi giáo cực đoan dù
sắt máu đến đâu cũng vẫn thua kém chủ nghĩa bá quyền về mức độ nguy hiểm. Xin
lấy một ví dụ thực tế: Nhà nước Hồi giáo (IS) vừa nổi lên được một thời gian
ngắn, chưa kịp đạt được những thành tích kinh hoàng như chủ nghĩa cộng sản, đã
thoái trào nhanh chóng. Nhà nước Hồi giáo ở Trung Đông chưa có vũ khí hạt nhân
nhưng với hình thức bề ngoài biểu hiện thành nhà nước cộng sản, Nhà nước Bá
quyền tại nước Tàu đã thủ đắc vũ khí đó. Chủ nghĩa cộng sản tự nó đã nguy hiểm
nhất tại Tây phương nhưng càng nguy hiểm hơn nữa tại nước Tàu nhờ được gia cố
mạnh mẽ bởi Nho giáo mà biến tướng thành chủ nghĩa bá quyền [3]. Thời gian qua,
chế độ chính trị tại nước Tàu đã chuyển biến sâu sắc từ độc tài tả khuynh (độc
tài cộng sản) sang độc tài hữu khuynh (độc tài bá quyền dựa trên chủ nghĩa cộng
sản tích hợp với Nho giáo) thể hiện qua việc nhà nước bá quyền tại nước Tàu
khôi phục Nho giáo bằng việc mở Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới [4]. Dù ấu
trĩ đến đâu cũng có thể nhận thấy được chủ nghĩa bá quyền tại nước Tàu nguy
hiểm như thế nào (không thể lường hết được!) đối với cả thế giới. Nhiều người
đã nhận thấy thực phẩm độc hại, hàng hóa giả mạo, tư tưởng cực đoan theo kiểu
Tàu được truyền bá qua các Học viện Không Tử, v. v., đã lan tràn khắp thế giới.
Các trí tuệ siêu việt đã cảnh báo nghiêm khắc đối với cả thế giới về mối đe dọa
nghiêm trọng nhất sẽ đến từ Nhà nước Bá quyền tại nước Tàu [5]. Đó chính là lý
do sâu xa nhất khiến Mỹ phải quay trở lại Á châu – Thái bình Dương nhằm ngăn
chặn Thảm họa Tàu.
Cũng như Nho giáo, chủ nghĩa cộng sản với chủ trương
làm cách mạng bạo lực nhằm kiểm soát xã hội bằng chuyên chính vô sản được áp
dụng vào thực tại xã hội ắt phải dẫn đến chế độ độc tài, chế độ này lại ắt phải
dẫn đến chiến tranh: không chỉ có chiến tranh giữa người với người mà còn phải
có cả chiến tranh giữa người với thiên nhiên nữa. Lịch sử thế giới đã chứng
thực rõ ràng như vậy: Cộng sản Nga đi đêm với Fascist Đức để gây nên Chiến
tranh Thế giới lần thứ Hai từ năm 1939 đến năm 1945 [6], Cộng sản Nga đánh
chiếm các nước láng giềng trong cuộc chiến tranh đó [7], Cộng sản Tàu đánh
chiếm Tây Tạng [8], Cộng sản Tàu đánh nhau với Cộng sản Nga vào năm 1969 [9],
v. v.. Chưa kể sự tàn phá khủng khiếp đối với môi trường sống tại các nước cộng
sản, như thảm họa môi trường tại nước Tàu hiện nay cũng như thảm họa hạt nhân
xảy ra tại Liên bang Soviet vào năm 1986 [10]. Chính vì chủ nghĩa cộng sản chỉ
tồn tại theo cái tất yếu chết người như vậy nên Mỹ cũng như thế giới tự do phải
chống chủ nghĩa cộng sản bằng mọi cách với mọi giá.
Trước đây Mỹ đã từng đến Việt nam vào đầu thập niên
1960s nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản tràn qua vĩ tuyến 17 xuống Đông Nam Á
châu nhưng phải rời bỏ đất nước này vào năm 1973 sau khi phạm sai lầm nghiêm
trọng về chiến lược từ đầu thập niên 1960s.
Từ năm 1961 đến năm 1963, Mỹ đòi hỏi Ngô Đình Diệm cho
phép Mỹ đưa quân đội vào chiến đấu trực tiếp tại miền Nam Việt nam. Ông Diệm
cưỡng lại yêu cầu đó khiến Mỹ loại bỏ Ông bằng cuộc đảo chính quân sự vào ngày
1 tháng 11 năm 1963 đẩy miền Nam Việt nam vào tình trạng hỗn loạn [11]. Dù đưa
quân đội vào chiến đấu trực tiếp tại miền Nam Việt nam nhưng Mỹ cũng không thể
ngăn chặn được chủ nghĩa cộng sản tràn xuống vùng đất này. Mỹ toan tính sẽ tiêu
diệt chủ nghĩa cộng sản theo cách khác.
Mỹ rút ra bài học Ngô Đình Diệm: hậu thuẫn cho các nhà
độc tài hữu khuynh chống cộng sản tại một số nước khác, như Tổng thống Suharto
tại Indonesia [12], Park Chung Hee tại Nam Triều tiên [13], Ferdinand Marcos
tại Philippines [14] Lý Quang Diệu ở Singapore [15], August Pinochet tại Chile
[16], v. v., đồng thời bắt tay với Cộng sản Tàu vào năm 1972 để vây hãm Cộng
sản Nga [17]. Sau đó Mỹ rời bỏ Việt nam theo Hiệp định Paris được ký kết vào
ngày 27 tháng 1 năm 1973 bỏ rơi Việt nam Cộng hòa cho Cộng sản Việt nam thống
nhất đất nước dưới chế độ cộng sản [18].
Cần phải hiểu rằng: bỏ rơi Việt nam Cộng hòa chẳng qua
chỉ nhằm thúc đẩy Việt nam thống nhất mà thôi, lúc đó chắc chắn bất lợi cho Mỹ
nhưng sau đó sẽ khác. Về lâu dài, một nước Việt nam thống nhất dưới chế độ cộng
sản sẽ vô cùng nguy hiểm đối với Cộng sản Tàu. Mỹ bắt tay với Cộng sản Tàu nhằm
vây hãm Cộng sản Nga nhưng bỏ rơi Việt nam Cộng hòa lại nhằm gài bẫy Cộng sản
Tàu.
Ý thức được ý đồ đó, Cộng sản Tàu đã hành động, nhưng
càng hành động càng chui sâu vào cạm bẫy nguy hiểm. Nguyên nhân sâu xa nhất nằm
trong hệ tư tưởng: chủ nghĩa cộng sản dựa trên logic vong thân làm cho nó tự
tiêu vong (xem chú thích 2).
Năm 1974, sau nhiều nỗ lực bất thành nhằm ngăn cản
Việt nam thống nhất, Cộng sản Tàu đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông
vốn thuộc về Việt nam. Mỹ nhắm mắt làm ngơ cho Cộng sản Tàu hành động ngu xuẩn
như vậy để về sau Việt nam phải lôi kéo Mỹ quay trở lại đây mà Mỹ không cần
phải đòi hỏi gì với Việt nam như đã từng đòi hỏi với Ngô Đình Diệm [19].
Năm 1975, Việt nam thống nhất theo đúng kịch bản ngầm
đã được hoạch định từ trước bởi hầu hết các bên liên quan, trừ Cộng sản Tàu hết
sức lo ngại nhưng không thể ngăn cản được dù đã cố gắng tối đa. Cộng sản Nga
mong muốn Việt nam thống nhất để về sau có thể dùng Cộng sản Việt nam làm dao
đâm Cộng sản Tàu từ sau lưng. Mỹ cũng mong muốn Việt nam thống nhất để về sau
có thể dùng Việt nam làm mũi nhọn xung kích chống Cộng sản Tàu.
Năm 1978, Cộng sản Tàu cải cách kinh tế theo cơ chế
thị trường để biến tướng thành chủ nghĩa bá quyền, rồi dật dây cho Cộng sản
Miên tấn công Cộng sản Việt nam từ phía Tây Nam khiến Cộng sản Việt nam phải
phản kích tự vệ: lật đổ tên đồ tể Pol Pot vốn làm tay sai đắc lực cho Cộng sản
Tàu.
Năm 1979, Cộng sản Tàu bắt đầu thực hiện chủ nghĩa bá
quyền bằng việc cất quân đánh Cộng sản Việt nam tạo ra một vết thương âm ỷ
không bao giờ lành cho quan hệ giữa Cộng sản Việt nam với Cộng sản Tàu [20].
Năm 1986, Cộng sản Việt nam bắt đầu cải cách kinh tế
theo cơ chế thị trường nhằm tránh nguy cơ sụp đổ, chính thức từ bỏ Chủ nghĩa
Marx – Lenin về mặt kinh tế nhưng vẫn kiên định hệ tư tưởng này về mặt chính
trị từ đó đến nay.
Năm 1988, Cộng sản Tàu đẩy mạnh thực hiện chủ nghĩa bá
quyền qua việc đánh chiếm một số đảo trong quần đảo Trường Sa vốn cũng thuộc về
Việt nam, đâm thêm một nhát nữa vào vết thương âm ỷ không bao giờ lành trong
quan hệ giữa Cộng sản Việt nam với Cộng sản Tàu [21].
Năm 1989, chế độ cộng sản bắt đầu sụp đổ hàng loạt
theo dây chuyền domino tại Đông Âu châu, xác nhận Mỹ đã thành công bước đầu với
chiến lược bài cộng trên toàn thế giới [22].
Năm 1990, Cộng sản Việt nam nuốt hận đi đêm với Cộng
sản Tàu qua Hội nghị Thành Đô nhằm tránh sự sụp đổ như đã xảy ra tại Đông Âu
châu [23].
Năm 1991, Cộng sản Nga sụp đổ làm cho Cộng sản Việt Nam mất chỗ dựa
phải dựa vào Cộng sản Tàu lúc đó vẫn bị coi như kẻ thù truyền kiếp đối với Cộng
sản Việt nam. Lợi dụng Cộng sản Việt nam lâm vào tình trạng khốn quẫn, Cộng sản
Tàu ra sức o ép Cộng sản Việt Nam .
Năm 1994, Mỹ chấm dứt bao vây cấm vận đối với Cộng sản
Việt Nam .
Việc này không chỉ mở ra một trang mới cho quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam mà
còn bắt đầu gây ra những thay đổi quan trọng tại Á châu – Thái bình Dương.
Năm 1995, Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với
Cộng sản Việt Nam làm cho Cộng sản Tàu cảm thấy bất an. Sự tương tác giữa Mỹ
với Cộng sản Việt Nam đã diễn biến thuận lợi theo chiều hướng phức tạp: mang
lại nhiều lợi ích to lớn cho cả dân tộc Việt nam nhưng rất bất lợi cho Cộng sản
Tàu, khiến Cộng sản Tàu càng ra sức o ép nhiều hơn nữa với Cộng sản Việt Nam.
Năm
2000, Tổng thống Mỹ: Bill Clinton, thăm Việt nam nhằm mang lại hy vọng cho Cộng
sản Việt nam thoát Tàu.
Năm 2006, Tổng thống Mỹ: George W. Bush, thăm Việt nam
nhằm thúc đẩy sự tương tác giữa Mỹ với Cộng sản Việt Nam .
