* ĐẮC
QUANG
Kết quả của
vụ kiện biển Đông giữa Philippines
và Trung Quốc sẽ có kết quả trong tháng 5 hoặc tháng 6 tới. Trước giờ G, ngày
càng có nhiều quốc gia chọn phe để đứng. Những ý kiến này có ảnh hưởng gì tới
cục diện biển Đông – thậm chí là cục diện thế giới thời gian tới?
Ngày 18/4, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cho biết,
cục diện biển Đông leo thang là do những hành động ngang ngược của Trung Quốc
gây ra, phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế về vụ kiện về "đường lưỡi
bò" giữa Phillippines và Trung Quốc đều có tác dụng quy phạm đối với cả
hai nước, nước Anh sẽ cùng Mỹ ủng hộ những phán quyết của trọng tài. Phát ngôn
của ngoại trưởng Anh khiến Bộ ngoại giao Trung Quốc vô cùng “khó chịu”.
Cùng ngày, ngoại trưởng ba nước Trung Quốc, Nga và Ấn
Độ đã có cuộc hội ngộ và phát biểu tuyên bố chung, bản tuyên bố chỉ ra rằng,
Trung Quốc, Nga và Ấn Độ cam kết bảo vệ trật tự luật biển dựa trên nguyên tắc
của luật quốc tế, trật tự này được thể hiện trong Công ước Luật biển của Liên
hợp quốc (UNCLOS). Mọi tranh chấp có liên quan đều phải do nước đương sự giải
quyết thông qua đàm phán và thương thảo.
Từ đầu năm 2016 đến nay, liên tiếp có các quốc gia
hoặc tổ chức quốc tế bày tỏ thái độ về vụ kiện của Philippines đối với Trung
Quốc trong vấn đề biển Đông. Có thể nhận định rằng, sự bày tỏ quan điểm này sẽ
tiếp tục gia rằng trước khi kết quả phán quyết của tòa án được công bố vào
tháng 5 hoặc tháng 6 tới.
Tại sao ngày càng có nhiều quốc gia lên tiếng về vấn
đề biển Đông? Phải chăng điều này có liên quan tới sự bất đồng và cuộc đấu trí
giữa Trung Quốc và Mỹ về vụ kiện này? Phải chăng những ý kiến khác nhau của các
quốc gia này có thể được coi là sự ủng hộ đối với Mỹ hay Trung Quốc? Chúng có
ảnh hưởng gì tới cục diện biển Đông – thậm chí là cục diện thế giới thời gian
tới?
Ai về phe
nào?
Việc các nước Anh, Trung – Nga- Ấn bày tỏ thái độ cho
thấy lập trường của hai bên về vụ kiện của Philippines lên trọng tài quốc tế có
sự khác biệt căn bản: Phía Mỹ - Anh nhấn mạnh hiệu lực quy phạm của kết quả
phán quyết, kêu gọi Trung Quốc cần tuân thủ; Phía Trung – Nga - Ấn thì
không hề nhắc gì đến vụ kiện này – tức muốn ủng hộ lập trường của Trung Quốc
giải quyết vấn đề tranh chấp trên quần đảo Trường Sa thông qua đàm phán và
thương thảo. Do đó, có nên đưa những tranh chấp trên biển Đông kiện lên tòa án,
kết quả trọng tài có tính quy phạm về mặt pháp luật hay không đã trở thành giới
mốc quan trọng để các bên “chọn phe”, và đội trưởng của hai “phe” lần lượt là
Mỹ và Trung Quốc.
Mỹ là người phát ngôn và hậu thuẫn quan trọng của Philippines
trong vụ kiện này. Ngay từ lúc Philippines
trình lên tòa án quốc tế vụ kiện này, Mỹ đã bắt đầu ủng hộ Philippines
trên các phương diện ngoại giao, luật pháp và quân sự. Động thái mới nhất từ
đầu năm 2016 đến nay là Mỹ tập trung đối phó với cục diện biển Đông trong thời
gian tòa án thụ lý hồ sơ, động viên dư luận quốc tế, gây sức ép cho Trung Quốc
tuân thủ kết quả phán quyết chính là một trong những biện pháp quan trọng.
