Nạo vét, khai thác cát rầm rộ trên sông Thị Vải |
Trên sông
Đồng Nai diễn ra rầm rộ hoạt động nạo vét phía hạ nguồn; còn ở thượng lưu, các
công ty khai thác cát đang khoét sâu vào những ngõ ngách.
Theo các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, trên sông
Đồng Nai ở vùng trung tâm hiện không còn hoạt động nạo vét hay khai thác cát
nào được cấp phép. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động,
các hoạt động dạng này đang hoành hành ở hạ nguồn và thượng lưu.
Đe dọa VQG Cát Tiên
Mới đây, chúng tôi nhận được thông tin một đơn vị khai
thác cát đã cho các tàu hoạt động vào ban đêm trên sông Đạ Quay, vùng hợp lưu
với sông Đồng Nai, đoạn qua huyện Tân Phú; đồng thời triển khai các bước thi
công. Khu vực khai thác cát nằm bên Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên, vốn có ranh
giới là bờ sông Đồng Nai.
Các tàu thuyền của đơn vị khai thác cát bắt đầu hoạt
động từ khu vực bến phà này và khu vực khai thác cát cách đó không xa nên đã
vấp phải sự phản đối của người dân. Thời điểm này, nhiều người đã tập hợp tại
đây và phản đối đơn vị khai thác cát vì cho rằng gây sạt lở bờ sông, tác động
đến đất đai và hoa màu. Sau đó, đơn vị khai thác cát đã tạm dừng các hoạt động
để xin ý kiến của tỉnh.
Theo hồ sơ chúng tôi thu thập được, 2 đơn vị được cấp
phép khai thác cát trên sông Đồng Nai phía thượng nguồn, khu vực quanh VQG Cát
Tiên là HTX Công nghiệp Phú Xuân và DNTN Hiệp Thành. HTX Công nghiệp Phú Xuân
được tỉnh Đồng Nai cấp phép khai thác ở địa bàn xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú
và là đơn vị bị người dân tập trung phản đối. Còn DNTN Hiệp Thành khai thác ở
địa bàn tỉnh Lâm Đồng, vùng giáp ranh, do tỉnh Lâm Đồng cấp giấy phép có sự
đồng ý từ phía tỉnh Đồng Nai. DNTN Hiệp Thành đã tiến hành khai thác cát từ lâu
nay, còn HTX Công nghiệp Phú Xuân mới bắt đầu vào cuộc.
“Cát dưới xuôi đã cạn kiệt rồi hay sao mà giờ đây họ
xâm nhập cả thượng nguồn! Mới chỉ “cát tặc” hoành hành, cùng với thời tiết thất
thường gây lụt lội mà đất đai, hoa màu của chúng tôi trôi gần hết; giờ thêm
khai thác cát vô tội vạ như thế này thì dòng sông cũng tan nát. Chim thú từ VQG
Cát Tiên chịu tiếng ồn inh ỏi rồi cũng không biết sẽ ra sao…” - ông Nguyễn
Hoàng Toán, ngụ xã Nam Cát Tiên, lo lắng.
Tan
nát vùng hạ lưu
Trong khi đó, phía hạ lưu, trên các sông Thị Vải, Lòng
Tàu, Đồng Kho (các nhánh sông Đồng Nai, thuộc huyện Long Thành và Nhơn Trạch),
ngoài việc khai thác cát ồ ạt, “sa tặc” cũng mặc sức lộng hành. Hiện tại, ở khu
vực này, ngoài dự án nạo vét lớn do Bộ Giao thông Vận tải cấp phép, còn có các
đơn vị khai thác cát khác được UBND tỉnh Đồng Nai cho phép như DNTN Nhân Thiện
Hòa, Phúc Hưng Thịnh. Nếu như các công trường nạo hút cát ở nhánh sông nhỏ
khiến người dân phải kêu cứu thì những “đại công trường” ở các vùng xa xôi trên
sông Thị Vải cũng khiến dư luận nghi ngại vì không thể kiểm soát được.
