Trang BVB1

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Xin chào ‘đồng chí’ Obama!

Bắt tay, nhưng Tổng Trọng còn...thận trọng!
* HÀ HIỂN
Tôi biết nước Mỹ từ lúc còn bé tí khi đất nước còn chia đôi và tôi cùng gia đình sống ở nửa phần phía Bắc.
Thời ấy, tôi biết đến nước Mỹ, cụ thể hơn là người Mỹ, qua các bộ phim của Trung Quốc, Việt Nam hay Triều Tiên và qua cả những gì người lớn đang nói.
Thời chiến
Những ám ảnh ấy đưa tôi vào những cơn ác mộng. Nhiều đêm tôi khóc thét khi mơ thấy những tên lính Mỹ mặt mũi râu ria gian ác đứng ngay ngoài cửa sổ đầu giường đang cầm súng chĩa vào mặt mình.
Lớn lên chút nữa thì tôi còn biết thêm được là Mỹ có một "Tổng thống ngu xuẩn nhất nhì" qua câu thơ của nhà thơ cùng trang lứa Trần Đăng Khoa.
Và cũng thời gian ấy tôi biết đến Mỹ qua những chiếc máy bay đen sì gầm rú tít trên trời cao và tiếng bom đạn rào rào quanh cái hầm nơi mình cùng bố, mẹ và các anh chị mình đang trú ẩn. Có lần tôi và mẹ suýt chết vì bom Mỹ trên đường đi sơ tán.
Tôi cũng biết đến Mỹ qua hình ảnh những con phố Hà Nội, Hải Phòng bỗng chốc hóa thành những đống bùn đất hòa lẫn với máu sau những đợt bom được ném theo kiểu "rải thảm" từ những chiếc "pháo đài bay" của Mỹ và nhìn thấy cả cảnh người chết vì bom đạn Mỹ.
Tôi cũng biết được nước Mỹ có tên trung úy William Calley cùng với trung đội đao phủ của y đã tham gia giết hại hàng trăm người dân vô tội tại Sơn Mỹ, Quảng Ngãi.
Rồi tôi cũng biết có những người Mỹ khác tham gia biểu tình phản chiến, đòi chính quyền Mỹ chấm dứt chiến tranh và rút quân Mỹ khỏi Việt Nam, trong đó có những người rất nổi tiếng như nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng Jane Fonda.
Rồi đất nước hòa bình và thống nhất. Mỹ đã rút, “ngụy” đã nhào. Khi ấy tôi 16 tuổi và tiếc không còn cơ hội để đi bộ đội "đánh Mỹ" nữa.
Không còn tiếng gào rú của máy bay Mỹ hay tiếng nổ của bom đạn Mỹ nữa nhưng một thời gian dài sau đó nước Mỹ vẫn hiện lên trong tôi như một thứ gì đó xấu xa, như một cường quốc hung bạo, một xã hội "cá lớn nuốt cá bé", đầy rẫy bất công nơi chủ nghĩa tư bản đang đi vào giai đoạn "giãy chết".
Những điều ấy tôi biết được qua các khóa học tập chính trị giành cho sinh viên và cán bộ công chức hay qua sách báo chính thống trong nước.
Hậu chiến
Nhưng rồi không biết từ lúc nào, nước Mỹ cứ tự nhiên "diễn biến" và "chuyển hóa" dần trong đầu óc tôi.
Có lẽ sự "chuyển hóa" ấy bắt đầu từ câu chuyện của nhà văn Lê Lựu tôi nghe được qua băng ghi âm ông kể về chuyến thăm Mỹ và chuyến thăm Liên Xô của ông vào những năm 1980, trong đó tôi nhớ nhất câu ông nói đại ý khi sang Mỹ thì có cảm giác như đang ở "Liên Xô", còn khi sang Liên Xô thì cứ nghĩ như mình đang ở nước "Mỹ".
Người nghe tất nhiên ai cũng hiểu "Liên Xô" và "Mỹ" được bỏ trong ngoặc kép ở trên chỉ là "Liên Xô" và "Mỹ" theo cách mô tả của sách báo nhà nước thời ấy.
Rồi tôi còn biết được nước Mỹ không phải chỉ có những kẻ như viên trung úy William Calley gây tội ác với dân thường năm nào tại Sơn Mỹ mà còn có cả viên chuẩn úy phi công Hugh Thompson đã dũng cảm ngăn cản đồng đội của mình giết dân thường như thế nào. Hành động anh hùng ấy của anh cùng 2 đồng đội khác đã cứu được hàng chục người dân lương thiện và vì thế mà họ đã được quân đội Mỹ vinh danh bằng tấm huân chương "Chiến Sĩ".
Rồi tôi được biết nữ nghệ sĩ điện ảnh Jane Fonda không chỉ là người đã lên án các cuộc ném bom của máy bay Mỹ vào dân thường Việt Nam ngày xưa mà còn là người đã bày tỏ sự đồng cảm với những người Việt Nam phải chạy khỏi Tổ quốc cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ trước và lên án những điều mà bà cho là nguyên nhân gây ra thảm cảnh ấy.
Và tôi cũng được biết nước Mỹ không chỉ có ông tổng thống Nixon "ngu xuẩn nhất nhì" theo đánh giá của nhà thơ Trần Đăng Khoa ngày xưa mà còn có những vị tổng thống khác như cựu tài tử điện ảnh Ronald Reagan được thế giới bây giờ vinh danh là một trong những người có công lớn nhất trong việc thay đổi thế giới bằng việc chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh, như ông Bill Clinton hào hoa, đẹp trai đã từng được người Hà Nội chào đón nồng nhiệt trong chuyến thăm Việt Nam năm nào...
Image copyright Getty
Và qua hồi ký của ông Bill Clinton, tôi lại cũng biết ông ta từng tham gia phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam năm xưa.
Tôi lại cũng biết không phải tất cả những người tham gia cuộc phản chiến ấy đều là những người "ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam" theo tiêu chuẩn đánh giá của Nhà nước Việt Nam mà đơn giản chỉ là vì ông ta coi cuộc chiến ấy chẳng mang lại điều gì cho nước Mỹ trong khi ông vẫn trung thành với "sự nghiệp chính nghĩa" theo tiêu chuẩn riêng của nước Mỹ.
Tôi cũng còn biết nước Mỹ là địa chỉ du học đáng mơ ước nhất của lớp trẻ Việt Nam hiện nay, cho dù họ là con em những người nông dân nghèo hay con em cán bộ cấp cao trong đảng.
Đối trọng
Còn rất nhiều điều khác nữa về nước Mỹ mà tôi đã và đang nhận ra. Nhưng có điều vô cùng quan trọng tôi đã nhận biết được là trong lịch sử hàng nghìn, hàng trăm năm trở lại đây, chưa bao giờ nước Mỹ có tham vọng về lãnh thổ đối với Việt Nam, chưa bao giờ xâm chiếm một tấc đất của Việt Nam.
Và điều quan trọng nhất hiện nay là chỉ nước Mỹ mới là đối trọng để cân bằng sức mạnh của Trung Quốc là kẻ trong thực tế đã và đang có những hành động bành trướng ở Biển Đông, xâm lấn lãnh hải của Việt Nam và các nước trong khu vực.
Tất nhiên, tôi cũng được biết sự khác biệt hiện nay giữa hai nước, nói chính xác hơn là giữa 2 thể chế Việt Nam và Mỹ.
Nhưng tôi lại cũng mới được biết hóa ra đó không phải là sự khác biệt về ý thức hệ giữa một bên là Chủ nghĩa xã hội (CNXH) và một bên là Chủ nghĩa tư bản (CNTB) như lâu nay sách báo đã đề cập - thì như chính một người "phe ta" là ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương đã viết trong một bài báo gần đây rằng "chính các nước tư bản phát triển là các nước gần nhất với CNXH” còn “nước ta đang ở giai đoạn đầu của nhóm thứ hai…, còn rất xa để có thể đến được XHCN" đấy thôi!
Trong số các nước "tư bản chủ nghĩa phát triển" như ông Hoàng đề cập ấy, không ai có thể phủ nhận Mỹ đang ở vị trí số 1. Nếu vậy thì sự khác biệt giữa Việt Nam và Mỹ chỉ là sự khác biệt giữa CNXH đang còn là ước vọng cao xa ở Việt Nam và CNXH đã ở khoảng cách rất gần ở Mỹ mà thôi.
Phải chăng vì thế mà xét trên cả hai mục tiêu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và tiến lên CNXH như Cương lĩnh của đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ thì Mỹ mới xứng đáng là đồng minh số 1 hiện nay của cả Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Và ai mà vẫn còn nói đi với Mỹ bây giờ thì mất CNXH thì xin hãy đọc bài báo gần đây của đồng chí Vũ Ngọc Hoàng (bài ‘ Tự ái dân tộc và áp lực vượt vũ môn' trên Tuần Việt Nam).
Vậy thì chẳng có lý do gì mà không đón chào Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm sắp tới của ông tới Việt Nam bằng một khẩu hiệu thật trang trọng với dòng chữ: Xin chào đồng chí Obama!
HH/BBC
-----------
"Cãi trời, để mất cơ may
Cho sương mờ ngõ, cho mây đen trời"(!?) - BVB.

