Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt tại Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế CSIS ở |
Hai tuần sau chuyến thăm của Tổng thống
Hoa Kỳ Barack Obama tới Việt Nam, vào ngày 8 tháng 6 vừa qua, tại Trung Tâm
Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington DC, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam,
ông Ted Osius đã có một buổi nói chuyện ngắn tóm tắt lại những gì đã đạt được
trong chuyến thăm. Ông cho biết hai phía đã thống nhất được với nhau trong hầu
hết mọi vấn đề trừ vấn đề nhân quyền.
Ngay trong phần mở đầu bài phát biểu của
mình tại Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế vào chiều ngày 8 tháng 6
vừa qua ở Washington DC, Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius đã ca ngợi những gì mà Việt
Nam và Hoa Kỳ đã đạt được trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới
Việt Nam vào cuối tháng 5 vừa qua, làm sâu và rộng thêm quan hệ hợp tác giữa
hai nước kể từ khi hai bên nâng tầm quan hệ lên đối tác toàn diện vào năm
2013: “Về phía Hoa Kỳ đây (tuyên bố chung) là một catalogue tốt cho
thấy những gì mà chúng ta đã có thể đạt được trong mối quan hệ hai nước thời
gian qua kể từ khi quan hệ đối tác toàn diện giữa hai phía được thiết lập. Nó
cho thấy quan hệ đã nhanh chóng mở rộng hơn và sâu thêm.”
Đại sứ Ted Osius nói đến một loạt các hợp
tác của hai phía bao gồm: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các
hợp đồng thương mại trị giá đến 16 tỷ đô la được ký kết trong chuyến thăm vừa
rồi, hoạt động của đội thanh niên tình nguyện hòa bình Mỹ tại Việt Nam thời
gian tới, Việt Nam gia hạn visa đối với công dân Mỹ, Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm bán
vũ khí sát thương cho Việt Nam, giúp làm sạch chat độc da cam, và cải cách luật
pháp.
Đại sứ Hoa Kỳ cho biết phía Mỹ đã chuẩn bị
cho khả năng hai bên sẽ không đạt được một tuyên bố chung hai nước vì những bất
đồng còn tồn tại giữa hai phía. Tuy nhiên hai bên cuối cùng đã đạt được tuyên
bố chung và Hoa Kỳ đã có được những gì mà mình trông đợi. Ông cho rằng phía
Việt Nam đã
rất sẵn sàng hợp tác:
“Phía Việt Nam đã sẵn sàng, sẵn sàng hợp
tác với chúng ta trên khắp mọi lĩnh vực khác nhau. Họ đã muốn Tổng thống tới
thăm và muốn đảm bảo là chuyến thăm thành công và họ đã đưa ra những quyết định
khó khăn để đạt được những thỏa thuận trong đó có những thỏa thuận mang tính
thách thức đối với phía Việt Nam.”
Khác biệt về nhân quyền
Mặc dù ca ngợi những kết quả đạt được sau
chuyến thăm, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng nhìn nhận hai phía
vẫn còn những khác biệt trong vấn đề nhân quyền: “Tôi nghĩ chúng tôi đã
đạt được những gì chúng tôi cần đạt được từ tuyên bố chung giữa hai nước. Tôi
rất vui với kết quả đạt được… Nhưng một vấn đề vẫn chia rẽ hai phía là vấn đề
nhân quyền… hai bên thống nhất trên hầu hết mọi vấn đề nhưng không cùng thống
nhất về vấn đề nhân quyền. Vẫn còn nhiều việc phải làm nhưng xu hướng là tốt
khi nói đến tự do tôn giáo, đối xử với người tàn tật, người thuộc cộng đồng
LGBT. Tôi nghĩ xu hướng này sẽ tiếp tục theo hướng tích cực.”
Ông cũng nói đến cuộc gặp của Tổng thống
Obama với một số nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam . Ông cho rằng thật đáng tiếc là
một số nhà hoạt động xã hội đã bị chính quyền ngăn cản không cho gặp Tổng thống
Obama. Tuy nhiên, theo ông, những người đã gặp được Tổng thống cũng đã đưa ra
một loạt những kiến nghị để phía Mỹ xem xét. Đại sứ Hoa Kỳ không nói cụ thể
những đề nghị này là gì.