Năm 2008, xảy ra khủng hoảng kinh tế trên phạm vi toàn
cầu làm cho cả Cộng sản Tàu lẫn Cộng sản Việt nam đều lâm vào tình trạng nguy
khốn: kinh tế suy sụp thúc đẩy đấu đá nội bộ diễn biến khốc liệt hơn bao giờ
hết. Để duy trì ổn định nội bộ, Cộng sản Tàu buộc phải công khai đẩy mạnh thực
hiện chủ nghĩa bá quyền tại Á châu – Thái bình Dương khiến tất cả các nước láng
giềng đặc biệt lo ngại, trong đó Việt nam tỏ ra lo ngại nhất. Vì sao? Vì muốn
duy trì ổn định nội bộ, Cộng sản Tàu phải đè bẹp Việt nam hoặc ít nhất cũng
phải biến Cộng sản Việt nam thành cánh tay nối dài cho mình. Cộng sản Việt nam
có thể sẵn sàng làm cánh tay nối dài cho Cộng sản Tàu nhưng dân chúng Việt nam
lại dứt khoát cưỡng lại. Các cuộc biểu tình rầm rộ chống Cộng sản Tàu xâm lược
xảy ra liên tiếp trên khắp Việt nam từ năm 2008 đến nay đã mở mắt cho Cộng sản
Việt nam thấy rõ thái độ đó. Tình hình đó buộc Cộng sản Việt nam phải đi đêm
với Mỹ.
Năm 2010, Mỹ tuyên bố quay trở lại Á châu – Thái bình
Dương khiến tất cả các nước trong khu vực này, trừ Cộng sản Tàu, hân hoan chào
đón. Riêng Cộng sản Việt nam tuy không dám nói ra thành lời nhưng mở cờ trong
bụng. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ: Bà Hilary Clinton, phát biểu rất tự tin tại Hà
nội chỉ chứng tỏ rằng Cộng sản Việt nam đã đi đêm rất sâu với Mỹ, khiến Cộng
sản Tàu không thể khoanh tay đứng nhìn mà phải mạnh tay hơn nữa với Cộng sản
Việt nam bằng vụ giàn khoan HY 981 xảy ra vào ngày 2 tháng 5 năm 2014.
Năm 2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm viếng nước
Mỹ, đánh dấu Cộng sản Việt nam gần như chính thức ngả theo Mỹ sau khi không thể
cứu vãn tình hữu nghị viển vông với Cộng sản Tàu. Cái gì khiến Cộng sản Việt
nam quyết đoán như vậy? Câu trả lời đúng rất đơn giản: Cộng sản Việt nam biết
rõ Cộng sản Tàu đang suy sụp nhanh chóng, không thể hồi phục được, khiến Cộng
sản Việt nam không còn sợ Cộng sản Tàu nữa.
Năm 2016, Tổng thống Mỹ: Barack Obama, thăm Việt nam
nhằm củng cố nền tảng chắc chắn cho sự hợp tác lâu dài giữa Mỹ với Việt nam.
Nhân dịp này, Mỹ chấm dứt cấm vận vũ khí đối với Cộng sản Việt nam coi như công
khai vũ trang cho Cộng sản Việt nam đối phó với Cộng sản Tàu. Tình đồng chí anh
em giữa Cộng sản Tàu với Cộng sản Việt nam chính thức bị lột mặt nạ thêm một
lần nữa kể từ năm 1979. Sự kiện này chắc chắn sẽ để lại những hệ quả quan trọng
cho cục diện chính trị tại Á châu – Thái bình Dương.
Phát biểu tại Hà nội vào sáng ngày 24 tháng 5 năm
2016, Tổng thống Barack Obama nhắc đến Lý Thường Kiệt, Hồ Chí Minh, Thích Nhất
Hạnh, Văn Cao, Nguyễn Du, Phan Châu Trinh, Ngô Bảo Châu, Trịnh Công Sơn. Riêng
Nguyễn Du được nhắc đến hai lần [24].
Nhắc đến Lý Thường Kiệt, Tổng thống Barack Obama muốn
khích lệ người Việt Nam
phát huy tinh thần chủ động để đối phó với Cộng sản Tàu. Nên nhớ rằng, Lý
Thường Kiệt đã chủ động tấn công phủ đầu nhà Tống để giành thế chủ động trong
cuộc chiến tranh sau đó. Nhắc đến Lý Thường Kiệt, Tổng thống Barack Obama còn
muốn gửi một thông điệp cảnh báo cho Cộng sản Tàu: chớ dại dột theo đuổi chủ
nghĩa bá quyền mà chuốc lấy tai họa cho mình.
Nói về Hồ Chí Minh đã trích dẫn “Tuyên ngôn Độc lập”
của nước Mỹ, Tổng thống Barack Obama muốn gợi ý cho người Việt Nam rằng: hãy
học hỏi điều hay lẽ phải, hãy tiếp nhận tinh thần khai minh để khai sáng đất
nước. Nên nhớ rằng sự nghiệp chính trị của Hồ Chí Minh chỉ có “Tuyên ngôn Độc
lập” được đọc vào sáng ngày 2 tháng 9 năm 1945 mới có thể được đánh giá cao
nhưng vẫn đứng dưới tầm vóc khai sáng thuộc về nước Mỹ.
Trích dẫn Thích Nhất Hạnh vốn được coi như một trong
các lãnh tụ lớn nhất cho Phật giáo hiện nay, Tổng thống Barack Obama không chỉ
lưu ý cho các cử tọa hiểu được nền tảng tinh thần để Mỹ hòa giải với Việt nam
mà còn muốn kêu gọi người Việt nam hòa giải với nhau trên tinh thần nhân bản.
Mượn lời ca từ “Mùa Xuân đầu tiên” được sáng tác bởi
Nhạc sỹ Văn Cao, Tổng thống Barack Obama muốn lưu ý rằng chuyến thăm này sẽ
thúc đẩy thắt chặt quan hệ hữu nghị giữa Mỹ với Việt Nam .
Nhắc đến thơ của Nguyễn Du, triết lý của Phan Châu
Trinh và toán học của Ngô Bảo Châu sẽ được giảng dạy bởi Đại học Fulbright tại
Sài gòn, Tổng thống Barack Obama muốn đánh động cho người Việt nam hiểu rằng:
chính người Việt nam đã có những giá trị tinh thần thuộc về Chân – Thiện – Mỹ
nhưng nếu người Việt nam không tự hiểu được những giá trị đó thì người Mỹ sẽ
giúp người Việt nam hiểu được những giá trị đó. Dựa vào thơ của Nguyễn Du,
triết lý của Phan Châu Trinh và toán học của Ngô Bảo Châu, Việt Nam hoàn toàn
có thể thoát Tàu về tư tưởng.
Nhắc đến “Nối vòng tay lớn” được sáng tác bởi Nhạc sỹ
Trịnh Công Sơn, Tổng thống Barack Obama muốn khuyến khích Việt nam hội nhập
mạnh mẽ hơn nữa vào thế giới văn minh.
Tổng thống Barack Obama kết thúc phát biểu bằng hai
câu thơ trong “Đoạn trường tân thanh” được tạo tác tuyệt vời bởi Nguyễn Du:
“Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi”, nhằm cam kết sẽ
thủy chung son sắt với Việt Nam ,
tức là Mỹ sẽ không bỏ rơi Việt nam như trước đây đã từng bỏ rơi Nam Việt Nam .
Cần chú ý rằng: trong số các nhân vật nổi tiếng nhất
tại Việt nam được nhắc đến trong bài phát biểu đó, Hồ Chí Minh có vị thế khiêm
tốn nhất. Ông không thể làm ông thầy lớn cho người Mỹ mà chỉ có thể làm học trò
nhỏ cho người Mỹ, cũng tức là Hồ Chí Minh không có gì cho người Mỹ học tập mà
chỉ có thể phải theo học ông thầy Mỹ! Nếu từ bỏ ông thầy Mỹ thì sẽ khó hoặc
thậm chí không thể làm nên sự nghiệp khai sáng cho đất nước mình. Chiến tranh
Việt nam từ năm 1945 đến năm 1975 đã chứng tỏ rõ ràng như vậy. Chớ nên thấy
Tổng thống Barack Obama đến thăm nhà sàn mà đã vội vã ngộ nhận Tổng thống
Barack Obama hâm mộ hoặc đề cao Hồ Chí Minh! Vẫn còn đấy di chứng nặng nề từ
Cải cách Điền địa 1955. Vẫn còn đấy di chứng nặng nề từ Vụ án Nhân văn – Giai
phẩm 1957 – 1958. Vẫn còn đấy di chứng nặng nề từ Nội chiến tương tàn 1959 –
1975. Vân vân!
Theo nguyên tắc ngoại giao, Tổng thống Barack Obama
buộc phải trình diễn các cử chỉ nhã nhặn chỉ mang tính chất thực dụng không
tránh khỏi gây ra hiểu lầm cho một số người nào đó khiến họ cảm thấy lo ngại mà
kết luận vội vã rằng: Mỹ bỏ rơi nhân quyền để đồng hành với Cộng sản Việt nam
[25].
Cần phải khẳng định rằng: nếu bỏ rơi nhân quyền thì Mỹ
không cần phải đồng hành với Cộng sản Việt nam, rằng Mỹ cần phải đồng hành với
Cộng sản Việt nam để Việt nam mới có thể đạt được nhân quyền. Chính sách này
bắt nguồn từ ít nhất hai nguyên nhân chính: 1/ Cộng sản Tàu khống chế chặt chẽ
Cộng sản Việt nam khiến Cộng sản Việt nam bất mãn mà ly khai với Cộng sản Tàu;
2/ Lực lượng dân chủ tại Việt nam còn non kém không thể thay đổi được Việt nam
trong thời gian trước mắt. Nguyên nhân thứ hai lại bắt nguồn từ nguyên nhân thứ
nhất: Cộng sản Tàu gia tăng áp lực với Cộng sản Việt nam làm cho Cộng sản Việt
nam phải siết chặt kiểm soát đối với dân chúng Việt nam về chính trị để tránh
hỗn loạn đổ vỡ. Một nước Việt nam hỗn loạn đổ vỡ sẽ chỉ làm mồi ngon cho Cộng
sản Tàu. Vậy Mỹ cần phải tập trung ưu tiên để xử lý nguyên nhân thứ nhất: thận
trọng thúc đẩy Cộng sản Việt nam thoát Tàu từng bước về kinh tế, chính trị, và
tư tưởng.
Đối với Mỹ, độc tài nào cũng xấu nhưng độc tài hữu
khuynh xấu ít hơn so với độc tài tả khuynh. Mỹ không chấp nhận bất cứ độc tài
nào nhưng phải ứng xử linh hoạt bằng các chính sách mềm dẻo: dùng độc tài này
để ngăn chặn độc tài khác. Khi thấy bất cứ một nền độc tài nào sắp sụp đổ ở bất
cứ đâu, dù thân cận đến mấy với Mỹ, Mỹ cũng sẵn sàng bỏ rơi các nhà độc tài ở
đó, như đã từng bỏ rơi Tổng thống Suharto tại Indonesia, Chun Doo Hwan tại Nam
Triều tiên, Ferdinand Marcos tại Philippines, August Pinochet tại Chile, Hosni
Mubarak tại Ai cập, v. v.. Chớ ngây thơ ảo tưởng về người Mỹ!