30 nhận xét:

  1. (tt)
    Anh tên Trúc Bạch, họ Hồ. Làm tôi nhớ tới cái hồ có tên Trúc Bạch mà người phi công Mỹ nổi danh John McCain đã nhảy dù xuống và bị bắt, khi phi cơ của ông bị bắn rơi, … .Anh cười ngượng ngùng, bảo là, bố mẹ anh gặp nhau lần đầu tiên bên bờ hồ này, rồi sau đó nên duyên và đặt tên cho anh, thằng cu đầu lòng để làm kỷ niệm. Ông bà đều là giáo viên. Trước dạy ở Hà Nội, nhưng vì lý lịch nên sau này phải đổi lên “vùng sâu vùng xa” mới giữ được nghề cũ. Bố anh gốc người Phát Diệm. Gia đình theo đạo Công Giáo từ mấy đời trước đó. Bố anh chỉ có một bà chị, nhưng đã theo chồng di cư vào Nam từ 1954. Ngày ấy cả xứ họ đạo đều đi, nhưng vì mẹ mang thai anh gần đến ngày sinh, nên bố đành ở lại. Bà cô anh vào Nam, một thời gian ở Ngã Ba Ông Tạ, nhưng sau đó mất liên lạc, không biết đã chuyển đi đâu. Bố anh bảo người bà con trong làng vào Nam rất đông, nên nếu tìm bà cô cũng không khó lắm. Tôi cho anh biết là tôi có quen nhiều bạn bè ở vùng Công Giáo Hố Nai, đa số là người Bùi Chu Phát Diệm, tôi có thể hỏi thăm tin tức cho anh. Đang học trường Trung Học Y tế thì anh bị động viên chuyển sang Quân Y, và được đưa vào B (chiến trường miền Nam) bổ sung cho Sư Đoàn 2 Sao Vàng. Dù học chưa xong, anh vẫn được cho làm y sĩ. Anh bảo chỉ biết cứu thương và học được một số thuốc Nam, trị bệnh bằng các loại lá cây. Hơn nữa đơn vị cũng chẳng có thuốc men gì, ngoài một ít thuốc ký ninh của Trung Cộng viện trợ.

    Anh cũng kể về sự nghèo nàn khốn khổ của dân chúng miền Bắc, chính sách hộ khẩu như một hình thức nắm cái bao tử để tạo áp lực với dân, đặc biệt là ép buộc thanh thiếu niên phải vào Nam chiến đấu. Anh cũng kể về mối tình đầu của anh với một cô bạn học, khá xinh. Khi biết cô là con của một đảng viên trong ban bí thư thành phố, anh ngại. Chưa kịp lùi bước, thì cô cũng kịp khám phá anh ta gốc Công giáo, gia đình lại có đông người di cư vào Nam, nên cô bảo thẳng thừng rồi chia tay. Anh biết trước nên chẳng bất ngờ, cũng chỉ buồn buồn một chút rồi thôi..

    Cô con gái đang ngồi với anh, anh gọi là vợ, người sắc tộc, có cái tên rất khó nhớ. Điều đặc biệt là cô khá đẹp. Cái đẹp man dại của một cô gái núi rừng có một ma lực hấp dẫn đến kỳ lạ. Chính vì điều này đã làm anh có thêm dũng khí để trốn khỏi đơn vị, thực hiện ý định hồi chánh, mà anh đã ấp ủ từ lúc bị chuyển vào miền Nam.