Liên quan đến những lo ngại về việc Hoa Kỳ
dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sẽ khiến Hoa Kỳ mất đi một
đòn bẩy để mặc cả vấn đề nhân quyền với Việt Nam, Đại sứ Ted Osius nhận xét: “Theo
tôi chúng ta vẫn có cùng những đòn bẩy mà chúng ta đã có trước chuyến thăm,
thậm chí là còn nhiều hơn khi chúng ta nói chuyện, hợp tác với Việt Nam
hơn là không có quan hệ gì. Điều này không có nghĩa là chúng ta có thể khiến họ
đưa quyết định theo ý của chúng ta nhưng điều này có nghĩa là ở những vấn đề
hai bên còn bất đồng như nhân quyền thì hai bên có những đối thoại tôn trọng
lẫn nhau và đôi khi hai phía có thể đi đến đồng ý với nhau.”
Tranh luận về trường đại học Fulbright ở
Việt Nam là
tốt
Về vấn đề tranh luận xung quanh vai trò
của Thượng nghị sĩ Bob Kerrey, chủ tịch hội đồng tín thác đại học Fulbright tại
Việt Nam, Đại sứ Hoa Kỳ cho rằng đây là một cuộc tranh luận bổ ích. Dựa vào
kinh nghiệm của mình ở Việt Nam ,
Đại sứ Hoa Kỳ cho rằng người Việt Nam rất rộng lượng và có thể
tha thứ.
“Trường đại học Fulbright Việt Nam là một
trường độc lập, hội đồng tín thác không do chính phủ Mỹ hay Việt Nam chỉ
định. Đó là điều tốt. quan điểm thứ hai theo tôi là tranh luận đang diễn ra là
một tranh luận tốt. Lý do chúng tôi muốn có trường đại học Fulbright Việt Nam để chúng ta có những tranh luận lành
mạnh như vậy về quá khứ và tương lai mà Việt Nam muốn. Tôi nhìn nhận tranh
luận này theo khía cạnh tích cực… Tôi đã làm việc với chính phủ và người dân
Việt Nam hơn 20
năm qua và không ở đâu mà người dân luôn hướng tới tương lai và sẵn sàng tha
thứ như ở Việt Nam .”
Thời gian qua, dư luận Việt Nam có nhiều tranh cãi xung quanh vai trò
của ông Bob Kerrey, người từng tham gia vụ thảm sát Thạnh Phong thời chiến
tranh Việt Nam .
Ông Bob Kerrey đã lên tiếng xin lỗi người Việt Nam về những gì ông đã làm
trong thời gian chiến tranh. Tuy nhiên, có những dư luận tại Việt Nam lại cho rằng ông không nên giữ vị trí
được bổ nhiệm của trường đại học Fulbright ở Việt Nam . Một số ý
kiến khác tỏ ra đồng tình với việc bổ nhiệm ông Bob Kerrey vì cho rằng ông đã
xin lỗi và đã đến lúc người Việt Nam nên
tha thứ, cho ông cơ hội giúp đỡ Việt Nam .
Biểu tình ôn hòa về môi trường là tốt
Liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi
trường ở vùng biển miền Trung Việt Nam thời gian qua, đại sứ Ted Osius cho
biết, ngay sau khi có thông tin về ô nhiễm khiến cá chết hàng loạt dọc bờ biển
miền trung, phía đại sứ quán Mỹ đã có đề nghị sẵn sàng giúp đỡ tìm nguyên nhân
với chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên phía Việt Nam đã không nhận lời đề nghị
trợ giúp này. Mặc dù vậy, sau đó đã có một số nhà khoa học Mỹ hợp tác với các
nhà khoa học Việt Nam nghiên
cứu tìm hiểu nguyên nhân cá chết. Đại sứ Hoa Kỳ cho biết hợp tác này không đến
từ lời đề nghị trước đó của phía Mỹ.
Đại sứ Hoa Kỳ cũng khẳng định những cuộc
biểu tình tuần hành ôn hòa vì môi trường diễn ra vừa qua tại các thành phố ở
Việt Nam là
tốt: “Về những cuộc biểu tình, theo tôi biểu tình ôn hòa là điều tốt. Chúng tôi
không tham gia vào vấn đề này vì đây là vấn đề nội bộ của Việt Nam . Chúng tôi
có thể khuyến khích chính phủ nên đối xử với các cuộc biểu tình theo một cách
nào đó nhưng quyết định cuối cùng là ở chính phủ và người dân Việt Nam .”
