Dư địa hợp tác quân sự giữa hai quốc gia Việt Nam-Mỹ
đang dần dần nới rộng ra với tương thích về tầm nhìn và hội tụ về tương đồng
lợi ích chiến lược. Thảo luận về hệ quả đa chiều của quyết định định dỡ bỏ hoàn
toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ là một dịp để tổng quan lại nhu cầu
hợp tác, cũng như xem xét khả năng và giới hạn của cả hai bên.
Định hình
tương lai hợp tác quân sự Việt-Mỹ
Sự tương thích giữa các hệ thống vũ khí khác nhau là
một yếu tố quan trọng. Nhưng quan trọng không kém, nếu không muốn nói cần được
xem là điều kiện ưu tiên hàng đầu, là sự tương thích về tầm nhìn chiến lược
giữa các bên. Ở điểm này Việt Nam
và Mỹ đang có những bước tiệm cận.
Sách
trắng Quốc phòng Việt Năm năm 2009 nêu rõ: “Việt Nam chủ trương
mở rộng đối ngoại quốc phòng, tham gia ngày càng tích cực vào các hoạt động hợp
tác quốc phòng, an ninh của khu vực và của cộng đồng quốc tế”. Các mối quan hệ
quốc phòng được nhấn mạnh bao gồm trao đổi các đoàn quân sự các cấp, tham vấn –
đối thoại quốc phòng, tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế. Mục tiêu là
nhằm xây dựng lòng tin và ngăn ngừa xung đột. Chia sẽ với báo chí, Phó Tổng
tham mưu trưởng Võ Văn Tuấn nhấn
mạnh rằng, học thuyết quân sự của Việt Nam là xây dựng quân đội chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tiến tới hiện đại hoá toàn quân. Thời kỳ trước
đây, quân đội chỉ mới tiến hành hiện đại hoá năm lực lượng gồm Phòng không
không quân, Hải quân, Thông tin liên lạc, Trinh sát kỹ thuật và Tác chiến điện
tử. Trong giai đoạn tiếp theo, Việt Nam sẽ hiện đại hoá tất cả các quân
binh chủng. Dù Trung Quốc đang dịch chuyển từ cường quốc lục địa sang
cường quốc đại dương thì trong ngắn hạn lực lượng hải quân phối hợp tác chiến
của Mỹ vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối so với Trung Quốc. Điều quan trọng hơn trong
chiến lược triển khai sức mạnh tại khu vực châu Á Thái Bình Dương của Mỹ chính
là việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mang tính đột phá nhằm tạo ưu
thế thông tin, tình báo - giám sát. Điển hình là chiến lược tác chiến không
gian mạng; tác chiến không gian; máy bay, tàu ngầm không người lái; kỹ thuật
người máy; tác chiến điện từ… Tất cả Mỹ gọi là: Tiếp cận toàn diện (all domain
access). Theo đó, quân đội Mỹ không chỉ chú trọng sức mạnh súng đạn mà còn
ứng dụng công nghệ vượt trội vào chiến lược giám sát, tiếp cận từ góc độ hợp
tác tình báo, môi trường biển, tự do hàng hải, khảo sát địa chất, chống cướp
biển, phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ phát triển hàng hải v.v…
Đó là một không gian quan trọng để các nước Đông Nam Á trở thành những nút thắt
hợp tác, trong đó Việt Nam
có thể là một điểm quan trọng nhất.
Cải
thiện năng lực ISR
Là “tai”và “mắt” của bất kỳ lực lượng hải quân hiện
đại nào, các hệ thống C4ISR đóng vai trò quan trọng trong cả thời bình và thời
chiến. Trong thời bình, năng lực này giúp quân đội phát hiện sớm những mối đe
doạ an ninh ở cả trên không và trên biển. Bên cạnh đó, nó còn giúp các lực
lượng dân sự quản lý tài nguyên và phòng chống thiên tai. Thời chiến, rõ ràng
lực lượng nào “nhìn thấy” hay “nghe thấy” đối phương sớm hơn và nhanh hơn sẽ
nắm nhiều lợi thế trên chiến trường. Đây là công nghệ mà Mỹ chiếm nhiều lợi thế
hơn bất cứ nhà cung cấp vũ khí nào khác.