    Tiểu đoàn đang ẩn quân ở vùng núi Cheo Reo, nhiều bộ đội bị sốt rét, nên anh cùng một người lính trong tổ Quân y “tranh thủ” đi vào rừng để tìm lá cây làm thuốc. Khi đến bờ một con suối nhỏ bên triền núi, anh bắt gặp một cô gái đang trồng khoai bên cái chòi tranh sơ sài trong hốc đá. Anh ngạc nhiên, sao lại có một người con gái dám sống lẻ loi giữa núi rừng quạnh vắng. Đến gần anh giật mình ngạc nhiên hơn, không tin vào đôi mắt của chính mình. Không thể giữa núi non hẻo lánh này lại có một cô con gái đẹp đến lạ lùng, một nét đẹp hoang dã, cuốn hút anh ngay từ cái nhìn đầu tiên. Da ngâm đen với đôi mắt thật to, chiếc mũi cao, đôi môi mọng đỏ. Cô khác hẳn với những cô gái Thượng mà anh đã gặp trong các vùng hành quân. Anh mơ hồ nhớ đến chuyện ngày xưa, khi còn bé, anh thường nghe mẹ kể về những cô tiên mắc phải lỗi lầm bị đọa xuống trần gian. Người bạn lính đi theo anh cũng ngẩn ngơ trước điều bất ngờ kỳ lạ này. Cô gái chỉ nói một ít tiếng Việt, nhưng cũng đủ để hai người hiểu được. Cô bảo cô bị người trong buôn cho là ma, nhiều lần đòi giết cô, nên ông trưởng làng đày ra sống ở đây. Cha mẹ thỉnh thoảng được đến thăm, nhưng cô không được phép về buôn. Anh bực dọc cảm thấy có điều gì bất nhẫn. Sau khi được cô gái chỉ đường đến buôn, anh và người bạn lính tìm đến gặp ông trưởng làng để cố thuyết phục xin được thả cô ra, nhưng không những bị từ chối, mà ông trưởng làng còn cho biết là chờ đến mùa lũ, họ sẽ trói cô lại và bỏ trôi sông để cúng thánh thần, tránh tai họa cho buôn.

    Trả lờiXóa
  2. (tt2)

    Sau khi về đơn vị, anh suy nghĩ bằng cách nào để cứu được cô con gái. Ý muốn đào ngũ để hồi chánh bao nhiêu lần lóe lên trong đầu, bây giờ càng thôi thúc anh thực hiện. Hai ngày sau, anh báo cáo riêng với tay thủ trưởng, xin đi lấy lá thuốc Anh đi một mình, thật sớm. Để tránh nghi ngờ, nhất là người bạn “đồng chí” Quân Y hôm trước, anh để lại balô, chỉ mang theo ít lương khô và khẩu súng K-54 phòng thân. Anh tìm đến giải cứu cô gái Thượng, kể lại cho cô nghe lời của ông trưởng làng, sẽ thả cô trôi sông. Cô gật đầu, mang theo cái gùi chứa ít bắp, khoai và hai cái bình chứa nước làm bằng vỏ trái bầu.. Anh dắt cô gái đi thật nhanh. Buổi chiều khi gặp con sông Ba, hai người tiếp tục đi dọc theo bờ sông cho đến tối. Nghĩ đã hơn một ngày đường, đơn vị không thể nào đuổi theo, anh dừng lại và ẩn trốn trong một hốc đá an toàn. Ăn bắp khoai sống tạm, chờ tìm đường ra hồi chánh. Không ngờ một tuần sau thì bị đơn vị tôi bắt…..

    Mấy hôm sau, khi sức khỏe tạm hồi phục, vợ chồng anh được chuyển giao cho Ty Chiêu Hồi Tỉnh Bình Định. Qua nhiều lần nói chuyện, nhìn thấy ở anh có sự chân thành, nhất là việc Sư Đoàn 2 Sao Vàng của anh bị thiệt hại nặng nề, bộ đội chết quá nhiều không kịp bổ sung quân số, chúng tôi thấy tội nghiệp cho người dân miền Bắc, nhất là những thanh thiếu niên bị cưỡng bách, tuyên truyền “xẻ dọc Trường Sơn cứu nước”, để rồi có biết bao người phải “sinh Bắc tử Nam!”……



    Đã hơn 36 năm, bất ngờ gặp lại anh giữa một nơi xa lạ. Chỉ mới nhắc lại một vài chi tiết bên bờ sông Ba ở An Khê năm nào là anh nhớ ra tôi ngay. Tôi không dám vồn vã vì đang đo lường phản ứng của anh. Nhưng bất ngờ anh ôm chầm lấy tôi, gọi tên tôi trong nỗi vui mừng pha chút cảm động. Anh lễ phép xưng em với tôi, bảo là vợ chồng luôn nhớ đến tôi, nhớ anh bác sĩ quân y bạn tôi và nhớ mấy ngày đặc biệt ở căn cứ An Khê. Anh ca ngợi khả năng và lòng nhân đạo của những người lính VNCH. Anh bảo làm sao anh có thể quên được một kỷ niệm lớn lao đã làm thay đổi cả cuộc đời anh vả cả vợ anh. Anh khẩn khoản mời chúng tôi ở lại một vài ngày với gia đình anh. Tôi ra xe kể qua câu chuyện cho mấy người bạn. Ai cũng thích thú, nhất là muốn xem dung nhan của cô tiên nữ người Thượng bây giờ ra sao. Tôi vào báo cho anh biết là chúng tôi chỉ có thể ở chơi với vợ chồng anh đến sáng ngày mai, nhưng xin anh tìm giúp một hotel ở gần nhà để chúng tôi ngủ qua đêm, vì đông người quá, ngại làm phiền. Anh cười, bảo một đêm thì quá ít để anh có thể kể bao nhiêu chuyện về cuộc đời của vợ chồng anh. Anh gọi điện thoại về nhà báo tin cho vợ biết và vào xin boss nghỉ sớm để đưa chúng tôi về nhà. Anh cho biết đã đặt giùm khách sạn, nhưng muốn mời chúng tôi về nhà anh chơi, đến khi nào ngủ anh sẽ đưa ra khách sạn. Anh lái xe chạy trước và bảo chúng tôi cứ chạy theo anh. Đường lạ nhưng không nhiều xe lắm, bọn tôi ai cũng nôn nao, mong sớm đến nhà để nhìn dung nhan cô gái Thượng ngày xưa.

    Trả lờiXóa
  3. (tt3)

    Ngôi nhà khá đẹp nằm trong khu vườn rộng, trồng đủ các loại hoa. Điều đặc biệt là trước nhà có cả một khóm dã quỳ. Loại hoa màu vàng tôi thường thấy ở Vùng Pleiku, An Khê ngày trước. Khi chúng tôi vừa xuống xe, một người đàn bà mở cửa bước ra chấp hai tay trước ngực và cúi đầu chào. Anh chồng chưa kịp giới thiệu thì chúng tôi đã ồ lên. Chị cười thật tươi và đưa tay bắt từng người. Có lẽ đã nghe chồng kể qua về chuyện bất ngờ gặp lại tôi, nên chị nhìn từng người để cố nhận ra tôi. Và chị đã nhận ra khi tôi là người cuối cùng bắt tay chị. Điều làm tôi bất ngờ là chị chào hỏi bằng tiếng Việt rất sõi. Mấy người bạn và cả vợ tôi ai cũng trầm trồ trước nhan sắc của chị. Riêng tôi lại có một chút thất vọng. Đúng là với tuổi bây giờ, chị là một người đàn bà đẹp, nhưng là cái đẹp của một “hoa hậu phu nhân”, mang nét quí phái với chút phấn son. Không còn cái đẹp man dại núi rừng của cô ngày trước. Cái đẹp đặc biệt và hiếm hoi ấy dễ làm mê hoặc người ta hơn.