Tháng 2/2016, trong cuộc hội thảo tại Cơ quan chiến
lược và nghiên cứu quốc tế của Mỹ, phó trợ lý Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách các
vấn đề biển Đông Amy Searight và chủ nhiệm các vấn đề chính trị EU tại Mỹ Klaus
Botzet nhấn mạnh, phía Trung Quốc cần tôn trọng kết quả phán xét của tòa án
quốc tế đối với vụ kiện của Philippines.
Ngày 11/3, đại diện cao nhất của EU phát biểu tuyên
bố, cùng với việc biểu thị EU không đứng về phe nào trong những tranh chấp trên
biển Đông, kêu gọi các bên có liên quan tuân thủ luật quốc tế - bao gồm UNCLOS
và quy trình phán xét, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Ngày 11/4, trong tuyên bố an ninh trên biển được ngoại
trưởng các nước G7 thông qua đã trực tiếp nêu rõ vấn đề biển Đông và biển Hoa
Đông, yêu cầu mọi quốc gia cần tôn trọng cơ chế công nhận quốc tế - bao gồm cơ
chế trọng tài, bảo về trật tự quốc tế, tuân thủ luật quốc tế giải quyết tranh
chấp trên biển, đồng thời hoàn toàn thực hiện phán quyết có giá trị pháp luật
của tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
Có thể nói, hàng loạt đợt sóng “bày tỏ lập trường” nói
trên đều đứng về phía Mỹ, và Trung Quốc cũng không chịu nhún nhường. Liên tiếp
trong các cuộc họp báo định kỳ, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần đáp trả
về việc G7 can thiệp vào các sự vụ biển Đông, đồng thời trước thế “tấn
công” mạnh mẽ của Mỹ, Trung Quốc cũng ngày càng coi trọng hoạt động đấu tranh
trên mặt trận dư luận quốc tế, hay nói cách khác, việc ngoại trưởng ba nước
Trung – Nga - Ấn phát biểu tuyên bố chung chính là minh chứng cho việc Trung
Quốc tung đòn đáp trả trên mặt trận ngoại giao.
Trên thực tế, trong cuộc họp với phóng viên Trung
Quốc, Nhật Bản và Mông Cổ trước chuyến thăm châu Á hồi đầu tháng 4/2016, ngoại
trưởng Nga cho biết, tất cả các quốc gia đương sự trong vấn đề biển Đông đều
cần tiếp tục tìm kiếm biện pháp giải quyết chính trị ngoại giao mà hai bên có
thể chấp nhận. Những nước phi đương sự buộc phải chấm dứt mọi sự can thiệp và ý
đồ khiến vấn đề bị quốc tế hóa. Do hiện tại Nga có nhu cầu chiến lược đối với
Trung Quốc, sự ủng hộ của Moscow đối với Bắc Kinh có độ tin cậy nhất định, còn
lập trường của Ấn Độ thì cần phải theo dõi thêm và có phần “đáng nghi”, bởi lẽ
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vừa sang thăm Ấn Độ, hai nước đã đạt được thỏa thuận
mới trong lĩnh vực hợp tác phòng ngự, Ấn Độ cũng bày tỏ ủng hộ chủ trương của Mỹ
trong vấn đề biển Đông.
Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là, có thể thái độ của
Ấn Độ đại diện cho tâm lý chung của đại đa số quốc gia trong vụ kiện này. Trước
những nỗ lực về ngoại giao của Mỹ và Trung Quốc, các nước sẽ bày tỏ lập trường
khác nhau bằng các phương thức khác nhau, tuy nhiên, trên thực tế, họ đều mong
muốn thông qua việc vận dụng chiến lược cân bằng giữa các nước lớn, vừa giữ sự
độc lập về mặt ngoại giao, vừa cố gắng giành được nhiều lợi ích nhất từ cả hai
chiến tuyến. Điều này đã đặt ra cho Trung Quốc một bài toán khó, phải mất bao
nhiêu “tài nguyên” ngoại giao để giành được sự ủng hộ của các nước này mới là
đủ, và việc các quốc gia này bày tỏ lập trường giúp Trung Quốc được bao nhiêu?