Người Mỹ không thích hình thức rởm, họ sẵn sàng bỏ qua
các tiểu tiết để đạt được mục đích chiến lược. Đó là tiêu diệt chủ nghĩa bá
quyền tại nước Tàu nhằm dân chủ hóa thế giới. Muốn tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản
tại Đông Á châu, chỉ cần tiêu diệt chủ nghĩa bá quyền tại nước Tàu. Chủ nghĩa
bá quyền tại nước Tàu chỉ dùng chủ nghĩa cộng sản làm công cụ tư tưởng để theo
đuổi mưu đồ thống trị đối với Đông Á châu. Một khi chủ nghĩa bá quyền tại nước
Tàu bị tiêu diệt hoặc tự tan rã, sẽ không còn bất cứ lý do nào cho chủ nghĩa
cộng sản tồn tại. Nhưng người Mỹ không thể một mình đơn thương độc mã đối đầu
với chủ nghĩa bá quyền tại nước Tàu mà trước mắt cần phải tuyển mộ một tay súng
thiện xạ làm mũi nhọn xung kích. Cộng sản Việt nam hoàn toàn có thể thỏa mãn
được nhu cầu đó nhờ khả năng đánh đấm được tôi luyện qua nhiều năm chiến tranh
hết chống Mỹ lại chống Cộng sản Tàu. Trong cơn nguy khốn cùng cực hiện nay,
Cộng sản Việt nam không còn lựa chọn nào khác ngoài lựa chọn duy nhất phải làm
mũi nhọn xung kích cho người Mỹ tiêu diệt chủ nghĩa bá quyền tại nước Tàu.
Chính các mâu thuẫn đối kháng phát tác ngay trong chủ nghĩa bá quyền làm phát
sinh mâu thuẫn đối kháng giữa Cộng sản Tàu với Cộng sản Việt nam đã tạo thành
duyên số đẩy đưa Cộng sản Việt nam đồng hành với người Mỹ. Sự đồng hành này đã
diễn biến nhanh chóng đến hợp tác tình báo được công khai hóa [26]. Người Mỹ
không bao giờ quên nỗi đau tột cùng 1973: sau khi mất mát 58.315 binh sỹ tại
Đông Dương phải rút lui trong nỗi nhục nhã ê chề, với nguyên nhân sâu xa không
thuộc về Cộng sản Việt nam mà chỉ thuộc về Cộng sản Tàu. Trước đó chính Cộng
sản Tàu cùng với Cộng sản Nga đã chỉ đạo (lèo lái dật dây) cho Cộng sản Việt
nam chống Mỹ. Mỹ sẵn sàng bỏ qua cho Cộng sản Việt nam nhưng không thể tha thứ
cho cả Cộng sản Tàu Nga lẫn Cộng sản Nga. Cộng sản Nga đã chết bằng một vụ tự
sát hoành tráng về cả tư tưởng lẫn chính trị vào năm 1991 nhưng Cộng sản Tàu
vẫn còn sống tiếp tục tác oai tác quái sau khi đã gây ra tai họa khủng khiếp cho
nhiều dân tộc, trong đó có Việt nam. Cộng sản Việt nam cũng không bao giờ quên
hai nỗi đau tột cùng: mất Hoàng Sa vào năm 1974 và bị đánh túi bụi vào năm
1979! Từ đó đến nay, Cộng sản Việt nam đã nín nhịn tối đa để tồn tại. Nhưng
tình hình chính trị hiện nay đã quay ngoắt 180 độ: cả Cộng sản Tàu lẫn Cộng sản
Việt nam đều lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng đòi hỏi Cộng sản Tàu phải nuốt
chửng Việt nam mới có thể tồn tại được khiến Cộng sản Việt nam phải chống đỡ
Cộng sản Tàu mới có thể tồn tại được. Tình thế hiểm nghèo bắt buộc Cộng sản
Việt nam phải dựa dẫm vào người Mỹ. Người Mỹ quay trở lại Á châu – Thái bình
Dương trong hoàn cảnh đó nhằm thắt chặt liên kết với các đồng minh cũ đồng thời
thiết lập liên minh với đồng minh mới trên một lộ tuyến rõ ràng: mọi ngả đường
đều dẫn đến Bắc kinh.
Cộng sản Tàu sẽ phải làm gì trước tình thế này?
Cộng sản Tàu chỉ có một trong hai lựa chọn loại trừ
nhau: hoặc tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa bá quyền để lao vào một cuộc chiến
tranh tự hủy diệt, hoặc cải cách chính trị để tránh cuộc chiến tranh đó mà xây
dựng dân chủ. Nếu Cộng sản Tàu tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa bá quyền thì sẽ
không thể tránh khỏi một cuộc chiến tranh đẫm máu với Cộng sản Việt nam. Kết
cục, Cộng sản Tàu sẽ bị hủy diệt hoàn toàn bởi một Lý Thường Kiệt hiện đại nắm
trong tay vũ khí Mỹ. Chưa kể nhiều đòn phép khác sẽ được sử dụng đồng loạt bởi
nhiều nước khác có thể làm cho Cộng sản Tàu sụp đổ tan tành từ bên trong. Cộng
sản Tàu cần phải học lại về lịch sử, không chỉ học lại về lịch sử của nước Tàu
mà còn phải học lại về lịch sử của tất cả các dân tộc khác. Nếu Cộng sản Tàu
cải cách chính trị thì chính họ sẽ tự lột xác dịu êm để được hưởng lợi nhiều
nhất: vừa thoát hiểm vừa biến một nước lớn nhất thành một nước tự do. Chưa ai
biết Cộng sản Tàu sẽ lựa chọn con đường nào nhưng cả thế giới sẽ theo dõi sát
sao mọi động thái tại Bắc kinh.
Năm 2017, Cộng sản Tàu sẽ tiến hành Đại hội 19 để
hoạch định chính sách cho 5 năm tiếp theo nhằm đối phó với nhiều thách thức
nghiêm trọng cả bên trong lẫn bên ngoài.
Bên trong, mâu thuẫn đối kháng phát tác ngày càng mạnh
mẽ làm cho Cộng sản Tàu có thể sụp đổ hoặc tan rã. Đó là: 1/ sự đối kháng giữa
Cộng sản Tàu với dân chúng Tàu; 2/ sự đối kháng giữa thành phần lãnh đạo với
thành phần tay sai trong Đảng Cộng sản Tàu; 3/ sự đối kháng giữa các thành phần
khác nhau trong dân chúng Tàu, v. v.. Đặc biệt, đấu đá nội bộ giữa các phe nhóm
khác nhau trong thành phần lãnh đạo sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường cho Cộng
sản Tàu [27]. Chưa kể môi trường sống bị tàn phá nặng nề cũng gây nên nhiều vấn
nạn nghiêm trọng cho Cộng sản Tàu: môi trường sống bị tàn phá nặng nề làm gia
tăng tâm trạng bức xúc cho dân chúng Tàu đối với Cộng sản Tàu đồng thời cũng
gây nên tâm trạng bất mãn cho các nước láng giềng, trong đó có Việt nam, đối
với Cộng sản Tàu. Tình trạng khô hạn đang diễn biến trầm trọng tại Đông dương
bắt nguồn từ những con đập khổng lồ đã được xây dựng bừa bãi tại nước Tàu rất
có thể sẽ gây ra nạn đói khủng khiếp cho cả nước Tàu lẫn khu vực này trong
tương lai gần, làm cho Cộng sản Tàu không chỉ bị đe dọa bởi kẻ thù bên trong mà
còn có thể bị đe dọa bởi kẻ thù bên ngoài. Nhiều người ngây thơ ảo tưởng rằng
Cộng sản Tàu có nguồn dự trữ khổng lồ có thể giúp Cộng sản Tàu thoát hiểm nhưng
họ không hề biết một sự thật chết người: chế độ độc tài với thuộc tính lạm
quyền thôi thúc các quan chức nhà nước tranh nhau tham nhũng làm cho nguồn dự
trữ đó bị tê liệt hoặc không thể tồn tại dưới dạng thanh khoản (vàng hoặc tiền
mặt) mà chỉ tồn tại dưới dạng hiện vật, như địa ốc hoặc cơ xưởng, v. v., hoàn toàn
không có tính thanh khoản làm cho nguồn dự trữ đó không thể giúp khai thông
những bế tắc tài chính cho khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng kể từ năm
2008. Một ảo tưởng khác còn ngây ngô hơn nữa tin rằng Cộng sản Tàu đang nắm
trong tay rất nhiều trái phiếu Mỹ có thể giúp Cộng sản Tàu thoát hiểm nhưng
chẳng mấy ai biết rằng phần lớn trái phiếu đó được sở hữu riêng bởi từng quan
chức cộng sản lại thường xuyên sụt giá chẳng còn tác dụng gì để khắc phục khủng
hoảng kinh tế tại nước Tàu. Chưa kể Chính phủ Mỹ thường xuyên làm tê liệt các
trái phiếu đó bằng chính sách tiền tệ vô cùng lắt léo không thể hiểu được đối
với nhiều người, chính sách đó chắc chắn mang lại lợi ích cho người Mỹ nhưng
chưa chắc mang lại lợi ích cho Cộng sản Tàu.
Bên ngoài, làn sóng dân chủ đang dâng cao làm cho Cộng
sản Tàu phải đối phó bằng các chính sách nguy hiểm gây nên nỗi lo sợ chính đáng
cho thế giới tự do. Mối lo sợ chính đáng đối với Cộng sản Tàu khiến Mỹ cùng
đồng minh sẽ không bỏ qua cơ hội này để gia tăng áp lực về cả kinh tế lẫn quân
sự nhằm ép vỡ Cộng sản Tàu hoặc ít nhất cũng ngăn chặn Cộng sản Tàu gây hấn với
các nước láng giềng, tức là Mỹ sẽ đẩy mạnh thực hiện chính sách be bờ nhằm ngăn
chặn Cộng sản Tàu chuyển hóa mâu thuẫn đối kháng ra bên ngoài, buộc Cộng sản
Tàu phải lựa chọn quyết định rõ ràng: hoặc tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa bá
quyền để đối đầu tự sát với Mỹ cùng đồng minh, hoặc cải cách chính trị để xây
dựng dân chủ trong hòa bình.
Từ nay đến Đại hội 19, Cộng sản Tàu sẽ thực hiện nhiều
hành động điên cuồng nhằm tung hỏa mù hoặc đánh lạc hướng dư luận bên trong
cũng như bên ngoài để che giấu cuộc đấu đá nội bộ đang diễn biến gay gắt bên
trong Đảng Cộng sản Tàu. Những hành động đó không chỉ có thể gây hại cho dân
chúng Tàu mà còn có thể gây hại cho nhiều nước khác, trong đó có Việt nam.
Cộng sản Việt Nam sẽ làm gì trước tình trạng đối đầu
giữa Mỹ với Cộng sản Tàu?
Cộng sản Việt Nam làm gì sẽ phụ thuộc trực tiếp vào ba
nhân tố cơ bản: tác động chính trị từ chính quyền Tàu, ảnh hưởng chính trị từ
Mỹ, và áp lực đấu tranh từ phong trào dân chủ tại chính Việt Nam.