    Anh chị mời chúng tôi ra vườn sau, ngồi quanh cái bàn tròn dưới gốc một cây bơ phủ bóng. Chúng tôi phụ anh chị làm một bữa BBQ.

    Tôi bảo là hồi đó tên chị khó đọc quá, nên tôi không còn nhớ. Chị cười bảo là H’ Niê. Sợ không hiểu chị lấy một que cây viết xuống đất. Vừa viết chị vừa nói:

    - Sau này ông xã em đặt tên cho em là H’ An Khê. Sang Mỹ lấy họ chồng, bây giờ em là An Khê Hồ.

    Nói xong, chị nhìn sang tôi cười:

    - Cái chỗ An Khê mà các anh đã cứu vợ chồng em đấy!

    Tôi đùa:

    - Bọn tôi phải cám ơn chị. Sắc đẹp của chị đã giúp bọn tôi bớt đi một kẻ thù, và anh Bạch cũng phải mang ơn chị, vì nhờ chị mà anh mới quyết tâm thực hiện giấc mơ hồi chánh của mình, nếu không thì chắc đã trở thành liệt sĩ vô danh từ lâu rồi!
    Suốt buổi chiều hôm ấy, anh ngồi kể say sưa cho chúng tôi nghe về cuộc đời của anh và đời sống của vợ chồng sau ngày hồi chánh.

    Trả lờiXóa
  4. (tt4)

    - “Em chỉ có một cô em gái, Mãi đến năm 1985 em mới liên lạc được và sau này em đã bão lãnh sang Mỹ cùng với chồng và một đứa con trai. Bố mẹ em đã chết từ lâu, và vẫn cứ tưởng em là liệt sĩ. Sau ngày được chuyển về Bộ Chiệu Hồi, vợ chồng em đều được đối xử rất tốt và giúp đỡ tận tình. Đáng mừng và cảm động nhất là họ đã cố gắng bỏ nhiều công sức để tìm đươc bà cô ruột của em. Bà có hai người con trai đều là sĩ quan VNCH, một anh ở Biệt Động Quân, nghe nói đánh giặc có tiếng, tiếc là anh đã tử trận trong Tết Mậu Thân, hình như lúc mang “hàm” trung úy, và một anh là Thiếu tá Hải Quân. Cũng nhờ anh này mà cả nhà và vợ chồng em mới được rời khỏi Sài gòn vào sáng sớm ngày 30.4.75. Năm 1974 vợ em sinh con trai đầu lòng, sang đây thì có thêm cô con gái. Hai cháu đều đã lập gia đình. Lúc trước gia đình em ở Philadelphia, nhưng từ khi vợ chồng thằng con trai nhận việc làm ở đây, bọn em chuyển lên đây sống gần các cháu.”

    Buổi chiều, cả vợ chồng cậu con trai và cô con gái chạy xe đến, mang theo mấy chai rượu đỏ và nhiều thức ăn dành cho buổi tối. Các cháu rất lễ phép, dễ thương, nói được tiếng Việt nhưng không giỏi lắm. Đặc biệt cô con gái, chắc nhờ thừa hưởng sắc đẹp của mẹ, nên rất xinh xắn. Nhìn đôi mắt của cháu tôi nhớ lại đôi mắt ngây dại của mẹ cháu ngày xưa, khi còn là cô gái Thượng hoang dã. Đôi măt to, đen láy, mang cả hình bóng núi rừng và mây trời cao nguyên thưở ấy. Điều làm chúng tôi bất ngờ và thích thú hơn. Cháu gái đang là một dược sĩ và cậu con trai là Thiếu Tá Bác sĩ của một đơn vị trú đóng ở đây. Cô vợ người Mỹ cũng là một bác sĩ quân y cùng đơn vị. Bọn tôi nâng cốc ca ngợi anh chị và chúc mừng cho sự thành đạt của các cháu.

    Sáng hôm sau, hai vợ chồng đến khách sạn rất sớm, mời chúng tôi ăn điểm tâm trước khi chia tay. Khi tôi đến quày check out, người thu ngân của khách sạn cho biết có người đã thanh toán tiền phòng rồi. Tôi phàn nàn trách, anh cười, ôm vai tôi nói nhỏ:

    - Biết trả bao nhiêu cho đủ so với tấm lòng và sự giúp đỡ của các anh.

    Cả vợ chồng ôm từng người chúng tôi và mong có ngày tái ngộ…..

    Trả lờiXóa
  5. Tiếp xúc với nhiều người Mỹ đang ở VN, tôi thấy họ rất hiền, thậm chí còn hơi e thẹn. Họ rất sợ làm phiền người khác.
    Đó là hình ảnh của lũ xâm lược, nhỉ?
    Khi tôi hỏi "Các anh cứ e thẹn kiểu đó, làm sao chống phát xít, quân phiệt như năm xưa?", anh ta trả lời "Chúng tôi được dạy [nhồi sọ] từ nhỏ là phải luôn bảo vệ tự do cho nhân loại, Freedom from slavery. Nó ngấm vào máu người Mỹ rồi".
    (Freedom from slavery - Tự do không bị nô lệ!)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy nên tôi mới dài cổ mong 'Để Tomahok cuốn đi' va khong biet phai doi bao lau nua ?

      Xóa
  6. Lượm trên mạng câu chuyện hay như chuyện cổ tích .

    Người tù binh hồi chánh bên bờ sông Ba

    Phạm Tín An Ninh

    Tôi gặp lại anh trong một dịp rất tình cờ. Mùa hè năm 2008, vợ chồng tôi cùng mấy người bạn trên đường từ thác Niagra trở lại New York bằng chiếc mini-van, ghé lại thành phố Buffalo để tìm mua một hộp thuốc nhỏ mắt. Đến quày Pharmacy trong một cửa hàng Target, tôi may mắn gặp một dược tá người Việt. Nếu không nhìn kỹ cái bản tên trên nắp túi áo, và với cái tên khá đặc biệt, chắc chắn tôi không thể nào nhận ra anh, người tù binh, đã bị Đại Đội Trinh Sát của đơn vị tôi bắt trong một cuộc hành quân thám sát bên bờ sông Ba, nằm trong địa phận quận An Túc (An Khê) vào giữa tháng 2 năm 1972.