Không chỉ trên các con sông, những dòng suối trong
những ngõ ngách cũng bị xới tung. Những “tập đoàn sa tặc” đi đến đâu là sông
suối tan nát đến đó. Suối Máu (chảy qua các xã Bàu Cạn, Suối Trầu, Phước Bình
thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) là một điển hình. Có mặt tại vùng đất
này, chúng tôi chứng kiến môi trường nham nhở, dòng suối đã gần như chết, ruộng
rẫy, hoa màu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Còn các công trường khai thác cát lậu
thì diễn ra ào ạt, ngang nhiên mà không bị cơ quan chức năng xử lý triệt để.
Người dân địa phương cho biết khoảng chục năm trước,
con suối này đầy ắp cát, người xung quanh chỉ thỉnh thoảng lấy một ít về xây
nhà. Thế nhưng sau đó, một phụ nữ đưa người từ TP HCM đến “xưng hùng xưng bá”
và độc quyền khai thác cát. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, có đến 7
đầu nậu đang xâu xé, tranh giành nhau khai thác cát ở khu vực này. Khi chúng
tôi thâm nhập, một số xe tải nhỏ đang chở cát được múc lên từ trong đêm đưa đi
nơi khác. Một thanh niên lao ra dò xét, hăm dọa rồi bỏ đi.
“Cả vùng này tan nát hết. Đầu nậu khai thác cát từ ban
đêm, vận chuyển vào ban ngày nhưng cơ quan chức năng không xử lý” - một người
dân chỉ đường cho chúng tôi vào “công trường sa tặc” nói.
“Trong
tầm kiểm soát”(!?)
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn
Văn Diện, Giám đốc VQG Cát Tiên, cho rằng việc cấp phép khai thác cát ngay sát
vườn là khó chấp nhận. “Máy móc ầm ào khai thác cát trực tiếp làm sạt lở đất
vườn. Ngoài ra, tiếng động còn ảnh hưởng trầm trọng đến các loài chim, thú.
Chúng tôi đã có ý kiến phản đối nhưng họ vẫn thực hiện” - ông Diện bức xúc.
Ở huyện Định Quán, “cát tặc” cũng hoành hành nghiêm
trọng. Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Thường, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Đồng Nai, cho rằng mọi thứ vẫn đang “trong tầm kiểm soát”.
Bài và ảnh: Xuân Hoàng/NLĐ
-------------
- Vợ mày đang ngoại tình đó!
Trả lờiXóa- Yên chí. Mọi thứ vẫn đang “trong tầm kiểm soát”.
- ???
- Tao vẫn chưa ký đơn ly dị. Giỏi chưa?
XóaCầu xin toan tính dừng tay lại
*************************
Lương dân bán máu nuôi sống con
Giúp vợ trả hiếu mẹ cha
Trẻ con đánh giày bán tuổi thơ học hành
Lang thang ngủ đầu đường xó chợ
Du học sinh thành tài đất lành chim đậu ở lại
Bán rẻ óc bán tháo cả giấc mơ xưa
Nhà dân chủ « cuội » bán tâm hồn cho loài quỷ sứ
Mưu đồ bá vương mong ảo danh vinh thân phì gia
Bác cửu vạn ăn no vác nặng thân lừa
Ngày đêm quần quật chở hàng lậu hàng dỏm Tàu
Như con thoi qua lại cửa khẩu Việt-Trung
Không biết chính mình đang phá dần phá mòn
Nền sản xuất non trẻ nền kinh tế quốc dân
Thời trai trẻ không lâu năm 1979
Hy sinh xương máu tử thủ từng tấc đất Tổ tiên di tặng lại
Nay đang bán đại hạ giá án một thời một thủa hào hùng
Lâm tặc
giang tặc
sa tặc
đang phá rừng giết sông đào đất đen cực quý (1)
Đục khoét từng mảnh da thịt Quê Mẹ
Bán tháo bán để cho lân bang
Bán một đồng biếu cho không cả vạn !!