Nếu Cộng sản Tàu tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa bá quyền
khiến họ buộc phải đánh chiếm toàn bộ bán đảo Đông dương, trong đó có Việt nam,
thì Cộng sản Việt Nam sẽ chỉ có một lựa chọn duy nhất: buộc phải dựa vào Mỹ để
chống Cộng sản Tàu đồng thời siết chặt kiểm soát đối với dân chúng Việt Nam,
tức là Cộng sản Việt nam sẽ không thể tránh khỏi một cuộc chiến tranh đẫm máu
với Cộng sản Tàu gây ra tổn thất khôn lường cho cả nước Tàu lẫn Việt nam. Nhằm
bảo đảm chiến thắng lớn nhất cho cuộc chiến đấu chống Cộng sản Tàu, Cộng sản
Việt Nam sẽ siết chặt kiểm soát đối với dân chúng Việt nam làm cho đời sống xã
hội tại Việt nam không thể tránh khỏi bị quân sự hóa với mức độ cao, triển vọng
dân chủ hóa sẽ vô cùng mờ mịt đối với Việt Nam, tức là Cộng sản Việt nam vẫn cứ
tiếp tục cai trị dân chúng Việt nam cho đến mãi mãi, dù phải làm lính xung kích
cho Mỹ đánh Cộng sản Tàu cũng OK. Ngược lại, nếu Cộng sản Tàu cải cách chính
trị thì Cộng sản Việt Nam sẽ được lựa chọn nhiều hơn phụ thuộc vào hai nhân tố
cơ bản: ảnh hưởng chính trị từ Mỹ và áp lực đấu tranh từ phong trào dân chủ tại
Việt nam. Theo cam kết liên minh, Mỹ sẽ không lật đổ Cộng sản Việt nam nhưng sẽ
khuyến khích Cộng sản Việt Nam cải cách chính trị theo kiểu Myanmar (ôn hòa,
bất bạo động, không đổ máu), chắc chắn Mỹ sẽ bảo đảm an toàn tuyệt đối cho Cộng
sản Việt Nam cải cách chính trị để Cộng sản Việt Nam thu được lợi ích nhiều
nhất từ cải cách đó. Tuy nhiên, Mỹ tác động thế nào vào Việt Nam còn phụ thuộc
vào chính dân chúng Việt Nam. Dân chúng Việt Nam không thể “há miệng chờ sung
rụng”. Nếu dân chúng Việt Nam còn ấu trĩ về chính trị thì Mỹ không thể khuyến
cáo gì với Cộng sản Việt Nam để Cộng sản Việt nam tiếp tục cai trị dân chúng
Việt nam cho đến… mãi mãi; ngược lại, nếu dân chúng Việt nam trưởng thành về
chính trị thì Cộng sản Việt nam sẵn sàng thay đổi bằng việc cải cách chính trị
theo kiểu Myanmar để thoát hiểm. Trong Đảng Cộng sản Việt nam, ít nhất từ năm
2008 đến nay, đảng viên tay sai ở cấp cơ sở có thể ngu nhưng đảng viên lãnh đạo
ở cấp chóp bu lại có thể không ngu, thậm chí có thể cực khôn, họ biết rõ đồng
hành với Mỹ sẽ được an toàn tuyệt đối: nếu dân chúng Việt nam còn ấu trĩ về
chính trị thì họ vẫn cứ yên tâm tiếp tục cai trị Việt nam cho đến mãi mãi mà
không phải sợ ai làm gì họ, họ biết người Mỹ đã học thuộc lòng bài học Ngô Đình
Diệm sẽ chẳng dại dột gì mà lật đổ họ, lật đổ họ chẳng qua chỉ thay thế độc tài
này bằng độc tài khác, chưa kể còn khuyến khích Cộng sản Tàu từ bỏ cải cách
chính trị để quay trở lại chủ nghĩa bá quyền; ngược lại, nếu dân chúng Việt Nam
trưởng thành về chính trị thì họ sẵn sàng thay đổi bằng việc cải cách chính trị
theo kiểu Myanmar để thoát hiểm, nếu họ không kịp cải cách chính trị mà dân
chúng đã lật đổ họ thì họ cũng đã có chỗ an toàn để dung thân: họ sẽ chạy sang
Mỹ để tị nạn vài ba năm rồi lại trở về cười tươi như hoa nở mùa xuân, họ biết
trước một nước Việt nam trưởng thành với Tự do sẽ không trả thù họ. Không phải
ngẫu nhiên mà Cộng sản Việt nam chào đón Tổng thống Mỹ bằng thái độ trọng thị
như vậy!
So với nước Tàu, Việt Nam đã chín muồi hơn cho sự thay
đổi quyết định về thể chế chính trị nhưng thái độ ngông cuồng tại Bắc kinh đã
giải thích tại sao Cộng sản Việt Nam không dám cải cách chính trị mà còn đàn áp
mạnh tay đối với phong trào dân chủ tại Việt Nam. Cộng sản Việt Nam lo sợ Cộng
sản Tàu sẽ lợi dụng cải cách chính trị tại Việt nam để phá hoại Việt Nam làm
cho Việt nam rơi vào tình trạng hỗn loạn như đã từng xảy ra tại Nam Việt nam
vào thập niên 1960s. Rất tiếc, các nhà đấu tranh dân chủ tại Việt Nam hầu như
không biết nhiều về sự thể đó. Cần nhớ rằng chính Cộng sản Tàu đã đóng vai trò
quan trọng đối với tình trạng hỗn loạn tại Nam Việt nam vào thập niên 1960s
khiến Cộng sản Việt Nam hiểu biết sâu sắc hơn ai hết về Cộng sản Tàu! So với
phong trào dân chủ tại nước Tàu, phong trào dân chủ tại Việt nam lớn mạnh hơn
nhiều nhưng vẫn còn non kém so với yêu cầu tất yếu về cả tư tưởng lẫn tổ chức.
Các nhà đấu tranh dân chủ tại Việt nam có thừa tinh thần dũng cảm nhưng thiếu
đầu óc thực tế, thiếu lý luận sắc bén, thiếu tư tưởng khoa học, và đặc biệt
thiếu hiểu biết về nước Tàu. Họ bị đàn áp khốc liệt hơn cả mức bình thường
nhưng họ không hiểu tại sao mình bị đàn áp khốc liệt như vậy mà còn ngộ nhận
Cộng sản Tàu ra lệnh cho Cộng sản Việt nam đàn áp họ, họ hầu như không biết một
sự thật bất ngờ: Cộng sản Tàu không thèm ra lệnh cho Cộng sản Việt nam đàn áp
họ mà chỉ cần đe dọa xâm lược Việt nam cũng đủ để Cộng sản Việt nam buộc phải
đàn áp họ bằng các biện pháp cứng rắn! Một số nhà đấu tranh dân chủ còn ngưỡng
mộ Văn hóa Tàu mà không biết rằng Văn hóa Việt nam đã vượt qua Văn hóa Tàu kể
từ đầu thế kỷ XX đến nay với những vĩ nhân kiệt xuất, như Phan Châu Trinh,
Nguyễn Văn Vĩnh, Tản Đà, Phạm Quỳnh, Trương Tử Anh, Nam Cao, Thích Nhất Hạnh,
Nguyễn Văn Bông, Nguyễn Gia Kiểng, v. v., chưa kể những nhân vật trẻ hơn như
Ngô Bảo Châu, khiến Tổng thống Barack Obama phải nhắc đến một số nhân vật điển
hình nhất để người Việt nam hiểu được rõ hơn về chính mình. Rất tiếc rằng có thể
còn nhiều người chưa hiểu ý tứ đó. Sự yếu kém về tư tưởng tất yếu phải dẫn đến
sự yếu kém về tổ chức: cho đến nay, phong trào dân chủ tại Việt nam vẫn chưa có
một tổ chức nào đủ mạnh để có thể tập hợp lực lượng đấu tranh mà chỉ có một số
cá nhân nổi bật đấu tranh lẻ tẻ để gây tiếng vang.
Trước tình hình chính trị đang diễn biến phức tạp với
nhịp độ dồn dập tại Đông Á châu, phong trào dân chủ tại Việt Nam cần phải làm
gì?
Trước hết cần phải xem xét lại mình để biết mình còn
yếu kém về các điểm nào. Trước mắt phải khắc phục ngay sự yếu kém về tư tưởng:
cần phải thoát Tàu về văn hóa với trọng tâm phải được đặt vào Văn hóa Chính
trị, phải từ bỏ Văn hóa Tàu vốn rất sùng bái bạo lực dẫn đến tâm lý vọng ngoại.
Tổng thống Barack Obama nhắc đến Phan Châu Trinh tại Hà nội vào sáng ngày 24
tháng 5 năm 2016 không chỉ phô diễn sự hiểu biết về Việt nam mà còn gợi ý cho
phong trào dân chủ tại đây rằng: hãy tự lực cánh sinh kiên trì đấu tranh bằng
phương pháp hòa bình, chớ bạo động mà chết, chớ dại dột mà dựa dẫm vào ngoại
bang. Chính Đại Chí sỹ Phan Châu Trinh đã dạy người Việt nam rằng: bất bạo
động, bạo động tắc tử; bất vọng ngoại, vọng ngoại giả ngu! Chính phủ Mỹ điều
động quân đội Mỹ đến Biển Đông không thể ngăn cản Cộng sản Việt nam đàn áp
phong trào dân chủ tại Việt nam mà chỉ có thể làm suy giảm áp lực đe dọa từ Bắc
kinh đến phong trào đó. Về nhân quyền cho Việt nam, trước mắt Chính phủ Mỹ chỉ
có thể làm được như vậy thôi. Vả lại, trước kia Tổng thống Jimmy Carter đã từng
nói: Nước Mỹ không tạo ra nhân quyền mà ngược lại, nhân quyền tạo ra nước Mỹ.
Vậy đừng đợi chờ hóng hớt nước Mỹ mang nhân quyền cho Việt nam. Bước tiếp theo
phải hiểu đúng về cả chế độ dân chủ lẫn đấu tranh dân chủ, nếu chỉ hiểu đúng về
chế độ dân chủ thì chưa đủ mà còn phải hiểu đúng về cả đấu tranh dân chủ, cần
phải thấy rằng: trong chữ “Dân chủ” có chữ “Dân” để hiểu rằng đấu tranh dân chủ
phải bắt đầu từ dân chúng, dân chúng phải đòi hỏi tự do cho mình chứ không thể
“há miệng chờ sung rụng”, không một nhà độc tài nào tự động mang tự do cho dân
chúng. Hiện nay đa số dân chúng Việt nam vẫn rất ngưỡng mộ Văn hóa Tàu vốn chỉ
củng cố chế độ nô lệ. Hễ mở miệng nói năng, họ lại ca tụng hoặc thần phục một
danh nhân nào đó ở nước Tàu, kể cả Mao Trạch Đông! Họ hầu như không biết rằng
Văn hóa Tàu cũng đang bị phê phán gay gắt bởi chính những người Tàu sáng suốt
[28]. Các nhà đấu tranh dân chủ phải tác động vào dân chúng bằng tư tưởng để
dân chúng thay đổi về tư tưởng, nếu chỉ phê phán hoặc lên án đối với nhà nước
độc tài thì chưa đủ mà quan trọng hơn, phải tuyên truyền giáo dục cho dân chúng
hiểu đúng về dân chủ để họ thay đổi tư tưởng mà biết Đối thoại – Tương kính –
Khoan dung. Sự thay đổi tư tưởng theo xu hướng ôn hòa trong dân chúng sẽ hình
thành các tổ chức chính trị mang tính chất dân chủ, các tổ chức này sẽ lãnh đạo
dân chúng đấu tranh đòi dân chủ bằng phương pháp hòa bình: bất bạo động để
tránh đổ máu hoặc tránh đổ vỡ. Phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc ôn hòa, bất
bạo động, để mới có thể tránh được bị đàn áp bởi chính phủ độc tài ở trong nước
đồng thời tránh được âm mưu bạo động được bày đặt bởi chính phủ độc tài ở các
nước khác.