    ………

    Sau hai tiếng đồng hồ, không có cuộc đụng độ nào, Chiến Đoàn nhận được báo cáo của Đại Đội Trinh Sát bắt được 2 tù binh, một nam một nữ, và cả hai xin được hồi chánh

    Theo trình bày của anh Đại Đội Trưởng Trinh Sát. Người đàn ông bị phát giác trước, khi đang trên đường xuống sông lấy nước. Anh ta khai là y sĩ thuộc một tiểu đoàn chính quy CS, đã đào ngũ hơn một tuần. Anh xin được hồi chánh cùng với người vợ mới gặp, cô là người Thượng, dân ở vùng này, không phải đồng chí của anh. Sau đó, anh hướng dẫn đến một hốc đá, chỉ người con gái, và cây súng K-54 được chôn trong một bụi rậm gần đó.

    Vì cuộc hành quân đang tiếp diễn, nên tôi yêu cầu Đại Đội Trinh Sát an ninh bãi đáp để tôi dùng CNC bốc về khai thác. Khi trực thăng đáp xuống, đích thân Đại Úy Lâm “dẫn giải” đến giao cho tôi cùng giấy chứng nhận “y sĩ” và mấy tấm ảnh. Hai người được giữ lại BCH Chiến Đoàn để tiếp tục khai thác trước khi chuyển giao cho Ty TT Chiêu Hồi Bình Định. Khi cô con gái bước lên trực thăng, chúng tôi đã khá bất ngờ, ngạc nhiên về sắc đẹp kỳ lạ của cô. Thấy áo quần rách rưới, chúng tôi mua cho cô mấy bộ bà ba. Khi mặc vào, trông cô thích thú lắm.

    Vì cả hai đang bị bệnh, người đàn ông thỉnh thoảng lên cơn sốt, nên chúng tôi sắp xếp cho ở tạm trong trạm xá (đang trống) của Đại Đội Quân Y để điều trị. Tất nhiên có sự canh gác đề phòng. Anh Bác sĩ Quân Y lại là bạn thân đồng hương, nên tôi thường ghé lại đây thăm và nhân tiện có nhiều dịp nói chuyện với vợ chồng anh tù binh hồi chánh. Mặc dù đã được Ban 2 (Tình Báo) cho chúng tôi biết khá đầy đủ chi tiết sau khi khai thác, nhưng qua những cuộc tâm tình riêng, tôi biết thêm nhiều điều lý thú khác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi bắt tay từ giã anh, một người bạn của tôi hỏi đùa:
      - Thế Hổ Trúc Bạch có gặp “giặc lái” John McCain chưa?
      Anh cười, nói lớn:
      - Em đã gặp ông trong một cuộc vận động bầu cử. Em bảo với ông là, tôi và gia đình sẽ bỏ phiếu cho ông, vì ông đã nói một câu rất đúng: “Điều đáng buồn là trong cuộc chiến Việt Nam, kẻ man rợ đã thắng!”

      Xóa
  7. Thỉnh thoãng tôi gặp 1 người Á Đông làm việc vệ sinh ở 1 phi trường tại Mỹ , 1 hôm bắt chuyện hỏi : ông là người VN phải không . Ông lắc đầu nói : là người Campuchia . Lân la hỏi chuyện ông qua đây khi nào , ông kể qua từ hồi năm 1975 , lúc trước ông là Đại Uý trong quân đội CP trước khi Ponpot vào , sau đó thì đem vợ con chạy qua Thái Lan rồi qua Mỹ . Nghe vậy , tôi ái ngại cho công việc tay chân của ông . Hỏi : Lúc trước ông là sĩ quan qua đây làm việc tay chân , ông có thấy buồn không ? Ông cười nói , lúc mới qua phải kiếm việc làm nuôi gia đình , việc nào cũng tốt , miễn là lương thiện . Ông nói thế hệ đầu tiên phải hy sinh , ông rất mãn nguyện , có 3 đứa con , đứa con gái làm Giám Đốc 1 ngân hàng , đứa con trai học ra Bác sĩ , còn đứa út hiện là Trung tá Không quân , Phi đội trưởng trong Hạm Đội 7 Thái Bình Dương .
    Lần khác qua Cali , tình cờ gặp lại thằng bạn cũ hồi còn trung học , hắn học xong lớp 10 thì đến tuổi nên đi lính Không Quân canh gác cho phi trường . Sau 1975 sống lang thang tại SG rồi lập gia đình , mấy năm sau vợ chồng đi vượt biên . Qua Mỹ đi học lại , trở thành Kỹ sư điện tử , làm việc ngon lành . Về nhà chơi , hắn kể chuyện , đem hình đám cưới đứa con trai út cho xem , nay nó là Thiếu Tá phi công Mỹ . Đám cưới theo truyền thống Sĩ Quan Không Quân Mỹ , chú rể mặc đồ Đại lễ nắm tay cô dâu đi qua dàn chào danh dự gồm 2 hàng Sinh Viên Sĩ Quan Không Quân người Mỹ cao lớn , mặc đồ đại lễ cầm gươm dài , đưa lên đối nhau thành hình chử V , cho chú rễ cô dâu đi qua . Hình trông rất đẹp và ấn tượng .
    Còn đứa con trai lớn là Thiếu Tá Bác sĩ có cô vợ cũng là Bác sĩ dân sự người Đài Loan .
    Đây là những thành đạt rất bình thường của người di dân xứ lạ đến Mỹ trong hàng trăm ngàn câu chuyện thành đạt ở Mỹ . Mỹ là vùng đất hứa , cứ làm việc siêng năng ,học hành giỏi , thì cơ hội đồng đều . Không có xét lý lịch , ràng buộc bởi hộ khẩu …
    Nếu mai sau VN sáp nhập vào TQ , trở thành khu tự trị , được trực tiếp quản lý bởi Tỉnh Vân Nam , không biết công dân hạng 2 VN , có được cơ hội ngoi đầu lên không , hay là bị xét lý lịch , đuổi đi vùng kinh tế mới , rừng thiêng nước độc , ăn toàn là thực phẩm nhiểm độc .

    Trả lờiXóa
  8. "Cãi trời, để mất cơ may
    Cho sương mờ ngõ, cho mây đen trời"(!?) - BVB.

    Hai câu thơ của bác Bồng hay thật , tưởng y như thơ trong truyện Kiều .
    Cãi trời thì dám cãi , nhưng cãi TQ thì không dám , bởi thế sau khi Obama về thì ngoài chuyện mua ít vũ khí đem cất ở Vũng Áng , dân cũng chẳng thấy gì thay đổi , thỉnh thoảng bắt dân phản động còn nhiều hơn , tù chính trị lâu lâu thả được 1 người .
    Bởi vậy , ngoài ngõ sương mờ , rán dòm cho kỹ , thì chỉ thấy côn an đứng lố nhố đầu ngỏ , còn trên không thì mây TQ bay đen bầu trời .
    Tuy càng ngày , người cất tiếng nói phản động càng trẽ hơn , tuổi trẽ gánh vác dần lớp già là điều đáng mừng nhưng so với tỉ lệ dân số thì quá nhỏ nhoi . Trong khi đại sự của TQ sắp viên mãn , quan sát thấy mà não lòng , bầu trời tương lai VN u ám quá .