Nhìn qua các nước châu Á, và xu thế phát triển hệ
thống C4ISR tại các nước này. Trung Quốc chẳng hạn, tuy vẫn chưa thể so sánh
với Mỹ, nhưng cũng đã tiên tiến hơn nhiều so với các nước láng giềng. Công
nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã phát triển được máy bay cảnh báo sớm trên không
KJ-2000 có
thể so sánh với E-3 Sentry hay E-2 Hawkeye của Mỹ. Các máy bay Y-8J
của hải quân, mặc dù kém hiện đại hơn, cũng được xem là có khả năng phát
hiện các vật thể nhỏ như kính viễn vọng của tàu ngầm ở khoảng cách 185
km. Đó là chưa kể tới các loại UAV mà nước này đang nghiên cứu và phát triển,
tiêu biểu là loại BZK-005 vốn đang
được Trung Quốc triển khai tại đảo Phú Lâm. Đó là chưa kể tới năng lực ISR
trên không gian của Trung Quốc vốn cũng đã được hình thành về căn bản với các
dự án liên quan tới hệ thống định vị Bắc Đẩu (cạnh tranh với GPS của Mỹ).
Tại Đông Nam Á, Singapore là quốc gia có năng lực
C4ISR hoàn thiện hơn cả. Ngay từ năm 2003, quân đội Singapore đã
đưa vào kết nối hệ thống chỉ huy và kiểm soát hỗn hợp (IKC2). Đến năm
2008 thì đưa vào hoạt động Hệ thống điều khiển tác chiến Trên không-Mặt đất
(ALTaCC) nhằm tăng cường quá trình ra quyết định chỉ huy. Không quân Singapore
(RSAF) cũng đã trang bị các loại UAV của Isreal (Heron-1 và Hermes-450) cho các
hoạt động tuần tra. Lý do là các UAV này có hệ thống cảm biến tầm xa tốt hơn
các máy bay tuần tra thế hệ cũ. Đặc biệt hơn, RSAF sử dụng máy bay cảnh báo sớm
G550 cũng do Israel
phát triển để nâng cao tầm quan sát ngoài đường chân trời (over-the-horizon).
Các quốc gia khác lại chưa có được một mức độ quan tâm
tới C4ISR toàn diện như Singapore .
Xét về mặt trang thiết bị, Malaysia
hay Thái Lan chỉ phát triển một số cấu phần của C4ISR. Ví dụ như Malaysia đã có
thể tự
phát triển một số loại UAV và đồng thời mua
sắm UAV từ nước ngoài. Nước này cũng đã đặt hàng một số ra-đa
bảo vệ bờ biển của hãng Airbus. Malaysia chưa sở hữu bất kỳ một
phương tiện cảnh báo sớm đường không nào, trong khi Thái Lan đã có các máy bay cảnh
báo đường không của Thuỵ Điển. Cả Malaysia ,
Việt Nam , Thái Lan hay Philippines đều sỡ hữu UAV nhưng không nước nào
có các hệ thống chỉ huy và kiểm soát hỗn hợp như Singapore .
Đặt lệnh dỡ bỏ cấm vận trong bối cảnh hiện đại hoá
quân đội theo xu hướng phát triển C4ISR như trên cho thấy nhiều “dư địa” hợp
tác quan trọng. Không quân và hải quân Việt Nam đang trong quá trình “tiến
thẳng lên hiện đại” với một trong nhiều trọng tâm đặt vào việc xây dựng hệ
thống tác chiến điện tử, chỉ huy và kiểm soát (C2) và ISR mạnh. Việt Nam thời gian
vừa qua cũng đã cố gắng cải thiện năng lực này. Có thế lấy một số ví dụ như kế
hoạch phát triển một mạng lưới 35
trạm quan trắc môi trường và khí tượng hải dương trên toàn quốc cho
tới năm 2020. Kế hoạch này một khi hoàn thành sẽ góp phần cải thiện năng lực
quản lý biển đảo, tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ chủ quyền. Việt Nam cũng là một
trong chín quốc gia trên thế giới có thể tự chế tạo hệ thống cảnh giới vùng
trời quốc gia tự động. Mang mã hiệu VQ1-M,
hệ thống này là sản phẩm hoàn toàn nội địa do Tập đoàn viễn thông quân đội
Viettel nghiên cứu chế tạo dựa trên công nghệ được nước ngoài chuyển giao.
Các vệ tinh mà Việt Nam đã, và sẽ phóng lên quỹ đạo
cũng góp phần không nhỏ cho việc từng bước xây dựng và cải thiện năng lực ISR.
Bên cạnh đó là các chương trình phát triển máy bay không người lái (UAV). Việt Nam
vừa cố gắng tự lực phát triển công nghệ trong nước và cũng vừa hợp tác với nước
ngoài để sản xuất các loại UAV khác nhau.