Đấu tranh dân chủ trước hết phải đòi cải cách giáo
dục, đòi tự do ngôn luận, đòi tự do báo chí, đòi tự do xuất bản, v. v., trong
đó cải cách giáo dục phải thay thế nền giáo dục nhồi sọ bằng nền giáo dục khai
phóng; tiếp theo phải đòi tự do lập hội, đòi tự do hội họp, đòi tự do ứng cử,
v. v., trong khi đấu tranh đòi tự do hóa chính trị như vậy, cần phải đặc biệt
cảnh giác với chính phủ độc tài ở các nước khác đang tìm mọi cách để gây ra
tình trạng hỗn loạn cho Việt nam thông qua một số cá nhân nào đó hoặc một số tổ
chức nào đó giả mạo dân chủ (nếu không giả mạo dân chủ thì cũng ngây thơ về
chính trị); cuối cùng phải đòi nhà nước độc tài sửa đổi luật pháp: thay thế các
điều luật bất công bằng các điều luật công bằng, rồi làm áp lực tổng thể buộc
nhà nước độc tài phải sửa đổi triệt để đối với Hiến pháp: thay thế Hiến pháp
Giả ngụy bằng Hiến pháp Chân chính [29]. Sự thay đổi triệt để như vậy đối với
Hiến pháp sẽ thiết lập cơ sở pháp lý cho sự thay đổi quyết định về thể chế
chính trị từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ.
Nếu làm được như vậy thì không cần phải đợi chờ Cộng
sản Tàu suy vong mà chỉ cần nhận thấy Cộng sản Tàu suy yếu, phong trào dân chủ
tại Việt nam cũng đã có thể thúc đẩy Việt nam chuyển hóa thành công về dân chủ.
Một nước Việt nam được dân chủ hóa sẽ thúc đẩy tiến
trình dân chủ hóa tại nước Tàu. Viễn cảnh đó sẽ giúp Cộng sản Tàu tránh được
một cuộc Chiến tranh Tổng lực với Mỹ. Nhưng trước mắt, hãy đợi chờ xem Cộng sản
Tàu sẽ làm gì? Mỹ cũng như thế giới tự do đã chuẩn bị mọi phương án thích hợp
cho mọi khả năng có thể để Cộng sản Tàu lựa chọn quyết định cuối cùng.
HHT/Dân luận/TTHN
__________
[1] Xem Hà Huy Toàn: Nho giáo – một hệ tư tưởng nguy
hiểm. Dân Luận: cả phần 1, ngày 11 Tháng Tám 2015
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20150810/ha-huy-toan-nho-giao-mot-he-tu-tuong-nguy-hiem-1)
lẫn phần 2, ngày 12 Tháng Tám 2015
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20150810/ha-huy-toan-nho-giao-mot-he-tu-tuong-nguy-hiem-2).
[2] Xem Hà Huy Toàn: Chủ nghĩa Marx. Dân Luận, ngày 15
Tháng Tám 2015
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20150814/ha-huy-toan-chu-nghia-marx).
[3] Xem Hà Huy Toàn: Sự tương đồng giữa Nho giáo với
Chủ nghĩa Marx. Dân Luận, ngày 12 Tháng Tám 2015 (https://www.danluan.org/tin-tuc/20151104/ha-huy-toan-su-tuong-dong-giua-nho-giao-va-chu-nghia-marx).
[4] Xem Hà Huy Toàn: Cần cảnh giác với Học viện Khổng
Tử ở bất cứ đâu. Việt nam Thời báo
(http://www.ijavn.org/2015/01/can-canh-giac-voi-hoc-vien-khong-tu-o.html).
[5] Xem Peter Navarro và Greg Autry: Death by China –
Confronting the Dragon – A Global Call to Action. Pearson Prentice Hall 2011.
Bản dịch Việt ngữ được thực hiện bởi Tiến sỹ Trần Diệu Chân: Chết bởi Trung
quốc – Ðương đầu với con Rồng – Lời kêu gọi Hành động Toàn cầu. Xem thông tin
về tác phẩm này tại Bách khoa Toàn thư Mở bằng Anh văn
(https://en.wikipedia.org/wiki/Death_by_China) hoặc Việt ngữ
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Chết_bởi_Trung_Quốc), v. v..
[6] Xem thông tin về Hiệp ước Molotov – Ribbentrop tại
Bách khoa Toàn thư Mở bằng Đức ngữ
(https://de.wikipedia.org/wiki/Deutsch-sowjetischer_Nichtangriffspakt) hoặc Nga
văn
(https://ru.wikipedia.org/wiki/Договор_о_ненападении_между_Германией_и_Советским_Союзом)
hoặc Anh văn (https://en.wikipedia.org/wiki/Molotov–Ribbentrop_Pact) hoặc Việt
ngữ (https://vi.wikipedia.org/wiki/Hiệp_ước_Xô-Đức), v. v..
[7] Xem thông tin về Nga tấn công Ba lan tại Bách khoa
Toàn thư Mở bằng Nga văn
(https://ru.wikipedia.org/wiki/Польский_поход_Красной_армии_(1939)) hoặc Tiếng
Ba lan (https://pl.wikipedia.org/wiki/Agresja_ZSRR_na_Polskę) hoặc Anh văn
(https://en.wikipedia.org/wiki/Soviet_invasion_of_Poland) hoặc Việt ngữ
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Liên_Xô_tấn_công_Ba_Lan), v. v.. Thông tin đầy
đủ hơn về việc Cộng sản Nga chiếm đóng các nước láng giềng: EU yêu cầu Nga thừa
nhận đã xâm lược các nước vùng Baltic. Việt Báo
(http://vietbao.vn/The-gioi/EU-yeu-cau-Nga-thua-nhan-da-xam-luoc-cac-nuoc-vung-Baltic/10908677/159/).
[8] Xem thông tin về Tây Tạng tại Bách khoa Toàn thư
Mở bằng Trung văn (https://zh.wikipedia.org/wiki/藏区) hoặc Anh
văn (https://en.wikipedia.org/wiki/Tibet) hoặc Việt ngữ
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Tây_Tạng), v. v..
[9] Xem thông tin về Chiến tranh Nga – Tàu năm 1969
tại Bách khoa Toàn thư Mở bằng Nga văn
(https://ru.wikipedia.org/wiki/Пограничный_конфликт_на_острове_Даманский) hoặc
Trung văn (https://zh.wikipedia.org/wiki/中苏边界冲突) hoặc Anh văn
(https://en.wikipedia.org/wiki/Sino-Soviet_border_conflict) hoặc Việt ngữ
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Xung_đột_biên_giới_Trung-Xô), v. v.. Cũng rất
nên xem thêm Grant Evans – Kelvin Rowley: Cuộc chiến tranh giữa những người anh
em đỏ – Chân lý thuộc về ai?. Bản dịch Việt ngữ. Nhà xuất bản Quân đội Nhân
dân, Hà nội 1986. Có thể tìm thấy bản dịch này trên Internet
(http://reds.vn/index.php/thu-vien/tu-lieu/1446-red-brotherhood-at-war). Dù lập
luận thế nào tác phẩm này cũng phát lộ một sự thật hiển nhiên: chân lý không
thuộc về phong trào cộng sản mà chỉ thuộc về các lực lượng dân chủ.
[10] Xem thông tin về Thảm họa Chernobyl tại Bách khoa Toàn thư Mở bằng Anh
văn (https://en.wikipedia.org/wiki/Chernobyl_disaster) hoặc Nga văn
(https://ru.wikipedia.org/wiki/Авария_на_Чернобыльской_АЭС) hoặc Việt ngữ
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Thảm_họa_Chernobyl), v. v..
[11] Xem thông tin về cuộc Đảo chính ngày 1 tháng 11
năm 1963 tại Bách khoa Toàn thư Mở bằng Anh văn
(https://en.wikipedia.org/wiki/1963_South_Vietnamese_coup) hoặc Việt ngữ
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Đảo_chính_Việt_Nam_Cộng_hòa_1963), v. v.. Đặc
biệt nên xem thêm một video clip về cuộc Đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963 tại
Youtube (https://www.youtube.com/watch?v=nJpA7S62rM4).
[12] Xem thông tin về Tổng thống Suharto tại Bách khoa
Toàn thư Mở bằng Anh văn (https://en.wikipedia.org/wiki/Suharto) hoặc Việt ngữ
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Suharto), v. v..
[13] Xem thông tin về Park Chung Hee tại Bách khoa
Toàn thư Mở bằng Anh văn (https://en.wikipedia.org/wiki/Park_Chung-hee) hoặc
Việt ngữ (https://vi.wikipedia.org/wiki/Park_Chung_Hee), v. v..
[14] Xem thông tin về Ferdinand Marcos tại Bách khoa
Toàn thư Mở bằng Anh văn (https://en.wikipedia.org/wiki/Ferdinand_Marcos) hoặc
Việt ngữ (https://vi.wikipedia.org/wiki/Ferdinand_Marcos), v. v..
[15] Xem thông tin về Lý Quang Diệu tại Bách khoa Toàn
thư Mở bằng Anh văn (https://en.wikipedia.org/wiki/Lee_Kuan_Yew) hoặc Việt ngữ
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Lý_Quang_Diệu) hoặc Trung văn
(https://zh.wikipedia.org/wiki/李光耀), v. v..
[16] Xem thông tin về August Pinochet tại Bách khoa
Toàn thư Mở bằng Anh văn (https://en.wikipedia.org/wiki/Augusto_Pinochet) hoặc
Việt ngữ (https://vi.wikipedia.org/wiki/Augusto_Pinochet), v. v..
[17] Xem thông tin về Tổng thống Richard Nixon thăm
Trung quốc vào năm 1972 tại Bách khoa Toàn thư Mở bằng Anh văn
(https://en.wikipedia.org/wiki/1972_Nixon_visit_to_China) hoặc Việt ngữ
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuyến_thăm_Trung_Quốc_của_Richard_Nixon), v. v..
[18] Xem thông tin về Hiệp định Paris 1973 tại Bách khoa Toàn thư Mở bằng Anh
văn (https://en.wikipedia.org/wiki/Paris_Peace_Accords) hoặc Việt ngữ
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Hiệp_định_Paris_1973), v. v..
[19] Xem Phúc Duy – Hoàng Uy: Vì sao Mỹ làm ngơ để
Trung quốc chiếm Hoàng Sa?. Báo Thanh niên, ngày 7 tháng 1 năm 2014
(http://thanhnien.vn/chinh-tri-xa-hoi/hai-chien-hoang-sa/vi-sao-my-lam-ngo-de-trung-quoc-chiem-hoang-sa-6032.html).
[20] Xem thông tin về Chiến tranh Biên giới Việt – Tàu
năm 1979 tại Bách khoa Toàn thư Mở bằng Anh văn (https://en.wikipedia.org/wiki/Sino-Vietnamese_War)
hoặc Việt ngữ
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_biên_giới_Việt–Trung_1979) hoặc
Trung văn (https://zh.wikipedia.org/wiki/1979年中越战争), v. v..