Cuộc đấu trí
giữa hai chiến tuyến
Có phân tích cho rằng, hai năm liên tiếp 2015 và 2016,
các nước G7 phát biểu tuyên bố liên quan đến vấn đề biển Đông, đằng sau vấn đề
này chắc chắn phải có sự tác động từ phía Nhật Bản, đặc biệt năm nay, Nhật Bản
là nước chủ nhà của hội nghị G7. Tuy nhiên sở dĩ Nhật Bản làm được như vậy là
có động thái “bật đèn xanh” của Mỹ. Vì mặc dù vấn đề đảo Senkaku và biển Hoa
Đông khiến Nhật Bản quan tâm mật thiết đến sự phát triển của cục diện trên biển
Đông, tuy nhiên, nếu không có Mỹ tác động tích cực từ đồng minh quân sự là Mỹ,
Nhật Bản, G7 và Eu sẽ không thể làm mạnh như vậy.
Trong vấn đề biển Đông, hiện tại Mỹ tập trung khá
nhiều công sức vào việc đối phó với cục diện biển Đông sau khi Philippines kiện
Trung Quốc lên tòa án quốc tế, từ tiếp tục “hành động tuần tra tự do” đến tài
trợ cho Philippines nguồn thiết bị quân sự trị giá 42 triệu USD, trực tiếp phát
động các nước đồng minh gây sức ép trong mặt trận dư luận, gây sức ép cho Trung
Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Vậy Mỹ làm như vậy nhằm mục đích gì?
Ngày 14/4, Cơ quan an ninh mới của Mỹ - một cơ quan có
ảnh hưởng lớn tới chính sách ngoại giao của Mỹ đã công bố báo cáo nghiên cứu
mới nhất có tên gọi Bãi ngầm, nham thạch và quy tắc pháp luật: Biển Đông sau vụ
kiện lên tòa án quốc tế. Bản báo cáo đã chỉ ra rằng, ngay từ đầu, Mỹ đã ủng hộ
Philippines giải quyết những tranh chấp liên quan đến vấn đề biển thông thông
qua cơ chế luật quốc tế, do đó, Mỹ và các nước đối tác trong khu vực nên tiếp
tục ủng hộ kết quả phán quyết của tòa án và đảm bảo sao cho Trung Quốc phải
tuân thủ, đây là nhiệm vụ quan trọng mà Mỹ đang phải đối mặt. Do đó, công việc
đầu tiên mà Mỹ phải tiến hành là hình thành một mặt trận ngoại giao công chúng,
khích lệ các nước lên tiếng ủng hộ Philippines .
Mỹ cho rằng, nếu Trung Quốc không tuân thủ kết quả
phán quyết của tòa án quốc tế thì đồng nghĩa với việc không tuân thủ luật quốc
tế - bao gồm Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS), hay nói các khác là
không tuân thủ trật tự quốc tế hiện hành, vì quy tắc của các bộ luật quốc tế
này là nền tảng của trật tự thế giới (giống như điều đã được nhấn mạnh trong
tuyên bố của G7 về an ninh trên biển). Vậy thì trật tự quốc tế hiện hành là một
trật tự như thế nào? Chuyên gia chiến lược nổi tiếng của Australia Hugh
White cho rằng, trật tự quốc tế hiện hành ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương
lấy Mỹ làm hạt nhân, và trật tự này đang vấp phải những thách thức từ phía
Trung Quốc. Phán đoán này tương đồng với quan điểm của hầu hết các chuyên gia,
sự bành trướng sức mạnh trên biển của Trung Quốc sẽ đe dọa vị thế chủ đạo của
Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương, do đó, Mỹ buộc phải có những hành động để ngăn
chặn.
Logic này của Mỹ có thể được giải thích được việc tại
sao Mỹ phải thuyết phục nhiều quốc gia “chọn phe” trong vụ kiện này. Vì vụ kiện
không chỉ đơn thuần là vấn đề giữa Trung Quốc và Philippines, mà còn là cuộc
đấu trí giữa Mỹ và Trung Quốc xung quanh vấn đề lý giải và tuân thủ luật quốc
tế như thế nào; Vấn đề biển Đông cũng không đơn thuần là tranh chấp các hòn
đảo, mà là cuộc tranh giành nắm quyền chủ đạo trong khu vực.