Tuy nhiên, vẫn còn những điểm yếu cần phải khắc phục,
và các hợp tác quân sự với Mỹ mở rộng hơn sự lựa chọn cho Việt Nam . Các hệ
thống cảnh báo sớm trên không và ra-đa bờ biển là những thiết bị và phương tiện
ISR mà Việt Nam
đang thiếu. Mặc dù không quân và cảnh sát biển đã trang bị các máy bay tuần
thám của Canada
và châu Âu, tuy nhiên chúng có tính năng kỹ chiến thuật vừa phải. Với một đường
bờ biển dài và vùng thềm lục địa rộng lớn, Việt Nam cần các phương tiện khác hiện
đại hơn và nhiều năng lực hơn.
Nhìn rộng hơn, ISR là một phần của một nỗ lực lớn hơn
nhằm xây dựng mạng lưới nhận thức hàng hải không chỉ cho riêng Việt Nam mà còn
ở cả khu vực Đông Nam Á. Một khả năng ISR tốt hơn sẽ giúp không chỉ Việt Nam mà
các nước trong khu vực thách thức lại Trung Quốc tại nơi mà Bắc Kinh luôn xem
là “sân sau” của mình.
Các lĩnh vực
hợp tác trong tương lai
Một báo cáo đã được Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ
xuất bản trong năm 2016 phân tích về “tiềm
năng hợp tác an ninh với Việt Nam”. Trong đó, theo các chuyên gia quốc
phòng của Mỹ đánh giá, các mục tiêu hợp tác trước mắt của Việt Nam bao gồm:
nâng cấp năng lực tác chiến của tàu ngầm; ngăn chặn kết nối không-hải trên biển
(nhắm vào chống tiếp tế); tác chiến chống tàu mặt nước (ASUW); tác chiến chống
ngầm (ASW); nhận thức hàng hải (MDA); cảnh báo sớm và các năng lực có liên quan
tới chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát
(C4ISR).
Cũng theo bản báo cáo của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương,
hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Mỹ từ nay cho tới 2022 tập trung vào năm lĩnh
vực chủ yếu: an ninh hàng hải; hỗ trợ cứu nạn và phòng chống thiên tai; gìn giữ
hoà bình; trao đổi nhân lực; và giảm thiểu hệ quả chiến tranh. Trong lĩnh vực an
ninh hàng hải, Việt Nam có mối quan tâm rất lớn tới các loại máy bay hải quân
(bao gồm cả trực thăng, máy bay cánh bằng và máy bay tuần thám biển) đi kèm với
đó là các năng lực C4ISR có liên quan. Việt Nam cũng mong muốn hợp tác trong
việc xây dựng hệ thống giám sát hàng hải thống nhất (Integrated Maritime
Surveillance System – IMSS) và các hệ thống giám sát bờ biển (Coastal
Surveillance).
Ngoài ra, cả hai bên cũng sẽ hợp tác nâng cao năng lực
cho các lực lượng chấp pháp biển bán vũ trang, bao gồm huấn luyện và trang bị
các loại tàu tuần tra bờ biển và xây dựng trung tâm huấn luyện. Đặc biệt hơn là
tiềm năng trong việc Việt Nam
sẽ mua các loại máy bay không người lái chuyên hoạt động trên biển (chương
trình này bắt đầu trễ hơn, từ 2019). Trong các lĩnh vực khác, hợp tác giữa hai
bên chủ yếu xoay quanh việc Mỹ giúp Việt Nam thiết lập các trung tâm huấn
luyện, cũng như hỗ trợ trang thiết bị cần thiết cho từng lĩnh vực hợp tác cụ
thể.
Báo cáo cũng nêu ra lời khuyên cho từng binh chủng cụ
thể của quân đội Việt Nam
và qua đó là những gợi ý hợp tác có liên quan:
Lục quân: cần phải tái cấu trúc cơ cấu lục quân, dịch
chuyển từ phòng thủ theo khu vực sang chiếm giữ vai trò lớn hơn trong bảo vệ
chủ quyền quốc gia. Bên cạnh đó là gia tăng năng lực ứng phó với thiên tai.
Không quân: gia tăng năng lực cảnh báo sớm và ISR;
tăng cường khả năng ngăn chặn hàng hải (maritime interdiction); phát triển năng
lực chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD) và tăng cường huấn luyện phi công.