    Gần 200 nước trên thế giới , mà Mỹ cất bao công lao mong phụ giúp cho dân Việt cũng vì vị thế quá đặc biệt , thế mà thế trận thiên la địa võng của TQ nhờ Việt gian giúp sức , làm tan biến sức mạnh của cã 1 dân tộc , cã nước như nằm trong rọ .
    Cơ may rồi cũng trôi qua như 1 kỹ niệm đẹp .

    Trả lờiXóa
  9. Dân lương thiệnlúc 09:19 20 tháng 5, 2016

    Cám ơn bạn Hà Hiền.
    Tự sự của bạn về NƯỚC MỸ khá chân thực và đó cũng là tự sự của hầu hết những người đã sinh ra và lớn lên trong chế độ

    VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA và
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    từ năm 1945 đến nay, dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN.

    Tôi lớn tuổi hơn bạn, nên được chứng kiến nhiều hơn.
    Ví dụ : Gia đình tôi đã một thời khá giả trước cách mạng tháng 8, nhưng vào năm 1945 đã phân ly và mỗi người theo một chính kiến.
    Phần đông đã hy sinh từ bỏ những thứ mình đang có để
    THEO VIỆT MINH LÀM CÁCH MẠNG ĐẾN CÙNG.
    Một số ít đã cương quyết không tôn sùng Việt Minh, yêu Mỹ hơn, yêu Pháp hơn và đã bị thiệt mạng trong ngục tù....
    Bởi thế mà trong
    CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
    Và trong
    CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP TƯ BẢN TƯ DOANH
    Đặc biệt trong
    PHONG TRÀO NHÂN VĂN GIAI PHẨM..
    Lác đác trong đại gia đình tôi đã có người phải trả giá...

    Thế rồi sau 1975, người ta nói là
    MIỀN BẮC ĐÃ GIẢI PHÓNG MIỀN NAM
    làm cho chúng tôi ngỡ ngàng không hiểu nổi
    AI ĐÃ GIẢI PHÓNG AI?
    Vào Sài gòn thăm bà con họ hàng, chúng tôi chỉ có thể mang vào tặng bà con họ hàng
    MỘT GÓI CỐM LÀNG VÒNG ĐỂ ĂN VỚI CHUỐI TIÊU
    Nhưng chúng tôi được tặng lại
    TI VI, TỦ LẠNH, XE MÁY, QUẦN ÁO VẢI VÓC VÀ XIN LỖI CẢ NHỮNG ĐỒ LÓT ĐẸP VÀ HỢP VỆ SINH CỦA PHỤ NỮ.
    Rồi, những người bà con thân thích sống tại Sài Gòn ấy đã phải lần lượt ra đi.
    Họ đã chịu đựng ở lại nhưng họ đâu có được tên thân.
    Nhà cửa họ dần dần bị mất.
    Con cái lớn lên mất cả cơ hội đi học và nghề nghiệp lương thiện, tương lai của họ trở nên mù mịt và họ lại ra đi...
    Còn những người cam phận theo CM từ năm 1945?
    Đã một thời được trọng dụng, nhưng đã hết cả rồi.

    Hôm nay là thời cho lưu manh, trộm cắp và lừa đảo lên ngôi.
    Hôm nay người ta không cần NGƯỜI CÓ HỌC nữa
    Hôm nay người ta chỉ cần BẰNG CẤP ( giả ) và MƯU MẸO THỦ ĐOẠN
    MỘT THẰNG BUÔN MA TÚY CŨNG CÓ THỂ LÊN BẬC CAO CỦA QUYỀN LỰC.

    Và bao người ( đang ở bên thắng cuộc ) ngày đêm mơ tưởng đến ngày ĐƯỢC GIẢI PHÓNG
    Than ôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người biết xỉ nhụclúc 16:06 20 tháng 5, 2016

      Đồng chí nhà báo nổi tiếng Huy Đức, tác giả của BÊN THẮNG CUỘC có hiểu rằng người BÊN THẮNG CUỘC đang KHAO KHÁT ĐƯỢC GIẢI PHÓNG hay không?

      Xóa
  10. Trần Thị Hải Yếnlúc 10:33 20 tháng 5, 2016

    Thực tiến, nhân dân VN đã nhận thấy từ mấy chục năm qua rằng:"Mỹ mới chính là đồng chí của dân tộc VN. Còn TQ là một kẻ thù không đội trời chung của dân tộc VN, mà mối thù này là "Thù muôn đời, muốn kiếp không tan". Đồng chí Obama, xứng đáng được dân tôc VN nhiệt liệt chúc mừng trong những ngày sắp tới đồng chí sang VN mà Đảng cộng sản VN khôn hồn nhận thức cho sớm chỉ có Mỹ, Nhật mới là đồng chí của VN mà thôi."

    Trả lờiXóa
  11. Chuyển hai cái dấu móc trước tên ông oobama cho đứng trước tên Tập Cận Binh thì hợp tinh,hợp lí đúng vơi thực tế thực tiễn hơn.
    Có được người bạn Mỹ chắc chắn sẽ không mât thêm biển đảo,sẽ có độc lập,tự do tương đối hơn,sẽ có xã hội dân chủ tiến bộ hơn.Chịu khó đọc lại lich sử Dân tộc bốn ngàn năm và nhât là từ thế kỷ 20 trở lại đây để nên xem ai là bạn,ai là kẻ thù cho chính xác.

    Trả lờiXóa
  12. Mỗi người hãy ra khỏi nhà với một bó hoa hoặc một bông hoa trên tay đi đón OBAMA xem bè lũ thằng Trọng lú xử sự ra sao? chả lẽ đem dùi cui nói chuyện với hoa à?
    CCB Hà nội

    Trả lờiXóa
  13. "Ai đồng chí với mày!"

    Trả lờiXóa
  14. Mẫu chuyện đời thật của các bạn kễ nó rất hay rất nhân văn - Phải nói rằng hay giống như thời cải cách ruông đất ở miền Bắc mà nhà thơ Hữu Loan gặp người con gái con của địa chủ - Sau khi bao bọc và lấy làm vợ nhưng cái hậu là ông phải gánh đá suốt thời gian dài để nuôi vợ con trong thiên đàn cs -
    Cũng cần tri ân những chiến sỉ Mỹ vì bảo vệ tự do mà họ đả hy sinh mất xác -lại chịu mang tiếng là đế quốc ác độc - Xét cũng buồn cho người bạn láng giềng hửu hảo năm 1974 đánh giúp Bắc Việt để chiếm Hoàng Sa nhưng lại quên không trả lại -

    Trả lờiXóa
  15. Xin chào đồng chí Obama , có nghĩa là chào vĩnh biệt , see you again .