Trung Quốc
sẽ đi nước cờ nào?
Trung Quốc đã nêu rõ lập trường sẽ phớt lờ, không chấp
nhận, không tham gia vào vụ kiện này của Philippines, chắc chắn Bắc Kinh cũng
phải có sự chuẩn bị tốt về mặt tâm lý đối với kết quả phát quyết bất lợi cho
Trung Quốc và sức ép của dư luận. Trước thế tấn công như vũ bão mà Mỹ phát động
trên mặt trận ngoại giao, Trung Quốc sẽ phải có sự phản công tương ứng, đặc
biệt là đi vận động tích cực để giành được sự ủng hộ của nhiều quốc gia hơn.
Ngoài việc kiểm soát những tình huống bất trắc hoặc sự
xung đột về quân sự có thể xảy ra giữa Trung Quốc và Mỹ, Trung Quốc sẽ đẩy
nhanh tốc độ xây dựng trái phép trên các hòn đảo và quân sự hóa biển Đông để có
thể sử dụng các thiết bị quân sự khi cần. Đây là những vấn đề mà Mỹ và Philippines cần
đặc biệt lưu ý để có thể giành thắng lợi trong vụ kiện quan trọng này.
Đ.Q/viettimes.vn
------------
Tên X giờ không biết còn "cân nhắc kiện TC" không? Hay đang cân vàng "thu hoạch" được 10 năm nay?
Trả lờiXóaVàng thi hắn đã cân xong lâu rồi và gửi bên Mỹ rồi, bây giờ hắn đang ngồi rung đùi nhâm nhi rượu cognac và cười khẩy: tao qua cầu rồi, bọn bay ở lại ráng khắc phục hậu quả nhé, nhất là vụ Vũng Áng và sau đó sẽ đến vụ nhiểm độc bô xít Tây Nguyên!
XóaCổ nhân nói "khôn chết, dại chết, biết thì sống".
Trả lờiXóaBiết ở đây phải hiểu là biết để hành động chứ không phải ngồi chờ "sung rụng". Hành động là nên tham gia bên nào thì giữ được xã hội, tất nhiên bên nào ở đây thì dễ hiểu thôi. Nếu cứ bám vào cái chủ nghĩa khát máu, đầy tham vọng cá nhân, ích kỉ, trâng tráo, lọc lừa, lá mặt lá trái trong gần trăm năm qua thì chắc chắn rước hoạ cho bản thân và dân tộc mình.
Thế giới ngày nay là thế giới mở, minh bạch, không phải lập lờ chờ "cá cắn câu" thì giựt cần.
Trong cuộc này phía Nga kháng Mĩ bởi mặc cảm với Mĩ từ lâu cho nên đi theo con đường tưởng có lợi cho dân toojc và quốc gia mình. Nhưng cách chọn của Nga là lẩn thẩn và là nước và dân tộc bị thiệt hại cay đắng nhất trên thế giới và trong lịch sử dân tộc mình nếu cứ bám vào cách chọn hiện nay để lập nên cái trục "kiềng 3 chân" Mĩ - Trung - Nga. Nhân loại chỉ có được trật tự hoà bình, chứ không phải trật tự "phải chịu nhau". Các nước lớn có thể và có vai trò sáp xếp một trật tự hoà bình vì HOÀ BÌNH, chứ không phải hoà bình dưới sức ép bắt buộc hay tự nguyện ĐỔ MÁU. Việc lựa chọn này rất quan trọng đối với các nước lớn trước nhân loại, còn cũng vô cùng quan trọng đối với dân tộc trước Quốc gia và Dân tộc.
Chẳng ai dại gì chọn "đổ máu". Xưa nay THAM luôn đi liền với NGU nên luôn chọn ĐỔ MÁU để thể hiện mình (bản thân mình chứ không phải dân tộc mình). Loại này thường là bản chất của những kẻ thích sùng bái cá nhân, thích xưng hùng xứng, coi mình là "con Trời" hay "ông trời con" đứng trên thiên hạ. Thế kỉ này sẽ "giải quyết" hết thái độ của những kẻ ngập ngụa lòng tham và ích kỉ.