Hải quân: cải thiện năng lực MDA; phản công điện tử
(electronic countermeasures) và chống phản công điện tử (electronic
counter-countermeasures); do thám điện tử (electronic intelligence); cải thiện
năng lực chấp pháp biển; phát triển lực lượng không quân hải quân; tăng cường
các năng lực ASW và ASUW.
Phát biểu của một số quan chức cao cấp của quân đội
Việt Nam cũng đưa ra những
đánh giá và góc nhìn có thể đối chiếu từ “quan điểm” của Việt Nam . Chẳng hạn
Nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam, trung
tướng Nguyễn Tiến Trung trả lời báo chí cho rằng: Việt Nam có thể chưa
vội mua sắm các vũ khí công nghệ cao, mà trước hết mua các loại phương tiện
không ảnh hưởng tới tương tác hệ thống vũ khí như máy bay trinh sát, tàu tuần
thám, máy bay cứu hộ cứu nạn v.v
Trung tướng Nguyễn Thế Lực, nguyên Chánh văn phòng Bộ
Quốc phòng và Quân uỷ Trung ương, mặc dù đánh giá cao quyết định gỡ bỏ cấm vận
của Mỹ, lại cho rằng việc mua vũ khí Mỹ đối với Việt Nam không
phải điều dễ dàng. Ông nêu lên bốn điểm cần phải được xem xét kỹ: (1) việc
tích hợp công nghệ vũ khí; (2) giá cả; (3) nhân lực và (4) bảo dưỡng. Cũng theo
Trung tướng Lực, việc mua cụ thể loại vũ khí gì cần cân nhắc kỹ càng và phải
tuỳ thuộc vào nhu cầu của Việt Nam .
Có thể nhận thấy trọng tâm hợp tác quốc phòng Mỹ -
Việt trong khoảng thời gian 5 năm tới xoay quanh đảm bảo an ninh hàng hải là
chủ yếu, trọng tâm sẽ là cải thiện năng lực MDA. Với Sáng kiện An ninh hàng hải
(MSI) được Mỹ chính thức đề xuất vào năm ngoái, Việt Nam sẽ không những có thể
tự nâng cao năng lực của mình, mà còn có khả năng kết nối khu vực, giúp nâng
cao hợp tác đa phương trong vấn đề an ninh biển một cách cụ thể.
Cũng có thông tin cho rằng Việt Nam có thể
trước mắt tiếp cận các trang thiết bị vũ khí Mỹ thông qua chương trình vũ khí dôi
dư (excess defense articles-EDA) của Lầu Năm Góc. Chương trình này giúp các
nước đồng minh và đối tác có thể mua lại các vũ khí đã qua sử dụng của Mỹ với
giá rẻ hơn rất nhiều nếu mua mới. Một ví dụ là việc Indonesia mua 24
máy bay F-16 của Mỹ vào năm 2014, với đơn giả mỗi chiếc chỉ vào khoảng
một phần ba so với giá gốc (dĩ nhiên là Indonesia chịu chi phí sửa chữa và bảo
trì). Tuy Quốc hội Mỹ vẫn sẽ phải thông qua các quyết định mua bán nhưng, đây
cũng là một cách tiếp cận cần lưu tâm.
Trước mắt, các loại vũ khí cụ thể mà Việt Nam có thể
nhắm tới sẽ chủ yếu phục vụ cải thiện MDA và C4ISR, cụ thể: các loại máy bay
chống ngầm và vũ khí đi kèm (hầu như chỉ xoay quanh P-3 Orion hay dòng
Hercules); các loại máy bay cảnh báo sớm trên không (khả năng cao là các máy
bay của Airbus, dựa trên khung gầm máy bay vận tải C-295 đang có trong biên
chế); các loại ra-đa bảo vệ bờ biển, ra-đa giám sát (của Israel hoặc của Mỹ) v.v
Khả năng Mỹ hiện diện nhiều hơn tại Việt Nam trong tương
lai cũng cần được đề cập. Cam Ranh là một ví dụ cụ thể. Được đánh giá là vịnh
nước sâu tốt nhất tại Biển Đông, Cam Ranh sở hữu ba
gía trị chiến lược quan trọng: vị trí địa lý; khả năng phòng thủ tốt và có
khả năng tiếp tế tốt. Tàu chiến của các nước đã có thể tới cảng liên hợp Cam
Ranh để sửa chữa và tiếp nhiên liệu, lương thực. Liệu trong tương lai Việt Nam có cho phép
hải quân Mỹ tiếp cận Cam Ranh ở mức độ như Nga hiện tại hay không? Và dưới
những điều kiện như thế nào? Đây là những câu hỏi cần được thảo luận.