Ngài quan đỏ tay vua kách miệng
Đang từng ngàybán rẻ Lý tưởng cả thời thanh xuân
Bán từng giờ từng giây vong linh đồng đội liệt sĩ
Tính toán biến công quỹ thành tư quỹ
Xin Lương tâm trong mỗi chúng ta mau tỉnh thức
Xin Lương tri trong mỗi chúng ta soi sáng từng vực thẳm tâm hồn
Xin Hồn Thiêng Sông Núi phù hộ cho mỗi toan tính sẩy thai ngay từ trong trứng nước
1. Cát đen tức đất thô có hàm lượng titanium một nguyên tố quan trọng trong hợp kim chiến lược của công nghệ hàng không hiện đại . Titanium quý như ngọc như vàng vậy
Tuần duyên Argentina cho hay đã truy đuổi và bắn chìm một tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trái phép ở biển nước này vào hôm thứ Hai 15/3/2016.
Trả lờiXóaGởi bon Sa tặc lập bè hút cát trên sông Hương có sự tiếp tay của ANH HÈN Hoàng Xuân Mãn nguyên chủ TỊT Huế !!! May thằng sâu mọt này đã bị ĐÀO THẢI nhưng vẫn còn hàng trăm ngàn THẰNG KÝ SINH TRÙNG chưa bị bắt và đang chỗm chệ ngồi trên ghế tham nhũng
Trả lờiXóaSông Hương con mồi cho sa tặc thuỷ thần...
Sông Hương giờ đây thành đại công trường
Ngày nào thơ mộng êm ả dễ thương
Thượng nguồn hạ nguồn trăm tàu khai cát
Ngày đêm máy hút đục nát sông Hương
Sa tặc hung hãn sẵn sàng đánh lại
Đội quân chui vào cuộc nhá nhem sương
Nghề đào ra tiền - lộc trời - hái bạc
Vòi rồng bắn thẳng đôi bờ Sông Hương
TRIỆU LƯƠNG DÂN
"Rừng tặc", "cát tặc", "đá tặc", "vàng tặc", "titan tặc", "thủy (điện) tặc", "hải tặc", "đất tặc", "chó tặc",...sao mà lắm "tặc" thế! Ấy là mới đơn cử mấy loại "tặc" mới có trong ngôn ngữ tiếng Việt hiện đại!
Trả lờiXóaPhải chăng đó là hậu quả của mô hình "dân chủ thế là cùng"? Ta cứ chê "ngày xưa", nhưng ngày xưa có bao giờ lắm "tặc" thế này đâu!
Không thấy nội dung trừ bỏ các loại "tặc" này trong NQ ĐH12. Mà cái kiểu "tặc toàn dân" thế này thì diệt sao nổi!
Xã hội với 'thằng cơ chế' này có nhiều 'quan tặc"! 'Quan tặc' nguy hiểm, tàn ác, tham lam hơn mọi thứ tặc khác!
XóaHoan hô người Argentina anh em,bắn và giết chết giặc Tàu cộng là nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả của nhân loại hôm nay !
Trả lờiXóaNguy hiểm nhất
Trả lờiXóaPhá nhiều nhất
Bán nước hại dân
Gọi là gì tặc các bạn
Còn các loại tặc kể trên
Là cu con vì miếng cơm manh áo
Bất đắc đi phải làm tặc
Quê tôi huyện Yên Định, Thanh Hóa có 2 bãi cát thu lợi mỗi năm vài chục tỉ đều là sân sau của cán bộ tỉnh và huyện. Vì lợi nhuận chúng đang từng ngày từng giờ khai thác tối đa, tàn phá môi trường và gây họa cho dân.
Trả lờiXóaTệ hơn nữa là chúng huyên hoang hách dịch, vô cảm và khinh dân ra mặt. Chắc chắn sẽ có ngày thần thổ công và trời sẽ phạt để trị tội chúng nó.