Hợp tác an ninh biển và vai trò của Mỹ ở
vịnh Cam Ranh
Một vấn đề quan trọng khác cũng được đề
cập trong buổi nói chuyện ngắn của đại sứ Hoa Kỳ là vấn đề hợp tác trong an
ninh biển, mua vũ khí và vai trò của Mỹ ở vịnh Cam Ranh. Theo đại sứ Osius, Hoa
Kỳ và Việt Nam rất
gần nhau trong quan điểm liên quan đến việc giải quyết hòa bình tranh chấp tại
biển Đông. Theo ông, những động thái gây hấn gần đây của Trung Quốc ở biển Đông
đang khiến Việt Nam xích
lại gần hơn với Hoa Kỳ.
Nói về khả năng Việt Nam sẽ mua vũ khí từ
Mỹ sau khi lệnh cấm bán vũ khí sát thương được dỡ bỏ, đại sứ Osius cho biết: “Tôi
có thể tưởng tượng là những vũ khí mà Việt Nam tìm kiếm từ phía Mỹ là những thứ
giúp Việt Nam trong an ninh biển. Chúng tôi đã nhận được một vài thư yêu cầu từ
quân đội Việt Nam và
có thể sẽ có thêm những thư yêu cầu khác nữa nhưng sẽ không có dồn dập tức
khắc. Họ sẽ không mua ồ ạt ngay lập tức mà quá trình này sẽ từ từ và được cân
nhắc…”
Đại sứ Hoa Kỳ cũng cho biết Hoa Kỳ tôn
trọng chính sách ba không của Việt Nam liên quan đến vấn đề vịnh
Cam Ranh. Chính sách ba không đó là không đe dọa, xâm phạm chủ quyền của bất cứ
nước nào, không liên minh và không cho bất cứ nước nào sử dụng lãnh thổ Việt
Nam để đe dọa, chống lại nước thứ ba. Vì vậy, theo đại sứ Osius, thời gian tới
Hoa Kỳ sẽ có thể xem xét sử dụng dịch vụ sửa chữa bảo hành của vịnh Cam Ranh
như một số nước khác đã làm, nhưng sẽ không có chuyện Hoa Kỳ đóng quân tại Vịnh
này.
Việt Hà, phóng
viên RFA/BS
-----------
VC đừng lấy Cam Ranh ra tự sướng nữa. Giờ nó cũng như mô hình HTX nông nghiệp thôi.
Trả lờiXóaNgười Việt Nam,hỡi những ai còn nặng nề với Thượng Nghị sĩ Bob Kerey
Trả lờiXóahãy bình tâm nghĩ lại mà so sánh với Đăng Tiểu Bình.Năm 1979 chính Đặng Tiểu Bình khi đó là Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung Quôc đã ra lệnh cho QUÂN GIẢI PHÓNG NHÂN DÂN TRUNG QUÔC sang tiến hành xâm lược trên toàn tuyến biên giới 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam,lại còn ngạo mạn tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học" thế mà sách viết về Đặng Tuể Bình vẫn được dịch xuất bản,tái bản ở Việt Nam,trong khi đó sách viêt về bộ đội ta hy sinh ở Đảo Gạc Ma thì biên tập hằng năm rồi vẫn chưa được xuất bản là sao? sau cuộc chiến Biên giới thời Đăng Tiểu Binh(1988) còn đưa hải quân Trung Quôc ra đánh chiếm 6 bãi đá ngầm và đảo cua Việt Nam ở Trương Sa nữa đấy.Còn Thượng Nghị sĩ Bob Kerrey chỉ là người lính khi ấy,bây giờ ông đã làm hêt sức mình cho sự hòa giải Việt-Mỹ,rồi tìm mọi cách để giúp đỡ Việt Nam phat triển.Thât lạ lùng và ngớ ngẩn cho những ai còn tìm cách cản trở Bob Kerey đến Việt Nam.
Đại sứ Ted Osius đến và làm việc tại Việt Nam đã trên 20 năm, ông quá hiểu tình hình phức tạp tại Việt Nam, khi mà bọn TQ vẫn luôn luôn dòm ngó và gây áp lực đủ cách, đủ kiểu và đủ mọi lúc mọi nơi.
Trả lờiXóaQua chuyến thăm VN 3 ngày của TT Obama, việc hành xử rất cao thượng, cởi mở và rất con người của Tổng thống, đã chứng tỏ các thông tin thu được và sự đánh giá của ông Đại sứ là vô cùng chuẩn xác.