Không những tại Cam Ranh, Đà Nẵng cũng được phía Mỹ
lưu tâm. Thông
tin từ báo giới Mỹ cho rằng cả hai nước đang đàm phán về việc Mỹ thiết
lập một căn cứ hậu cần tại Đà Nẵng để đối phó với thảm hoạ thiên tai. Hợp tác
trong lĩnh vực này, như đã đề cập, là một trong năm trọng tâm hợp tác an ninh
quốc phòng giữa hai nước trong 5 năm tới. Đà Nẵng là đại bản doanh của hải quân
vùng 3 và là nơi đặt Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực II.
Với cơ sở hạ tầng sẵn có tại đây, một trung tâm hậu cần ở Đà Nẵng chắn chắn
mang nhiều ý nghĩa hơn là một đơn vị logistic đơn thuần.
Tóm lại, dự địa hợp tác quân sự giữa hai quốc gia Việt
Nam-Mỹ đang dần dần nới rộng ra với tương thích về tầm nhìn và hội tụ về tương
đồng lợi ích chiến lược. Thảo luận về hệ quả đa chiều của quyết định định dỡ bỏ
hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ là một dịp để tổng quan lại nhu
cầu hợp tác, cũng như xem xét khả năng và giới hạn của cả hai bên. Xét trong
ngắn hạn, hậu cần và huấn luyện sẽ là những ĩnh vực đang chuyển động, và sẽ
tăng tốc nhanh. Nền tảng của hai lãnh vực này sẽ là điều kiện thúc đẩy phát
triển hợp tác C4ISR Việt Nam-Mỹ trong tương lai xa hơn.
TS Trương Minh Huy Vũ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
Quốc tế (SCIS), Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP.HCM.
Nguyễn Thế
Phương, Nghiên cứu viên cộng tác tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), Đại
học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP.HCM.
(Nghiên Cứu Biển Đông)/TTHN
-------------
Mong mỏi của mọi người yêu nước chắc chắn như tác giả phân tích.
Trả lờiXóaNhưng bọn TQ thì cản phá.
NPT và một số nhân vật trong chóp bu ĐCS thì hèn nhát.
Những người giác ngộ, tích cực thì thận trọng và đề phòng bị ám hại.
Nhưng lòng dân thì đã được Obama đo và đưa lên bàn cân
Sẽ đến lúc trở thành hiện thực và mạnh như vũ bão.
Không khéo cs mua vũ khí Mỹ về để bắn lại nhân dân thì nguy to
Trả lờiXóaQuân đội mạnh không hoàn toàn đồ được trang bị vũ khí,khí tài hiện đại Quân đội mà không có lòng yêu nước ,ý chí chiến đấu thì trang bị vũ khí hiện đại cũng bằng thừa .QĐND Việt nam hiện nay theo tôi là Quân đội yếu toàn diện -Không xác định được bạn hãy thử -chỉ cần trung với đảng chứ không phải là tổ quốc .Trang bị vũ khí thì cũng hiện đại nhưng bị tham nhũng rút ruột chỉ còn cái vỏ thôi .Nếu vẫn dưới sự lãnh đạo của đảng với những kẻ như Trong LŨ-Do ba Ty-Nguyễn chí Vịnh thì Tàu + không cần nổ súng ,chỉ can e hẻm là chúng cong đuôi bỏ chạy -Q Đ tàn liên .Q D nay hèn với giặc-ác với dân -tham nhũng là giỏi thôi ///
Trả lờiXóaCó thể lắm chứ bạn Nặc danh 09:22 à,loài ác quỉ này thì không hề thương loài người chúng ta đâu !
Trả lờiXóaNếu Việt Nam có độc lập,tự chủ thì quan kệ với bất cứ nước nào mà giúp ta giữ vững được độc lập ,chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ thì cân gì phải nghe ngóng theo dõi thái độ của Trung Quôc.
Trả lờiXóamua vũ khí để đưa cho thầy nghiên kíu
Trả lờiXóaHợp tác quân sự Mỹ Việt không có lợi ích gì cho việc bảo vệ lãnh thổ lãnh hải cũng như bảo vệ dân. Nó chỉ nằm trong âm mưu lòe bịp thế giới và người dân VN rằng : ta đây đang tiến bộ , đang thân phương Tây,...Gọi là chính sách đu dây thực chất chỉ đu có 1 tay thân TQ. Họ cũng biết đu 1 tay nguy hiểm nhưng còn biết làm gì hơn nữa?
Trả lờiXóa