[21] Xem thông tin về Hải chiến Trường Sa 1988 tại
Bách khoa Toàn thư Mở bằng Anh văn
(https://en.wikipedia.org/wiki/Johnson_South_Reef_Skirmish) hoặc Việt ngữ
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Hải_chiến_Trường_Sa_1988) hoặc Trung văn
(https://zh.wikipedia.org/wiki/赤瓜礁海战), v. v.. Nên
xem thêm một video clip về Hải chiến Trường Sa trên Youtube (https://www.youtube.com/watch?v=56cHBLBPfJw).
[22] Xem Victor Sebestyen: Cách mạng 1989. Bản dịch
Việt ngữ tại Bauxite Việt nam (http://www.boxitvn.net/) từ kỳ 1 đến kỳ 51.
[23] Xem thông tin về Hội nghị Thành Đô tại Bách khoa
Toàn thư Mở bằng Việt ngữ (https://vi.wikipedia.org/wiki/Hội_nghị_Thành_Đô).
[24] Xem video clip: Tổng thống Barack Obama phát biểu
tại Hà nội vào sáng 24 tháng 5 năm 2016, trên Youtube (https://www.youtube.com/watch?v=Gf9gKez6Clw).
Xem thêm Văn thư Lưu trữ thuộc về Sứ quán Mỹ tại Hà nội
(http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/obama-ncc240516.html).
[25] Ví dụ: Đào Hiếu đưa ra “Một cách nhìn khác về
chuyến thăm Việt nam của Tổng thống Barack Obama” trên blog cá nhân vào ngày 27
tháng 5 năm 2016
(https://daohieu.wordpress.com/2016/05/27/dao-hieu-mot-cach-nhin-khac-ve-chuyen-vieng-tham-viet-nam-cua-tong-thong-barack-obama/),
có thể xem bài này tại “Dân Luận” ngày 27 tháng 5 năm 2016
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20160527/mot-cach-nhin-khac-ve-chuyen-vieng-tham-viet-nam-cua-tong-thong-barack-obama);
hoặc Mai Tú Ân nhìn nhận chuyến thăm đó như “Một chuyến đi thăm Việt nam gây ít
nhiều sự thất vọng của ông Obama” trên “Dân Luận” ngày 27 tháng 5 năm 2016
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20160527/chuyen-di-tham-viet-nam-gay-it-nhieu-su-that-vong-cua-ong-obama);
vân vân.
[26] Tiến sỹ Phạm Chí Dũng: T1 – Hợp tác tình báo Việt
– Mỹ “sâu” đến đâu?. VOA Việt ngữ, ngày 4 tháng 6 năm 2016
(http://www.voatiengviet.com/content/t1-hop-tac-tinh-bao-viet-my-sau-den-dau/3360926.html).
[27] Mâu thuẫn đối kháng trong chủ nghĩa bá quyền
không còn lạ lẫm đối với truyền thông quốc tế nhưng độc giả có thể tham khảo
một tin tức mới vừa được tiết lộ gần đây nhất: Chính trường Trung quốc đã đến
hồi giương cung tuốt kiếm. Tin tức Hàng ngày, ngày 12 tháng 6 năm 2016
(http://www.tintuchangngayonline.com/2016/06/chinh-truong-trung-quoc-toi-hoi-giuong.html).
[28] Ví dụ: Lưu Á Châu (Liu Yazhou) sinh năm 1952 hiện
nay đang làm Giám đốc cho Học viện Quốc phòng Trung quốc, hoặc Lưu Hiểu Ba (Liu
Xiaobo) sinh năm 1955 hiện nay đang thi hành án phạt tù giam tại nước Tàu sau
nhiều năm làm Giáo sư Văn chương cho Đại học Sư phạm Bắc kinh từ năm 1982 đến
năm 2008 trước khi bị bắt giam vào năm 2009. Ông bị tuyên phạt tù giam 11 năm
bởi nhà nước chuyến chế tại Bắc kinh. Trong khi thi hành án phạt này, ông được
vinh danh bởi Ủy ban Nobel tại Na uy bằng Giải thưởng Nobel về Hòa bình vào năm
2010. Độc giả có thể xem thông tin về Lưu Á Châu tại Bách khoa Toàn thư Mở bằng
Trung văn (https://zh.wikipedia.org/wiki/刘亚洲) hoặc Anh văn
(https://en.wikipedia.org/wiki/Liu_Yazhou) hoặc Việt ngữ
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Lưu_Á_Châu), v. v.. Đặc biệt nên xem chi tiết
Lưu Á Châu phê phán Văn hóa Tàu: Tướng Trung quốc bàn về niềm tin và đạo đức.
Nguyễn Hải Hoành giới thiệu và lược dịch. Tuần Việt nam ngày 15 Tháng Tám 2010
(http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-08-15-niem-tin-va-dao-duc); Tướng Lưu Á
Châu bàn về văn hoá Trung quốc. Nguyễn Hải Hoành lược dịch. Tuần Việt nam ngày
31 Tháng Tám 2010
(http://tuanvietnam.net/2010-08-30-tuong-luu-a-chau-ban-ve-van-hoa-trung-quoc);
Vũ Hồng Ngự: Đọc Lưu Á châu để hiểu thêm một số vấn đề về Trung quốc (kỳ 1),
Hồn Việt ngày 01 Tháng Ba 2016
(http://honvietquochoc.com.vn/bai-viet/2443-doc-luu-a-chau-de-hieu-them-mot-vai-van-de-ve-trung-quoc-ky-1-cuoc-chien-viet-nam-1979.aspx);
Vũ Hồng Ngự: Đọc Lưu Á châu để hiểu thêm một số vấn đề về Trung quốc (kỳ cuối),
Hồn Việt ngày 01 Tháng Ba 2016
(http://honvietquochoc.com.vn/Chuyen-bon-phuong/Doc-Luu-A-Chau-de-hieu-them-mot-vai-van-de-ve-TQ-2.aspx);
vân vân. Tiếp theo, cũng rất cần phải xem thông tin về Lưu Hiểu Ba tại Bách
khoa Toàn thư Mở bằng Trung văn (https://zh.wikipedia.org/wiki/刘晓波) hoặc Anh
văn (https://en.wikipedia.org/wiki/Liu_Xiaobo) hoặc Việt ngữ (https://vi.wikipedia.org/wiki/Lưu_Hiểu_Ba),
v. v.. Đặc biệt rất nên xem một tiểu luận triết học được tạo tác tuyệt vời bởi
Lưu Hiểu Ba: Hôm qua chó nhà tang, hôm nay chó gác cửa – Bàn về cơn sốt Khổng
Tử hiện nay. Nguyên tác: “昨日丧家狗 今日看门狗 – 透视当下中国的“孔子热”, được đăng
tải trên mạng boxun vào ngày 2 Tháng Chín 2007. Bản dịch Việt ngữ được đăng tải
lần đầu tiên trên mạng Procontra (http://www.procontra.asia/?p=1225).
[29] Xem Hà Huy Toàn: Quan niệm đúng về Hiến pháp. Dân
Luận, ngày 20 tháng 5 năm 2016
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20160520/quan-niem-dung-ve-hien-phap).
DL/TTHN
-----------
Bài viết vừa dài vừa thiếu thuyết phục. Mỹ chỉ biêt lợi ích của Mỹ nên mowsu ra nông nõi này. Nếu Mỹ không phá nát Trung đông thì tình hình Châu âu đã không có IS, khoobg có tị nạn . Mỹ không bắt tay TQ bỏ nam VN thì giờ người TQ vẫn đạp xích lô bán hủ tiếu, sao đủ sức chiếm biển đông? Dường như chỉ mỗi Obama biết nhìn xa hơn...
Trả lờiXóaNho Giáo chính thống khác với Nho Giáo thời nhà Tống (còn gọi Tống Nho,đã được sửa lại để phục vụ cho tầng lớp vua chúa).
XóaÔng Mạnh Tử,học trò giỏi của Khổng Tử đã có câu :"Dân vi quý,xã tắc thứ chi,quân vi khinh" có nghĩa là dân là quý nhất rồi mới đến chế độ,sau đó mới đến vua như vậy Nho Giáo đâu có dạy mọi người phải cúc cung tận tụy với lớp vua chúa.Những lời giáo huấn để thành nhân như :"Nhân,nghĩa,lễ,trí,tín"hay"Phú bất năng dâm,bần bất năng di,uy bất năng khuất"có nghĩa giàu có không sinh ra dâm đãng,nghèo hèn không thay đổi sinh đạo tặc,gian trá,trước uy vũ không khiếp sợ,chắc có lẽ không phải là những điều dở.Nho giáo đã tạo ra những con người có liêm sỉ,nhân cách,trọng đạo lý,lẽ phải, danh dự và trách nhiệm dám lấy cái chết để giữ những điều đó như Phan Thanh Giản,Nguyễn Tri Phương,Hoàng Diệu,Phan Bội Châu,Phan Chu Trinh ...Người Nhật và ngay cả người Nam Triều Tiên cũng vẫn gìn giữ và áp dụng những điều hay của Nho giáo trong việc giáo dục và xây dựng đất nước họ.Tinh thần và tác phong của người Nhật khiến cả thế giới ngay cả người Mỹ cũng phải thán phục. Chính người Nhật vẫn tự hào là vẫn gìn giữ được những cái hay của TQ ( Khổng Giáo) trong lúc người TQ vứt bỏ những cái hay của mình (thời Mao Trạch Đông). Thứ Nho Giáo mà TQ đang truyền bá chỉ là loại Tống Nho.Họ xử dụng nó với mục đích cổ vũ người dân cúi đầu phục vụ cho Đảng CSTQ, thay thế cho chủ thuyết CS đã lỗi thời.
Với kiến thức uyên bác trong nhiều lĩnh vực:Lịch sử,Chính trị,Ngoại giao cũng như tình hình Thế giới hiên tại Hà Huy Toàn đã khái quát và hệ thống lại toàn bộ chiến lược của Hoa Kỳ từ thời chiên tranh lạnh,khi còn tồn tại hai phê đối nghịch giữa nền Dân chủ tự do do Mỹ lãnh đạo,với chế độ cọng sản chuyên chế do Nga-Xô cầm đầu.
Trả lờiXóaNền tảng siêu cường Mỹ lãnh đạo quá đồ sộ,to lớn.Trên đỉnh cao của nhân loại,giá trị Mỹ dù có bị thách thức thì cũng không có thế lực nào giám đòi thay thế(ít ra là đến lúc này).Lịch sử đã chứng minh,khi mỗi lần giá trị Mỹ bị thách thức lại trở thành cái cớ để nước Mỹ tập hợp ực lượng xóa bỏ sự thách thưc đó.Liên Xô thanh trì của CNCS đã phải sụp đổnhư thế nào và các nước Đông Âu đã tự giác giải phóng mình trở thành những quốc gia dân chủ tự do đúng nghĩa.
Trong chiến lược toàn cầu của mình,Mỹ đã khôn ngoan lôi kéo Trung Quốc vào công cuôc phá nát Liên Xô.Mỹ đã dày công vỗ béo Trung Quốc và nay đã đến lúc cần kẻ mài dao,chưa làm thịt thì cũng hăm dọa xin tí tiết Tàu ở Biển Đông.