Philipine là tấm gương thiết thực và hữu ích cho Việt Nam. Việt Nam đã mất Hoàng Sa từ năm 1974, thời hiệu để kiện đòi lại chủ quyền chỉ còn 8 năm nữa. Đảng cộng sản không kiện, chính phủ của đảng cộng sản không kiện thì nhân dân Việt Nam kiện.
Trả lờiXóaHãy đánh đổ ĐCS hèn nhát, hãy kiện TQ ra tòa án quốc tế bà con ơi.
Giờ G đã điểm
Đã đến lúc phải trả lời câu hỏi: Đảng cộng sản hay là Tổ quốc?
HIỆN ĐANG LÀ ĐẢNG VIÊN LÃO THÀNH CÁN BỘ CAO NIÊN TUỔI ĐẢNG ĐI LÀM CÁCH MẠNG TRÊN 40 NAM NAY ĐÃ NGHỈ HƯU THEO TÔI ĐẢNG CSVN ĐÃ HẾT VAI TRÒ LÃNH ĐẠO TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY VÌ CANG CỐ ÔM ĐẤT NƯỚC CÀNG SUY THOÁI . CÁC BẠN NÓI ĐCSVN LÀ OAN CHO BỌN TÔI THỰC RA CHỈ TBT HOẶC RỘNG RA NỮA LÀ TẬP THỂ BCT (19 VỊ ). CHÚNG TA NÊN ĐOÀN KẾT LẠI ĐỂ LẬT ĐỎ CHÚNG NÓ . HÃY LẤY TỔ QUỐC VÀ NHÂN DÂN LÀ TRÊN HẾT
Xóahèn nhưng luôn muốn làm cha người ta, dùng côn an bắt dân lành thì dễ , gặp bọn thảo khấu thì câm như hến, vậy có xứng đáng không
XóaPHẢI LÊN TIẾNG
Trả lờiXóahttp://youtu.be/VRpjjWPP4eE
Trường Sa là máu của ta.
Hoàng Sa là thịt của ta.
Đất nước ta là xương là máu ông cha để lại.
Quân bành trướng đừng mong xâm lấn.
Kia, còn bao mồ chôn quân Tống.
Hỏi quân thù?
===>Hỏi quân thù còn nhớ hay không?.<===
VIỆT NAM nòi giống Lạc Long.
Cùng nhau thề nguyền ĐỒNG TÂM .
Quyết đứng lên dựng xây Tổ Quốc thân yêu TRƯỜNG TỒN.
Không để đất vào tay quân cướp.
Dân tộc ta vùng lên anh dũng.
Sống oai hùng. Sống kiên cường đòi lại Biển Đông.
ĐỪNG IM TIẾNG – MÀ PHẢI LÊN TIẾNG!
Khi quân thù vào cướp QUÊ HƯƠNG.
Đoàn kết lại!. Tiêu diệt bá quyền thâm độc vô biên.
ĐỪNG IM TIẾNG – MÀ PHẢI LÊN TIẾNG!
Khi quân thù giết hại dân ta.
Dòng máu VIỆT đã đổ chan hòa trên biển nước ta.
ĐỪNG IM TIẾNG – MÀ PHẢI LÊN TIẾNG!
ĐỪNG IM TIẾNG – MÀ PHẢI LÊN TIẾNG!
MÀ PHẢI LÊN TIẾNG!!!.
Mãnh hổ nan địch quần hồ.
Trả lờiXóaTrung hoa sống nhưng Trung cọng tiêu vong.
Công lí cũng chỉ thuộc kẻ mạnh,trật tự thế giới mấy chục năm qua đã chứng tỏ điều ấy.
Trả lờiXóaHôm qua,phần lớn báo chí và TV quốc tế đều chạy tin: "Nếu TQ phớt lờ phán quyết của Tòa Án Quốc Tế,tức là TQ đã làm xấu gương mặt của mình".
Trả lờiXóa