    Vì đồng chí Bộ trưởng Quốc Phòng và đồng chí Thủ Tướng đã tới Nga mời gọi Nga trở lại Cam Ranh rồi , một mặt vẫn khẳng định VN không đồng minh với nước nào . Đó là gáo nước lạnh tạt vào mặt đồng chí Obama rồi .

    Đó là khẳng định VN vẫn khắng khít trong hệ thống Nga , TQ , VN . Mai mốt TQ có đánh với Mỹ thì dân VN được lịnh cầm cờ 6 sao tiên phong đi đầu , đánh cho Mỹ cút 1 lần nữa .

    Thế là kết quả chuyến đi của Obama đã thấy trước rồi , bye bye , see you again . Dù ông có nói về nhân quyền , đàn áp cũng chẳng có đồng chí nào để lọt vào lổ tai , vô ích .

    Hơn nữa tin mới cập nhật , đồng chí Obama cắt ngắn 1 ngày , sẽ tới sáng 23 thay vì tối 22 . Thôi , chỉ tới thăm Hà Nội như cởi ngựa xem hoa , xem Hà Nội bây giờ xây dựng vượt bật so với trước năm 1975 là đủ rồi .

    Chỉ là cú mừng hụt , 1 kỹ niệm đẹp thoáng qua cho dân VN mà thôi .

    Trả lờiXóa
  16. Trước đây khi còn đương chức, anh Sáu Phong (Nguyễn Minh Triết) nguyên Chủ tịch nước nói "phải phân hóa nội bộ Mỹ". Anh Sáu mới nói thôi, chứ làm. Nhưng vừa rồi, anh Nguyễn Phú Trọng đã làm. Anh Trọng xuất tiền đảng (tiền thuế của dân) mời đồng chí tổng bí thư đảng cộng sản Mỹ qua chơi Việt Nam. Chắc là đ/c Trọng truyền đạt nội dung "phân hóa nội bộ Mỹ" cho các đ/c đv ĐCS Mỹ? Không biết các đ/c Mỹ tiếp thu đến đâu, có kế hoạch ra răng? Nhưng có lẽ đảng ta phải bổ sung số lượng đv cho đảng CS Mỹ, vì số lượng của các đ/c Mỹ quá ít, chưa bằng 1/10 số đảng viên của quận Ba Đình. Mỏng như thế thì làm sao "phân hóa" được nước Mỹ! Chắc phải phát triển đảng cho "đ/c" Obama nữa.

    Trả lờiXóa
  17. Những tên siêu khùng,cộng sản toàn là những tên không tưởng và siêu khùng như thế !nhân loại quằn quại trong đau thương và rã rời thân xác với chúng !

    Trả lờiXóa
  18. Từ ngày có anh-tẹc-nét,càng tìm hiểu về nước Mỹ,càng xuất hiện nhiều 2 chử "té ra".
    Tìm hiểu những chuyện thâm cung bí sử của đãng,2 chử "té ra" còn xuất hiện nhiều hơn.
    Chỉ tội nghiệp cho mấy ông "lão thành"!
    Bị đãng nhồi sọ suốt mấy chục năm trời làm cho đầu óc trở nên xơ cứng.

    Trả lờiXóa
  19. LS. Ngô Ngọc Trai: KHÔNG ĐI BẦU CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÔNG?
    Không đi bầu có vi phạm pháp luật không?

    Ngô Ngọc Trai


    Có mấy ý kiến hỏi tôi là không đi bầu cử Quốc hội vào ngày 22/5 tới đây thì có vi phạm pháp luật không? Lý do không muốn đi bầu vì gia đình đang khiếu nại việc đất đai với chính quyền địa phương mà lâu nay không được giải quyết.


    Nay tôi trả lời như sau để mọi người cùng tham khảo: Việc bầu cử là quyền chứ không phải nghĩa vụ, cho nên việc thực hiện hay không thuộc ý chí tự quyết của mọi người. Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử. Còn Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2015 trong toàn nội dung văn bản cũng đều quy định công dân có quyền bầu cử chứ không có nghĩa vụ.

    Vì là quyền cho nên công dân không bị buộc phải thực hiện vì đó không phải nghĩa vụ. Do vậy người dân được toàn quyền tự quyết định xem có muốn đi bầu hay không. Rà soát các văn bản pháp luật hiện tại tôi không thấy bất cứ một quy định chế tài nào đối với người không đi bầu cử.

    Tất nhiên trên thực tế người không đi bầu có thể bị cơ quan đơn vị nơi học tập hoặc làm việc hạch sách theo hình thức này nọ, ví như nhà trường trừ điểm của sinh viên không đi bầu, song nên nhớ những việc làm này là bất hợp pháp.

    Tôi không khuyến khích mọi người không đi bầu, tuy vậy việc không đi bầu cũng có tác dụng tốt cho sự tiến bộ phát triển của đất nước. Vì thứ nhất đây là một cách biểu thị bày tỏ dân nguyện cho thấy Quốc hội đã không tạo được niềm tin là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của dân chúng. Và việc tổ chức bầu cử cũng không tạo được sự tin tưởng về tính công bằng, thực chất ở những người không muốn đi bầu.

    Thứ hai, việc không đi bầu sẽ giúp Quốc hội nhìn lại về vai trò năng lực của mình để từ đó nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động giúp cho việc làm luật và giám sát được tốt hơn.

    Vài điều chia sẻ hy vọng giúp được mọi người bớt băn khoăn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rõ ràng,cái gọi là "bầu cử quốc hội" chỉ là một vở kịch do đãng dàn dựng và đạo diễn từ đầu đến cuối.Trong đó,cả ứng cử viên lẫn người đi bầu là những anh hề đúng nghĩa.
      Biết rõ như thế mà vẫn "nô nức đi bầu" thì chỉ góp phần làm cho mấy tay chóp bu đãng ngồi cười sảng khoái thêm.Góp sức cho chính sách mị dân của đãng càng thêm hiệu quả.

      Xóa
  20. Gọi đồng chí không khéo ông Obama mời ra khỏi cửa giờ, chưa rút kinh nghiệm vụ Brasil? hehe

    Trả lờiXóa
  21. - Đ/c Mỹ : Nếu các ông muốn là đồng minh của Mỹ thì chỉ cần từ bỏ TQ là được , đổi một lấy một , cứ đổi hòa 1:1 là không cần điều kiện chi hết !
    - Đ/c VN : Thế tôi muốn đổi bà vợ 50 tuổi lấy 2 cô vợ Mỹ 25 tuổi có được không ?
    - Đ/c Mỹ gãi đầu . . .