Mỹ là siêu cương duy nhất lãnh đạo thế giớ(cho đến lúc này}Mỹ sẽ đến bât cư nơi nào có nổi loạn thách thức sự lãnh đạo của Mỹ.Nửa cuối thế kỷ trươc (20) Mỹ đến Việt Nam là để ngăn họa cọng sản Tàu tran xuống các nước Đông Nam A.
Đầu thế kỷ này (21) Mỹ xoay trục sang Châu Á Thái Bình Dương cũng không ngoài mục đích ấy và hơn thế nữa thúc đẩy nền Dân chủ tự do,phát triển kinh tế mạnh mẽ để Việt Nam đủ sức đề kháng lại sự bành trướng nô dịch của Trung Quốc.
Xu thế thời đại đã rõ ràng.Như cổ nhân đã dạy:'khôn sống,mống chết'.
Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh,chiến lược để đánh bại LS của Mỹ rất đơn giản nhưng đòi hỏi sự sửa soạn rất công phu và mất nhiều thời gian đó là : Chia rẽ để làm suy yếu đối phương rồi đánh gục bằng đòn bao tử(làm kinh tế suy xụp).
XóaTrong khối CS Quốc Tế có 2 nước lớn và mạnh nhất là LS và TQ.Cả hai nước này hợp lại vẫn còn yếu hơn phe của Mỹ.Cho nên khi Mỹ kéo được TQ về phía mình thì cán cân lực lượng giữa 2 phe đã nghiêng về phía Mỹ rồi.
Thời Brezhnev,LS đã phạm một sai lầm rất lớn về chiến lược là sức không đủ nhưng cố bành trướng chủ nghĩa CS trên khắp thế giới.Biết được điều này Mỹ đã khéo léo giăng ra nhiều cái bẫy để LS sa vào và phải tiêu hao tiềm lực.VN,Afghanistan là hai trong nhiều cái bẫy đó.
Sau đó Mỹ còn bày ra trò chạy đua vũ trang khiến LS bắt buộc phải chạy theo để rồi hụt hơi.
Genady Gerasimov, Phát ngôn viên cao cấp của Bộ Ngoại Giao LS vào thập niên 1980, sau khi LS xụp đổ đã viết :“Reagan bolstered the US military might to ruin the Soviet economy, and he achieved his goal.”
Tạm dịch :" Reagan đã tăng cường sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ để làm phá sản kinh tế LS và ông ta đã hoàn thành mục đích của mình"
Thêm vào đó vì biết nguồn tài lực của LS dựa rất nhiều trên việc bán dầu hỏa nên Mỹ đã thuyết phục đồng minh của mình là khối Ả Rập nhiều dầu hỏa hạ giá dầu và việc này đã khiến kinh tế LS suy yếu nặng nề.
Bị trúng các ngón đòn kể trên cuối cùng LS chịu không nổi đã gục ngã.
Sau chiến tranh Lạnh Mỹ nổi lên như một thứ siêu quyền lực độc tôn và một trật tự thế giới mới được hình thành.Nguời ta chưa hình dung được rõ rệt chính sách toàn cầu mới của Mỹ như thế nào nhưng có một hiện tượng mới nảy sinh, đó là sự trổi dậy mạnh mẽ và nhanh chóng của CSTH về kinh tế cũng như quân sự khiến họ dần dần trở thành một đối trọng của Mỹ.Tuy nhiên có một điều cần lưu ý ở đây là chính Mỹ không hiểu là vô tình hay cố ý, dại khờ hay tính toán đã góp phần rất lớn trong sự trổi dậy của CSTH.Nhưng với việc người Mỹ đã nổi lên và duy trì được vị trí siêu cường bậc nhất trong cả trăm năm qua chuyện vô tình hay dại khờ có lẽ là điều khó xảy ra.
Tác giả dựa vào rất nhiều tư liệu, mở ra rất nhiều vấn đề, mà chính tác giả cũng rất hoang mang, không nắm chắc được bản chất của những vấn đề đó.
Trả lờiXóaNhưng tác giả lại muốn logic hóa những vấn đề nêu ra để thể hiện tính triết học của nó, nên tác giả bị rơi vào vòng luẩn quẩn của cái gọi là
CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN KIỂU TRUNG QUỐC,
hay là
CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN TRUNG HOA.
Về bản chất, Chủ nghĩa cộng sản ở TQ hiện nay, cũng như Chủ nghĩa CS tại Việt Nam, thậm chí Chủ nghĩa CS ở Liên Xô và các nước Đông Âu, trước khi sụp đổ.... họ chỉ dùng chữ CỘNG SẢN như một thói quen thôi, họ có còn Cộng Sản như ông Mac ông Eng ghen, khi các ông đó đưa ra tuyên ngôn cộng sản đâu, bởi vì tuyên ngôn đó kêu gọi những người nô lệ bị áp bức VÙNG LÊN GIẢI PHÓNG CHO MÌNH, ngược lại ĐCS lấy khẩu hiệu đó để lừa dân và lợi dụng người dân để trói dân lại và đè nặng người dân trong vòng nô lệ mà thôi.
Bởi vậy, ở đây làm gì có CHỦ NGHĨA?
Nói khác đi, ĐCS hiện nay có đại diện cho người vô sản nữa đâu.
Cái cực kỳ nguy hiểm và cái cực ky khốn nạn của ĐCS hiện nay là ở chỗ đó.
Nó là kẻ thù không thể đội trời chung của đại đa số nhân dân. Hay nói đúng hơn nó đại diện cho chủ nghĩa độc tài và là kẻ thù không hóa giải nổi với một xã hội nhân quyền.
Lại nói về Nước Mỹ
Nước Mỹ gồm những ai?
Nước Mỹ gồm những người không thể chịu nổi nền độc tài hà khắc ở châu Âu, Châu A, Châu Phi.... vượt đại dương đến vùng đất mới và tụ lại thành một hợp chủng quốc, khẩu hiệu của họ được thể hiện trong tuyên ngôn độc lập ngày 4/7/1776 do Thomas Jefferson với 3 quyền cơ bản của con người là quyền được sống, quyền được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc.
Đó mới chính là CHỦ NGHĨA NHÂN QUYỀN.
Rất tiếc, bản tuyên ngôn độc lập của VN ngày 2/9 năm 1945 cũng nhắc lại 3 quyền cơ bản đó của con người.
Nhưng 71 năm qua, VN đã để lỡ tuột khỏi tay và lúc này, VN phải ý thức được sự ngu dốt, hèn kém của mình và sự thâm độc, tàn bạo cùng những âm mưu xảo quyệt của thằng bạn lớn khốn nạn ở kề bên.
TQ lúc này không còn một thứ chủ nghĩa nào cả để thuyết phục mọi người.
TQ lúc lày chỉ còn thủ đoạn lấy thịt đè người mà thôi
ĐCSVN cũng vậy, bám vào Chủ nghĩa Mac Lê, bám vào chế độ XHCN, thực chất là bám vào thằng Tầu để duy trì quyền lợi của cá nhân họ mà thôi.
Ta đã nhìn thấy họ ling lay
Ta nhìn thấy ĐCS đang sụp đổ
Tất cả chúng ta và phần đông người CS muốn bắt tay, muốn xích lại gần Mỹ.
Làm thế nào để đỡ tổn thất nhất?
Đó việc chúng ta phải nghĩ.
Đại tá Bùi Văn Bồng tim cách liên lac vơi ngươi có trách nhiêm xử lí chiếc tàu cá đang măc kẹt dưới gầm cầu ở tỉnh Bình Thuận là cho chất tai lên chiếc àu măc kệt để nó hạ độ cao thoat hiểm khỏi gầm cầu.Cảm ơn Dại tá.
Trả lờiXóabai viet dai dong ,roi ram co nhieu nhan dinh ,khang dinh sai lam,vo doan :CSLX thoa thuan voi phat xit Duc gay the chien 2-noi lao.Mi de Viet nam thong nhat la mui dao choc vao CSTQ-noi lao toet--boi nam 72 Mi va TQ om hon nhau tham thiet de cung nhau tieu diet LX---khong co quan he nay thi TQ nam nay2016 van san xuat gang thep nhu kieu lo gach ma Chi pheo va Thi No cua Vn da ngu qua dem---Tac gia sao chep ,chap va roi phat ngon ,chem gio lam cam cua nguoi da co trieu chung pakinson.
Trả lờiXóaVề chính sách đối với TQ ở Mỹ có 2 trường phái :Liberalism (Chủ Nghĩa Tự Do) và Realism(Chủ Nghĩa Hiện Thực hay Thực Dụng).
Xóa1-Phái Liberialism cho rằng TQ có thể trổi dậy một cách hòa bình và Hoa Kỳ nên kết giao (engagement)để giúp kinh tế nước này phát triển và một khi phát triển theo kinh tế tư bản thì TQ sẽ thay đổi qua chế độ Dân Chủ theo quy luật kinh tế tư bản đi đôi với dân chủ.Trong thế kỷ 20 người ta đã chứng kiến một số đông quốc gia trên thế giới chuyển qua chế độ dân chủ hay bán dân chủ.Đây là một khuynh hướng của thời đại,các lãnh tụ TQ không thể cưỡng lại trào lưu này.Tuy nhiên để đề phòng bất trắc từ phía TQ phái này chủ trương kết hợp "engagement với "containment"(ngăn chặn be bờ),và được gọi là"congagement".TT Clinton và Obama áp dụng chính sách này.Do đó người ta thấy vì trong lúc trổi dậy TQ càng lúc càng lộ vẻ hiếu chiến,bá quyền nên Mỹ đã áp dụng chiến lược 'Chuyển Trục "(Pivot) sau đổi là "Tái Cân Bằng"(Rebalance) phần để kềm chế TQ, phần để bảo đảm cho việc buôn bán ở Á Châu nhất là vùng Đông Nam Á vì trong tương lai đây là vùng sẽ phát triển nhanh và có thể thay thế một phần lớn dây chuyền sản xuất đang thực hiện ở TQ do giá nhân công ở đây rẻ hơn .Sở dĩ có sự thay đổi tên gọi vì chữ "chuyển trục" không còn hợp thời nó có thể bị hiểu lầm là mang tính cách đoản kỳ và mang hàm ý Mỹ bỏ lơi Á Châu nay mới quay trở lại trong khi chữ "Tái cân Bằng"cho thấy chính sách Mỹ có tính cách lâu dài và nhất quán vì sau khi rảnh tay ở Trung Đông và Nam Á họ chỉ phân bổ thêm cho vùng Á Châu để tái cân bằng lực lượng của họ trên toàn cầu (thực sự sau chiến tranh lạnh lực lượng của Mỹ vẫn luôn luôn hiện diện ở vùng Đông Á).
2-Phái Realism mà đại diện nổi bật là John Mearsheimer,tốt nghiệp West Point,tiến sỹ về bang giao quốc tế,giáo sư chủ nhiệm Phân Khoa khoa học chính trị trường Đại Học Chicago,cho rằng TQ không thể trổi dây một cách hòa bình vì đây là quy luật tự nhiên đã được chứng minh trên thực tế qua trường hợp của các siêu cường như Anh,Mỹ,Liên Sô...
Do đó phải áp dụng sách lược "Containment" đối với TQ.Sách lược này đáng lẽ được áp dụng từ thời TT Bush con nhưng vì vụ khủng bố 11/9 nên đã phải tạm hoãn.