Ông Đại sứ hiểu tấm lòng của nhân dân VN, hầu hết nhân dân Miền Bắc, Miền Nam đều đã thiên về phía Mỹ và ngay cả ĐCS cùng chính quyền Hà Nội cũng muốn ngả theo Mỹ, nhưng vì còn né tránh sự quấy rối của thằng bạn vàng khốn nạn, Chính quyền Hà Nội cố tình để cho những chuyện chướng tai gai mắt về dân quyền, về ngăn cảm các cuộc biêu tình... vẫn diễn ra hàng ngày trước mắt bàn dân thiên hạ.
Bởi vậy, việc tuyên bố các quyết định "Hoàn toàn bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ" và các hợp đồng thương mại chỉ trong một lần đã lên đến 16 tỷ USD ... mà không cần bất cứ một cuộc mặc cả đổi chác nào, khiến cho rất nhiều người ngạc nhiên đến sững sờ.
Điều đó có khiến cho Hà Nội thích thú không?
Thích lắm chứ.
Nhưng bộ mặt của các quan chức Hà Nội vẫn dửng dưng?
Chẳng qua họ cố tình che dấu đấy thôi.
Họ cố tỏ ra lãnh đạm để che dấu tình cảm thật với anh "bạn vàng" và che dấu cả lũ tay chân của anh "bạn vàng" đang chui rúc trong các hang cùng ngõ hẻm của chính quyền CS.
Ông Ted Osius biết thừa những điều đó.
Bởi vậy ông nói ra để mọi người yêm tâm.
Nếu sau này có "diễn biến tích cực nào thì đó là tự phía VN. Người Việt Nam phải giải quyết các chuyện nội bộ Việt Nam".
Để giúp một VN thoát khỏi vũng bùn của sự diệt vong, Mỹ giúp mở trường học và đào tạo các ngành KH, Mỹ cùng VN khắc phục di chứng của chất độc da cam, khắc phục tác hại Môi trường của chất độc dọc bờ biển....
Đại sứ Ted Osius giỏi là ở chỗ đó
Đó cũng chính là tính thực dụng của người Mỹ.
TIN KHẨN CẤP: BÀ CẤN THỊ THÊU BỊ BẮT LÚC 5h SÁNG NAY
Trả lờiXóaHơn 5h sáng nay Hơn 10 chiếc xe oto chở khoảng 70 người công an, CS cơ động đã bao vây gia đình tôi và xông vào trong nhà bắt mẹ tôi tại Hoà Bình.
Công an Hà Nội đọc lệnh bắt về tội gây rối trật tự công cộng ở quận Đống Đa.Tổ chức Khám xét và thu giữ tài sản.
Trịnh Bá Tư:
07h30
6 Giờ sáng nay, một lực lượng gồm cảnh sát cơ động, công an, an ninh (của Hà Nội và & Hòa bình) đã đến nhà tôi (tại Kim Quan-Ngọc Lương-Yên Thủy-HB) khống chế gia đình tôi và bắt đi Mẹ tôi.
Phía công an Quận Đống Đa-HN đọc lệnh bắt về điều 245-BLHS.
Ngoài ra họ còn đọc lệnh khám nhà, sau khi khám lập biên bản không thu giữ gì, tuy nhiên máy điện thoại của mẹ tôi đã bị thu giữ.
Hiện tại phía công an đang giam giữ mẹ tôi tại trụ sở công an Yên Thủy.
"phía đại sứ quán Mỹ đã có đề nghị sẵn sàng giúp đỡ tìm nguyên nhân với chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên phía Việt Nam đã không nhận lời đề nghị trợ giúp này."
Trả lờiXóaLũ bầy đàn cs biết tỏng nguyên nhân CÁ CHẾT do anh em đồng chó nhà nó là FORMOSA cho nên còn lâu mới để MỸ nhúng tay vào.
Nếu MỸ nhúng tay vào thì khó mà có thể bịt miệng, che dấu sự thật.
Chúng cũng đã nhờ thằng giáo sư NHẬT không phải trong ngành được chúng đưa ra tuyên bố xạo lờ “phải cần 1 năm mới biết kết quả”.
Híc.
Lão GS Nhật này có chuyên nghành xây dưng kinh tế công cộng và nghiên cứu chống hải tặc . Ặc . Ặc . Lão này biết đéo gì về các loại chất độc mà mới lão vô .