    Trả lờiXóa
  22. Nguyễn Trường Sơnlúc 18:46 20 tháng 5, 2016

    Đất nước Việt Nam rất thanh bình , người dân thân thiện, sao Ông tổng thống Mỹ lại phải rất tốn kém, để dàn mật vụ Mỹ đông gần ngàn người tới Việt Nam , nhằm bảo đảm an toàn trong suốt chuyến đi.
    Nước Mỹ vẫn còn nhiều người không có việc làm và không có nhà ở
    Dân Mỹ ông tổng thống Mỹ còn chưa thương hết, thì làm sao ông thương người nước ngoài

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có não không đấy? Ai chả biết VC, TC là xã hội xấu! Họ (Mỹ) lo sợ là đúng.

      Xóa
  23. À,có dư luận viên thối trà trộn vào đây ăn nói như thằng mất trì nhỉ !Nguyễn trường Sơn 18:46 hãy cút đi,mầy đui mù,điếc và mất trí rồi hả ? mầy nhất định theo bè lũ bán nước hả ??? đất nước VN của chúng tao như thế này mầy chưa bằng lòng sao ??? CHẾT ĐI,CHẾT ĐI QUÂN KHỐN NẠN !!!

    Trả lờiXóa
  24. Trong quả trình dựng nước và giữ nước , từ thời lạc hậu cho đến phong kiến mãi tận hòm nay , chỉ có chế độ Cộng Sản là người dân phải hội họp học tập chính sách của chế độ tốn kém thời gian nhiều nhất trong cuộc đời . Học hoài nhưng vẫn không thông .

    Hai mươi tuổi không là đảng viên thì không có bầu nhiệt huyết , bốn mươi tuổi chưa đặt câu hỏi nghi ngờ về đảng thì thuộc dạng nô bộc , sáu mươi chưa dám phản biện với đảng thì chỉ là ương hèn , chết mà còn muốn giữ chặt thẻ đảng thì chính là thành phần đầu trâu , mặt ngựa .

    Cứ nhìn vào sự đấu tố trong nội bộ đảng thường gọi là phấn đấu , đấu tranh theo tuổi đảng và chức vụ đảng tương xứng , thì câu nói trên hoàn toàn xác thực . Để đạt được từ Đảng viên lên đến Uỷ viên Trung ương đảng quả là những chuổi ngày không hoà bình trong cuộc đời , nát tan tình đồng chí , chết đi vẫn còn không dứt được tham danh lợi mưu đồ .

    Đảng đã thế thì đời sống quần chúng ắt phải bị cuốn vào thị phi khi đầu não chính quyền chuyển đổi , khi xưa trắng hôm nay đen , hoặc xám , vàng , xanh , đỏ đều là chân lý theo từng nghị quyết , theo từng ngôn ngữ mới được sáng tạo một cách áp đặt cho phù hợp . Đôi khi chẳng hiểu là gì nhưng vẫn phải thông qua gọi là thông suốt và triệt để chấp hành .

    Hạnh phúc và hoà bình trong chế độ Cộng Sản đồng nghĩa với chấp hành và tuân thủ mệnh lệnh theo nghị quyết do tập thể lãnh đạo Đảng đã thông qua . Cái tập thể Ban chấp hành Trung Ương Đảng cỏ khả năng thay thế cho cả thượng đế có thể biến đúng thành sai , biến sai thành đúng hoặc sai 100 % nhưng đã được tập thể nhất trí thì vẫn phải chấp hành . Ai có ý kiến phản biện là có tội , tội muốn chống đảng và phá hoại nhà nước vì xâm phạm đến đời sống hoà bình hạnh phúc của toàn dân . Tội này được gọi chung là phản động .

    Ngày xưa tội phản động rất nặng liên hệ đến ba đời , tử hình , tù vô thời hạn , tù vài mươi năm , gia đình bị quản chế nghiêm ngặt ..vv... Bởi thế ngày xưa người dân sống rất sợ bị ghép vào phản động nên có tai phải giả điếc , có miệng phải giả câm , có mắt phải giả mù . Đấy là chưa nói đến sự bưng bít , lừa bịp tin tức của chế độ nhằm thuận tiện cho tuyên truyền khống trị .

    Cha mẹ không dám động chạm đến đúng sai của chế độ khi dạy dỗ con em . Nhà trường không dám đụng chạm đến chế độ lại còn phai giáo dục tuyên truyền tốt cho chế độ . Xã hội thì toàn tung hô chế độ là ưu việt , tuyệt vời . Khi bước vào đời một thanh niên chỉ thấy được cái ưu việt , ơn nghĩa và tuyệt đối trung thành với chế độ thì chẳng có gì là lạ nếu không bị gán ghép tội danh vào thành phần phản động .

    Bởi thế trước 30/4/1975 , người miền Bắc mới thương xót cho người miền Nam và người miền Nam lại lo sợ phải sống trong một chế độ giống như miền Bắc .

    Nếu không có sự sụp đổ từ các nước Cộng Sản Đông Âu , không có sự nghèo đói của giai đoạn cuối thời kỳ bao cấp , không có ham muốn và sợ hãi trong khát vọng Lãnh đạo đời đời của Đảng thì đã không có đổi mới thì không có một VN như hôm nay . Một VN sẽ chẳng khác gì Bắc Triều Tiên hiện tại , tuy nhiên vẫn là một VN còn thua cả Lào và Campuchia trong sinh hoạt xã hội và cuộc sống hàng ngày

    Con người sinh ra ở đời không thể lựa chọn được chế độ xã hội để khôn lớn khi đến tuổi hai mươi , chính là chế độ nào sản sinh con người nấy . Nhưng từ lúc trưởng thành , có điều kiện va chạm với thế giới bên ngoài , những sự thật sẽ lần lượt tạo nên tư duy phản biện về danh từ phản động và tội danh phản động , tự do và độc tài , dân chủ và đảng trị . Từ hai mươi đến bốn mươi tuổi hẳn là thời gian tự đặt dấu hỏi về chế độ mình đang sống tốt hoặc xấu trước văn minh của nhân loại . Hẳn sáu mươi tuổi phải xác nhận được lợi hại đúng sai trước đường lối của chế độ mà phản biện . Chỉ có kẻ vì lợi ích của bản thân và gia đình đến khi nhắm mắt mới nắm chặt thẻ đảng trong mục đích truyền thừa , ma mãnh lừa bịp con cháu mình gọi là yêu nước , đã mất tính người thuộc dạng đầu trâu , mặt ngựa .

    Obama đến VN rất khác với Tập đến VN . Obama đến vì hoà bình chung cả thế giới , Tập đến vì mưu đồ đen tối bành trướng bá quyền

    Trả lờiXóa
  25. Obama : con người // Tập cận Bình : quỉ sa tăng !=? chọn ai ???

    Trả lờiXóa