Cho tới nay trong nội bộ Mỹ phái Liberalism vẫn còn nắm đa số nhưng sự hung hăng thái quá của TQ tại Biển Hoa Đông và Biển Đông khiến số người ủng hộ phái Realism càng lúc càng tăng.
Trên thực tế việc áp dụng toàn phần sách lược "containment" trong lúc này gặp một số trở ngại như sự đồng thuận của người dân Mỹ,của các tổ hợp lớn của Mỹ đang buôn bán với TQ,của các nước trong Liên Minh của Mỹ tại Á và Âu Châu.Tuy nhiên trong trường hợp TQ làm càn hay nếu cần Mỹ vẫn có thê tạo một "trigger needed"(sự châm ngòi cần thiết,nói theo ngôn ngữ của Brzezinski,cựu cố vấn an ninh của TT Carter)để cho sách lược "containment" có thể khởi động hết công suất.
Xuất xứ chữ "trigger needed"của Brzezinski : Trên website oilempire.us trong bài :"Zbigniew Brzezinski warn a false flag attack to trigger war on Iran" có đoạn viết :
Xóa"But he (Brzezinski) emphasized that it was difficult to obtain a consensus from the American public to support United States' interventions beyond its borders "in the absence of a sudden threat or a feeling by the population that its well-being was at stake." On that occasion, he recalled the example of Pearl Harbor which tipped American opinion in favor of an intervention in the Second World War. Brzezinski's own words about Pearl Harbor, the World Trade Center attacks were just the trigger needed to set the final conquest in motion."
Tạm Dịch: nhưng ông ta nhấn mạnh rằng khó có được sự đồng ý của dân chúng Mỹ khi chính quyền Mỹ can thiệp những chuyện ngoài nước Mỹ nếu vắng mặt một mối đe dọa bất thình lình hay một cảm giác rằng đời sống thịnh vượng của họ bị lâm nguy.Trong trường hợp như vậy ông nhắc lại vụ Trân Châu Cảng đã khiến công luận Mỹ đồng ý cho Chính Quyền Mỹ tham chiến trong thế chiến II.Chính Brzezinski nói vụ Trân Châu Cảng và vụ tấn công World Trade Center chỉ là sự châm ngòi cần thiết để khởi động cuộc chinh phục cuối cùng.
Thống Tướng Westmoreland,Chỉ Huy quân đội Mỹ tại VN trước 1975, trong một cuộc họp báo năm 1975 tại Cali đã cho biết vì mục tiêu chiến lược ông không được phép tấn công ra BV và đường mòn HCM. Ông còn tiết lộ là đã biết trước rất chi tiết về cuộc tấn công của CSVN vào dịp Tết Mậu Thân và ông xin lỗi là đã không nói ra.
XóaTrong thời gian oanh tạc BV người Mỹ đã hạn chế không đánh vào đê điều,một tử huyệt của CSBV.Hai mục tiêu quan trọng là Hà Nội và Hải Phòng cũng chỉ bị đánh bom rải thảm bằng B52 suốt 12 ngày đêm vào dịp Giáng Sinh năm 1972 trong chiến dịch Linerbacker II ở giai đoạn chót của cuộc chiến để ép CSBV phải trở lại bàn Hội Nghị.Tuy nhiên họ cũng chỉ ném đến sát Hà Nội (phố Khâm Thiên ) rồi ngưng lạị.Họ đã không bỏ bom theo kiểu san bằng thành bình địa như họ đã làm trong thế chiến 2 đối với các thành phố của Đức và Nhật.
Năm 2009 Ted Gunderson,cựu Trưởng Phòng Điều Tra của CIA tại VN,đã tiết lộ trong một đoạn video trên youtube cho biết trong thời gian Giáng Sinh năm 1972 CSBV đã gởi đi tín hiệu xin đầu hàng vô điều kiện nhưng đoạn băng thu đuợc tín hiệu này đã bị ém đi, và 79 nhân viên phòng truyền tin Mỹ tại VN lúc đó bị đưa về Mỹ và toán này bị thay bằng toàn bộ nguời mới.(cần đối chiếu lại với những nhân chứng phía VN trong thời điểm này)
Ngay từ năm 1967,Tiến Sỹ Edwin Oldfather Reischauer,Giáo sư Đại Học Havard, Đai Sứ Mỹ tại Nhật Bản (1961-1966),đã cho rằng :
"Mỹ không nên đánh thắng và chiếm Bắc Việt vì sẽ phải cưu mang thêm một số dân còn nhiều hơn là tổng số dân miền Nam Việt Nam,lại còn ở trong tình trạng quá ư lạc hậu,như vậy sẽ quá sức tốn kém. Thêm vào đó Mỹ còn rơi vào tình trạng luôn luôn phải ứng chiến với Trung cộng!
Ngược lại, Mỹ NÊN nắm Trung cộng vì mục tiêu kinh tế.Ông đưa ra một ví dụ là nếu bán được cho mổi người dân Tàu cộng 1 chai Coca-cola mổi tháng và chỉ lời 1 ‘cent’ thôi thì sẽ LỢI biết bao."
Năm 1968 Mỹ đã làm lơ cho CSVN tổng tấn công tại Nam VN khiến cho phong trào phản chiến tại Mỹ dâng cao đến tột đỉnh.Mỹ đã dùng phong trào này như một cái cớ để họ rút quân và cũng là để cho màn kịch trá bại năm 1975 được diễn ra một cách hoàn hảo.
Mỹ đã dùng VN như một cái cầu để bắt tay với Trung Cộng đồng thời nhử cho LS nhúng tay sâu vào VN khiến ảnh hưởng của LS lấn lướt Trung Cộng và như thế 2 người anh em thuộc phe XHCN,vốn có nhiều mâu thuẫn trầm kha,càng lúc càng đi đến chỗ không đội trời chung.
Do đó nếu hiểu vấn đề qua lắng kính kể trên thì việc Mỹ không đánh hết sức tại VN hay không nhận sự đầu hàng của CSBV (nếu thực sự là như vậy) là điều có thể hiểu được.
Xin đính chính : trong cuộc phỏng vấn vào 9/1995 tại Cali,Tướng Westmoreland đã tiết lộ như trên.
XóaTheo kết quả thăm dò Harris vào năm 1980 có đến 73% công chúng Mỹ và 89% cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại VN cho rằng :"The trouble in Vietnam was that our troops were asked to fight in a war which our political leaders in Washington would not let them win."
Tạm dịch:"Trở ngại tại VN là binh lính của chúng ta bị đòi hỏi phải chiến đấu trong một trận chiến mà giới lãnh đạo chính trị tại Washington không cho họ được quyền thắng."
Năm 1974 khi TQ tấn công chiếm Hoàng Sa chính TT Nguyễn văn Thiệu đã ra lệnh cho phi đoàn F5 của VNCH sửa soạn tham chiến để lấy lại hòn đảo này nhưng không hiểu do áp lực của Mỹ hay vì lý do nào khác cuộc tái chiếm này không xảy ra.
Năm 1975 sau khi VNCH bị Quốc Hội Mỹ cắt đứt hết viện trợ,TT Thiệu không hiểu có phải nghe theo sự gợi ý của người Mỹ (qua trung gian của vị tướng người Úc,được phái qua giúp VNCH) hay do ý của chính ông hoặc Bộ Tham Mưu của ông đã bỏ Vùng I và II chiến thuật để rồi vỡ trận và VNCH xụp đổ nhanh chóng đến độ có người phải nói : "CSBV đã đánh 21 năm không chiếm được một quận lỵ vậy mà chỉ có 55 ngày họ chiếm cả nước."
Tại trận Xuân Lộc phía VNCH đã bỏ 2 trái bom Daisy Cutter (khoảng 10000 pound,trước kia dùng để dọn bãi đáp cho trực thăng tại những vùng rừng rậm).Phía CSBV bị tổn thất khá nặng và tưởng là bom CBU 55 nên họ đã dừng quân lại nhưng sau đó không thấy động tịnh gì thêm họ lại tiếp tục tấn công.Bom CBU 55 (Cluster bomb unit)là loại bom chùm,sau khi được thả sẽ bung ra nhiều cái dù mang những trái bom nhỏ nổ trên không và đốt hết dưỡng khí khiến sinh vật trong vòng cả km2 bị chết ngạt.Trong chiến tranh VN mỗi khi bỏ bom này Mỹ cho chuyên viên đến gắn ngòi nổ rồi mới chất lên phi cơ đem thả.Tại trận Xuân Lộc khi đó trong kho còn khoảng 50 trái CBU nhưng không có ngòi nổ vì do người Mỹ giữ nên VNCH phải thả bom Daisy Cutter (chỉ còn 2 trái)tuy thế cũng đã làm phía CS giật mình vì nghĩ rằng Mỹ nhử cho họ tập trung để tiêu diệt.
Những dữ kiện kể trên đã cho thấy một phần sự thật của cuộc chiến VN là:người Mỹ không thực sự muốn thắng tại VN.Lý do VN chỉ là một quân tốt trong bàn cờ thế giới mà họ đánh với LS,cho nên lúc cần họ thí con tốt này để thực hiện nốt những nước cờ sau đó chiếu bí LS.
TQ muốn gì và ép ĐCSVN những gì ? Có lẽ không ngoài yêu cầu VN xác nhận HS & TS là của TQ .
Trả lờiXóaChính vì vậy nên TQ đã gấp rút thực hiện các động thái gây ngộ độc môi trường sống , ngăn chận nguồn nước , phá hoại không lưu , phá hoại hải lưu . Khiến VN lao đao kinh tế , thúc thủ quy hàng với TQ , lên tiếng HS , TS là của TQ . Đạt được yêu sách này thì sách lược Xoay trục về Biển Đông của Mỹ chẳng nhằm nhò gì , kể cả vùng nhận diện lưỡi bò 9 đoạn đương nhiên chẳng tốn công sức tranh chấp , TQ vẫn thắng lợi hoàn toàn
Dương Khiết Trì sắp đến VN lần nữa , cũng chẳng ngoài mục đích này khi toà án quốc tế sắp tuyên bố Đường Lưỡi Bò hoàn toàn bất chính vào đầu tháng bảy . Không thể xác nhận HS và TS là của TQ theo yêu cầu , không thể ra mặt chống TQ khi chính TQ bắn rơi hai chiếc máy bay trên vùng trời của mình , không thể gọi thẳng tên TQ là kẻ chủ mưu phá hoại xâm chiếm VN . Chính những cái sự thật mà Đảng không thể nói , cho tới một ngày nào đó sẽ là nguyên nhân khiến Đảng vỡ .
Nếu Đảng tuyên bố HS & TS là của TQ thì điều gì sẽ xảy ra trong những ngày sắp tới ? Trong hoàn cảnh VN bi thương không tránh được do nợ nần , nghèo đói , ngộ độc và bị TQ dằn mặt trực tiếp . Thiết nghỉ rằng tương lai cũng chẳng khác gì hôm nay . Nghĩa là im lặng chịu nhục , tiếp tục mất dần đất đai , tài sản và con người Việt vào tay TQ .
Điều này hẳn nhiên cũng rất hợp lý như Obama đã tuyên bố tôn trọng thể chế chính trị do nhân dân VN lựa chọn .
Thức tỉnh
Ông bạn già đăng bài này hay quá ! Chúc sức khỏe. Hẹn gặp.
Trả lờiXóa