Xóanhân quyền của nước mỹ còn tồi tệ hơn việt nam, làm sau thống nhất được ví như 5 nhà báo hải ngoại tại hoa kỳ bị ám sát mà không ai điều tra xét xử , gần đây mới bắt đâu có dư luận lên tiếng,nhờ một phóng viên điều tra lên tiếng,và con của nhà báo đạm phong bị giết muốn tìm công lý cho cha mingf
Trả lờiXóamấy ông nhà báo người Việt bị ám sát là do tình báo csVN móc nối trả lương làm gián điệp để chống phá phong trào chống cộng của bà con Hải ngoại nên bị những người chống cộng cực đoan làm thịt cũng không oan gì
Xóatôi có người nhà Mỹ cho biết vụ này thực tế là như vậy, lâu nay vì không muốn làm um lên vì cháy nhà sẽ ra mặt chuột cs ở Mỹ thì chết.
Cái thằng này... Viết chính tả còn sai mà đòi bàn về Nhân quyền. Hủi!
Xóaobama thừa nhận, nhân quyền ở mỹ còn nhiều vấn đề lắm!tổng thống bị chửi hoài,cố gắng dỏng tai trâu lên nghe rút kinh nghiệm.không dám hó hé
Trả lờiXóaQuốc hội Châu Âu ra Nghị Quyết tố cáo những vi phạm nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam, kêu gọi trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Ls Nguyễn Văn Đài, Mục sư Nguyễn Công Chính và hai ông Trần Minh Nhật, Trần Huỳnh Duy Thức
Trả lờiXóaStrasbourg, 9.6.2016, (UBBVQLNVN) - Hai tuần lễ vừa qua, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights) đến vận động tại Quốc hội Châu Âu, gặp gỡ các Chính Đảng, và các vị Dân biểu thuộc các chính đảng để trình bày hiện trạng đàn áp nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam.
Hồ sơ vận động của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam bao quát trên diện rộng những trường hơp khẩn cấp, như trường hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, các cuộc biểu tình chống ô nhiễm môi sinh kể từ vụ cá chết ở Vũng Áng ngày càng lan rộng đến bờ biển miền Trung và miền Nam, việc bắt bớ tuỳ tiện những người hoạt động nhân quyền hay tôn giáo như các trường hợp của Luật sư Nguyễn Văn Đài, Trần Minh Nhật, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thu Hà, Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thuý, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Công Chính, Trần Thị Hồng, Ngô Hào, nhà báo Kim Quốc Hoa báo Người Cao Tuổi…
Hồ sơ cũng nêu lên các Luật đã thông qua hay sắp thông qua trên lĩnh vực tôn giáo, báo chí, lập hội, Quyền được Biết, Luật Tiếp cận Thông tin, và phân tích sự trái chống của các luật Việt Nam không tuân thủ những Công ước quốc tế của LHQ.
139 Dân biểu Quốc hội Châu Âu thuộc 6 chính đảng đã hậu thuẫn và bảo trợ cho một bản Quyết Nghị chung tố cáo Việt Nam vi phạm nghiêm trọng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt nam. Sáu đảng này gồm có: Đảng Bình dân Châu Âu (EPP), Liên minh Tiến bộ Xã hội và Dân chủ tại Quốc hội Châu Âu (S&D), Liên minh Tự do và Dân chủ Châu Âu (ALDE), Đảng Bảo thủ và Cải cách Châu Âu (ECR), Đảng Xanh và Liên minh Tự do Châu Âu (Greens - EFA), và Đảng Dân chủ Tự do Châu Âu (EFD).
xem chi tiết:
http://danlambaovn.blogspot.com/2016/06/quoc-hoi-chau-au-ra-nghi-quyet-to-cao.html
Một lũ ký sinh trùng hút máu dân để làm tai mắt chân tay cho đảng cùm kẹp dân chúng, lừa dân và dư luận thế giới là VN cũng có các "tổ chức xã hội dân sự" (mà thưc chất là tay sai của đảng, do đảng lập ra, vì đảng mà hoạt động theo chỉ đạo của đảng:
Trả lờiXóaTheo báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thì hàng năm đảng CSVN đã rút tỉa tài sản của nhân dân, tổng cộng khoản 14.000 tỷ đồng, để chi cho các "tổ chức quần chúng", hay chính xác hơn là những cái vòi bạch tuột của đảng. 6 con ký sinh trùng loài sản này gồm có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên và Công đoàn.
Đám ký sinh trùng này đã hút khoản 1,7% GDP, một con số cao hơn ngân sách dành cho Bộ Nông nghiệp, gấp đôi ngân sách dành cho Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và gấp 5 lần số tiền dự chi cho lãnh vực Khoa học Công nghệ.